Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÔN TRÙNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN,
TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60 62 02 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ BẢO THANH

Hà Nội, 2014


i
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu theo kế hoạch của Nhà trường,
tôi đã hoàn thành bản luận văn đúng thời gian và nội dung chất lượng đề ra.
Có được kết quả như vậy, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Lê Bảo Thanh, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.


Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên
rừng trong việc giám định mẫu, biên dịch tài liệu tham khảo. Nhân đây, tôi
cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc, Cán bộ Khu Bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đóng góp ý
kiến quan trọng để tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu đã qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả và các
số liệu trong nghiên cứu ở bản luận văn là do sự nỗ lực bản thân tìm hiểu, học
hỏi và đánh giá. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để
bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN ANH TUẤN


ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3

1.1. Các nghiên cứu về Đa dạng côn trùng trên thế giới .............................. 3
1.2. Những nghiên cứu về đa dạng côn trùng ở trong nước ......................... 5
1.3. Nghiên cứu về giá trị, vai trò của Đa dạng côn trùng ............................ 7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 11
2.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 11
2.3. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................. 11
2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 12
2.5.1. Chuẩn bị ........................................................................................ 12
2.5.2. Điều tra ngoại nghiệp .................................................................... 12
2.5.3. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng... 16
2.5.4. Phân tích, tổng hợp số liệu ............................................................ 19
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí, quy mô, diện tích ................................................................ 22
3.1.2 Địa hình địa thể .............................................................................. 23
3.1.3 Địa chất thổ nhưỡng ....................................................................... 23


iii
3.1.4 Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 23
3.1.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ............................................ 24
3.2. Tình hình kinh tế- xã hội liên quan ...................................................... 25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 28
4.1. Đặc điểm thành phần loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến ................................................................................................ 28
4.2. Đặc điểm phân bố của côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng
Tiến.............................................................................................................. 32
4.2.1. Đặc điểm phân bố của côn trùng theo khu vực nghiên cứu........ 32

4.2.2. Đặc điểm phân bố côn trùng theo sinh cảnh ............................... 34
4.2.3. Đặc điểm phân bố côn trùng theo độ cao.................................... 37
4.3. Đa dạng sinh thái và ý nghĩa côn trùng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến ................................................................................................ 40
4.3.1. Đa dạng về sinh thái ...................................................................... 40
4.3.2. Ý nghĩa côn trùng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến ........ 46
4.4. Đánh giá trữ lượng một số loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến ................................................................................................ 50
4.5. Các loài côn trùng ưu tiên bảo tồn và thông tin về chúng tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Thượng Tiến....................................................................... 52
4.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tài nguyên côn trùng tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Thượng Tiến....................................................................... 55
4.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ................................................ 55
4.6.2. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã hội............................... 60
4.7. Các giải pháp bảo tồn Đa dạng côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến ................................................................................................ 67
4.7.1. Giải pháp về phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người
dân ........................................................................................................... 67


iv
4.7.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác 69
4.7.3. Các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, bảo tồn .................................. 71
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 75
1. Kết luận ................................................................................................... 75
2. Tồn tại ..................................................................................................... 75
3. Kiến nghị ................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

1

CITES

Viết đầy đủ
Công ước Quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật
có nguy cơ bị tuyệt chủng (Convention on International
Trade in Endangered Species)

2

FAO

Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (United
Nations Food and Agriculture Organization).

3

GPS

4


IUCN

Thiết bị định vị toàn cầu (Global Positionning System)
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The Word
Conservation Union)

5

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

ODB

Ô dạng bản

8

PRA

Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có
sự tham gia
Rapid Rural Apraisal - Đánh gía nhanh nông thôn


9

RRA

10

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

11

WWF

Qũy Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund
for Nature)

12

KFW7

Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng


Trang

3.1

Tổng hợp các thông số dân sinh kinh tế tại các xã liên quan

26

tới Khu Bảo tồn
3.2

Bảng phân hạng các mối đe dọa tới Khu Bảo tồn

27

4.1

Thành phần côn trùng đã điều tra tại Khu Bảo tồn thiên nhiên

28

Thượng Tiến
4.2

Thành phần côn trùng ở một số khu rừng đặc dụng

31

4.3


Danh sách các loài côn trùng Khu Bảo tồn thiên nhiên

32

Thượng Tiến có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định số
32/2006/NĐ-CP
4.4

Sự phân bố côn trùng ở các khu vực nghiên cứu của

33

Khu Bảo tồn nhiên nhiên Thượng Tiến
4.5

Sự phân bố côn trùng theo các sinh cảnh tại Khu Bảo tồn

34

thiên nhiên Thượng Tiến
4.6

Sự phân bố côn trùng theo độ cao

37

4.7

Thống kê các loài gây hại tại Khu Bảo tồn


42

thiên nhiên Thượng Tiến
4.8

Thống kê các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt tại

44

Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
4.9

Mức độ phong phú một số loài côn trùng tại Khu Bảo tồn

51

thiên nhiên Thượng Tiến
4.10

Danh sách các nhóm/loài côn trùng cần bảo tồn trong Khu

53

Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
4.11

Thống kê tình hình vi phạm lâm luật qua một số năm tại
KBTTN Thượng Tiến

66



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Ảnh một số dạng sinh cảnh chính

