Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khảo nghiệm giống tràm lai tại vùng đất khô hạn ở ninh thuận và ngập nước theo mùa ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TỐNG VĂN HOÀNG

KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÀM LAI TẠI VÙNG ĐẤT KHÔ HẠN Ở
NINH THUẬN VÀ NGẬP NƯỚC THEO MÙA Ở NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TỐNG VĂN HOÀNG

KHẢO NGHIỆM GIỐNG TRÀM LAI TẠI VÙNG ĐẤT KHÔ HẠN Ở
NINH THUẬN VÀ NGẬP NƯỚC THEO MÙA Ở NINH BÌNH

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp Khóa
18, 2010-2012; đồng thời vận dụng những kiến thức được trang bị trong nhà
trường vào sản xuất, thực hiện phương châm học đi đôi với hành; được sự nhất
trí của trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Khảo nghiệm giống tràm lai tại vùng đất khô hạn ở Ninh Thuận và
ngập nước theo mùa ở Ninh Bình”
Trong quá trình hoàn thành bản luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa đào tạo sau Đại học, Khoa Lâm học, bạn bè và
đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Việt Cường,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, truyền đạt
những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công chức, viên chức
Trung tâm Công nghệ sinh học lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp
Việt Nam đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu
để hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực, nhưng do bản thân còn hạn chế về trình độ nên
bản Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp gần xa.
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
TÁC GIẢ
Tống Văn Hoàng


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

trang

Lời cảm ơn ………………………………………………………………… i
Mục lục ……………………………………………………………………. ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ……………………………………….. vi
Danh mục các bảng ……………………………………………………….. vi
Danh mục các hình ảnh……………………………………………………. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………….

1

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………………………… 3
1.1. Tổng quan về cây tràm ………………………………………….......... 3

1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại ........................................................ 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái chủ yếu của cây tràm................................ 5
1.1.3. Cây tràm, loài cây bản địa đa dụng.................................................... 11
1.2. Những nghiên cứu về chọn tạo, khảo nghiệm và lai giống tràm ........... 14
1.3. những nghiên cứu về trồng rừng trên các vùng đất đặc biệt………

17

1.4. Những kết luận rút ra phục vụ nghiên cứu đề tài……………………

18

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………. 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………......

20

2.2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………. 20
2.2.1. So sánh sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Bình........................ 20
2.2.2. So sánh sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Thuận....................

20

2.2.3. Đề xuất các tổ hợp lai triển vọng và kỹ thuật gây trồng tràm lai trên
các vùng đất nghiên cứu…………………………………………………………. 21
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 21
2.3.1. Nguồn gốc đề tài.................................................................................. 21
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................


21


iii

2.3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 21
2.3.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây tràm lai ………………………………………….

22

2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 24
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu, thông tin.... 25
2.4.2. Bố trí thí nghiệm…………………………………………………….. 27
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật tác động………………………………………… 28
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ …………………………………

29

3.1. Sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Bình ………………..………

29

3.1.1. Tỷ lệ sống…………………………………………………………………… 29
3.1.2. Sinh trưởng đường kính ngang ngực, D1.3(cm)………………………… 31
3.1.3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn, Hvn3(m)………………………… 34
3.1.4. Sinh trưởng thể tích, V(dm3)……………………………………………… 36
3.2. Sinh trưởng các giống tràm lai tại Ninh Sơn - Ninh Thuận…………


42

3.2.1. Tỷ lệ sống…………………………………………………………………… 42
3.2.2. Sinh trưởng của các công thức khảo nghiệm tràm lai tại Ninh Sơn –
Ninh Thuận ……………………………………………...………………………… 45
3.3. Đề xuất các tổ hợp lai triển vọng và kỹ thuật gây trồng tràm lai tại các
vùng nghiên cứu …………………………………………………………..

49

3.3.1. Tại Gia Hòa – Gia Viễn – Ninh Bình ………………………………......

49

3.3.2. Tại Ninh Sơn – Ninh Thuận ……………………………………….......... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………….. 51
1. Kết luận……………………………………………..…………………..

51

2. Kiến nghị..................................................................................................

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung diễn giải

A:

Tuổi cây rừng

AG:

An Giang

B:

Bắc

Ca:

Melaleuca cajuputi

D0:

Đường kính cách mặt đất 10cm

D1.3:

Đường kính ngang ngực


Đ:

Đông

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC:

Đối chứng

F1:

Con lai thế hệ thứ nhất

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

L:

Melaleuca leucadendra

LA:

Long An

Max:


Giá trị lớn nhất

Min:

Giá trị nhỏ nhất

N:

Mật độ

NN &PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PNG:

Papua New guinea

Q:

Melaleuca quinquenervia

Qld:

Queensland

r:

Hệ số tương quan

S:


Sai tiêu chuẩn mẫu

Sx:

Sản xuất

toC:

Nhiệt độ


v

UBND:

Ủy ban nhân dân

V:

Melaleuca viridiflora

V%:

Hệ số biến động

X:

Giá trị trung bình

W:


Ẩm độ

WA:

Weipa


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng/biểu

Trang

1.1

So sánh một số tính chất lý hóa học gỗ tràm

12

2.1

Đặc điểm khí hậu các vùng đất nghiên cứu

23


2.2

Đặc điểm đất đai các vùng nghiên cứu

24

2.3

Nguồn gốc và bố trí khảo nghiệm

27

3.1

Tỷ lệ sống của tràm lai 5 tuổi tại Ninh Bình

30

3.2

Sinh trưởng D1.3 của tràm lai 5 tuổi tại Ninh Bình

31-32

3.3

Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của tràm lai 5 tuổi tại Ninh Bình

