Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Chương 4 thuê tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.18 KB, 40 trang )

BÀI GIẢNG MÔN THUẾ

Chương 4
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


I. Tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại gián thu
đánh vào việc tiêu dùng một số loại hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt cần hướng dẫn sản xuất và tiêu
dùng.
2. Đặc điểm :
Thứ nhất Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt thường là các loại sản phẩm, dịch vụ
không thiết yếu, xa xỉ, có hại cho sức khỏe hoặc
môi trường


2. Đặc điểm
• Thứ hai Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thường
rất cao so với các loại thuế gián thu khác, do vậy
tiền thuế thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá của
hàng hóa dịch vụ.
• Thứ ba Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh ở khâu sản
xuất hoặc nhập khẩu mà không đánh ở khâu lưu
thông nhằm tránh tình trạng thuế chồng thuế.


2. Đặc điểm
• Thứ tư. Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt phụ thuộc vào chính sách điều tiết và


hướng dẫn tiêu dùng của Nhà nước trong từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
• Thứ năm.Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế bổ
sung cho các loại thuế gián thu khác nhằm giảm
tính lũy thoái của thuế gián thu.


3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà
nước.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ để
hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng xã hội.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ điều
tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.


II. Nội dung cơ bản thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Đối tựơng chịu thuế:
• Hàng hóa : Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ôtô
dưới 24 chỗ, tàu bay, du thuyền, xăng các loại,
điều hòa nhiệt độ công suất 90.000 BTU trở
xuống, bài lá, vàng mã.
• Dịch vụ: Kinh doanh vũ trường, Mat –xa, ka- raô- kê, Ca-si- nô, kinh doanh gôn, kinh doanh xổ
số.


2. Đối tựơng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
• Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp
xuất khẩu, hoặc ủy thác cho cở sở khác để xuất
khẩu( Rượu, thuốc lá điếu sản xuất để xuất khẩu

thì không thuộc diện chịu thuế TTĐB)
• Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn
lại
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường
qua cửa khẩu biên giới.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất.


2. Đối tựơng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
• Hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn
hành lý miễn thuế
• Tàu bay, du thuyền nhập khẩu để phục vụ cho
kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách hoặc
kinh doanh du lịch.
• Xe ô tô dưới 24 chỗ chuyên dùng làm xe cứu
thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ.
• Điều hòa nhiệt độ công suất dưới 90.000BTU
chuyên dùng để lắp đặt trên các phương tiện
vận tải


3. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc
biệt
3.1 Giá tính thuế
3.1.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh
doanh trong nước
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc
biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng.



3.1.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh
doanh trong nước
Ví dụ 1 : Cơ sở sản xuất X sản xuất sản phẩm A
thuộc diện chịu thuế TTĐB, giá bán đã có thuế
TTĐB, chưa có thuế GTGT là 2,6 triệu đồng/ SP,
thuế suất thuế TTĐB là 30%, vậy:
• Giá tính thuế TTĐB = 2,6/ ( 1+30%) = 2 triệu
• Thuế TTĐB phải nộp = 2 x 30% = 0,6 triệu


3.1.2. Đối với hàng nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu +
Thuế nhập khẩu
Ví dụ 2 : Công ty A nhập một lô máy điều hòa nhiệt
độ công suất dưới 90.000 BTU, theo điều kiện FOB
với tổng giá trị là 100.000 USD, phí vận chuyển (F)
và bảo hiểm quốc tế(I) bằng 5% giá FOB, tỷ giá
tính thuế là 21.000 đồng/USD, thuế suất thuế nhập
khẩu 30%, thuế suất thuế TTĐB là 10%, thuế suất
thuế GTGT là 10%.
Yêu cầu: Xác định giá tính thuế TTĐB và mức thuế
TTĐB phải nộp.


Giải : Giá CIF = Giá FOB + (F+I) =
= 100.000 + (100.000 x 5%) = 105.000USD
Giá tính thuế nhập khẩu = 105.000 x 21.000 = 2.205
triệu đồng
• Thuế nhập khẩu = 2.205 x 30% = 661,5 triệu đồng

• Giá tính thuế TTĐB = 2.205 + 661,5 = 2.866,5
• Thuế TTĐB = 2.866,5 x10% = 286,65 triệu
• Giá tính thuế GTGT = 2.866,5 + 286,65 =3.153,15
• Thuế GTGT = 3.153,15 x 10% = 315,315 triệu


3.1.3 Đối với hàng bán theo phương thức trả góp,
trả chậm.
Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT
và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo
phương thức trả ngay, không bao gồm lãi trả góp
trả chậm.


