Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 145 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, Cục
Thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội, UBND huyện Quốc Oai,
phịng Nơng nghiệp, phịng Thống kê, phịng Tài ngun Mơi trường, phịng Kinh tế
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Thầy giáo hướng dẫn luận văn PGS.TS. Nguyễn Cúc và các thầy cô giáo đã
trực tiếp giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và các hộ nông
dân ở 3 xã: Sài Sơn, Ngọc Mỹ, Phú Mãn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 04 năm Y62014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Dung


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa



Lời cảm ơn ................................................................................................................. i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
NƠNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HĨA
NƠNG NGHIỆP VÀ NƠNG THƠN ..........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................4
1.1.2. Phân loại hộ nông dân ..............................................................................6
1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nơng dân trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn......................................................................7
1.1.4. Vai trị của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển nơng nghiệp và
nơng thơn . ..........................................................................................................9
1.1.5. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn ....................10
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều
kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn. ......................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn của một số quốc gia trên thế giới.............16
1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn ở Việt Nam ....................22
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan ............................................27
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUỐC OAI – THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................30



iii

2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ...........................30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Huyện Quốc Oai ................................................30
2.1.2. Tài nguyên đất ........................................................................................32
2.1.3. Tài nguyên nước .....................................................................................34
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản ...........................................................................35
2.1.5. Tài nguyên quang cảnh, di tích lịch sử, du lịch ......................................35
2.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ......36
2.1.7. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của huyện .......40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................42
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát .......................................42
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ....................................................42
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ....................................................44
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ................................46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................47
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai và của các xã điều tra ....47
3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai ...................47
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các xã điều tra ......................59
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơng nghiệp, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn ........................................................................66
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ hộ nơng dân theo kết quả điều tra ........66
3.2.2. Tình hình về chủ hộ nông dân ................................................................69
3.2.3. Các yếu tố sản xuất của hộ .....................................................................70
3.2.4.Tổ chức hoạt động sản xuất của các hộ ...................................................78
3.2.5. Kết quả sản xuất của hộ nông dân (tổng thu nhập của hộ nơng dân) .....82
3.2.6. Tình hình đời sống của hộ nơng dân ......................................................85
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế hộ nơng dân
trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn ở huyện
Quốc Oai ...............................................................................................................88

3.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong nội bộ hộ nông dân.....................................88


iv

3.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngồi ....................................................................94
3.3.3. Những khó khăn hạn chế và ý kiến, nguyện vọng của hộ nông dân để phát
triển kinh tế hộ trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và
nơng thơn ở Huyện Quốc Oai ............................................................................95
3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều
kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở huyện Quốc Oai – TP. Hà Nội ....99
3.4.1. Những nhận xét và đánh giá chung về phát triển kinh tế hộ nông dân
trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở huyện Quốc Oai ....99
3.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều
kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở huyện Quốc Oai – TP. Hà Nội....103
KẾT LUẬN .............................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt


1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2



Cố định

3

DV

Dịch vụ

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

hh

Hiện hành


6

LN

Lâm nghiệp

7

TLSX

Tư liệu sản xuất

8

VAC

Vườn ao truồng

9

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

10

XD

Xây dựng



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quốc Oai năm 2013

33

2.2

Thống kê tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Quốc Oai

35

2.3

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2013

36

2.4


Dân số Quốc Oai đến năm 2013

38

2.5

Nguồn lao động Quốc Oai đến năm 2013

39

3.1

Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai giai

47

đoạn 2008-2013
3.2

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp – thủy sản giai

50

đoạn 2008 - 2013
3.3

Diê ̣n tić h và sản lươ ̣ng mô ̣t số cây trồ ng chiń h

51


3.4

Tình hình phát triể n đàn gia súc, gia cầ m giai đoạn 2008-2013

52

3.5

Diện tích, sản lượng thủy sản ni trồng giai đoạn 2008-2013

53

3.6

Một số chỉ tiêu giá trị công nghiêp - xây dựng huyện Quốc Oai giai

54

đoạn 2008 - 2013
3.7

Một số chỉ tiêu phát triển thương mại, dịch vụ huyện Quốc Oai giai

56

đoạn 2008 - 2013
3.8

Cơ cấu tổng giá trị thu nhập của các xã điều tra năm 2013


59

3.9

Dân số, lao động của các xã điều tra năm 2013

64

3.10 Cơ cấu hộ nơng dân theo 03 nhóm thu nhập

66

3.11 Tình hình cơ bản của các chủ hộ được điều tra năm 2013

69

3.12 Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2013 phân theo thu nhập

70

3.13 Cơ cấu đất đai của các xã điều tra năm 2013

71

3.14 Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu điều tra năm 2013

72

3.15 Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nơng dân năm 2013


72

3.16 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở các vùng

74

3.17 Vốn bình quân của nông hộ năm 2013 theo vùng nghiên cứu

75


vii

3.18 Quy mơ vốn bình qn hộ nơng dân tại thời điểm điều tra

76

3.19 Tư liệu sản xuất chủ yếu bình qn của hộ nơng dân năm 2013 theo

77

nhóm thu nhập
3.20 Cơ cấu các nhóm hộ nơng dân theo hướng sản xuất kinh doanh

79

chính
3.21 Quy mơ và cơ cấu chi phí sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản

81


3.22 Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở hộ điều tra

84

3.23 Chi tiêu bình qn đời sống của nơng hộ năm 2013

86

3.24 Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người của nông hộ năm 2013

87

3.25 Kết quả phân tích hàm Cobb – Douglas ở vùng nghiên cứu

89

3.26 Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến khả năng phát triển kinh tế của

94

hộ nông dân ở vùng điều tra năm 2013
3.27 Tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của hộ nông dân

98


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
1.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển kinh tế hộ nông 16
dân trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

3.1

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Quốc Oai giai đoạn 2008-2013

48

3.2

Biểu đồ cơ cấu hộ nông dân các xã điều tra phân theo thu nhập

67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 10 xác định “hộ nông
dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, kinh tế hộ nông dân không ngừng phát triển và ngày
càng khẳng định rõ vai trị, vị trí kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế - xã

hội. Trong quá trình phát triển, một bộ phận hộ nông dân đã trở thành những hộ sản
xuất hàng hóa có quy mơ và hiệu quả cao hơn trở thành một trong những nhân tố
quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đặc biệt trong điều
kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Phát triển kinh tế hộ nông dân là chủ trương, giải pháp lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong quá trình đổi mới thể chế và phát triển kinh tế, nhằm nâng cao hiệu
quả và tính năng động, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy vậy, do sự giới
hạn và bão hịa của chính sách và sự khác nhau về điều kiện, khả năng kinh nghiệm
sản xuất, định hướng tư duy nên mức độ và kết quả đạt được đối với các địa phương
tuy có khác nhau, bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh mẽ, vẫn tồn tại một
bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
Huyện Quốc Oai nằm ở phía tây thành phố Hà Nôị, cách trung tâm thành phố
khoảng 20 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 147,6 km2, dân số 169.935 người và
chủ yếu làm nông nghiệp. Huyện có tiềm năng lớn về phát triển nơng lâm ngư
nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với ưu thế của huyện ven đơ. Q trình
phát triển kinh tế hộ của huyện trong điều kiện CNH, HĐH trong thời gian qua đã
đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất – kinh
doanh, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa hình thành rõ nét
các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, sức
cạnh tranh hiệu quả kinh doanh thấp, thu nhập của dân cư chưa thực sự bảo đảm cuộc
sống của nông dân.
Cần thiết phải có các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân
theo hướng phát huy lợi thế so sánh, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá lớn gắn


2

với thị trường, khả năng cạnh tranh cao. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển kinh tế
hộ nông dân trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết

đối với từng vùng, từng địa phương. Do đó tơi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển
kinh tế hộ nơng dân trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
và nơng thơn ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế hộ nông
dân trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Đề xuất một giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nôị.
- Phạm vi về thời gian
+ Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu được thu thập trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.Thời gian khảo sát: từ tháng 08/2013-02/2014.


3

4. Nội dung nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện
CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
+ Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế hộ nông
dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HĨA
NƠNG NGHIỆP VÀ NƠNG THƠN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi
thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là: “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh
của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để
ni sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và xã hội ”. [18]
Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ:
- Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người
cùng chung huyết tộc và những người làm công". [18]
- Theo Liên hợp quốc "Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái

nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".
- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980)
các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản
xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế"
Từ các quan niệm trên cho thấy hộ có thể được tiếp cận ở những góc độ khác
nhau:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có
chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ khơng
phải cùng chung huyết thống (con ni, người tình nguyện và được sự đồng ý của
các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài...).
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và
phân cơng lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh


5

chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối
lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ khơng phải là một thành phần kinh
tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà
nước...
- Hộ khơng đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống bởi vì hộ
là một đơn vị kinh tế riêng, cịn gia đình có thể khơng phải là một đơn vị kinh tế (ví
dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà nhưng
nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau....)
1.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân
Tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nơng
nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng
hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao" [17].

Nhà khoa học Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn
định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp". Luận điểm này của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Với Đào Thế
Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp
theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp ở
nơng thơn”. Theo GS. Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào
kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn" [18].
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2001) cho rằng: "Hộ nơng nghiệp là những
hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống
cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào
nơng nghiệp" [17].
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo


6

nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất chính
là nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi hoạt
động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế
quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của CNH, HĐH, thị trường, xã hội
càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nơng dân càng phụ thuộc nhiều hơn
vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước.