34-35


3.4

Sinh trưởng thể tích của tràm lai 5 tuổi tại Ninh Bình

36-37

3.5

Tỷ lệ sống của tràm lai 2 tuổi tại Ninh Sơn - Ninh Thuận

43

3.6

Sinh trưởng của tràm lai 2 tuổi tại Ninh Sơn - Ninh Thuận

45


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

TT

Tên hình ảnh

3.1

Các công thức khảo nghiệm tràm lai tại Ninh Bình


33

3.2

Sinh trưởng D1.3 khá đồng đều của tràm lai tại Gia

41

Trang

Viễn – Ninh Bình
3.3

Tổ hợp lai V69L42 tại Ninh Sơn – Ninh Thuận

44

3.4

Tổ hợp lai V69L18 tại Ninh Sơn – Ninh Thuận

46

3.5

Tốc độ sinh trưởng khác nhau của các tổ hợp lai

27


tại Ninh Thuận


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng tác động chính của ngành
lâm nghiệp, có một vị trí không thể thay thế trong mọi hoạt động của nền kinh
tế quốc dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của mỗi dân tộc, sự tiếp
tục hay chấm dứt của sự sống trên trái đất. Nhờ có rừng mà có nước để hoạt
động thủy điện, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt của con
người và cung cấp cho các nhà máy; hấp thụ CO2 cũng như các loại khí thải
khác từ các khu công nghiệp và hoạt động chăn nuôi để giữ gìn dưỡng khí cho
mọi sinh vật trên trái đất; bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở để phát triển nông
nghiệp; giữ gìn nguồn gen phục vụ sản xuất và nghiên cứu khoa học; chống
gió bão, cát bay, xâm thực của nước biển để bảo vệ làng mạc, phố xá và các
hoạt động sản xuất ven biển,…
Mặc dù có vai trò vô cùng to lớn như vậy, nhưng diện tích cũng như chất
lượng rừng trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, đang ngày một suy
giảm nghiêm trọng. Nếu như trước năm 1945 độ che phủ của rừng ở Việt Nam
là 43%, thì đến nay, sau rất nhiều chương trình trồng rừng rầm rộ, tỷ lệ che phủ
của rừng ở nước ta cũng chỉ mới đạt 39%, trong khi thành phần loài cây đang
ngày càng suy giảm, kích thước ngày một nhỏ lại, tốc độ sinh trưởng ngày càng
chậm và độ tàn che của tầng cây cao ngày một thấp hơn.
Trong tình hình chung đó, rừng phòng hộ mà nhất là rừng phòng hộ trên
các bãi cát khô hạn ven biển, các bãi bồi cửa sông, các vùng đất ngập và bán
ngập nước cũng dần bị mai một. Các diện tích rừng phi lao ở khu vực duyên
hải Nam Trung Bộ đang được phá hủy để xây dựng khu nghỉ dưỡng và khai
thác Titan, rừng Bần ở Nghệ An, Hải Phòng đang chuyển dần thành hồ nuôi
tôm; các đám sú, vẹt ven biển Thanh Hóa đang chết dần do quá trình xâm
thực của nước biển,… Thực trạng này, ngoài tác động tiêu cực của con người,



còn có ảnh hưởng của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một vấn đề
lớn của ngành lâm nghiệp Việt Nam, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, tìm
tòi để tạo ra những giống mới phù hợp hơn với điều kiện đã thay đổi, đáp ứng
được nhu cầu trồng rừng phòng hộ, nhất là rừng phòng hộ trên các loại đất
đặc biệt như đất ngập nước và đất khô hạn, có hiệu quả kinh tế và hạn chế tác
hại của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần cải tạo môi trường và
mở rộng sinh kế cho cộng đồng.
Ý thức được vấn đề này, thời gian qua công tác cải thiện giống cây rừng ở
nước ta đã được đẩy mạnh nghiên cứu và thu được nhiều thành quả to lớn.
Trong số những loài mới được nhập nội, nghiên cứu, chọn tạo thì cây tràm
(Melaleuca sp) nói chung và tràm lai nói riêng là một trong những loài có nhiều
đặc tính ưu việt và khá phù hợp với điều kiện hiện nay.
Ngay từ năm 1993, đã có một số tác giả quan tâm, đưa cây tràm vào trồng
thử nghiệm trồng trên nhiều điều kiện lập địa ở cả miền Nam và miền Bắc
nhưng cho năng suất thấp. Trước tình hình đó, một số tác giả đã tiến hành khảo
nghiệm xuất xứ các loài tràm ở Ba Vì – Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên –
Huế, Quảng Trị, … Tuy nhiên chưa có công trình nào tiến hành khảo nghiệm
tràm lai trên các vùng đất đặc biệt như ở vùng bán ngập Ninh Bình hay vùng
khô hạn ở Ninh Thuận. Trong khi đó, việc trồng rừng trên các vùng đất này lại
hết sức cần thiết vì thế, để đưa loài cây này vào trồng rừng đại trà ở các loại
“đất có vấn đề” cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và
mở rộng hơn nữa.
Đề tài: “Khảo nghiệm giống tràm lai tại vùng đất khô hạn ở Ninh
Thuận và ngập nước theo mùa ở Ninh Bình” được thực hiện nhằm tìm hiểu
khả năng thích ứng với môi trường cũng như hiệu quả kinh tế của nó trên các
điều kiện lập địa khác nhau, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập
cho người dân.



