Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Ngôi nhà trái tim tan vỡ của bernard shaw

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.47 KB, 15 trang )

Nhóm 1:
1.
2.
3.
4.
5.

Lê Thị Ngọc Trân
Trương Mỷ Huyền
Dương Ngọc Đại
Thái Kim Ngân
Huỳnh Thị Mỹ Phương


Ngôi nhà trái tim tan vỡ của Bernard Shaw

I. Tác giả B.Shaw:
1. Tác giả:

Bernard Shaw được trao giải vì những sáng tác mang tính tư tưởng và chủ
nghĩa nhân văn cao cả, đặc biệt là những vở kịch trào phúng đặc sắc, kết hợp
với vẻ đẹp lạ thường của thơ ca. B. Shaw là nhà cách tân sân khấu lớn của thế
kỉ XX, mà nổi bật là tác phẩm Nữ Thánh Joan. Ông coi chủ nghĩa hiện thực và
lòng ham sống của con người là tiền đề cho những sự cải biến tích cực và luôn
đấu tranh cho sự thiết lập một xã hội công bằng.
Bernard Shaw (26/7/1856 - 2/11/1950) Giải Nobel văn học 1925 * Nhà viết
kịch Anh, gốc Ireland * Nơi sinh: Dublin (Ireland) * Nơi mất: Ayerst,
Hertfrordshire (Anh)
George Bernard Shaw là con thứ ba trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin
lành, cha trước làm công chức sau chuyển sang buôn bán, mẹ là ca sĩ nghiệp
dư. Lúc nhỏ B. Shaw học kém nhưng lại có khiếu về âm nhạc, sớm hiểu và


yêu thích tác phẩm của các nhạc sĩ danh tiếng, học thêm về hội họa ở Dublin.
15 tuổi ông làm nhân viên tập sự, thủ quỹ cho một hãng bất động sản. Năm
1876, ông theo hai chị và mẹ đến London sinh sống, viết các bài phê bình âm
nhạc cho các báo để kiếm tiền, tự học, quan tâm và tích cực tham gia các hoạt
động xã hội. Năm 1884 ông tham gia thành lập Hội Fabian (Fabian Society) tổ chức của các trí thức Anh chủ trương quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình. Thời kì 1879-1883, B. Shaw viết tiểu
thuyết đầu tay Non nớt và 5 tác phẩm khác nhưng chưa được in; cuốn Một
người xã hội chủ nghĩa phi xã hội (viết năm 1884) là tiểu thuyết đầu tiên được
in năm 1887. B. Shaw được coi là cha đẻ của Kịch ý niệm, ông bắt đầu sáng
tác kịch từ năm 1885, nhưng bắt đầu nổi tiếng với vở Những ngôi nhà của
người góa vợ (1892). Đến năm 1903, kịch của ông chiếm lĩnh sân khấu Mỹ,
Đức; năm 1904 chiếm lĩnh sân khấu trong nước. Ông càng nổi tiếng thêm khi
vua Anh đến dự buổi biểu diễn vở Hòn đảo khác của John Bull (1904), sau đó
kịch của ông lan tràn sang các nước Châu Âu. B. Shaw được coi là nhà soạn
kịch xuất sắc nhất nước Anh, ông muốn dùng nghệ thuật để thức tỉnh con
người trước yêu cầu phải thay đổi trật tự tư sản với tất cả các thể chế và tập
tục của nó. Ông nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của sân khấu, nhưng xem
chức năng giáo dục không phải là sự áp đặt từ phía nhà viết kịch mà là khơi
dậy nhu cầu thẩm mĩ của chính khán giả. Những vấn đề gay gắt của xã hội


đương thời như thế lực khuynh đảo của đồng tiền, các kiểu bóc lột, tình trạng
nghèo khổ của người dân kéo theo các tệ nạn xã hội được phản ánh rõ nét
trong kịch B. Shaw. Phong cách kịch của B. Shaw thiên về trào lộng, châm
biếm, tìm đường đến chân lí thông qua những nghịch lí. Ông đi du lịch nhiều
nơi ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Liên Xô... Trong 2 năm 1932-1933 ông đi
vòng quanh thế giới, thăm Châu Mỹ và Nhật Bản. Năm 1923, vở Nữ thánh
Joan ra đời và được đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của B.
Shaw, hai năm sau ông được nhận giải Nobel Văn học. Vốn không ưa các loại
giải thưởng, nghi lễ, B. Shaw không đến dự lễ trao giải; giải thưởng được trao

cho Đại sứ Anh tại Thụy Điển. B. Shaw dùng tiền thưởng của giải thành lập
Quỹ Văn học dành cho các tác giả viết kịch. Năm 94 tuổi, ông bị ngã gãy đùi
trong khi làm việc trong vườn nhà và mất cuối năm 1950. Tác phẩm của ông
đã được dịch nhiều sang tiếng Việt. Bạn đọc Việt Nam yêu thích những tác
phẩm cũng như nhân cách của ông, với nhiều giai thoại về trí tuệ sắc sảo, hài
hước và tài hoa của ông. * Tác phẩm: Non nớt (Immaturity, 1879), tiểu thuyết.
Cuộc hôn nhân không hợp lí (The irrational knot, 1880), tiểu thuyết. Tình
nghệ