13

2.2

Bảo quản mẫu côn trùng

18

3.1

Vị trí địa lý khu Bảo tồn thiên nhien Thượng tiến

22

3.2


Rừng núi đá vôi

24

3.3

Khai thác lâm sản trái phép

27

4.1

Tỷ lệ % loài côn trùng điều tra trong các bộ tại Khu Bảo tồn

29

thiên nhiên Thượng Tiến
4.2

Món đặc sản từ côn trùng

47

4.3

Chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp

61

4.4


Đốt rừng làm nương rẫy

63

4.5

Sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu hại

65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng chiếm một vị trí quan trọng trong đa dạng sinh học và cân bằng
của mỗi hệ sinh thái. Côn trùng là động vật không xương sống, cơ thể côn trùng
đươc bao bọc bởi một lớp da có cấu tạo đặc biệt giúp cho chúng có thể thích
nghi với những điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh. Cơ thể côn trùng nhỏ bé
khiến cho chúng có thể ẩn náu mọi nơi, với một lượng thức ăn ít ỏi cũng đủ để
hoàn thành một thế hệ và sinh ra các thế hệ sau. Đây là bộ có sức sinh sản lớn,
sinh sản bằng nhiều hình thức và vòng đời ngắn nên sức tăng mật độ cao, khả
năng thích nghi cao với những biến đổi của điều kiện ngoại cảnh, khiến chúng
vượt xa các nhóm loài khác trong giới động vật về tính đa dạng.
Thomas Eisner (1997), lớp côn trùng có đến một tỷ tỷ (1018) cá thể và
đại diện cho trên 90% của các dạng sống khác nhau trên hành tinh này. Có
thể thấy côn trùng chiếm một lượng rất lớn trong tự nhiên và xã hội
loài người, chúng phân bố khắp mọi nơi kể cả những chỗ khắc nghiệt
nhất và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Côn trùng là một
trong những nhóm động vật quan trọng nhất trong giới tự nhiên.

Chúng ảnh hưởng tới cuộc sống và lợi ích của con người ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Trong khi một số loài côn trùng được coi như là vật
gây hại ảnh hưởng đến sinh kế và sức khỏe người dân thì số khác lại
mang lại những lợi ích to lớn cho con người. Nhiều loài côn trùng là
người bạn thân thiết của chúng ta trong việc nâng cao năng suất cây
trồng và tạo ra những dòng tiến hoá mới thông qua việc thụ phấn cho
các loài thực vật; một số lại cung cấp những nguồn thực phẩm giá trị
như mật ong và sữa ong chúa. Hiện nay ở một số loài côn trùng chúng
ta cũng chưa biết hết giá trị của chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học
đều khẳng định rằng côn trùng là thành phần chủ yếu của tự nhiên và
là nhân tố chủ đạo tạo ra sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.


2

Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến được thành lập năm 1995, diện
tích là gần 6.000 ha, trong đó có 1.496 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,
4.377 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái, Ngoài ra còn 4.308 ha thuộc vủng
đệm thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Địa hình của Khu bảo tồn thiên nhiên khá phức tạp, bao gồm đồi núi có
độ dốc vừa phải, đôi chỗ cao hơn 1.000m. Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng
Tiến chủ yếu là rừng trên núi đá vôi. Thảm thực vật chính là kiểu thảm rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã bị tác động. Rừng có một số loại gỗ quý
như lát hoa, nghiến, táu v.v...
Năm 2012 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Ban quản lý các
dự án lâm nghiệp, Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La
(KFW7) đã tiến hành điều tra và thống kê được 648 loài thuộc 397 chi, 144
họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó, có 36 loài có tên trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ IUCN (2011). Điều
tra về thú ghi nhận 59 loài thuộc 21 họ và 8 bộ động vật có vú. Kết quả về