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về cây tràm
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại
Cây tràm thuộc chi Melaleuca, họ sim Myrtaceae[5],[11] đã được
Geoger Everbard và Rumph giới thiệu đầu tiên vào năm 1654. Kể từ đó, gần
100 năm sau, nó đã được giới khoa học biết đến một cách rộng rãi và trở
thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu.
Theo các ước tính khác nhau chi Melaleuca chứa 220-236 loài. Tùy theo
loài mà chúng có thể là cây bụi hay cây thân gỗ, cao từ 1 – 30 m, thông
thường với lớp vỏ cây dễ tróc. Là cây thường xanh, lá mọc so le, hình trứng
hay mũi mác, dài 1 - 25 cm và rộng 0,5 - 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục
sẫm hay xanh xám [24]. Hoa mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa
với các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới
hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục. Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt
nhỏ [14]. Trong tự nhiên, các loài Melaleuca nói chung được tìm thấy trong
các rừng thưa, rừng gỗ hay vùng đất có cây bụi, cụ thể là dọc theo các dòng
suối và rìa các đầm lầy [8].
Theo Thái Thành Lượm (1996): Burman, trong “Cây cỏ vùng
Amboine”; Olaf Skicman với sự hỗ trợ của Linné (1762) trong “Nghị luận và
định tên cây” đã xác định tên loài của cây tràm là Mythus leucadendra [19].
Linné C., (1767) lại đặt tên là Melaleuca leucadron; Rumphius, 1773 cũng có
đề cập đến cây Tràm trong “Cây thân gỗ và cây bụi”. Năm 1790, Loucire J.,
phát hiện loài này có phổ biến ở Trung phần Việt Nam; năm 1802, Robert
Brown, lại phát hiện loài này ở Ấn Độ và Malaysia và năm 1867, Pierre L., đã
tiến hành thu thập mẫu vật ở bờ biển Đông Dương. Bentham, 1875 cho rằng


loài tràm mọc ở Ôxtrâylia và Malaysia chỉ là một loài, đó là Melaleuca

Leucadendron, còn L. Hamlyn (1989) trong cuốn “Các loài Melaleuca” lại
xác định chi này có nhiều loài nhưng phổ biến nhất là M.leucadendra L. và
M.cajuputi Powell [20].
Theo Nguyễn Quốc Trọng, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Việt Cường,
(2005): Crevost và Lematic (1927) đã xác định loài tràm phân bố ở Việt Nam là
Melaleuca leucadendra nhưng L. John Brock (1988) trong cuốn “Top and native
plant’s” lại cho rằng tràm mọc ở Đông Dương là Melaleuca cajuputi Powell, còn
Melaleuca leucadendra phân bố ở Ôxtrâylia và Malaysia [26]. Năm 1990, sau
một thời gian công tác ở Việt Nam, các chuyên gia Ôxtrâylia lại khẳng định tràm
phân bố tự nhiên ở Việt Nam là Melaleuca cajuputi Powell. Phạm Hoàng Hộ
(1992) dựa vào tài liệu của S.T. Blake (1968) cũng xác định Melaleuca
leucadendra Powell là loài tràm mọc phổ biến ở Việt Nam [27].
Như vậy, cây tràm đã được phát hiện và thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học suốt một thời gian dài, từ những năm đầu của thập kỷ thứ 6, thế
kỷ thứ 17 (1654), cho đến ngày nay. Những công trình nghiên cứu đó đã xác
định tràm là loài cây có vùng phân bố tự nhiên trải rộng ở cả châu Á và châu
Úc, trong đó Việt Nam và Ôxtrâylia được xác định là 2 trung tâm phân bố
chính và được biết đến khá sớm.
Việc xác định tên chi cũng đã có ít nhiều thay đổi, đầu tiên tràm được
gộp vào chi Mythus (1762), sau này lại được đổi thành Melaleuca (1767,
1875, 1989) và thống nhất cho đến ngày nay.
Ở Việt Nam, tên cây tràm phân bố tự nhiên cũng có sự sai khác. Cây ở
Việt Nam trước đây gọi là Melaleuca leucadendron L. thực tế là cây
Melaleuca Cajuputi Powell, có phân bố tự nhiên ở cả Việt Nam và Úc còn
cây tràm Melaleuca leucadendra L. thì chỉ có ở Úc. Từ đó, tên khoa học của


cây tràm bản địa Việt Nam đã được thống nhất là Melaleuca cajuputi Powell
và tên này được dùng trong các báo cáo khoa học về cây tràm [5].
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái chủ yếu của cây tràm

1.1.2.1. Đặc điểm phân bố của tràm tại việt Nam
* Về toạ độ địa lý:
Tràm phân bố tự nhiên ở nước ta được giới hạn trong 3 kinh độ từ
103058 - 107005Đ gần như chạy theo rìa bậc thềm ven biển phía Đông, được
trải dài ra trên gần 12 vĩ độ từ 9010 - 21035B. Điều đó chứng tỏ tràm có phân
bố tự nhiên tuy không rộng nhưng kéo dài từ Nam ra Bắc.
Tuy nhiên, cũng theo hướng đó không thấy tràm xuất hiện liên tục mà bị
phân cắt gần như thành 3 vành đai vĩ độ, bình quân 2-3 vĩ độ/vành đai.
+ Vành đai 1: Từ 9010 - 10045B gồm các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Bà
Rịa, Bình Thuận;
+ Vành đai 2: Từ 16024 - 18021B gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế,
Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh;
+ Vành đai 3: Từ 20018 - 21035B gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;
Với phạm vi phân bố về địa lý như vậy cho thấy tràm đã có mặt trên nhiều
vùng tự nhiên của đất nước, nhưng không phân bố tự nhiên ở rìa phía Tây nằm
sâu trong nội địa và ở các tỉnh thuộc các vành đai vĩ độ khác cụ thể là:
+ Từ vĩ độ 110 đến 160B thuộc các tỉnh phía Bắc của vùng ven biển Nam
Trung Bộ (Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi.vv..)
+ Từ vĩ độ 180 - 200 B thuộc các tỉnh phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ
(Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình).
+ Từ vĩ độ 220B trở lên thuộc các tỉnh ranh giới phía Bắc của vùng Đông
Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn...) [5].
* Phân bố về đai độ cao so với mặt nước biển