(Love
among
the
artists,
1881),
tiểu
thuyết.
Ngôi nhà trái tim tan vỡ (Heart break house, 1919), kịch.
George Bernard Shaw (1856 - 1950) sinh ra ở Dublin, Ireland, sau di cư sang
London, Anh, là "cha đẻ" của kịch ý niệm hiện đại, "một trong những nhà viết
kịch xuất sắc nhất trong thời đại". Ông còn là một nhà hoạt động chính trị
thành công, người đấu tranh cho bình đẳng nam nữ và công bằng xã hội. Cho
đến nay, ông là người duy nhất trên thế giới được nhận hai giải thưởng cao
quý: giải Nobel Văn học (năm 1925) và giải Oscar (năm 1938).
Thấm thía nỗi cơ cực vì túng thiếu của người cầm bút khi mới khởi nghiệp,
ông đã dùng tất cả số tiền 35.000 USD của giải Nobel năm ấy để thành lập
"Quỹ văn học dành cho tác giả viết kịch". Ông cũng là một trong số không ít
những nhà văn trở nên giàu có từ chính nghề viết.
Trước khi đến với nghề viết, vì kế sinh nhai, Shaw đã từng phải làm rấtnhiều
công việc mà ông cho là mang tính "phổ thông tầm thường". Shaw đã từng
phải làm văn thư, nhân viên nhà băng, thư ký... với đồng lương còm cõi. Song

bất luận trong hoàn cảnh nào, Shaw cũng không xa rời thế giới nghệ thuật cái thế giới mà người mẹ và người chị gái thân yêu của ông đang sống và tỏa
sáng. Shaw luôn tâm niệm: "Đời người chỉ có một lần, quyết không để đời
mình trôi đi vô ích". Mà theo quan niệm của riêng Shaw, cuộc đời chỉ thực sự
có ích khi viết một cái gì đó, về một vấn đề gì đó, để cuộc sống của con người
trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Vì vậy, năm 20 tuổi, Shaw đã rời bỏ quê
hương đến London, nơi mà bà mẹ đang dạy âm nhạc để bắt đầu cuộc đời viết


báo, nghiên cứu và phê bình sân khấu, rồi viết văn và viết kịch, với mục đích
tìm kiếm những khoản tiền lớn để thoát khỏi phận nghèo.
Mộng tưởng lớn nhất thời trẻ của Shaw là kiếm lấy một khoản tiền, sau đó
cưới một cô vợ giàu có. Tuy nhiên, trước khi trở nên giàu có đến mức có thể
bỏ ra 35.000 USD để làm từ thiện và đủ tiền để du lịch khắp thế giới, Shaw đã
trải qua không ít những năm tháng nhọc nhằn, túng bấn.
Ròng rã trong 9 năm đầu khởi nghiệp, Shaw chỉ nhận được 30 USD nhuận
bút! Shaw nghèo đến mức không có cả tiền lộ phí để đi đưa bản thảo của mình
đến các nhà xuất bản. Quần áo của Shaw rách tả tơi, giày há mõm... Mọi chi
tiêu của Shaw trông cả vào nguồn trợ cấp từ người mẹ. Khi đã thành danh,
nhớ lại những ngày khốn khó, Shaw thường bùi ngùi: "Lẽ ra tôi phải nuôi gia
đình tôi, kết quả thì ngược lại... Tôi chưa hề làm được gì cho gia đình mình,
còn mẹ tôi phải cố làm việc mà nuôi tôi dù tôi đã đến tuổi trưởng thành"...
Dẫu vậy, Shaw quyết không từ bỏ nghề viết.
Mỗi ngày, bất luận tâm trạng thế nào, Shaw cũng hạ quyết tâm viết đủ 5 trang.
Vì thế, 5 cuốn tiểu thuyết đã nối tiếp nhau ra đời chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, sách của Shaw viết ra thời kỳ này chỉ để cho mình Shaw đọc, vì tất
cả các nhà xuất bản đều từ chối các tác phẩm của ông, với lý do nội dung của
chúng không phù hợp với trào lưu xã hội đương thời. Mãi đến năm 1887,
"Một người xã hội chủ nghĩa phi xã hội" là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Shaw
được in, báo hiệu thời kỳ lận đận của ông đã đến hồi kết thúc.
Tự nhận thấy rằng, nếu trông vào số tiền nhuận bút còm cõi nhờ xuất bản tiểu

thuyết thì chặng đường đến với đích xem ra thật xa vời, Shaw bèn chuyển
sang viết kịch. Shaw đã tính như thế này: Nếu kịch bản được đưa ra công
diễn, tác giả sẽ có doanh thu thông qua số lượng vé phát hành và số lượng các
show diễn. Đồng thời, tên tuổi của tác giả cũng nhanh được công chúng biết
đến hơn. Mặt khác, ông cho rằng, chỉ có sân khấu kịch mới có thể "thức tỉnh
con người trước thay đổi của trật tự tư sản với tất cả thể chế và tập tục của
nó". Rằng, sân khấu, ngoài chức năng giải trí còn chứa đựng chức năng giáo
dục, thông qua việc khơi dậy nhu cầu thẩm mỹ của khán giả. Ông đã không
ngần ngại đưa lên sân khấu tất cả những vấn đề gay gắt nhất của xã hội đương
thời như sự khuynh đảo của đồng tiền, tình trạng nghèo khổ của người dân
kéo theo các tệ nạn xã hội...
Tất cả những vấn đề "đao to, búa lớn" đó được thể hiện bằng bút pháp trào
lộng, châm biếm, tìm đường đến chân lý thông qua những nghịch lý. Viện Hàn


