Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de kiem tra lich su 11 hoc ky 2 nam hoc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.71 KB, 2 trang )

SBD ………………..Phòng:..
Thí sinh:……………………….
Điểm

KIỂM TRA 1 TIẾT-HỌC KÌ II, NH
2015- 2016

Môn: Sử lớp 11- THPT- LHP

Nhận xét & chữ kí Giám khảo

Ngày…...tháng 3- 2016
Thời gian: 45 phút
GT ghi STT

GT kí tên

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (3 điểm) : Do đâu Chiến tranh thế giới hai bùng nổ ? Nêu thời gian bắt đầu – kết thúc và
kết cục của
Chiến tranh thế giới hai .
Câu 2 (4 điểm) : Vì sao Pháp chuyển hướng tiến công chiến lược từ Đà Nẵng vào Gia Định ?
Trình bày diễn
biến trên chiến trường Gia Định – miền Đông Nam Kì từ năm 1859 – 1862.
Câu 3 (3điểm): Sơ lược những nét chính của tình hình Trung Quốc( 1919-1921) và Ấn Độ
(1919-1929
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ( đề Chính thức )
(Kiểm tra môn Lịch sử 11- học kì II, năm học 2015 - 2016)
Câu
Nội dung đáp án


-Nguyên nhân bùng nô
+ Đức , Italia, Nhật đã liên minh lại với nhau thành một khối Trục.Khối này đẩy mạnh hoạt
động quân sự và gây chiến trên nhiều nơi thế giới, nhất là Đức đã xé bỏ Hòa ước Vécxai.
+ Liên Xô chủ trương liên minh cùng Anh, Pháp để chống phát xít nhưng Anh, Pháp làm ngơ
và muốn đẩy Liên Xô đánh nhau với phát xít . Còn Mĩ thì thực hiện chính sách trung lập.
1
+ Đức chiếm vùng Xuyđét của Tiệp Khắc và được các nước Anh, Pháp, Italia công nhận vùng
(3 đ) Xuyđét thuộc về Đức trong hội nghị Muynich (9-1938)
+ Tháng 3-1939, Đức chiếm Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan.
- Thời gian : bắt đầu vào ngày 1-9- 1939 và kết thúc vào ngày 15- 8 – 1945
- Kết cục
+ Ba nước Đức , Italia, Nhật bị sụp đổ hoàn toàn .Thắng lợi thuộc về các quốc gia – dân tộc
chống phát xít nhất là Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công
cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
+ Khoảng 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương. Nhiều cơ sở vật chất , kĩ thuật bị
thiêu hủy.
+ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.
- Vì sao :
+ Pháp không chiếm được Đà Nẵng làm cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
bước đầu bị thất bại.
+ Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng , có hệ thống đường thủy thuận lợi , có thể làm căn
cứ để mở rộng xâm lược Campuchia
- Diễn biến
+ Ngày 17-2-1859, Pháp đánh thành Gia Định , quân triều đình nhanh chóng tan rã.Nhưng

Điểm
0,50
0,50
0,25

0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50


2
(4đ)

3
(3đ)

các đội dân binh vẫn chiến đấu anh dũng suốt ngày đêm làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh
thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài , đánh chiếm từng bước.
+ Đầu năm 1860, Pháp chỉ còn 1000 quân ở Gia Định nhưng triều đình không biết tận dụng
cơ hội này để diệt địch. Trong khi đó Nguyễn Tri Phương vào Gia Định (3-1860) chỉ lo xây
dựng đâị đồn Chí Hòa mà không chủ động tấn công quân Pháp
+ Sau thắng lợi ở Trung Quốc, quân Pháp liền kéo về Gia Định , tiếp tục mở rộng việc đánh
chiếm nước ta. Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa (2-1861), thừa thắng chiếm luôn 3 tỉnh Định
Tường (4-1861), Biên Hòa ( 12-1861), Vĩnh Long(3-1862)
+ Tuy vậy Pháp không sao kiểm soát được các vùng đã chiếm. Cuộc chiến đấu của nhân dân
ta phát triển mạnh nhất là khởi nghĩa của Trương Định giành được nhiều thắng lợi, gây cho
Pháp nhiều khó khăn
+ Ngày 5-6-1862, triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất , nhượng hẳn cho Pháp 3
tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
+ Sau Hiệp ước triều Nguyễn vẫn chủ hòa với Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của dân ta,

nhưng dân ta vẫn quyết tâm kháng chiến tiểu biểu như Nguyễn Trung Trực, Trương Định.
- Ở Trung Quốc:
+ Ngày 4-5-1919, Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên nổ ra ở Bắc Kinh nhằm chống
đế quốc và phong kiến. Sau đó lan rộng khắp cả nước được đông đảo nhân dân tham gia nhất
là công nhân.
+Năm 1921,Đảng cộng sản ra đời đánh dấu bước ngoặt quang trọng của cách mạng.
- Ở Ấn Độ:
+ Từ năm 1918- 1922, phong trào chống thực dân Anh dâng cao dưới sự lãnh đạo của đảng
Quốc đại do M.Gan- đi đứng đầu với hình thức bất bạo động.
+ 12- 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời, góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực
dân Anh ở Ấn Độ.

0,50
0,75
0,50
0,50
0,50
1,00
0,50
1,00
0,50



×