Mới phát hiện thấy tràm mọc tự nhiên ở vành đai độ cao tuyệt đối dưới
50m so với mực nước biển, phổ biến nhất là dưới 10m. Liên quan với độ cao
đó phần lớn thuộc 2 dạng địa hình chính có độ dốc dưới 10 - 150.
+ Địa hình thấp phẳng, ngập nước, bán ngập hoặc ẩm ướt
+ Địa hình gò đồi, thoát nước hoặc không bao giờ ngập nước

Mặc dù với phạm vi phân bố về địa hình như vậy cũng đã chứng tỏ được
rằng tràm có khả năng thích ứng về đa dạng sinh thái rất cao, đặc biệt với 2
chế độ nước đối lập nhau liên quan với đặc điểm điều kiện địa hình [5].
* Về điều kiện khí hậu
Tràm thích nghi ở nhiều vùng khí hậu có nhiệt độ bình quân hàng năm
tương đương nhau nhưng ở các vùng địa lý cách biệt: Vĩnh yên, Vĩnh Phúc và
Rạch Giá Kiên Giang (230C – 27,60C); bình quân cao nhất từ 35,30C ở Hàm
Tân, Bình Thuận đến 42,20C ở Đồng Hới, Quảng Bình và bình quân thấp nhất
từ 30C ở Thái Nguyên đến 16,60C. Điều này chứng tỏ tràm có khả năng thích
ứng với hầu hết các vùng nóng có chế độ nhiệt cao ở nước ta với biên độ nhiệt
độ bình quân năm gần 50C (23 - 27,60C), biên độ nhiệt độ trung bình tối cao
khoảng 70C (35,3 - 42,20C) và biên độ nhiệt độ trung bình tối thấp hơn 130C
(3 -16,60C), nhưng cũng có khả năng thích ứng với nền nhịêt độ thấp lạnh, rét
hơn ở phía Bắc.
Lượng mưa bình quân năm cũng có biến động khá lớn từ nơi có lượng
mưa thấp dưới 1.500mm (Bà Rịa: 1.346,8mm, Long An 1.447,7mm) đến nơi
có lượng mưa cao gần 3.000mm (Kỳ Anh: 2928mm, Huế 2867,7mm, Phú
Quốc 3.067,4mm), phần lớn là có lượng mưa trên 1.600 – 2.500mm (Vĩnh
Yên, Thái Nguyên, Đồng Hới, Đông Hà, Hàm Tân, Cà Mau, Rạch Giá). Như
vậy là tràm có mặt cả ở vùng khô hạn ít mưa hay mưa trung bình hoặc cả
vùng mưa nhiều. Lượng bốc hơi bình quân năm biến động từ nơi có dưới
1000mm (Thái Nguyên, Hà Tĩnh) đến nơi gần hoặc hơn 1.500mm (Đông Hà,


Hàm Tân, Cà Mau), còn lại phần lớn là từ 1.000 – 1.300mm. Đáng chú ý là
nếu tính tỷ số K = bốc hơi / mưa thì K hầu hết bằng 0,3 - 0,6 chỉ có 3 nơi K =
0,8 - 1,0 là Hàm Tân, Vũng Tàu, Mộc Hoá. Điều đó chứng tỏ tràm có khả
năng thích ứng với vùng có lượng bốc hơi rất cao đạt mức xấp xỉ hoặc bằng
lượng mưa năm và ngay ở cả vùng trung tâm phân bố của nó như ở Mộc Hoá,
Long An.

Độ ẩm không khí bình quân đều nằm ở ngưỡng 80% (78 - 86%) nhưng
đáng chú ý hơn là độ ẩm bình quân thấp nhất đều dưới 40%, phần lớn là 20 30%, thậm chí là dưới 20% (Hàm Yên14%, Thái Nguyên 16%, Đồng Hới
19%). Như vậy là tràm tự nhiên có khả năng tồn tại và phát triển ở các vùng
có độ ẩm tương đối, không khí bình quân thấp nhất là rất thấp không chỉ ở
vùng trung tâm phân bố mà cả ở các tỉnh phía Bắc [5].
* Điều kiện đất đai
Kết quả khảo sát thực địa và nguồn dữ liệu phân tích đất tại các khu vực có
tràm phân bố tự nhiên do phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và
Môi trường rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.
* Về phân loại đất:
Tràm mọc tự nhiên trên 3 nhóm đất gồm 1) đất phèn; 2) đất cát biển và
3) đất gò đồi với 10 loại đất là: phèn hoạt động mạnh - phèn hoạt động trung
bình - than bùn phèn tiềm tàng, cồn bãi cát cao khô hạn- bãi cát ẩm ướt - bãi
cát thấp bán ngập - bãi cát ngập thường xuyên, vàng đỏ trên phiến sét + phấn
sa - vàng đỏ trên sa thạch + sỏi sạn kết - xám trên granit. Đó cũng là những
nhóm và loại đất rất đa dạng có sự khác nhau về điều kiện và quá trình hình
thành gắn với nhiều tính chất lý hóa đất rất trái ngược.
Các nhóm đất được hình thành trên 3 nền vật chất hay sản phẩm hình
thành gần như không có quan hệ gì với nhau, đó là:


+ Nhóm A: Đất phèn do phù sa sông Cửu Long tạo nên với một tầng đáy
chứa phèn tiềm tàng (pirit) và sét hoá mạnh được phủ bởi 1 tầng phèn hoạt
động mạnh, yếu, nông, sâu và 1 lớp than bùn dày mỏng ở mức độ khác nhau do
tác động của quá trình chặt phá rừng tràm và hoạt động canh tác khác nhau.
+ Nhóm B: Đất cát biển do sóng biển và gió tạo thành, cũng giống như
nhóm A là cũng đều do sản phẩm không tại chỗ hay không nguyên vị hình
thành nhưng do động lực khác nhau nên tính chất đất đai hoàn toàn không
giống nhau. Đặc điểm nổi bật của nhóm này là nền đất hay lớp vỏ phong hoá
được cấu tạo bởi nguồn sản phẩm vật chất chủ yếu là những hạt cát.

+ Nhóm C: Đất đồi thì ngược lại với 2 nhóm trên là được hình thành tại
chỗ hay nguyên vị với quá trình chủ đạo là quá trình feralit mang tính địa đới,
là một quá trình hình thành đất chủ yếu của miền nhiệt đới. Đặc điểm quan
trọng của nhóm này là trong đất tồn tại nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von giả bị
thấm sắt do phần lớn được hình thành trên nền đá gốc là đá trầm tích chua
khó phong hoá, do vậy mà có hàm lượng các phần tử mịn không quá cao (sét)
hoặc quá thấp (cát).
Các loại đất trong mỗi nhóm thường có 3 - 4 loại, được phân biệt nhau
theo các dạng tiểu địa hình liên quan tới chế độ, mức độ và thời gian ngập
nước: thường xuyên hay từng thời kỳ, ẩm ướt hay khô hạn hoặc không bao
giờ ngập.
+ Đất phèn hoạt động mạnh ở Thạnh Hoá- Long An, đất than bùn phèn
tiềm tàng ở U Minh Thượng- Kiên Giang ngập sâu 2-3m, 5-6 tháng trong năm
+ Đất phèn hoạt động trung bình ở Kênh đứng, Vò Dơi Cà Mau ngập
1-2m; 4 - 5 tháng trong năm
+ Đất bãi cát thấp bán ngập ở Hải Lăng - Quảng Trị ngập úng mùa mưa.
+ Đất bãi cát thấp ẩm ướt hoặc ngập quanh năm ở Thừa Thiên, Quảng Trị.


+ Đất cồn bãi cát cao ở Quảng Trị, đất gò đồi ở Phú Quốc- Kiên Giang
không bao giờ ngập.
Sự khác biệt đó phản ánh giữa các nhóm đất và các loại đất có sự khác
nhau vô cùng lớn, điều này càng được minh chứng rõ hơn khi nhìn lại những
đặc trưng cơ bản của từng loại đất [5], [18].
* Đặc điểm các loại đất có tràm phân bố
Về thành phần cơ giới: nếu các loại đất thuộc nhóm A có thành phần cơ
giới là sét nặng, thậm chí rất nặng có lượng sét vật lý (hạt có đường kính bé
hơn 0,02mm) là trên 70%, thì các loại đất thuộc nhóm B là dưới 25% phần
lớn chỉ có từ 4 - 8% nghĩa là có thành phần cơ giới rất nhẹ. Trong khi nhóm C
hàm lượng sét vật lý có ở mức độ trung gian chỉ ở mức 40 - 50%. Sự khác

biệt về thành phần cơ giới của các loại đất trong cùng nhóm không rõ, do đây
là các phần tử rắn của đất, biến đổi chậm đòi hỏi có thời gian lâu dài hơn.
Về độ chua thể hiện ở trị số pHKCl cũng có những khác biệt rất lớn là
nằm trong một dãy biến động khá rộng từ rất chua (pHKCl 2,5 - 3,0) đến chua
(pHKCl 4,0 - 5,0) và gần trung tính (pHKCl 5,5 - 5,6)
+ Nhóm A: đất phèn pHKCl: 3,5 (2,5 – 3,9)
+ Nhóm B: đất cát pHKCl 5,0 (4,0 – 5,6)
+ Nhóm C: đất đồi gò pHKCl 4,0 (4,1 – 4,2)
+ Đất phèn hoạt động mạnh, pHKCl: 2,5 – 3,2 thấp hơn đất phèn hoạt động và
đất than bùn phèn tiềm tàng pH Kcl : 3,3 – 3,9
+ Đất cồn bãi cát cao, pHKCl: 4,0–5,3 thấp hơn đất bãi cát thấp pHKCl: 4,6 – 5,6
+ Đất vàng đỏ trên đá trầm tích, pHKCl: 3,9 – 4,2 xấp xỉ đất xám trên granit,
pHKCl 4,1
Về hàm lượng chất hữu cơ có nhóm và loại đất thuộc loại rất giàu từ
10,6 - 20,4% như các loại đất A1, A2, C2 nhưng tràm cũng có mặt ở nơi chỉ
có 2 - 4% như các loại đất B1, C1, C2; thậm chí dưới 1% như các loại đất B2,