lâm Thụy Điển đã đánh giá: Shaw viết kịch là "để thỏa mãn những nhu cầu
mà ông đã khơi ra. Ông viết kịch với sự vững vàng bản năng, dựa trên niềm
tin rằng ông có nhiều điều để nói".
Những vở kịch của Shaw được ông đặt cho những cái tên khá lạ và ấn tượng:
"Những vở kịch khó chịu", "Những vở kịch dễ chịu", "Những ngôi nhà của
những người góa vợ", "Ngôi nhà trái tim tan vỡ", ", "Nhà của búp bê", "Đồ đệ
của quỷ", "Con người và siêu nhân", "Nữ thánh Joan", "Pygmalion", "Những
truyện ngụ ngôn khó tin"... Phong cách chung của các vở kịch này đều thiên
về trào lộng, châm biếm, với đặc điểm nổi bật là "sự khắc nghiệt xã hội học
mang tính chính thống của ông đối với cộng đồng không hề bị ảnh hưởng bởi
định kiến và được kết hợp với sự biểu cảm tâm lý đích thực khi ông đề cập
đến từng cá nhân phạm tội. Lòng nhân đạo - một trong những đức tính tốt đẹp
nhất của ông cũng được thể hiện rõ ràng và trọn vẹn".
Vở "Nữ thánh Joan" hoàn thành vào năm 1923, được đánh giá là đỉnh cao
trong sự nghiệp sáng tác của Shaw, đã được trình diễn khắp các sân khấu châu

Âu và ở đâu cũng gây tiếng vang lớn. Hai năm sau khi "Nữ thánh Joan" ra
đời, Shaw đã được trao giải Nobel vì "những sáng tác mang tính tư tưởng và
chủ nghĩa nhân văn cao cả, đặc biệt là những vở kịch trào phúng đặc sắc, kết
hợp với vẻ đẹp lạ lùng của thơ ca". Vốn bản tính hài hước và hóm hỉnh, khi
nhận giải Nobel, Shaw đã nói: "Giải Nobel về văn chương chẳng khác gì chiếc
phao được ném cho người đã bơi tới bờ rồi"!
Dẫu cho rằng mình là người đã "bơi đến bờ", song không bao giờ Shaw xa rời
cây bút. Và mười ba năm sau khi nhận giải Nobel, một trong những kịch bản
của Shaw đã được dựng thành phim và đã nhận giải Oscar xuất sắc nhất cho
kịch bản. Đó là "Pygmalion", một kịch bản được ông viết năm 1912.
Về chuyện thù lao kịch bản, mỗi năm trung bình Shaw nhận được khoảng
100.000 USD, đủ để chi tiêu cho cuộc sống, "tái sản xuất" sức viết và đi du
lịch. Còn chuyện lấy một người vợ giàu có thì mãi đến năm 40 tuổi Shaw mới
thực hiện được. Shaw luôn tự cho rằng mình "không có tư cách kết hôn vì
luôn làm người khác lo lắng". Về hình thức, Shaw không mấy hấp dẫn vì thân
hình gầy gò, chân đi tập tễnh, song xem chừng giới chị em đã không để cho
ông thực hiện ý đồ giữ gìn sự "tự do tuyệt đối" của mình. Đã từng có không ít
nữ tài tử điện ảnh xinh đẹp chủ động ngỏ lời cầu hôn với Shaw, song ông luôn
dùng những câu hài hước để từ chối.


Một lần, có một ngôi sao xinh đẹp nhất nhì làng diễn viên châu Âu, vì ngưỡng
mộ tài năng và cả "tiềm lực" kinh tế của Shaw đã "mượn bút thay lời" rằng:
"Em muốn kết hôn với anh để con của chúng ta sẽ có trí thông minh của anh
và có nhan sắc của em". Shaw đã lịch sự viết thư cám ơn và bày tỏ nỗi băn
khoăn của mình rằng: "Tôi chỉ ngại, nếu chúng ta lấy nhau thì con chúng ta sẽ
có trí thông minh của cô và có nhan sắc của tôi"...
Năm 40 tuổi, Shaw quen với Sialuta, một phụ nữ quý tộc chỉ kém ông có mấy
tháng tuổi, lại là một người vô cùng giàu có. Dẫu đã ở tuổi 40 nhưng Sialuta
vẫn cực kỳ xinh đẹp, trẻ trung và đặc biệt đôi mắt xanh màu ngọc bích rất

