Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CẢM NHẬN về văn hóa về đất nước và CON NGƯỜI lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.16 KB, 9 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ “LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO”
Họ và tên: Nguyễn Chí Công
Ngày tháng năm sinh: 24/09/1989
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: GV
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: (Không)
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và THCS Yên Phú
Nơi thường trú: Thôn 4 – xã Yên Phú - Văn Yên – Yên Bái
SĐT: 01628665946
CẢM NHẬN VỀ VĂN HÓA VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI LÀO
Việt Nam và Lào là hai quốc gia trên bán đảo Đông Dương, hai nước láng
giềng anh em, cùng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có quan hệ hữu nghị,
truyền thống lâu đời. Với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, nhân dân hai
nước Việt Nam - Lào đã kề vai, sát cánh, cùng chiến đấu chống thực dân Pháp
xâm lược, để lại những kinh nghiệm quý báu về một mối quan hệ hữu nghị, đặc
biệt trong sự nghiệp giải phóng và phát triển của mỗi quốc gia.
Nước Lào có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp 5
nước: Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp My-an-ma, phía tây giáp
Thái Lan, phía nam giáp Căm-Pu-Chia và phía đông giáp Việt Nam. Lào có 17
tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường biên
giới với Việt Nam với chiều dài 2067 km (Riêng đường biên giới chung với
Quảng Trị là 206 km, gồm 2 tỉnh Savằnnkhet và Salavan).
Rừng núi chiếm 3/4 diện tích, có nhiều lâm sản, động vật và khoáng sản
quý hiếm. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Có dòng Mê-công chảy từ bắc
xuống nam dài 1865 km. Có núi Phu-bia cao 2820m so với mặt nước biển, là
đỉnh cao nhất nước Lào. Có cố đô Luông-pha-ra-băng là di sản văn hoá thế giới,
hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch.
Lào có nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát


triển theo thời gian; rất phong phú và đa dạng.
Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư
tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ
thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng.


Văn hóa Lào là xứ sở của Phật giáo tiểu thừa, 90% dân số theo đạo Phật.
Đạo Phật được truyền vào xứ Lào trong triều vua Dvaravati vào thế kỷ thứ 7, và
từ thế kỷ 14 Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Người dân Lào đã thấm nhuần
trong mình những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư
sãi trong chùa. Với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn
nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp
là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ
tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái
ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa
chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và
múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã
ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc
văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ.
Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những
đặc trưng chung của văn hóa Đông Nam Á.
Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể
hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trong những cái
nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam
(Australoid) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đặc điểm
chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á.
Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng
trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên,
những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa

trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Đó là điểm tương đồng trong trang
phục truyền thống (váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ); mô hình bữa ăn (thức
ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả); tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh
đình; nghi lễ đám tang (chôn vật dụng theo người chết); tục nhuộm răng, ăn trầu;
trò chơi dân gian (thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…). Trong cách ăn ở, ngôi nhà
chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa
hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
Lào là đất nước của bốn mùa lễ hội. Cũng như các nước trong khu vực
Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội.
Phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và
phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.
Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có
rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Lào.
Văn hóa ăn uống người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là
dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính
trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng
chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn


tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm
thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng,
riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm
lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla)
được người Lào sử dụng hết sức phổ biến. Ẩm thực Lào có những món được
xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa
muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất
lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm
cung, cá nướng…
Văn hóa lễ hội Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi
năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á

Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra
còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật
Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao
PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất)
vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Sau đây là một số lễ hội
chính tại đất nước Lào. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước,
làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Lào có tết cổ truyền Bunpimay (có
nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày
16 tháng 4 hàng năm. Vì đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở thành
quốc đạo, các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới
hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ
không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo,
phù hợp với phong tục tập quán của người Lào. Trong những ngày lễ hội vui
chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức uống thịnh trọng hơn
ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu.
Văn hóa ca múa nhạc Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các
làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp
quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm
trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông.
Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ
biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Người có công lớn
trong việc sưu tầm, phổ biến và nâng cao các làn điệu dân ca là các “mỏ-lăm”
(ca sĩ), “mỏ khen” (nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày
càng phát triển trước yêu cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản
mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu
diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. “Mỏ lăm” ở Lào có vị trí thật đặc
biệt trong xã hội. Họ sống gần gũi nhân dân, đi đến bản làng nào cũng được đón
tiếp nồng nhiệt. Họ am hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội Lào, nắm bắt được tình
cảm, ước mơ của các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, họ là một tri thức, một nghệ
sĩ của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại
lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử


dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả
nước.
Múa ở Lào cũng phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong những
ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể
thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục
người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một
cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng
theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc. Về nhạc cụ
người dân Lào thường dùng Khèn bè (khen): Là loại nhạc cụ phổ biến nhất ở
các bản làng từ Bắc xuống Nam. Khèn bè dễ làm, dùng nguyên liệu ngay trong
rừng, dưới sự hướng dẫn của “mỏ-khèn”, các tràng trai trong bản có thể tự làm
được. Nhưng để có chiếc khèn bè âm thanh chuẩn phải tìm mua ở các chợ phiên,
do các nghệ nhân chuyên sản xuất bày bán. Từ lúc còn tuổi thiếu niên con trai
Lào đã học thổi khèn.Trống (kong): Trống cũng là nhạc cụ phổ biến ở Lào. Có
thể nói rằng không có bản làng nào ở Lào không có trống và không ngày nào
vắng tiếng trống, tiếng mõ ngân vang (bản có chùa). Có nhiều loại trống như
trống cái, trống cơm, trống con…
Văn hóa trang phục Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng
tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các
loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi
tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê
hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp
với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới
xin, ma chay…Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn,
quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông” màu, kẻ ô vuông. Khi
đi lao động ngoài ruộng rẫy, nam giới mặc quần đùi hoặc quần dài nhuộm chàm.

Những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ
mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị, các
chàng trai Lào quấn chiếc khăn dài rộng gọi là “phạ nhạo nếp tiêu” màu sắc sặc
sỡ (rộng hơn phạ-xạ-rông, khi mặc cuốn qua háng rồi nhét vào cạp sau). Gia
đình khá giả mặc loại toàn tơ tằm. Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc.
Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục
búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng.
Ngoài năm mươi tuổi, phụ nữ Lào thường hay cắt tóc ngắn với quan niệm đã về
già cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, làm gương cho con cháu. Xưa kia cũng như
ngày nay phụ nữ Lào thường mặc váy.
Đất nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông
Dương và Đông Nam Á.
Là một nước nhỏ ít dân song lại có những nguồn tài nguyên quan trọng và
những vùng đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt năng suất cao, Lào
đã đảm bảo sự ổn định lâu dài của mình với việc đáp ứng các mục tiêu và thúc
đẩy cải cách kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường ngay từ cuối những năm
1980. Vị trí địa lý nằm ở giữa Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam khiến nước


này phải sử dụng các chiến lược tăng cường và đồng thời trong các mối quan hệ
song phương, khu vực và đa phương, xây dựng một hình mẫu chiến lược thực
sự, một mặt vừa giữ vững chủ quyền, và mặt khác đóng vai trò điều phối, là
trung gian cho sự hội nhập khu vực. Việc khai thác các nguồn tài nguyên của
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một yếu tố chính của những lo lắng về
chính trị, xã hội và môi trường trong trung hạn, đồng thời tạo nên động lực tiềm
tàng cho sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới địa chính trị và ngoại giao quan trọng.
Thực vậy, vai trò của các nguồn tài nguyên và đất đai phong phú đầy hứa hẹn, từ
một thập kỷ qua, đã tạo ra cơ hội đáng kể cho đất nước này. Là quốc gia duy
nhất trên bán đảo Đông Dương không có biển, Lào giữ một vị trí địa lý đặc biệt,
vừa nằm lọt ở giữa, vừa nằm ở ngã tư địa chiến lược của khu vực. Lào cũng là