B3, C3. Điều đó cũng có nghĩa là ngay trong cùng một nhóm cũng đã có sự
khác nhau về hàm lượng chất hữu cơ giữa một số loại đất liên quan với địa
hình (khả năng tích đọng) và lớp thảm cây che phủ (khả năng cung cấp nguồn
chất hữu cơ) [18].
1.1.2.2. Đặc trưng quần thể tràm trong tự nhiên
Theo Ngô Đình Quế và cộng sự, 2003 tràm ở Việt Nam tồn tại 4 chủng
(Varieté) hoặc dạng (forme) khác nhau phân bố ở những lập địa khác nhau.
Tràm cừ có tầm vóc cao, mọc tự nhiên trên đất phèn ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Tràm lùn hay tràm gió có tầm vóc nhỏ bé, dạng cây bụi cũng mọc ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tràm bụi cũng có tầm vóc nhỏ bé cao không quá 2m mọc tự nhiên ở đồi

trọc sim, thanh hao tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Tràm bưng có tầm vóc thấp chỉ cao dưới 1m mọc tự nhiên ở bãi cát rời
rạc, ven biển, hơi ẩm tại Quảng Bình, Quảng Trị [23].
Điều đặc biệt đáng chú ý là: có cả những cây tràm cổ thụ đường kính đến
40 - 50cm, cao 10 - 15m mọc thành quần thụ theo đám trên đất xám ở Bình
Châu - Vũng Tàu và trên đất cát ngập nước thường xuyên ở Hải Lăng, Quảng
Trị. Như vậy, không chỉ ở vùng trung tâm phân bố trên đất phèn Nam Bộ mà
ở vùng khác cũng xuất hiện dạng sống thân gỗ lớn của tràm. Điều này chứng
tỏ rằng ngay trong một vùng sinh thái, thậm chí là tiểu vùng sinh thái cũng
tồn tại cả 2 hoặc 3 dạng sống của tràm trên các lập địa khác nhau. Ví dụ:
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long có cả dạng tràm cừ, tràm lùn và tràm bụi,
trong đó tràm cừ chiếm phần lớn.
+ Ở Nam - Nam Trung Bộ có cả dạng tràm cừ, tràm bụi.
+ Ở Nam - Bắc Trung bộ cũng có cả tràm cừ, tràm lùn, tràm bụi nhưng
nhiều nhất là thuộc về 2 dạng tràm tràm lùn và tràm bụi.


Tóm lại: Tràm có đặc tính chịu nóng chịu lạnh, chịu rét, chịu khô hạn và
ngập úng, chịu đất chua kiềm, xấu, tốt, thành phần cơ giới đất nặng nhẹ khác
nhau rất cao và gần như tràm có thể thích ứng được tất cả các loại hình đất đai
khí hậu hoàn toàn khác nhau [5], [9].
1.1.3. Cây tràm, loài cây bản địa đa dụng
Nói đến giá trị sử dụng của tràm, nhiều người đều biết là có 2 tác dụng
lớn: (1) phòng hộ bảo vệ môi trường và (2) giá trị sử dụng gỗ trong xây dựng
chủ yếu là làm cọc cừ, cột chống của tràm, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu
Long vùng Trung tâm phân bố của tràm. Tại đây, quần thể tràm hay hệ sinh
thái rừng tràm được hình thành tự nhiên theo diễn thế của vùng đất ướt (Wet
land) thay thế cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (mangrove forest), có
chức năng sinh thái vô cùng to lớn và vô cùng quan trọng trong tự nhiên cũng
như các hoạt động canh tác nông lâm ngư nghiệp của cộng đồng địa phương.

Gỗ tràm có khả năng chống chịu lực và chống mục tốt và từ lâu đời,
nhân dân sống trong vùng sông nước của đồng bằng sông Cửu Long đã có
kinh nghiệm và truyền thống sử dụng gỗ tràm để đóng cọc cừ gia tăng độ
vững chắc nền móng cho các công trình xây dựng, nhà cửa, đường sá, đê đập.
Ngoài ra, gỗ tràm hiện còn được nghiên cứu là nguyên liệu giấy, dăm ván
nhân tạo trong công nghiệp chế biến gỗ. Một số thành quả bước đầu về một số
tính chất cơ lý hoá học của gỗ tràm có so sánh với gỗ keo lai đang được sử
dụng làm nguồn cung cấp nguyên liệu giấy, dăm ở nước ta cho thấy: 2 loài
tràm Úc và tràm ta đều có một số tính chất cơ lý và hoá học cơ bản như tỷ
trọng, tỷ lệ xenlulô, lignin, hiệu suất bột, độ trắng, độ bền kéo cơ lý, độ bền
gấp cho bột. vv.. không có sai khác so với gỗ của các dòng keo lai, bạch đàn
lai và dòng bạch đàn U6 nhập từ Trung Quốc.