quyến rũ. Nếu ai không biết sẽ lầm tưởng nàng phải kém nhà biên kịch tài ba
độ hai chục tuổi. Tuy đã gặp được đúng đối tượng, nhưng Shaw vẫn dùng
dằng không muốn tính đến chuỵên hôn nhân. Nhưng rồi, một lần Shaw bị ốm
nặng, phải nằm liệt giường.
Thời gian đó Sialuta đang có chuyến làm ăn tại Roma, khi nhận được tin đã
bỏ công việc, vội vàng quay về London. Nhìn thấy Shaw gầy gò, xanh xao,
suy nhược nằm trong căn phòng bừa bộn, bẩn thỉu, hôi hám đến mức "dù có
phải thuê bảy, tám người làm công quét dọn thì cõ lẽ cũng phải mất 50 năm
mới quét sạch được" như cách nói tự trào của Shaw, nhưng Sialuta vẫn
"mang" Shaw đến ngôi biệt thự của mình ở một miền quê thanh vắng và ân
tình săn sóc, chữa bệnh cho ông. Khi khỏi bệnh, việc làm đầu tiên của Shaw là
đặt vào tay Sialuta chiếc nhẫn kim cương lóng lánh có trọng lượng nhiều cara
và tờ giấy đăng ký kết hôn còn thơm mùi giấy mực.
Cuộc hôn nhân mỹ mãn của họ kéo dài 45 năm, cho đến tận khi Sialuta qua
đời. Bà luôn là "cánh tay" đắc lực của Shaw trong việc tuyên truyền chủ nghĩa
Fabian - một học thuyết chính trị được ra đời ở Anh năm 1884, chủ trương
thực hiện chủ nghĩa xã hội bằng phương thức hòa bình mà Shaw là một trong
những người lên tiếng công khai ủng hộ và tích cực tuyên truyền cho học
thuyết này. Thế nhưng, vẫn với bản tính trào lộng, Shaw luôn cố tỏ ra chẳng
để ý gì đến việc làm cao cả của người vợ, thậm chí còn "phũ mồm"mà nói
rằng: "Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ nào nhàm chán
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của B.Shaw
- Thời đại: B.so chứng kiến một thời đại đầy sống gió và đấu tranh quyết liệt ở châu Âu

cũng như toàn thế giới.
- Hoàn cảnh gia đình: sinh ra trong một gia đình không trọ vẹn hạnh phúc, B.So thấu hiểu
được nỗi bất hạnh.


- Con đường sự nghiệp của B.So không được may mắn, đầy những khó khăn.

 Thúc đẩy B.So đi tìm cho mình một con đường mới: “Tôi tạo lập con người của riêng

tôi – ông viết – thay cho kiếp nô lệ”


II. Tác phẩm Ngôi nhà trái tim tan vỡ:
1. Ý nghĩa nhan đề : “ Ngôi nhà trái tim tan vở”

Hầu hết những tác phẩm của Bernard Shaw điều có sự lựa chọn một cái nhan đề vô
cùng khác biệt và lạ lùng hơn những nhà soạn kịch trước và sau ông. “Ngôi nhà trái
tim tan vở” cũng không ngoại lệ, cũng nằm trong sự lựa chọn khác biệt đấy. Ngay trong
những lời nói đầu của vở kịch, ông đã chỉ ra rằng “Ngôi nhà trái tim tan vở” đó là châu
âu học thức và nhà nhàn du trước chiến tranh cuộc sống của những con người trong
ngôi nhà đó là cuộc sống “trống rỗng về tinh thần cũng như thiên nhiên ghét sự trống
rỗng, họ lập tức lấp đầy và chổ đó bằng tình dục, bằng đủ mọi thú vui tao nhã”.
Với các mối quan hệ vô cùng phức tạp, những con người xuất hiện trong ngôi nhà đó.
Hầu hết tất cả bọn họ điều cảm thấy bị tan vở từ trong trái tim nhưng vô phương cứu
chữa và dường như họ không muốn cứu chữa nữa (Husabai, Atuốt phu nhân) hoặc
tìm cách cứu chữa thì cũng cứu chữa một cách sai lầm (Ely). Do đó, họ sống buông thả
mỗi người một cách riêng của mình. Nhưng dù cách nào thì họ cũng không thoát khỏi
cái nghịch lí đang hiện diện trong chính họ.
2. Lời đề tựa hài kịch Bernard Shaw
Toàn bộ tác phẩm dường như là sự tổng hợp các nghịch lý, sự ngược đời từ nội dung
đến nghệ thuật. Không như những kịch tác gia khác với lời mở đầu chỉ nhằm giới thiệu
nội dung chính của vở kịch, đối với Shaw, lời tựa của vở kịch gần như chiếm một phần
ba, có khi chiếm hơn nửa nội dung chính vở kịch. Cụ thể các vở kịch sau: Nữ thánh Jan
gần 70 trang hay Chiếc xe táo trên 30 trang...
Shaw giải thích : “Lý do phần lớn các nhà soạn kịch không viết những lời tựa cho các
vở kịch của họ là vì họ không viết nổi. Thực vậy, tay nghề của nhà triết học ý thức sâu
sắc và của nhà phê bình sành sỏi hoàn toàn không phụ thuộc tay nghề của kịch tác