chim ghi nhận được 128 loài chim thuộc 13 bộ, 37 họ. Kết quả điều tra về bò
sát và ếch nhái đã ghi nhận được 53 loài thuộc 14 họ, 4 bộ trong đó có 18 loài
bò sát thuộc 7 họ, 2 bộ và 35 loài ếch nhái thuộc 7 họ và 2 bộ. Các nghiên cứu
về côn trùng tại đây hầu như chưa được thực hiện hoặc thực hiện mang tính
chất nhỏ lẻ mà chưa có tính hệ thống, chưa đáp ứng được dữ liệu khoa học
làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng côn
trùng nói riêng.
Để góp phần vào công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, cung cấp
thông tin ban đầu về thành phần, mật độ, phân bố, đặc điểm sinh học của côn
trùng trong khu bảo tồn làm cơ sở đề ra phương hướng quản lý tài nguyên côn
trùng rừng cũng như để hoàn thành khóa học thạc sỹ tại Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp mang tên “ Nghiên cứu đa dạng côn
trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
ThượngTiến Hòa Bình”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về Đa dạng côn trùng trên thế giới
Nhiều nhà côn trùng học nổi tiếng trên thế giới đã đưa côn trùng học
thành chuyên ngành sinh học độc lập, đó là Fabre (1823-1915), Keppri
(1833–1908), Brandt (1879–1891), R.E. Snodgrass (1875–1962), H. Weber
(1899–1956), Handlisch (1865–1957), Mactunov (1878-1938), Svanvich
(1899–1957), Imms (1880–1949), Chauvin, Price, Iakhontov....
Các nhà khoa học ước lượng trên thế giới có khoảng 1.100.000 loài côn
trùng thuộc bộ Cánh cứng, trong đó đã mô tả được 360.000 – 400.000 loài.
Bộ Cánh phấn (Lepidoptera) hiện nay có khoảng 180.000 loài bướm đã được
mô tả (ước lượng có khoảng: 300.000-500.000 loài trên thế giới). Bộ Cánh

màng có hơn130.000 loài đã được mô tả. Bộ Cánh nửa (Hemiptera có khoảng
80.000 loài trên thế giới. Bộ Hai cánh (Diptera): Ước lượng trên thế giới có
khoảng 240.000 loài, trong đó đã mô tả được 152.956 loài (Thompson 2008).
Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có khoảng 24.380 loài đã được mô tả (Eades &
Otte (2009). Bộ Cánh đều (Homoptera) đã điều tra và phát hiện được 45.000
loài; tính riêng ở Bắc Mỹ đã có 6.000 loài được mô tả. Bộ Cánh bằng
(Isoptera) ước lượng có khoảng 4.000 loài, trong đó đã mô tả được 2.600 2.800 loài. Bộ Chuồn chuồn (Odonata), theo Trueman & Rowe (2008) thì đã
có 6.500 loài côn trùng của Bộ này đã được phát hiện và mô tả. Bộ Bọ ngựa
(Mantodea) đã mô tả được 2.200 loài bọ ngựa thuộc 9 họ...
Trong tổng số các loài côn trùng được mô tả trên thế giới, có hơn một
nửa sử dụng nguồn thức ăn từ thực vật. Bằng cách thu thập, ăn phấn hoa và
mật, côn trùng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ phấn của thực vật.
Hiện có hơn 300 loài côn trùng thụ phấn đã được ghi nhận ở Trung Quốc.
Theo W. S. Robinson, R. Nowogrodski & R. A. Morse, các loài bướm thụ


4

phấn cho thực vật đã mang lợi khoảng 9 tỷ đô la trong tổng doanh thu kinh tế
hàng năm ở Mỹ. DeBach, 1974 khi nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng
ở Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng: Trong tổng số 85.000 loài côn trùng ăn cỏ ở Bắc Mỹ
chỉ có 1425 cần phải được kiểm soát, chiếm 1,7% tổng số loài. Phần còn lại
(98,3%) chủ yếu là loài vô hại hoặc trung lập.
Tóm lại các nghiên cứu đã cho thấy mặc dù có rất nhiều loài côn trùng,
nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó thực sự là có hại. Phần lớn các loài côn
trùng là có lợi hay vô hại đối với con người. Nhiều côn trùng bắt mồi ăn thịt
và ký sinh là thiên địch của sâu hại, có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh sâu bệnh trong hệ sinh thái tự nhiên bằng cách tấn công và ăn thịt
chúng, một số loài côn trùng còn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đặc
biệt, có giá trị cao: tơ tằm, cánh kiến đỏ, sáp trắng, phẩm son; là nguồn cung

cấp thực phẩm, dược liệu cho con người, thức ăn cho vật nuôi...
Tổ chức Nông lương (FAO) đã ước tính rằng tổn thất do dịch hại gây ra
đối với cây lương thực trên thế giới khá lớn, trong đó 14% là do sâu hại, 10%
là do bệnh hại và 11% là do cỏ dại. Ngay cả với nền nông nghiệp phát triển
cao, công nghệ kiểm soát dịch hiện đại, Cục Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng
thiệt hại do sâu hại tại Mỹ đạt tổng cộng 6,8 tỷ đồng mỗi năm trong thập kỷ
1950-1960. Ngoài những tác động của côn trùng gây hại trong nông nghiệp và
nghề làm vườn, một số loài côn trùng còn phương hại đến vật nuôi, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người ở nhiều mức độ khác nhau.
* Nguyên nhân gây suy thoái Đa dạng sinh học côn trùng trên thế giới
Tại Trung Quốc, các chuyên gia và các tổ chức khoa học đã chỉ ra 5
nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên Đa dạng sinh học côn trùng, đó
là:
- Sự chia cắt sinh cảnh, nhiều diện tích rừng trên thế giới đặc biệt là
rừng nhiệt đới bị phân chia thành các khu vực nhỏ và phân tán.