Bảng 1.1. So sánh một số tính chất lý hóa học gỗ tràm
Tràm Tràm BĐ lai Bạch

Keo

Chỉ tiêu so sánh

lơ ca

caju

UE24

đàn U6 BV16

Độ ẩm %


57,4

55,7

53

59

53,4

Tỷ trọng (kg/m3)

520

501

564

467

504

Tỷ lệ gỗ/ cây (% khối lượng)

86,1

85,3

85,8


83,4

89,3

Chiều dài xơ sợi (mm)

1,13

1,06

0,86

0,95

1,09

Chiều rộng xơ sợi (nm)

14,38 18,37 10,24

16,55

16,25

Xen lulô (%)

47

46,8


50,1

45,4

50,9

Lignin (%)

25,8

24,8

24,5

25,8

25,8

Các chất nhựa (%)

1,4

1,15

1,2

1,86

2


Trị số Kappa

22,3

20,6

15,7

18,7

16,6

Hiệu suất bột trước tẩy (%)

44,7

42,2

46,7

41,4

49,3

Hiệu suất bột giấy tẩy trắng 36,7

36,2

40,7


35,3

44,2

lai

(%)
Độ nhớt (ml/g)

701

603

506

602

566

Độ trắng (% ISO)

86,1

86

86,1

85,2


86,9

6540

6060

6090

6070

3,8

3,5

3,8

3,7

Độ bền kéo cơ lý của bột giấy 6700
(m)
Độ bền bục cơ lý của bột giấy 4,3
Kpa (m2/g)
Độ bền giấy (đôi lần)

719

626

648


675

670

Độ bền xé (mN.m2/g)

8

6,4

5,6

6,7

6,2

Vật liệu phân tích: gỗ tràm lơca (tràm Úc) và tràm caju (tràm ta) trồng
thí nghiệm ở đất ngập chân núi đá vôi Gia Viễn - Ninh Bình, dòng keo lai


BV16 trồng ở đất đồi trọc Ba Vì - Hà Tây và Bạch đàn lai dòng UE24 trồng ở
Tam Thanh - Phú Thọ.
Ngoài giá trị về gỗ, tràm còn là một loài cây cho nhiều sản phẩm khác:
1.1.3.1. Mật ong rừng tràm
Là nguồn thức ăn bổ dưỡng có giá trị làm thuốc, có nhu cầu rất lớn trong
nước cũng như xuất khẩu. Tràm có hoa quanh năm là một kho chứa mật cung
cấp cho các đàn ong tự nhiên cũng như cho nghề nuôi ong. Năm 2004 mật
ong - một sản phẩm ngoài gỗ có nguồn gốc động vật trong đó có mật ong
rừng, đặc biệt là từ rừng tràm đã xuất khẩu được 17,93 triệu USD [9].
1.1.3.2. Nấm tràm

Tên khoa học là Boletus of fellem Fr. ex Bull thuộc họ nấm gan bò
(Boletaceae) mọc tự nhiên ở các vùng phân bố tràm từ Hà Tĩnh, Quảng Bình
đến Thừa Thiên Huế và đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm vào khoảng
tháng 5-6 sau những ngày nắng gắt gặp các cơn mưa giông đầu mùa nấm tràm
phát triển mạnh. Nấm thường mọc thành từng đám hoặc từng cụm dưới tán cây
tràm, nơi đất chua có độ pH thấp (4,0 – 5,0). Là loại nấm ăn, có vị đắng như
mướp đắng, có nhiều chất bổ dưỡng, vị mát, dễ tiêu hoá, giúp ngủ ngon [7].
1.1.3.3. Vỏ tràm
Khác với nhiều loài cây gỗ khác, quanh thân cây và cành già của tràm có
một lớp vỏ xốp bao bọc. Đây là một lớp vỏ dai có thể bong thành mảng dài
vài ba chục cm, rộng 5 - 10cm, màu xám bạc hoặc trắng có thể bóc thành từng
lớp mỏng, mềm mịn và khó thấm nước.
Từ xưa, vỏ tràm được ngư dân ven biển dùng để bịt kín các khe hở dưới
đáy hoặc hai bên mạn ghe thuyền được đóng bằng gỗ để đánh cá hoặc vận
chuyển trên biển không cho nước mặn thẩm lậu vào thuyền. Sau khi nhét vỏ
tràm vào các khe nứt bịt kín các lỗ hở, người ta còn dùng một loại dầu lấy từ
một sản phẩm ngoài gỗ khác của các cây thuộc họ dầu (dầu rái, dầu chai, dầu


trà beng...) quét phủ một lớp bên ngoài để tăng độ dính kết cho lớp vỏ tràm và
gỗ ở bên trong tăng độ bền và chống sự xâm hại của nước mặn và các loại
nấm mục và hà biển.
Đặc biệt hơn với những công nghệ hiện đại, vỏ tràm đã được sử dụng
làm nguyên liệu sản xuất ra các tấm ván ép, vừa nhẹ, vừa có tác dụng cách
âm, cách nhiệt, chống chịu được khí hậu ẩm nóng của miền nhiệt đới dùng
trong các công trình hiện đại và quan trọng [9].
1.1.3.4. Than tràm
Gỗ tràm ngoài giá trị dùng để làm cừ trong xây dựng, làm ván dăm, ván
sợi ép nguyên liệu giấy, đóng đồ mộc.vv… còn dùng để đốt than và thu dịch
chiết từ đốt than để xuất khẩu. Than tràm rất xốp và nhẹ, sử dụng trong các

công nghệ sạch, hấp thu chất bẩn, khử các mùi lạ, dịch chiết thu được dùng để
tinh chế một số dược liệu và mỹ phẩm cao cấp.
Năm 2005 một số công ty của Nhật đã làm việc với Phân viện nghiên
cứu lâm nghiệp Nam Bộ để liên kết nghiên cứu và sản xuất than tràm và dịch
chiết thu được từ lò hầm than. Cứ một tấn than tràm thu được một tấn dịch
chiết, giá bán 1 tấn than được 500USD và 1 tấn dịch chiết là 75USD, tuy là có
thấp hơn giá trị của than và dịch chiết từ gỗ đước và tre nhưng cũng là nguồn
thu không nhỏ [9].
1.2. Những nghiên cứu về chọn tạo, khảo nghiệm và lai giống tràm
Năm 1996, GS.TS Lê Đình Khả, khi thực hiện đề tài: Nghiên cứu xây
dựng cơ sở khoa học và công nghệ cho việc cung cấp nguồn giống cây rừng
được cải thiện, đã tiến hành khảo nghiệm 05 xuất xứ Bensbach, Weipa, St
Lawrence, Proserpine – Macky và Rifle Creek của loài tràm M. Leucadendra
tại Ba Vì – Hà Nội[13].
Năm 1999, GS. TS Lê Đình Khả, Hoàng Chương, Nguyễn Trần Nguyên
và K. Pinyoupusarek. Đã công bố việc chọn giống tràm cho trồng rừng ở