gia…Vả chăng, tôi, tôi xin nói tại sao tôi lại phải đi nhờ một người khác khen ngợi
mình, trong khi tôi có thể tự khen tôi? Tôi có đầy đủ khả năng cần thiết để biện hộ”.
Thoạt đầu, nhận xét trên có lẽ hơi quá bởi Shaw đã phá vỡ cái phong cách viết kịch từ
trước đến nay. Nhưng nếu xét kỹ thì những lời tựa phụ đề của Shaw lại đóng một vai trò
tối quan trọng trong việc hiểu được cái hồn của tác phẩm, giúp người xem có cái nhìn
sâu sát hơn, cặn kẽ hơn về những vở kịch của ông. Thực vậy, đối với lời tựa dài hơn 40
trang của “ngôi nhà trái tim tan vỡ”, Shaw đã bộc lộ những trăn trở, suy tư của mình
đối với đất nước Anh, cụ thể là đời sống của trí thức và giới trẻ ở Anh sẽ đi về đâu trong
cái xã hội Tư Bản chủ nghĩa, sân khấu kịch nghệ sẽ đi về đâu khi “đêm đêm ở các rạp
hát người ta được những vở kịch hề” thì thích thú hơn “loại kịch nghiêm túc bị loại ra
khỏi sân khấu”.
Điều nói trên đã chứng tỏ hài kịch ý niệm của ông khác xa với những nhà soạn kịch nổi
tiếng lừng danh trước đây. Trong khi những nhà viết kịch lừng danh như sêxpia không
hề chú ý đến lời đề tựa, lời mở đầu của vở kịch, thì đằng này ông lại dành rất nhiều


những trang viết cho những lời mở đầu vở kịch. Ông cho đó là một phần không thể
thiếu trong các vở kịch của ông. Thật vậy, những lời đề tựa của ông rất phù hợp với loại
kịch ý niệm mà ông được coi là cha đẻ nó. Khi đọc các vở kịch của ông tiêu biểu là “
Ngôi nhà trái tim tan vở” ta nhận thấy, các lời đề tựa và kịch bản hổ trợ lẫn nhau làm
cho sự tiếp nhận và niềm hứng thú của chúng ta được sâu sắc thêm. Mặt khác, chắc
chắn các lời đề tựa cũng góp phần không nhỏ cho các đạo diễn và diễn viên khi đưa
kịch của ông lên sân khấu. Như vậy, lời đề tựa cũng phần nào đến được với người xem
một cách gián tiếp. Có thể coi lời đề tựa trong các vở hài kịch ý niệm của Shaw như
cuộc trò chuyện của nhà văn với mọi người xung quanh tác phẩm, nếu xem xét ở góc
độ này ta có thể kết luận những lời đề tựa rất có lí do để tồn tại trong kịch của Bernard
Shaw .
3. Ngôi nhà trái tim tan vở - Sự giao tranh một cách hóm hỉnh và trang nghiêm của
hệ tư tưởng và triết lí nhân sinh quan.
Chiếc mặt nạ hài hước:

Sự hài hước bắt đầu từ khi mở màn vở kịch. Dường như tất cả trong Ngôi nhà trái tim
tan vở điều xuất hiện trước mắt chúng ta dưới dạng các nghịch lí. một ngôi nhà hình
con tàu mũi nhọn- chứ không phải hành động kịch xảy ra trên tàu - nhà có sân vườn,
nhưng trong sân lại nhô lên cái mái tròn của đài quan sát và giữa đài quan sát với ngôi
nhà là một cột cờ... tất cả hiện ra như một chiếc tàu, chứ không phải một ngôi nhà .
Các nhân vật rất hài hước, tất cả bọn họ xuất hiện trong ngôi nhà đó dường như đều lạc
lõng, chẳng một ai vào đúng vị trí của mình nếu chưa điên thì cũng đã ngớ ngẫn. từ cụ
Sôtôvơ một chủ nhà kì vị, đến ông chủ Mengan ngoài 50 tuổi là một nhà kinh doanh
thế mà bao giờ cũng khóc hu hu như đứa trẻ con....
Mối quan hệ của các nhân vật vô cũng phức tạp nhưng không kém phần hài hước. Các
nhân vật trong ngôi nhà đấy có một cuộc sống vô cùng trống rỗng, các nhân vật yêu
đương lăng nhăng . Hecto vừa tán tỉnh Ely lại vừa tán tỉnh em vợ là ATuốt phu nhân,
hay Mengan định cầu hôn Ely nhưng lại tỏ tình với bà Husabai.... Hamông từng nhận
xét những nhân vật trong hài kịch của Bernard Shaw phơi bày tâm hồn một cách hoàn
toàn thành thực.
Hình ảnh biểu tượng trang nghiêm :
Ngôi nhà hình con tàu là một biểu tượng, nó là hình ảnh của nước Anh già nua, ọp ẹp
dưới con mắt của tác giả. đã là ngô nhà- con tàu thì tất nhiên “ không nền móng không
cơ sở”, tròng trành trước bão táp của cuộc đời.
Ý nghĩa biểu tượng còn thể hiện qua những mối liên tưởng ngoài văn bản. một thi sĩ
người Anh đã nói về xứ sở của mình trong vở kịch Sattơctơn (1835) của nhà văn pháp
vinhi: “Nước Anh là một con tàu, hòn đảo của chúng ta có hình dáng ấy; mũi quay về
hướng bắc, nó như thả neo giữa biển khơi, trong coi lục địa ... công việc của chúng ta
là ở trên con tàu lớn. Đức vua, các nguyên lão, các nghị sĩ ở vị trí đài chỉ huy, bánh