5

- Sự suy thoái các vùng đất nhạy cảm do việc chăn thả quá mức kéo dài
- Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên động, thực vật dẫn đến
sự tuyệt chủng của một số loài.
- Sự phát triển ồ ạt công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Sự xuất hiện của nhiều loài ngoại lai xâm hại các loài bản địa.
Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học côn trùng ở các nước
đang phát triển là do đói nghèo và sự gia tăng dân số.
* Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng trên thế giới
Bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề phức tạp và mang tính hệ
thống. Mặc dù côn trùng phong phú về thành phần loài với số lượng cá thể
lớn, nhưng chỉ là một trong nhiều nhóm khác nhau của sinh vật sống trên trái

đất này hay nói cách khác: ở bất kỳ một hệ sinh thái nào, côn trùng cũng có
mối liên hệ với các loài sinh vật khác. Do đó không thể bảo vệ các loài côn
trùng như là một nhóm độc lập mà phải lấy toàn bộ hệ sinh thái là mục tiêu
bảo tồn.
1.2. Những nghiên cứu về đa dạng côn trùng ở trong nước
Nghiên cứu về phân loại côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến
là công trình của Đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên Mission
Pavie, đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong 16 năm (1879–1895), xác
định được 8 bộ, 85 họ và 1040 loài côn trùng. Phần lớn mẫu thu thập ở Lào,
Campuchia, còn ở Việt Nam thì rất ít. Hầu hết các mẫu vật được lưu trữ ở các
Viện bảo tàng Paris, London, Geneve và Stockholm.
Trong chương trình Điều tra theo dõi diễn biến rừng toàn quốc từ năm
1996–2000, Bộ môn Điều tra sâu bệnh hại rừng thuộc Viện điều tra quy
hoạch rừng đã tiến hành chuyên đề “Điều tra côn trùng rừng tự nhiên trên
phạm vi 5 vùng (Bao gồm các vùng: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ)” và đã xác định được 756 loài.


6

Ngoài các báo cáo điều tra cơ bản côn trùng rừng trong các chu kỳ theo
dõi diễn biến tài nguyên côn trùng rừng giai đoạn từ 1991–2005, còn có nhiều
công trình nghiên cứu về côn trùng từ các dự án, chương trình của các tổ chức
nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành ở Việt Nam. Các nghiên cứu về côn
trùng trong đó có thể nói đến là công trình nghiên cứu về nhóm bướm ngày
(Rhopalocera, Lepidoptera) ở Việt Nam của Alexander L. Monastyrskii;
hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và các giá trị
bảo tồn của chúng của Đặng Thị Đáp; các kết quả điều tra nghiên cứu về côn
trùng của Viện Điều tra Quy hoạch rừng do các tác giả Nguyễn Văn Bích,
Đặng Ngọc Anh, Nguyễn Trung Tín, Hà Văn Hoạch thực hiện; các kết quả

điều tra nghiên cứu của Đỗ Mạnh Cương và cộng sự về Chuồn chuồn
(Odonata); các kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật về nhóm bướm ngày, cánh cứng, cánh nửa, bọ que, kiến…
Các nghiên cứu về giá trị đa dạng sinh học côn trùng ở Việt Nam còn ít,
chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu thành phần, lợi dụng các loài côn trùng
trong việc tiêu diệt sâu hại: các loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt… Nghiên cứu về
nhóm này có một số hướng: Nghiên cứu thành phần loài thiên địch, Nghiên
cứu vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại chính: Vai trò tập
hợp các thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại lúa có các công trình của
L.M. Châu (1987, 1989), V.Q. Côn (1989, 1990), H.Q. Hùng (1984), P.V.
Lầm (1985, 1995), P.V Lầm và nnk (1983, 1989, 1993, 1996…), Trần Ngọc
Lân (2000)…
Nguyễn Thế Nhã trong cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích”
đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học côn trùng trong thực
phẩm, dược liệu, nguyên liệu, giải trí, làm cảnh, phòng trừ sâu hại…Tác giả
cũng đã trình bày về đặc tính sinh vật học, sinh thái học, cách sử dụng, gây