Đồng bằng sông Cửu Long thông qua Báo cáo khoa học tại Hội thảo Kỹ thuật
trồng rừng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long (12-1999) đã khuyến
nghị nên đưa các loài M. leucadendra: Các xuất xứ Weipa (Qld), Rifle Creek
(Qld), Cambridge (WA) và Kuru (PNG), M. cajuputi: Các xuất xứ Bensbach
(PNG) và Laura (Qld), cùng các xuất xứ của Việt Nam như Tịnh Biên (AG),
Mộc Hóa (LA) và Vĩnh Hưng (LA) vào trồng trên các lập địa ở ĐBSCL và
các vùng đất bán ngập khác [14].
Năm 2001, GS.TS Lê Đình Khả, khi thực hiện đề tài “Chọn tạo giống và
nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” – do Trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm đơn vị
chủ trì, đã tiến hành khảo nghiệm các xuất xứ tràm tại vùng đất ngập nước
chân núi đá vôi huyện Gia Viễn – Ninh Bình [15].

Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các
đơn vị khác xây dựng ba vườn giống cây hạt (seedling seed orchard) với 8 ha
cho các loài M. leucadendra, M. cujuputi, M. viridiflora đã được xây dựng tại
Kinh Đứng ở Cà Mau (Trung tâm khoa học và sản xuất Tây Nam Bộ), Thạnh
Hóa ở Long An (Phân viện Khoa học và sản xuất lâm nghiệp miền Nam) và
Phong Điền ở Thừa Thiên - Huế. Dựa trên kết quả các khảo nghiệm tại một số
lập địa tại đồng bằng Sông Cửu Long, các vườn giống được trồng từ 100-150
gia đình chọn từ những cây mẹ tốt nhất của những xuất xứ tốt nhất tại nơi
nguyên sản. Các gia đình được trồng theo khối hàng 4 cây, lặp lại 8 lần. Sau 1
năm tỉa thưa một nửa số cây trong mỗi gia đình (tại mỗi khối hàng tỉa 2 cây,
giữ lại 2 cây). Sau năm thứ ba tỉa thưa tiếp những cây và gia đình có sinh
trưởng quá kém [16],[12].
Nguyễn Thị Bích Thuỷ, 2004. Khảo nghiệm một số loài và xuất xứ tràm
(Melaleuca sp.) trên vùng đất ngập phèn ở An Giang. Luận án tiến sĩ nông
nghiệp, Đại học lâm nghiệp Hà Tây [22].


TS.Nguyễn Việt Cường, TS.Phạm Đức Tuấn, 2006. Khả năng phát triển
một số giống tràm (Melaleuca sp) ở các tỉnh miền Bắc và tiềm năng bột giấy
của gỗ tràm. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1 năm 2006 [4].
Kết quả trồng khảo nghiệm các xuất xứ của loài tràm M.leucadendra nhập nội
và các xuất xứ của loài tràm ta M.cajuputi. Tại vùng đất đồi feralit phát triển
trên sa thạch, chua, mỏng, nghèo dinh dưỡng ở Cẩm Quỳ- Hà Nội và đất bán
ngập theo mùa vùng chân núi đá vôi ở Gia Viễn – Ninh Bình, đều cho thấy khả
năng sinh trưởng tương đối nhanh, có thể phát triển ở các lập đia tương tự [5].
GS.TS.Nguyễn Xuân Quát – TS.Nguyễn Việt Cường và các cộng tác,
2004. Đôi điều suy nghĩ về cây tràm (M.cajuputi Powel) ở Việt Nam. Tạp chí
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 11 năm 2004, Hà Nội [27] ;
Nguyễn Quốc Trọng - Nguyễn Đức Thành - Nguyễn Việt Cường, 2005.
Sử dụng các chỉ thị RAPD và AND lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền

của một số xuất xứ tràm (Melaleuca cajuputi) từ các vùng khác nhau của Việt
Nam. Ấn phẩm báo cáo tại hội thảo khoa học - Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật [26];
Một số ý kiến về cây tràm (Melaleuca cajuputi powell) ở Việt Nam
(Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương, Nguyễn Minh Chí),
Nông nghiệp và phát triển nông thôn- số 11/2004; kết quả điều tra khảo sát về
tràm mọc tự nhiên từ Bắc vào Nam. Cây tràm ở Việt nam là cây tràm M.
cajuputi powell, là loài cây gỗ đa tác dụng, đa sinh thái là điều kiện thuận lợi
để lai tạo giống gây trồng phục vụ nguyên liệu sản xuất [6].
Cây tràm Việt Nam từ nghiên cứu đến sản xuất sinh thái – công dụng –
chọn giống – lai tạo giống và kỹ thuật gây trồng (TS. Nguyễn Việt Cường; TS.
Phạm Đức Tuấn; GS.TS. Nguyễn Xuân Quát, 2008);Đã khẳng định cây tràm
Việt Nam, loài cây bản địa đa sinh thái [5].


×