lái và la bàn, còn chúng ta ai nấy điều nắm tay vào dây chão leo lên cột buồm, giương
buồm và nập các khẩu pháo tất cả chúng ta đều trong đoàn thủy thủ và chẳng có ai là
vô ích trong việc điều khiển con tàu quang vinh” (hồi III Lớp 6)
Con tàu còn có thể hiểu theo hướng mở rộng là toàn thể châu âu nếu căn cứ vào lời đề

tựa của nhà văn “ Ngôi nhà trái tim tan vở ở đâu? ... Đó là châu âu học thức và nhàn
du trước chiến tranh”.
4. Thi pháp kịch
a) Bố cục
Kịch truyền thống đòi hỏi kịch phải có cốt truyện xây dựng trên một hành động, còn tất
cả những tuyến khác thì đều phải gắn bó chặt chẽ với nhau và với hành động duy nhất ấy.
Các sự kiện kịch phải diễn ra ở một nơi chốn với một thời gian và hành động nhất định.
Nhưng kịch của So, bố cục lỏng lẽo, chẳng có mở đầu cũng chẳng có kết thúc, không có
một cốt truyện logic để dẫn dắt kịch bản. Các nhân vật của Ngôi nhà trái tim tan vỡ cứ tự
nhiên xuất hiện, tự nhiên hành động, và cũng tự nhiên biến mất nhưng lại chẳng có mục
đích nào đáng kể, động cơ nào cụ thể thúc đẩy nhân vật hành động hay xuất hiện. Điều đó
dễ tạo cho khán giả không khí buồn tẻ, nhàn nhạt, chán ngắt về lối sống của các nhân vật,
họ cứ đều đều nói, hành động đều đều theo đẳng cấp của họ như thể sự việc không xảy
ra. Thế nhưng nghệ thuật của tác giả, cái độc đáo khiến Shaw trở nên nổi tiếng cũng bởi
chỗ đó.


Vở kịch chỉ xoay quanh hai tuyến hành động chính


Bà Husabai khuyên Eli không nên lấy Mengan – người mà cô không yêu:
Phát triển

Cao trào

Mở nút

Bà Husabai dùng lời lẽ để Hai người xỉ vả nhau và đe Eli từ bỏ ý định vì bị thuyền
thuyết phục Eli, khi đe dọa sẽ tát tai dứt tóc nhau.


trưởng Sụtovơ thuyết phục.

dọa, khi ngọt ngào.


Cụ Sutovơ giấu chất nổ vào hố sỏi, tìm mọi cách giết Mengan bằng khối thuốc nổ
đó:
Cao trào

Cụ Sutovơ định dùng thuốc nổ giết Mengan

Mở nút
Mengan chết vì bom rơi trúng hố sỏi

Tất cả các phần mở nút trong vở kịch đều giả tạo, không hề có mối quan hệ nhân quả nào
với các phần trước nó cả. Vì thế cốt truyện trở nên lỏng lẻo, chệch khớp.
Kịch truyền thống thường có năm hồi: giao đãi, thắt nút, phát triển, cao trào và mở
nút. “Ngôi nhà trái tim tan vỡ” chỉ có ba hồi. Dường như tác giả không quan tâm đến
việc chia hồi vì kịch của B. So không phải là kịch của sân khấu, kịch của hành động.
Kịch của So là kịch ý niệm, cái ông quan tâm không phải là không phải ở chỗ các nhân
vật cuối cùng chấp nhận quan điểm nào hay người xem xem được những gì mà là người
xem suy nghĩ gì và có thái độ ra sao, cảm nhận được điều gì khi sân khấu hạ màn. Kịch
của ông không cung cấp giải pháp mà buộc người xem phải tự mình rút ra kết luận, khán
giả ra về mang theo vấn đề mà vở kịch đặt ra nhưng chưa giải quyết, khán giả phải nhận
ra cái đích vở kịch hướng tới không phải là để mua vui, để giải trí mà là để thức tỉnh mặc
dù khi xem kịch, khán giả cười rất nhiều.
b) Thủ pháp gây cười:

Hài kịch ý niệm là kịch chứa đựng sự giao tranh một cách hóm hỉnh hoặc nghiêm trang
của các hệ tư tưởng và các triết lý nhân sinh. Trong đó biểu tượng trang nghiêm là lớp

dưới - lớp chìm gắn với hành động trí tuệ tác động đến khán giả một cách gián tiếp nhưng
sâu sắc, còn lớp trên là lớp hài hước - lớp nổi với tình tiết cốt truyện, khung cảnh và các
nhân vật hoạt động, nói năng tác động trực tiếp đến người xem qua tai nghe mắt thấy. Với
lớp nổi này So đã xây dựng rất thành công


thủ pháp gây cười, sử dụng cái tinh tế của ngôn ngữ, các lời bóng gió, các lối chơi chữ và
các tình huống hết sức dí dỏm. Bên cạnh đó tiếng cười còn được tạo ra bởi những cái
nghịch lí:
+ Kể từ phông cảnh khi mới mở màn. Một ngôi nhà hình con tàu cổ mũi nhọn – chứ
không phải hành động kịch xảy ra trên tàu – Nhà có sân có vườn, nhưng trong sân lại nhô
lên cái mái tròn của đài quan sát và giữa đài quan sát với ngôi nhà là một cột cờ… như
trên tàu vậy.
+ Các nhân vật lại càng ngược đời hơn, chẳng ai ở đúng vị trí của mình, nếu chưa điên thì
cũng đã ngớ ngẩn.