nước duy nhất có các đường biên giới với toàn bộ các nước trong khu vực Tiểu
vùng sông Mekong (GMS). Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất này từng bị thống
trị, kiểm soát hay bảo hộ của các nước lớn cạnh tranh nhau nhằm khai thác vùng
đất giàu tài nguyên rộng lớn và kiểm soát vị trí quốc gia vùng đệm của Lào.
Lào sở hữu những nguồn tài nguyên quan trọng, cho phép khai thác các lĩnh vực
thủy điện, mỏ và các vùng đất nông nghiệp (trồng cây cao su, bạch đàn, sắn,
mía, trầm hương…). Từ khoảng 20 năm nay, trong khi các thể chế (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á-ASEAN, Ngân hàng phát triển châu Á-ADB) và các
hành lang phát triển tạo thành những vành đai cho sự hội nhập của Lào, thì việc
khai thác những nguồn tài nguyên và đất đai giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập
của nước này. Ngay từ thời điểm mở cửa kinh tế, các hiệp định song phương về
các nguồn tài nguyên đã gia tăng. Lào giờ đây được các nước láng giềng và các
chủ thể của những lĩnh vực năng lượng và công nghiệp thực phẩm xem là một
khu vực đáng để đầu tư. Chính phủ Lào xem việc khai thác những nguồn tài
nguyên và đất đai là trụ cột của nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và mang
lại nguồn thu quan trọng. Hơn nữa, xu hướng này hoàn toàn thích ứng với chiến
lược xóa đói giảm nghèo của Lào được xây dựng năm 2004.
Lãnh thổ của Lào là một trong những trụ cột về mặt địa lý của khu vực
Đông Á. Thực vậy, đó là một điểm nút địa chiến lược giữa Trung Quốc và Đông
Nam Á. Lào không thể và đã không thể trong tiến trình lịch sử của mình bỏ qua
vai trò của ba nước lớn láng giềng, cũng như không thể tăng sức ảnh hưởng của
họ trên trường khu vực và quốc tế.
Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hung vĩ, giàu tài nguyên. Đất
nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi tiếng, những vùng núi
hoang sơ hay các vùng quê thanh bình. Kiến trúc cổ kính, trang nghiêm của
Chùa tháp có ở khắp các bản mường trên đất nước Lào. Điển hình như ở giữa
lòng Thủ đô Viêng Chăn có Pha That Luang trang nghiêm, Patuxay…, còn nổi
tiếng ở nam Lào là Wat Phu ở Pakse và thác Khon-pha-phêng…
Pha That Luang biểu tượng đất nước Lào là một di sản văn hóa thế giới,
biểu tượng của quốc gia Phật giáo Lào, Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt

Lớn trong tiếng Lào) được xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ
thế kỷ 13, mặt ngoài được dát vàng. That Luang có 1 tháp lớn và 30 tháp nhỏ


vây quanh tượng trưng cho 30 năm tu hành của đức Phật, tương truyền xá lị của
đức Phật nằm tại nơi đây. Đây cũng chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở
Lào.
Kiến trúc chùa mái cong độc đáo của Lào. Patuxay nằm cuối đại lộ Lan
Xang (Triệu Voi) hay đại lộ Thanon Luang về phía đông bắc Thủ đô Viêng Chăn
là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. Hầu hết khách du lịch khi đến với
thủ đô của đất nước Lào đều dành thời gian ghé thăm Patuxay, nơi được xem là
biểu tượng của thành phố này. Patuxay (hay Patuxai) được người dân đất nước
Triệu Voi ví như khải hoàn môn của thành phố. Công trình được xây dựng để
vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân Lào.
Đất nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm trải qua hàng ngàn năm, với nhiều cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, xây dựng và phát triển đất nước.Phát huy những truyền
thống quý giá đó, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào đã đứng lên đấu tranh giành thắng lợi và giải phóng dân tộc,
khai sinh nước CHDCND Lào. Ngày 2/12/1975 trở thành ngày chiến thắng vĩ
đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, ngày mà tất cả người dân Lào tự
hào về đất nước đã được độc lập tự do, người dân hoàn toàn làm chủ đất nước,
được các nước trên thế giới công nhận nền độc lập tự do, trở thành ngày hòa
bình, ngày đất nước bước sang một trang sử mới: Hòa bình, độc lập, dân chủ,
thống nhất, thịnh vượng.
Nhân dân Lào rất cần cù chăm chỉ và ham học hỏi. Có tinh thần vươn lên
khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm.
Có tinh thần đoàn kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc
biệt là với nhân dân Việt Nam.

