Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chuyen de boi duong vat ly 10 hsg cac dinh luat bao toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.46 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN

KIỀU THẾ THÀNH

Chuyên đề BDHSG – Các định luật bảo toàn
Bài 1. Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng, góc α = 30o . VA = 0, AB = 1,6 m, g
=10 m/s2. Bỏ qua ảnh hưởng do ma sát
a. Tính vận tốc của quả cầu ở B.
b. Tới B, quả cầu rơi trong không khí. Tính vận tốc của quả cầu khi sắp chạm đất và
tầm bay xa của nó. ( H.1)
Bài 2. Một vật nặng trượt trên một sàn nhẵn với vậ tốc V0 = 12 m/s đi lên một cầu nhảy
đến nơi cao nhất nằm ngang và rơi khỏi cầu nhảy. Độ cao h của cầu nhảy phải là bao
nhiêu để tầm xa s đạt cực đại? Tầm xa này là bao nhiêu? ( H.2 )
Bài 3. Một ống khối lượng M chứa vài giọt ête được nút kín bằng một nút có khối lượng
m và treo bằng dây chiều dài l. Khi đốt nóng ống, hơi ête sẽ đẩy nút bật ra. Tính vận tốc
tối thiểu của nút để ống có thể quay tròn trong mp thẳng đứng xung quanh điểm treo.
( H.3 )
Bài 4. Quả cầu khối lượng m treo ở đầu sợi dây chiều dài l, đầu trên của dây cố định. Quả
cầu nhận được vận tốc ban đầu V0 theo phương ngang tại VTCB. Bỏ qua sức cản của
không khí
a. Tính vận tốc và lực căng của dây tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một
góc α .
b. Biết V02 = 3gl . Tính độ cao cực đại h0 mà quả cầu đạt tới ( Tính từ vị trí cân bằng)
trong chuyển động tròn. Độ cao cực đại mà quả cầu đạt tới trong suốt quá trình
chuyển động là bao nhiêu?
Bài 5. Một dây nhẹ đàn hồi chiều dài l, một đầu cố định ở A. Từ A, một chiếc vòng nhỏ
khối lượng m lồng ngoài sợi dây và rơi xuống không ma sát, không vận tốc đầu. Khi rơi
đến đầu B của dây, vòng tiếp tục chuyển động và kéo dây giãn thêm một đoạn ∆l . Tìm hệ
số đàn hồi k của dây. ( H.4 )
Bài 6. Một vật khối lượng m treo vào một lò xo có độ cứng k và đặt lên một giá đỡ như
hình vẽ. Ở thời điểm ban đầu, lo xo không biến dạng. Cho giá đỡ chuyển động đi xuống


với gia tốc a ( a < g).
a. Sau bao lâu vật rời giá đỡ. Khi này, vận tốc vật là bao nhiêu?
b. Độ giãn cực đại của lò xo là bao nhiêu? ( H.5 )
Bài 7. Hai vật khối lượng m1, m2 nối với nhau bằng một lò xo có độ cứng k. Tác dụng lên
m1 lực nén F thẳng đứng hướng xuống. Xác định F để sau khi nghưng tác dụng lực, hệ
chuyển động và m2 bị nhấc khỏi mặt đất. ( H.6 )
Bài 8. Vật khối lượng m1 được thả không vận tốc đầu và trượt xuống một vòng xiếc bán
kính R. Tại điểm thấp nhất nó va chạm đàn hồi với vật có khối lượng m2 đang đứng yên.
Sau va chạm, m2 trượt theo vòng xiếc đến độ cao h thì rời khỏi vòng xiếc ( h > R). Vật m1
giật lùi lên máng nghiêng rồi lại trượt lên độ cao h của vòng xiếc thì cũng rời vòng xiếc.
Tính độ cao ban đầu H của m1 và tính các khối lượng. Bỏ qua ma sát. ( H.7 )


TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN

KIỀU THẾ THÀNH

A

uu
r
V0

B

h

α

C


H.1

H.2
s
A
H.4

H.3

u
r
F

B

k

m
2

H.5

k
H.6

m

m1


m
1
H
m
2

h

H.7



×