Cụ Shotover, chủ ngôi nhà kì dị, vốn là thuyền trưởng, nhưng lại miệt mài “luyện
độ tập trung thứ bảy”, cố tìm ra “tia tâm linh” làm nổ tung khối thuốc nổ chôn
giấu ngoài vườn.



Ông chủ Mangan, ngoài 50 tuổi, “nhà kinh doanh có đầu óc thực tế” mà có lúc
khóc hu hu như một đứa trẻ con khi đang tán tỉnh bà Hushabye con gái lớn cụ
Shotover, hoặc bị cô thiếu nữ Ellie bóp đầu “thôi miên” lăn ra ngủ như chết ngay
lối cửa vào tối mờ, mờ đến nỗi vú Guiness đi qua không nhìn thấy vấp phải trúng
bụng.




Lão kẻ trộm mà khi lẻn vào nhà người ta lại cố tình làm ồn lên để cho bị bắt khiến
Mangan phải phát cáu mà thốt lên: “Ngay cả đến thằng ăn trộm cũng không thể
nào xử sự một cách tự nhiên ở cái nhà này”.

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật lại càng hài hước. Cuộc sống của những người ở trong
ngôi nhà hình con tàu là cuộc sống trống rỗng, họ lập tức lấp đầy vào chỗ đó bằng tình
dục, bằng mọi thú vui tao nhã. Các nhân vật yêu đương lăng nhăng.


Hector hết tán tỉnh Ellie lại tán tỉnh em vợ là Utterword phu nhân



Mangan định cầu hôn với Ellie nhưng lại tỏ tình với bà Hushabye; lại còn Randall
em chồng Utterword phu nhân với bà chị dâu…



Ông chủ Mangan muốn chinh phục Ellie mà lại thành thực nói toạc ra cho cô biết
ông ta đã làm cho cha cô phá sản ra sao và bây giờ ông lại yêu bà Hushabye !


 Các nhân vật của B.Shaw phơi bày tâm hồn họ một cách hoàn toàn thành thực.
Họ nghĩ sao nói vậy. Và sự “thành thực” ấy có khi lại tô đậm tính chất nghịch lí
làm cho nét hài hước càng tăng thêm.
Nhìn chung, kịch của ông ít gây nên những trận cười ồn ào. Thay vào đó là cái hài nhẹ
nhàng nhưng không kém phần thâm thúy toát lên từ những mẫu đối thoại duyên dáng, vui
nhộn, sắc sảo, bất ngờ đan chéo vào nhau như tràng pháo hoa tung lên bầu trời. Cái hóm
hỉnh vừa có chất hài, vừa có chất châm biếm, phù hợp với loại hài kịch ý niệm.

c) Nhân vật:
Vở kịch chỉ có mười nhân vật, cả chính lẫn phụ. Đó là:
- Thuyền trưởng Shotover: chủ nhà, là một thủy thủ dày dặn kinh nghiệm kinh
nghiệm trên biển và cũng là một nhà sáng chế, ngay cả đền khi về hưu ông
cũng không ngừng sáng chế. Ông gần 90 tuổi.
- Bà Hushabye: Con gái thứ nhất của thuyền trưởng. Vợ của Hector.
- Utterword phu nhân: Con gái thứ hai của thuyền trưởng.
- Hector: Con rể thuyền trưởng chồng bà Hushabye.
- Ellie Dunn: Một cô gái trẻ con nhà Mazzini.
- Mazzini: Một nhà kinh doanh thất bại., bố của Ellie.
- Mangan: Một nhà tư sản, đang có ý định cầu hôn Ellie Dunn.
- Randall: em chồng Utteerword phu nhân.
- Vú Guinness
- Lão kẻ trộm.
Đúng như tên tác phẩm B.So đã xây dựng nên những nhân vật không bình thường
và gắn kết họ với nhau bằng những mối quan hệ rất bình thường, cha- con, chị dâu
–em chồng, vợ - chồng, chị - em,.. Nhưng cái đặc biệt chính là những cuộc trò
chuyện đầy tình phí lí. Toàn bộ tác phẩm là những câu chuyện đứt gãy, lan man
đến mức khó tin của các thành viên trong ngôi nhà này.
Các nhân vật đều không bình thường. Đầu tiên là lão thuyền trưởng, một ông già
“đầu óc lão lan man, chuyện nọ xọ chuyện kia”, “lão đã bán mình cho quỷ dữ ở
Zanziba”. Một ông lão kì dị . Ông la người có vẻ ngoài điên khùng nói năng như
người mộng du. Tiếp đến là Mangan một nhà kinh doanh có óc thực tế mà có lúc
khóc hu hu như một đứa trẻ khi tán tỉnh bà Hushabye hoặc bị cô gái trr Ellie bóp
đầu thôi miên ngủ như chết. Còn Hector, ngoài năm mươi, có vẻ ngoài lịch thiệp,
đào hoa nhưng vô công rối nghề lại được trời ban cho năng khiếu tán tỉnh phụ nữ.
Utterword phu nhân đã ngoài bốn mươi mà nhan sắc vần rực rỡ, bỏ nhà theo
chồng hai mươi năm trước để thoát khỏi ngôi nhà này Đến khi trở về thì chẳng ai
quan tâm.Cùng về với bà là cô em chồng không nghề nghiệp. Có thể thấy những



