Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Tổng quan về điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 27 trang )

Chuyên đề:

Tổng quan về điện toán đám mây


Công nghệ điện toán đám mây
Ví dụ 1. Hình thức lưu trữ dữ liệu truyền thống và lưu trữ thông qua mạng internet


Ví dụ 2. Sử dụng Phần mềm cài đặt tại chỗ (On-premise) và phần mềm trên Web


Giới thiệu

Về mô hình hệ thống thông tin đã và đang hoạt động thì theo đánh giá của nhóm IBM CloudBurst 2009 trên môi trường điện toán phân tán có đến:

85% tổng năng lực tính toán trong trạng thái nhàn rỗi,
Tăng 54% thiết bị lưu trữ mỗi năm,
Khoảng 70% chi phí được dành cho việc duy trì các hệ thống thông tin

40 tỷ USD của ngành công nghiệp phần mềm bị mất đi hàng năm vì việc phân phối sản phẩm không hiệu quả,
Khoảng 33% khách hang phàn nàn về các lỗi bảo mật do công ty cung cấp dịch vụ.

Mô hình hệ thống thông tin hiện tại đã lỗi thời và kém hiệu quả, cần phải chuyển sang mô hình mới – đó là mô hình điện toán đám mây.


Giới thiệu lịch sử ra đời

-

Từ những năm 1950 khái niệm điện toán đám mây ra đời khi máy chủ tính toán quy mô lớn được triển khai tại một số cơ sở


giáo dục và tập đoàn lớn.

-

Trong những năm 1960-1990, xuất hiện luồn tư tưởng coi máy tính hay tài nguyên công nghệ thông tin có thể được tổ chức
như hạ tầng dịch vụ công cộng (public utility).

-

Năm 1999 trang Salesforce.com cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp thông qua trang web của mình.

-

Năm 2006 , hãng Amazon cung cấp nền tảng Amazon Web Services đánh dấu việc thương mại hóa điện toán đám mây.


Khái niệm



Các đặc trưng của điện toán đám mây





Ưu điểm của điện toán đám mây

Tính linh động:


thoải mái lựa chọn các dịch vụ theo nhu cầu, bỏ bớt những thành phần không mong muốn. Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ

nhanh chóng và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây).

Giảm chi phí: giảm chi phí đầu tư, chi phí bản quyền, chi phí mua và bảo trì máy chủ. Cách sử dụng nhân viên được giảm tối đa, cho phép các doanh nghiệp tập trung tối đa
nguồn lực vào nghiệp vụ.

Tạo nên sự độc lập: không phụ thuộc vào thiết bị hay vị trí địa lý.
 Tăng cường độ tin cậy: dữ liệu được lưu trữ phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau.
Bảo mật: Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu.
Bảo trì dễ dàng: mọi phần mềm đều nằm trên server thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo trì và nâng cấp.


Nhược điểm của điện toán đám mây

1.

Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các
thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác?

2. Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của
mình trong những khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc?

3. Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ,
khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài
trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.


4. Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường
hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn

rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.
5. Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ
của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám
mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.


Cách thức hoạt động của điện toán đám mây

Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”, tưởng tượng rằng “đám mây” bao gồm 2 lớp: Lớp Back-end và lớp Front-end.

Lớp Front-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện
thông qua giao diện người dùng. Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực
tuyến, họ sẽ phải sử dụng thông qua giao diện từ lớp Front-end, và các phần
mềm sẽ được chạy trên lớp Back-end nằm ở “đám mây”
Lớp Back-end bao gồm các cấu trúc phần cứng và phần mềm để cung cấp
giao diện cho lớp Front-end và được người dùng tác động thông qua giao diện
đó.


Cấu trúc phân lớp của mô hình điện toán đám mây

1. Client (Lớp Khách hàng)

2. Application (Lớp Ứng dụng)

3. Platform (Lớp Nền tảng)

4. Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng)

5. Server (Lớp Server - Máy chủ)



Cấu trúc phân lớp của mô hình điện toán đám mây



Client (lớp khách hàng):




Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và phần mềm.
Dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng. Ví dụ máy tính và đường dây kết nối Internet (thiết bị phần
cứng) và các trình duyệt web (phần mềm)….ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây.


Cấu trúc phân lớp của điện toán đám mây (tt)

Application (Lớp Ứng dụng):
Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ
thông quan Internet, người dùng không cần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính
của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sữa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ.

Các đặc trưng chính của lớp ứng dụng bao gồm:
• Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía khách hàng (lớp Client), cho phép
khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website.

• Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản vá lỗi, download phiên bản mới… bởi
chúng sẽ được thực hiện từ các “đám mây”.



Cấu trúc phân lớp của điện toán đám mây (tt):

Platform (Lớp Nền tảng):



Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng
của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền
tảng đó.



Nó giảm nhẹ sự tốn kém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở
hạ tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình.


Cấu trúc phân lớp của điện toán đám mây (tt)

 Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng):



Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi trường nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server,
phần mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí
được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí.



Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server).


Server (Lớp Server - Máy chủ):



Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để
cung cấp các dịch vụ của đám mây.



Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh (thậm chí là rất mạnh) để đám ứng nhu cầu
sử dụng của số lượng đông đảo các người dùng và các nhu cầu ngày càng cao của họ.


Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây


CÔNG NGHỆ WEB 2.0 VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


Giới thiệu


Web 2.0 là thuật ngữ dùng để mô tả một các trang web và các ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia sẻ thông tin trực tuyến hay tài
liệu mà người dùng đã tạo ra.
Web 2.0 được hiểu một cách đơn giản là “một không gian cho phép mọi người tạo và

cho sự hợp tác, luận đàm, giao tiếp;




chia sẻ thông tin trực tuyến – một không gian

một không gian mà ở đó có tính năng động, linh hoạt, và thích ứng cao” (Coombs,

2007)

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Web 2.0 và Web 1.0 là sự cộng tác nhiều hơn giữa người sử dụng Internet, các nhà cung cấp nội
dung và các doanh nghiệp.



Một đặc điểm chính của các kỹ thuật web 2.0 là “…triết lý của việc tối ưu hóa trí tuệ tập hợp và những giá trị thêm vào của mỗi người tham
gia bằng cách chia sẻ thông tin và sự sáng tạo (Meckel, 2006)



Theo Ian Davis, Web 1.0 mang mọi người đến thông tin còn Web 2.0 sẽ mang thông tin đến con người.


Các ứng dụng Web 2.0

Có rất nhiều loại ứng dụng khác nhau sử dụng công nghệ web 2.0 như: wiki, blog, YouTube, mạng xã hội Facebook, … và các dịch
vụ lưu trữ nội dung.
Các ứng dụng trên nền Web hiện nay là nhanh chóng và năng động, và chúng hoạt động giống như các ứng dụng phần mềm được
cài đặt trên máy tính để bàn.
Ví dụ, Google Spreadsheets là một công cụ bảng tính làm việc tương tự như Microsoft Excel, với ba sự khác biệt lớn:

-


Sử dụng nền tảng web (người dùng không cần phải tải về hay cài đặt bất kỳ phần mềm nào);
Cho phép có sự hợp tác (nhiều người có thể làm việc trên một bảng tính cùng một lúc);
Hoàn toàn miễn phí.


Đặc trưng của Web 2.0

 Web 2.0 tạo ra những cách thức mới cho mọi người làm việc trong một nhóm lớn và trao đổi thông tin trong khi làm giảm tầm quan trọng của PC
chính nó như là một nền tảng phân phối thông tin. 


×