Con người Lào lịch lễ phép, không xoa đầu mọi người kể cả trẻ em,
không bá vai, bá cổ.Người Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên;
trẻ em chắp tay chào người lớn, không bao giờ họ lứon tiếng cãi nhau. Khi chào
hoặc khi đáp kể cả thành tiếng hoặc không thành tiếng người ta thường dùng
các cử chỉ như: thông thường hai tay chắp lại với nhau giơ lên ngang ngực, đầu
hơi cúi xuống, nếu tỏ ý kính trọng đối với người lớn tuổi hoặc cấp trên thì giơ
ngang mặt.Có cuộc sống yên ả, thanh bình và thơ mộng, người Lào thật thà, chất
phác, hiền hà, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ lên ánh mắt,
sống hoà thuận và đặc biệt họ rất quý trọng tình bạn, quý trọng chữ tín. Chuyện
vợ chồng ly hôn cũng ít khi xảy ra, vì nó bắt nguồn từ những phong tục thuần
hậu truyền đời. Nếu như với những phụ nữ Việt Nam là “ tam tòng tứ đức” thì


người phụ nừ Lào là “ hươn xả nậm xi”( ba nhà bốn nước) được giáo dục từ hồi
còn tấm bé. Đây cũng là nét văn hoá, phong tục đặc sắc của người Lào.
Người Lào rất gần gũi và hầu như không gặp trở ngại gì lớn trong văn hoá
và giao tiếp. Sự hài hoà giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc
sắc trong triết lý nhân sinh người Lào. Ngạn ngữ Lào có câu: “Nói hợp lòng thì
xin ăn cho cũng chả tiếc, nói trái ý thì xin mua cũng chẳng bán”(Vầu thực khọ
khỏ kin cò bò thi , vầu bò thực khọ khỏ xừ bò cò khải). Người Việt còn lưu lại
trong thư tịch cổ: “ người Lào thuần hậu, chất phác”, trong giao dịch buôn bán
thì” họ vui lòng đổi chác”. Đó cũng là tình cảm bình dị, chân thành mà người
dân nước Việt giành cho người dân láng giềng của mình. Phong tục ăn mặc ở
Lào, phụ nữ phải mặc “ Phaa sin” một kiểu váy dài có các mảng hoa văn đặc
trưng, mặc dù nhóm các bộ tộc thường có trang phục riêng của họ . Đàn ông thì
mặc “ phaa biang sash” vào những dịp lễ hội. Ngày nay phụ nữ thường mặc
trang phục kiểu phương Tây, nhưng “ phaa sin” vẫn là trang phục bắt buộc.
Đất nước, con người và nền văn hoá Lào quả đã mang trong mình nguồn
sức mạnh vô biên, ẩn chứa bao điều kì diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn
nội lực to lớn. Nguồn tiềm năng và nguồn nội lực to lớn đó đang được Đảng,

Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy
trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển. Qua cuộc thi tìm hiểu này tôi
đã được hiểu biết thêm nhiều về đất nước và con người nước Lào. Thật khâm
phục và yêu mến biết bao, có lẽ ai cũng mong được đến thăm đất nước bạn Lào
dù chỉ là một lần.
NGƯỜI DỰ THI

Nguyễn Chí Công


BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ “LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO”
Họ và tên: Đỗ Thị Duyên
Ngày tháng năm sinh: 16/06/1978
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: GV
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: (Không)
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và THCS Yên Phú
Nơi thường trú: Khu phố I – TT Mậu A - Văn Yên – Yên Bái
SĐT: 01699926796
VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, CHỦ TỊCH CAY XỎN
PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO
CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO VIỆT NAM.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào –
Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm
có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân
tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản,

đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân
dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào, Lào – Việt Nam.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu nước
nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình
khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện
chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các
dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản.
Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm
đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà
còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (1). Hội Việt Nam Cách


mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái
Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc),
đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt
động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy
đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu
nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đoàn kết
khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện
cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào
là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước
mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật
tổ chức khảo sát thực địa tại Lào (2) càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết
giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh
niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên

lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức.
Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của
Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị,
tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước
Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp tới
của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.
Ngày 3 -2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lapạ
đã ra đời - tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng là sự mở đầu những
trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Trên cơ sở sự phát triển của tổ chức Đảng ở Lào, tháng 9 năm 1934, Ban Chấp
hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao (tức Xứ uỷ lâm thời Ai Lao) được thành lập. Sự
ra đời của Xứ uỷ Ai Lao là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh yêu
nước của nhân dân các bộ tộc Lào, khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của
Đảng bộ Lào đối với cách mạng Lào cũng như đánh dấu một bước phát triển
mới trong quan hệ giữa phong trào cách mạng hai nước Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản Đông
Dương còn đề ra những chủ trương và giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp bộ
Người dự thi

Đoàn Thị Thuận



×