người trong ngôi nhà này đều đối xử với nhau hai mặt. Các cuộc đối thoại giả lả,
gần như không căng thẳng, xung đột nhưng đằng sau là những bộ mặt giả dối
trong tất cả các mối quan hệ.
Các nhân vật này càng không bình thường khi hầu hết các nhân vật có mối quan
hệ tình ái chồng chéo lên nhau tạo nên tiếng cười nhưng lại ẩn chứa cái bi. Khiến
cho người đọc không biết đâu là thật đâu là giả. Đã có chồng là Hector Hushabye
còn muốn phiêu lưu tình ái cùng Mangan, có lúc bà còn quyến rũ cả Mazzini. Ellie
sắp kết hôn cùng Mangan, dù đã thầm yêu Hector nhưng cuối vở kịch cô ta lại
tuyên bố là vợ da trắng của thuyền trưởng cách đây hai giờ.
Tóm lại, trong tác phẩm này các nhân vật được xây dựng trên nền tảng của sự
nghịch lí nhưng rất có lí. Điều đó là tạo nên sự khác biệt của hài kịch ý niệm và
các loại hài kịch ra đời trước đó.
d) Hành động trí tuệ

Hoạt động trí tuệ, các diễn biến và những xung đột trong lĩnh vực tư duy trở thành
nội dung chủ yếu trong kịch của B. Shaw. Không phải ngẫu nhiên tranh luận là
hình thức được sử dụng phổ biến nhất, “nó chi phối tất cả, từ những sự kiện đến
ngay cả tâm lí của các nhân vật”. Chính B.Shaw đã từng viết: “Nhà soạn kịch
nghiêm túc nhận thấy tranh luận không những là thử thách chính, mà còn là trung
tâm hứng thú thực sự trong vở kịch của mình”.
Ngôi nhà trái tim tan vỡ xoay quanh những cuộc trò chuyện nhỏ lẻ, không đầu
không cuối. Những cuộc trò chuyện có hai chức năng: trao đổi thông tin, hai là
nhắm tăng cường mối liên hệ giữa các nhân vật, dù họ không xuât hiện. Nhưng
Shaw thì khác. Ông đưa ra cái nhìn mới về trò chuyện trong kịch: trò chuyện đôi
khi không nhằm tăng thêm mối thân tình mà để khắc sâu sự rời rạc, đổ vỡ của
những người đang sống trong vòng quay đời sống hiện đại.
Ta thấy cuộc trò chuyện thừ hai khi cuộc tái ngộ của cha con Shotver và Utterword
sau hai mươi ba năm xa cách, có sự chứng kiến của Ellie và vú Guinness. Thế
nhưng cuộc trò chuyện khong cung cấp gì nhiều cho ai muốn hiểu sâu sắc về nhân

vật:
“Thuyền trưởng (để cho con gái con gái ôm vào lòng người cứng đờ ra như khúc
gỗ)
-

Bà là Ariadne thế nào được? Bà là một người đàn bà trung niên rồi, tuy vẫn
giữ được nhan sắc nhưng còn trẻ nữa đâu, thuaq bà.


Utterword phu nhân – Nhưng ba ơi, ba thử nghĩ coi con đi xa bao nhiêu năm rồi.
Con cũng phải già đi như mọi người chứ.
Thuyền trưởng (gỡ ra)- Bà phải bỏ cái thói quen hôn người lạ đi; họ có thể phấn
đấu để đạt được độ tập trung thứ bảy đấy.
Utterword phu nhân- Nhưng con là con gái ba. Đã bao năm nay ba không gặp con.
Thuyền trưởng - Mặc chứ!”
Có thể thấy đoạn trò chuyện trên chỉ cho người xem thấy hành động của cha con
thuyền trưởng. Nhưng đằng sau đó là sự hờ hững xa cách của họ. Cuộc trò chuyện tuy
ngắn nhưng mang lại cho người xem nhiều suy nghĩ, sau tiếng cười chính là sư thật
cay đắng về tình cha con.
III.

Kết luận:
Có thể thấy B.So đã đóng góp nhiều cho sự ngiệp văn học phương
Tây. Ông là người sáng tạo ra loại hài kịch ý niệm, là người đem lại
cho kịch sân khấu những cái mới đáng ghi nhận. Người ta gọi Shaw là
Molie thứ 2, chứng minh tài năng của ông về khả năng viết kịch.
Vở kịch Ngôi nhà trái tim tan vỡ được ông đánh giá là tác phẩm thành
công nhất cho thể loại hài kịch ý niệm. Xem Ngôi nhà trái tim tan vỡ
khán giả sẽ thấy nhiều cảnh đứt khúc, ghép nối, toàn bộ vở kịch hầu
như không có xung đột cũng chẳng có sự căng thẳng mà chỉ là những

cuộc trò chuyện lan man xoay quanh các mối quan hệ phức tạp trong
căn nhà kì dị. Dù không hiểu, không biết đâu là thật, giả nhưng khán
giả được cười rất nhiều từ sự nghịch lí đó. Đó chính là hài kịch ý
niệm.



×