3.1.4 Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi,
tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại.
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT và
chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch
vụ cùng loại được bán ra tại cùng thời điểm.


3.1.5 Đối với dịch vụ
Giá tính thuế TTĐB là giá dịch vụ chưa có thuế
GTGT và chưa có thuế TTĐB.
Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế
GTGT/ ( 1+ thuế suất thuế TTĐB)


3.2 Phương pháp tính thuế
3.2.1 Trường hợp cơ sở sản xuất ra hàng hóa, dịch

vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, không sử dụng
nguyên vật liệu trực tiếp nhập khẩu chịu thuế
TTĐB.
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x thuế suất
thuế TTĐB
Thuế suất thuế TTĐB được quy định cụ thể cho
từng loại hàng hóa dịch vụ trong biểu thuế TTĐB ,
thuế suất cao nhất 65%, thấp nhất 10% ( trang111)


3.2 Phương pháp tính thuế
3.2.2 Trường hợp cơ sở sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, bằng nguyên, vật
liệu nhập khẩu chịu thuế TTĐB.
Thuế TTĐB phải nộp = Thuế TTĐB đầu ra - Thuế
TTĐB đầu vào đã nộp ở khâu nhập khẩu tương
ứng


• 3.2 Phương pháp tính thuế
Ví dụ 1. Trong kỳ tính thuế, CS A phát sinh các
nghiệp vụ sau:
• Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế
TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu.
• Xuất kho 8.000 lít để SX ra 12.000 chai rượu
• Xuất bán trong nước được 9.000 chai, số thuế
TTĐB phải nộp cho 9.000 chai này là 350 triệu
Yêu cầu : Xác định thuế TTĐB phải nộp trong kỳ



3.2 Phương pháp tính thuế
Ví dụ 1.
Giải :
• Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ
250 x (8.000/ 10.000) x (9.000/12.000 ) = 150 triệu
• Thuế TTĐB phải nộp = 350 – 150 = 200


• Ví dụ 2. Trong kỳ tính thuế, CS A phát sinh các
nghiệp vụ sau :
• Nhập khẩu 50.000 lít rượu nước, giá tính thuế
nhập khẩu (giá CIF) 20.000 đồng/lít, đã nộp thuế
nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu 90%, thuế
suất TTĐB là 45%
• Xuất kho 40.000 lit rượu nước để SX 60.000 chai
rượu, mỗi chai dung tích 1 lít.
• Xuất bán trong nước 30.000 chai rượu với giá
chưa có VAT là 43.500 đồng / chai
Yêu cầu Xác định số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ
của CS A, biết rượu chai thuộc diện chịu thuế
TTĐB với thuế suất 45%


Giải ví dụ 2
1. Các loại thuế phải nộp ở khâu nhập khẩu:
-Thuế NK = 50.000 x 20.000 x 90% = 900 triệu
-Thuế TTĐB =(1.000+ 900) x45%= 855 triệu
2.Thuế TTĐB phải nộp khi tiêu thụ rượu chai
Thuế TTĐB đầu ra = 30.000 x 43.500/ ( 1+ 45%) x 45 %
= 405 triệu.

Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ = 855 x
(40.000/50.000) x (30.000/ 60.000) = 342 triệu
Số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ = 405 – 342 = 63
triệu.


4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm
thuế, hoàn thuế TTĐB
4.1 Đăng ký thuế
Cơ sở SX hàng hóa và kinh doanh dịch vụ chịu
thuế TTĐB, kể cả chi nhánh cửa hàng trực thuộc
phải đăng ký thuế với cơ quan thuế tại nơi SX,
kinh doanh.


4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn
giảm thuế, hoàn thuế TTĐB
4.2 Kê khai thuế
Kỳ khai thuế TTĐB
Thuế TTĐB được kê khai theo tháng, đối với
hàng nhập khẩu thì kê khai theo từng lần phát
sinh
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng, sau
tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.


4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn
giảm thuế, hoàn thuế TTĐB
4.3 Nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối
cùng của thời hạn nộp tờ khai (ngày thứ 20
của tháng sau)
4.4 Giảm thuế
Cơ sở SX hàng hóa và kinh doanh dịch vụ
chịu thuế TTĐB được xét giảm thuế khí bị
thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ, mức
giảm thuế không vượt quá 30 % số thuế phải
nộp của năm xảy ra thiệt hại.


4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn
giảm thuế, hoàn thuế TTĐB
4.5 Hoàn thuế
Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB
được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho
nguyên liệu nhập khẩu để SX hàng xuất khẩu,
tương ứng với số nguyên liệu đã sử dụng để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu


×