7

nuôi một số loài đại diện trong các nhóm trên, đặc biệt là các loài côn trùng sử
dụng trong phòng trừ sâu hại và thực phẩm.
* Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng côn trùng
Côn trùng cùng với các nhóm sinh vật khác: chim, thú, bò sát, ếch
nhái, thực vật....cùng tồn tại trong một hệ sinh thái và có liên quan mật
thiết với nhau. Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng
sinh học trong các hệ sinh thái đã được thực hiện nhiều và đó cũng là cơ
sở để đánh giá các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học côn trùng.
Kết quả của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trung Trường
Sơn đã chỉ ra 3 nhóm nguy cơ đe dọa và thách thức tài nguyên đa dạng

sinh học đó là: Sự suy giảm nguồn tài nguyên nhanh chóng; Thể chế,
chính sách và thực thi pháp luật còn phức tạp với nhiệm vụ chưa rõ ràng,
chồng chéo của các cơ quan quản lý; Thiếu sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
* Các giải pháp bảo tồn đa dạng côn trùng
Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng ở nước ta còn
ít, mang tính cục bộ ở một số địa phương, khu bảo tồn. Nguyễn Thị Đáp (2008) đã
đề xuất ra đưa các mô hình nhân nuôi một số loài bướm ở Tam Đảo. Đây là một
công trình rất công phu tuy nhiên mới chỉ tập trung vào một số loài có tính thẩm
mỹ cao.
1.3. Nghiên cứu về giá trị, vai trò của côn trùng
Các nghiên cứu về vai trò đa dạng sinh học côn trùng trên thế giới tập
trung chủ yếu vào các lĩnh vực: sinh thái, nông nghiệp, thực phẩm, văn hóa,
nhân văn....
Đối với hệ sinh thái, Đa dạng sinh học không chỉ có vai trò cung cấp
thực phẩm cho con người mà vai trò quan trọng khác của nó trong hệ sinh thái
là tạo ra các chu trình tuần hoàn vật chất năng lượng, ảnh hưởng lớn đến điều


8

kiện tiểu khí hậu và chế độ thủy văn của địa phương. Bên cạnh đó, đa dạng
sinh học đóng vai trò tích cực trong việc khống chế các loài sinh vật gây hại,
tham gia vào quá trình làm sạch các chất ô nhiễm trong môi trường. Trong
tổng số các loài côn trùng được mô tả trên thế giới, thì có hơn một nửa sử
dụng nguồn thức ăn từ thực vật chủ yếu là mật và phấn hoa. Bằng cách thu
thập và ăn phấn hoa và mật, côn trùng có vai trò rất quan trọng trong quá trình
thụ phấn của thực vật. Hiện có hơn 300 loài côn trùng thụ phấn đã được ghi
nhận ở Trung Quốc. Cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là các loài cây ăn quả,
cây tái sinh bằng hạt phụ thuộc nhiều vào các loài côn trùng thụ phấn. Theo

nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tổng số các loài thực vật lưỡng tính
ở Trung Quốc có tới 85% là được thụ phấn nhờ côn trùng, 5% là do tự thụ
phấn và 10 % còn lại là do gió. Các loài côn trùng ăn phấn hoa hoặc hút mật:
ong, ong bắp cày, ruồi, bướm đêm và bướm, thường tập trung xung quanh
khu vực có hoa và thụ phấn cho hầu hết trong số đó. Nhân tố trung gian này
đã làm tăng sản lượng của nhiều loại cây trồng, rau, hoa quả và thậm chí cả
cỏ. Ngoài việc lợi dụng các loài côn trùng tự nhiên để thụ phấn cho cây trồng,
con người còn biết thuần hóa, sử dụng các loài côn trùng: ong mật tham gia
vào công việc này. Ở Trung Quốc, 70% sản lượng táo phụ thuộc vào sự thụ
phấn của ong mật. Nhiều loài cây trồng nông nghiệp khác: bông, hoa hướng
dương, lanh cũng tăng sản lượng và cải thiện chất lượng giống thông qua sự
thụ phấn của ong mật. Việc sử dụng ong mật để thụ phấn đã làm tăng thu
nhập hàng năm lên đến 19 tỷ đô la ở Mỹ và 2 tỷ rúp ở Liên Xô cũ.
Tóm lại những nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù rất có nhiều côn trùng,
một phần nhỏ trong số đó thực sự có hại. Phần lớn các loài có lợi hay vô hại
đối với con người. Nhiều động vật ăn thịt và ký sinh là thiên địch của sâu hại
và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sâu bệnh trong hệ sinh thái tự
nhiên bằng cách tấn công và ăn thịt chúng.


9

Cung cấp thực phẩm, dược liệu…
Trong quá khứ, nhiều sản phẩm khác có nguồn gốc từ côn trùng là mặt
hàng quan trọng trong nền kinh tế nội địa và thương mại quốc tế như: sen lắc,
sáp trắng, phẩm son. Ngoài ra nhiều loài côn trùng hoặc các sản phẩm của
chúng đã được sử dụng trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc: gián, dế
cơm, bọ hung… Một giá trị khác dễ bị bỏ qua, đó là sử dụng côn trùng làm
thực phẩm như một món ăn ngon và bổ dưỡng ở nhiều nước trên thế giới:
Mexico, Việt Nam… Côn trùng là thực phẩm giàu Protein và là một thực đơn

tốt cho người ăn kiêng. Theo You có hơn 600 loài côn trùng có thể sử dụng
làm thực phẩm tại Trung Quốc.
Những ảnh hưởng bất lợi của côn trùng đối với con người:
Côn trùng có thể mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người, nhưng
đồng thời cũng là nhân tố gây ra những thiệt hại nhất định khi chúng cạnh
tranh với các nguồn tài nguyên của con người. Tổ chức Nông lương (FAO) đã
ước tính rằng khoảng 14% của tất cả thực phẩm được trồng trên thế giới bị
mất là do côn trùng hại, 10% là do bệnh thực vật và 11% là do cỏ dại. Tại Mỹ,
ngay cả với nền nông nghiệp phát triển cao, công nghệ kiểm soát dịch hiện
đại, Cục Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng thiệt hại từ dịch hại côn trùng tại Mỹ
đạt tổng cộng 6,8 tỷ đồng mỗi năm trong thập kỷ 1950-1960. Thực trạng này
cũng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Trung Quốc, ví dụ, sự bùng nổ của
châu chấu nâu Nilaparvata lugens vào năm 1991 gây thiệt hại 250.000.000
tấn gạo. Các ổ dịch của sâu hại bông Heliothis armigera vào năm 1992 đã làm
mất mát hơn 1,2 tỷ USD. Một số loài côn trùng ăn thực vật có thể gián tiếp
truyền bệnh. Nhiều bệnh virus thực vật chỉ có thể lây lan từ cây trồng thông
qua vector truyền bệnh là côn trùng. Ngoài những tác động của côn trùng gây
hại trong nông nghiệp và nghề làm vườn, một số loài côn trùng còn phương
hại đến động vật sản xuất bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng, giảm năng suất


10

và thậm chí gây tử vong trong một số trường hợp. Cuối cùng, côn trùng gây
hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ở nhiều mức độ: gây khó chịu về thể
chất, giảm sức khỏe tổng thể, truyền tải nhiều loại bệnh nguy hiểm. Sự lan
truyền của một số bệnh như sốt rét và virus West Nile là một trong những mối
quan tầm hàng đầu trong lĩnh vực y tế trong những thập kỷ 60 -70 và cả ngày
nay.
Các nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng đã được thực hiện ở một

số Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Vườn Quốc gia Tam Đảo có Khu
hệ côn trùng đã ghi nhận 437 loài của 271 giống thuộc 46 họ. Vườn Quốc gia
Cúc Phương có 1899 loài côn trùng.... tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở việc
điều tra, phát hiện thành phần loài. Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, giá
trị đa dạng sinh học côn trùng và các giải pháp bảo tồn còn ít được chú ý.
Năm 1999, Bùi Văn Tứ đã ghi nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiê Thượng
Tiến có 44 loài bướm ngày thuộc 5 họ côn trùng và cũng đã sơ bộ nghiên cứu
đặc điểm phân bố của các loài này tại khu vực nghiên cứu.


11

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài Côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, xã
Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định được thành phần, phân bố của côn trùng tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Thượng Tiến.
2. Xác định được đặc điểm đa dạng côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến.
3. Đề xuất được giải pháp quản lý và bảo tồn các loài côn trùng tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến trong thời gian từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến xã
Thượng Tiến- huyện Kim Bôi- tỉnh Hòa Bình.

2.4. Nội dung nghiên
1. Xác định thành phần loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến;
2. Sự phân bố theo sinh cảnh và mức độ phong phú của các loài côn
trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến;
3. Đặc điểm sinh thái học và ý nghĩa côn trùng ở Khu Bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến;
4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tài nguyên côn trùng tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Thượng Tiến;


12

5. Đề xuất các giải pháp khoa học bảo tồn đa dạng các loài côn trùng tại
Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Chuẩn bị
Thu thập tài liệu có liên quan, bản đồ địa hình, điều tra sơ thám khu
vực nghiên cứu.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: vợt bắt côn trùng, bẫy đèn, bao giữ mẫu,
miếng xốp cắm mẫu, kim cắm mẫu, hộp bảo quản mẫu, cồn 90 độ, địa bàn
máy GPS...
2.5.2. Điều tra ngoại nghiệp
Trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với đi thực địa tiến hành điều tra
theo tuyến qua các dạng địa hình.
2.5.2.1. Thiết lập các tuyến khảo sát và các điểm điều tra
Việc điều tra, đánh giá côn trùng rừng tự nhiên được tiến hành trên các
điểm điều tra và tuyến khảo sát ở 4 sinh cảnh chính: Sinh cảnh cây gỗ, Sinh cảnh
ven khe suối, Sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa, Sinh cảnh nông nghiệp. Tại mỗi
khu vực điều tra, thiết lập các tuyến khảo sát đi qua các sinh cảnh chính của khu

vực này. Trên các tuyến khảo sát này, tại mỗi sinh cảnh đặc trưng, chọn một
điểm điều tra có bán kính 10m .
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện điều tra trên 4 tuyến khảo sát với
19 điểm điều tra tại 4 sinh cảnh chính. (Sinh cảnh cây gỗ, sinh cảnh ven khe
suối, sinh cảnh cây bụi rừng tre nứa, sinh cảnh nông nghiệp).


13

Sinh cảnh cây gỗ

Sinh cảnh khe nước ven suối

Sinh cảnh bụi rừng tre nứa

Sinh cảnh nông nghiệp dân cư
Hình 2.1 Ảnh một số dạng sinh cảnh chính


14

Cách lập tuyến điều tra.
- Dựa vào địa hình khu vực nghiên cứu, đặc điểm sinh thái học của các
loài côn trùng. Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh chính trong Khu Bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến.
+ Đảm bảo tính đại diện của côn trùng.
+ Thuận lợi cho việc điều tra vây bắt.
Qua các tiêu chí trên xác định 4 tuyến điều tra.
- Tuyến 1: xuất phát từ Văn phòng Khu Bảo tồn đến xóm Vay, xã

Thượng Tiến. Có chiều dài 7km. Đi qua khu vực dân cư, sinh cảnh cây nông
nhiệp và ao hồ, có rừng trồng thuần loài keo và rừng hỗn giao cây bảo địa.
Tuyến 1 bố chí 4 điểm điều tra.
- Tuyến 2: Từ xóm Vay đi về hướng Tây Bắc đến vùng phân khu phục
hồi sinh thái 1. Chiều dài 2km. Sinh cảnh là rừng tái sinh lẫn tre nứa ở các đai
thấp (<700m) rừng thường xanh phục hồi ở các đai trung bình và cao
(>700m) tại tuyến này lập 4 điểm điều tra.
- Tuyến 3: Từ xóm Vay đi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có chiều dài
6km. Có sinh cảnh rừng cây gỗ, rừng kím thường xanh trên núi đá vôi. Thực
vật rừng khá phong phú. Thực vật chỉ thị cho kiểu rừng này là: Nghiến, Lát
hoa, Sâng, Đinh, Tràng cây bụi cỏ... tuyến 3 bố chí 5 điểm điều tra.
- Tuyến 4: xuất phát từ Ủy ban xã Quy Hòa đến Ủy ban xã Kim Tiến, có
chiều dài 8.5km. Đi qua phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân phu phục hồi
sinh thái 2, đến khu vực dân cư. Đi qua các sinh cảnh: sinh cảnh rừng cây gỗ,
sinh cảnh là rừng tái sinh lẫn tre nứa, sinh cảnh cây nông nhiệp và ao hồ.
Tuyến 4 bố chí 6 điểm điều tra.


15

Tất cả các loài gặp trên tuyến được ghi trong phiếu điều tra tuyến, các
loài có giá trị bảo tồn và các loài chưa định loại được chụp ảnh và thu mẫu
nhằm phục vụ công tác giám định sau điều tra.
2.5.2.2. Tiến hành điều tra
Qua các tài liệu tham khảo tìm hiểu tùy theo đối tượng côn trùng cần
điều tra mà phân loại thành các dạng sinh cảnh khác nhau, mỗi loại côn trùng
có tập tính và sinh cảnh sống khác nhau… qua đó ta có thể áp dụng và tiến
hành điều tra.
Côn trùng luôn tập trung nhiều ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào.
Rừng là nơi có thảm thực vật với đa dạng các loài cây nhất nên ở đâu có rừng,

nhất là những địa điểm nóng ẩm thường có nhiều loài côn trùng. Mỗi một
nhóm côn trùng có nơi cư trú riêng, có loài phân bố hẹp, có loài phân bố
rộng. Vì vậy để việc quan sát có hiệu quả cần chú ý đến đặc tính sinh học,
nhất là nguồn thức ăn của chúng:
- Các loài ong, bướm, bọ ngựa thường tập trung ở nơi có khoảng trống
và phong quang như dọc đường mòn trong rừng, nơi trâu bò đi lại, bờ suối,
bãi trống và các trảng cỏ, hoa dại và cây bụi…Ở những nơi đó chúng ta sẽ rất
dễ thấy và quan sát được các loài bướm ra khoe màu sắc, tắm nắng hay tìm
bạn đời. Tuy nhiên các loài thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) lại sống
trong rừng rậm, nơi có những tảng đá to, cây lớn, mọc thưa.
- Bọ hung thường tập trung nhiều ở nơi chăn thả gia súc.
- Hổ trùng thường xuất hiện nhiều ở các đường mòn trong rừng.
- Các loài chuồn chuồn lại thích tập hơn ở ven suối...
- Thu bắt: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình
điều tra thực địa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ áp dụng đối với những loài có số
lượng cá thể nhiều, không sử dụng phương pháp này đối với các loài côn


16

trùng quý hiếm, ít gặp trong Khu Bảo tồn. Việc thu bắt được thực hiện bằng
một số cách:
Cách 1: Sử dụng loại vợt cán dài 2,5m, đường kính miệng 35cm để vợt
bắt côn trùng.
Cách 2: Sử dụng bẫy đèn. Chúng tôi sử dụng nguồn điện là bình acquy
N25 với nguồn sáng trắng là bóng đèn HuaDa 25W. Đèn được treo ở khu vực
bãi trống, ven suối và giáp rừng. Bên dưới được đặt một chậu nước bắt côn
trùng.
Cách 3: Bẫy hố. Dụng cụ côn thu bắt côn trùng (lon bia, vỏ đồ hộp...)
được chôn hoặc ấn xuống đất. Phía trên có nắp đậy bằng gỗ, vỏ cây, đá... để

chống mưa. Miệng hố được phủ một tấm lưới thô bằng sắt hay tre nứa để treo
mồi và ngăn các động vật ăn côn trùng. Mồi có thể là các loại thức ăn khác nhau
mà đối tượng côn trùng cần thu thập ưa thích.
Đi dọc tuyến điều tra quan sát, chụp ảnh và dùng vợt hoặc tay thu bắt
tất cả các loài côn trùng và tại mỗi điểm điều tra (bán kính 10m. Đối với các
mẫu thu bắt được tại các điểm điều tra đều được xử lý sơ bộ và đánh mã số.
Đối với côn trùng dưới đất, chúng tôi tiến hành điều tra trên các ô dạng
bản (ODB) hình vuông (1m x 1m), mỗi điểm điều tra bố trí 5 ODB rải đều
khắp điểm điều tra.
2.5.3. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng
2.5.3.1. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng
Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng được thực hiện chủ
yếu theo các phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực
vật.
a) Phương pháp xử lý mẫu: Mẫu vật côn trùng thu thập được thường có
nhiều loại khác nhau: có loại lớn, loại nhỏ, loại vừa, có loại mình cứng, mình


17

mềm, có loại râu dài, râu ngắn... Tùy theo từng loại mà phương pháp làm mẫu
có khác nhau, ở đây chúng tôi sử dụng 2 phương pháp sau:
+) Xử lý mẫu khô hoặc mẫu cắm kim: Phương pháp này được áp dụng
với những loài côn trùng có kích thước to, trung bình hoặc không quá nhỏ,
thuộc các bộ: bộ Cánh thẳng, bộ Cánh nửa, Cánh vảy, Cánh màng...Cách thức
tiến hành như sau:
- Giết côn trùng bằng lọ độc Cyanure Kali: Dùng lọ thủy tinh có nắp chặt
kín, cho vào trong lọ một lớp KCN độ 5-10 ly, sau đó cho bột mùn cưa đã rây
nhỏ mịn, nện chặt xuống có độ dày khoảng 10 ly. Cho tiếp bột cao lanh lên
trên, rưới nước đều, nện chặt lần 2, lượng nước vừa phải, nếu quá nhiều sẽ bị

dính. Cắt tròn miếng giấy trắng sao cho vừa khít thành bình. Đặt miệng giấy đã
cắt lên trên miệng cao lanh. Cyanure Kali sẽ tiếp xúc với nước trong không khí
tạo thành acid cyanhydric bốc hơi cho côn trùng bị ngạt chết. Khi trời khô, bổ
sung thêm vài giọt nước để làm tăng hiệu quả giết sâu. Đối với từng loại côn
trùng to, nhỏ mà dùng loại lọ độc rộng hay hẹp. Với bướm dùng lọ có đường
kính 80 ly, chiều cao 150-180ly; với châu chấu, cánh cứng to... dùng lọ hoặc
hoặc ống tube có đường kính 50 ly, cao 120 – 150 ly; loại côn trùng nhỏ dùng
ống tube 25x100 ly và 18x75ly. Để hạn chế phải mang nhiều loại, một số bộ
côn trùng: cánh cứng, cánh thẳng có thể dùng chung một lọ, còn đối với các
loài bướm được dùng riêng một lọ để hạn chế mất phấn và rách cánh.
Sau khi côn trùng chết, lấy khỏi lọ và cho vào bao gói.
- Cắm kim: Mỗi một họ, bộ côn trùng côn khác nhau, dùng các loại kim
khác nhau. Vị trí cắm kim cũng tùy thuộc vào từng loài côn trùng: Bộ Cánh
thẳng cắm 1 bên mảnh lưng ngực trước, bộ Cánh nửa cắm vào góc bên phải
phiến thuẫn, bộ Cánh cứng cắm vào giữa mảnh lưng ngực trước...Cắm kim
xong dùng panh để điều chỉnh tư thế râu, chân. Sau đó cắm côn trùng lên bàn
căng như bướm, ong, ruồi...Đặt côn trùng vào miếng gỗ sao cho thân côn


×