1.1.1.3. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó
các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung,
mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được
Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế hộ nông dân thể hiện được các loại hộ
hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy, kinh tế nơng hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nơng
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự
tư hữu các yếu tố sản xuất (đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia
đình), sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, là loại hình kinh tế có
hiệu quả, phù hợp với sản xuất nơng nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong
mọi chế độ kinh tế xã hội.
1.1.2. Phân loại hộ nơng dân
Có nhiều cách phân loại hộ nông dân khác nhau: [21]
- Theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:


7

+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nơng nghiệp là chính.
+ Hộ nơng lâm kết hợp: là hộ vừa làm nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp.
Sự phân nhóm này mang tính chất tương đối, trong phạm vi luận văn để
thuận tiện cho việc nghiên cứu và phân tích, tơi chia thành: hộ thuần nông, hộ nông
lâm kết hợp và hộ làm hỗn hợp.
- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:

+ Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường: loại hộ này
có mục tiêu sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình.
+ Hộ nơng dân sản xuất hàng hố chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đa
hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, ruộng
đất, lao động, vốn.
- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ: Hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ
nghèo và hộ đói. Sự phân biệt này dựa vào quy định chung của cả nước hoặc quy
định của địa phương.
1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn
Nhìn chung kinh tế hộ nông dân trong điều kiện CNH, HĐH nơng nghiệp và
nơng thơn có những đặc điểm cơ bản sau: [17,18,21].
- Kinh tế hộ nông dân chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên. Chính điều đó
làm cho hộ nơng dân gặp khơng ít khó khăn, rủi ro trong việc giải quyết những vấn
đề lớn liên quan đến những khâu của quá trình sản xuất và hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp như: vấn đề thủy lợi, phịng trừ dịch bệnh cho vật ni, cây trồng, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật để thực hiện thâm canh tăng năng suất, tìm kiếm thị trường…
- Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông
dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông
dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ.
- Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động


8

mang tính chất thời vụ khơng thường xun hoặc th mướn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình.
- Kinh tế hộ nơng dân có tính cơ động linh hoạt và có khả năng tự điều chỉnh
cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thật vậy, nếu gặp rủi ro thì nó
có thể chuyển một phần sản phẩm tất yếu thành sản phẩm thặng dư, hoặc lấy thu

nhập của ngành này bù cho ngành khác nhằm tạo nguồn lực đầu tư cho quá trình
sản xuất tiếp theo.
- Kinh tế hộ nơng dân là hình thức kinh tế có quy mơ gia đình, các thành viên
có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức độ phát
triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và
kinh tế hộ sản xuất hàng hố.
- Kinh tế hộ nơng dân có cấu trúc, tổ chức gồm nhiều thành viên liên kết với
nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống. Điều này làm cho nó có sức
mạnh nội lực, biểu hiện cụ thể là: Có sự nhất trí cao trong việc tổ chức sản xuất, quản
lý, phân phối và tiêu dùng sản phẩm lao động; sẵn sàng chủ động cống hiến không
tiếc cơng sức cho sự phát triển của gia đình; có khả năng ứng xử nhanh nhạy, kịp thời
trong mọi tình huống. Do đó, kinh tế hộ nơng dân có khả năng hạn chế đến mức thấp
nhất về mâu thuẫn lợi ích, và có sức sống dẻo dai, bền bỉ. Đặc điểm này khơng chỉ
phản ánh tính khác biệt của kinh tế hộ nơng dân với các hình thức kinh tế khác, mà
cịn ảnh hưởng đến qui mơ, cơ cấu và hoạt động của chính kinh tế hộ nơng dân.
- Kinh tế hộ nông dân là tổ hợp kinh tế mang tính thống nhất giữa quyền sở
hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng các yếu tố sản xuất, đồng thời thống nhất đảm
nhiệm tất cả các khâu của quá trình sản xuất tái sản xuất. Do đó, kinh tế hộ nông
dân vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Kinh tế hộ nơng dân có cơ cấu sản xuất tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm vận động theo xu hướng thương phẩm hóa, chun mơn hóa và đa dạng
hóa. Trong nền kinh tế thị trường kinh tế hộ nơng dân có cơ cấu sản xuất tổ chức
quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận động theo xu hướng thương phẩm hóa,
chun mơn hóa và đa dạng hóa gắn liền với tiến bộ của khoa học công nghệ, phù


9

hợp với điều kiện tự nhiên, truyền thống ngành nghề và yêu cầu của thị trường, thực
hiện theo hướng thuần nông hoặc nông, lâm, ngư kết hợp với các ngành nghề. Do đó,

đặc điểm này nói lên tính khác biệt rất cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của kinh tế hộ nông dân so với hoạt động của các ngành kinh tế cơng nghiệp khác.
1.1.4. Vai trị của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển nông nghiệp và nông
thôn [22,26].
- Thứ nhất, hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng một hệ thống các
nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, tư liệu sản xuất...) và sở hữu các sản phẩm mà
mình sản xuất ra. Kinh tế hộ nơng dân thích hợp với đặc điểm sinh thái của sản xuất
nông nghiệp trong khi cơ cấu lớn tỏ ra không hiệu quả. Với một quy mơ thích hợp,
hộ nơng dân có khả năng kết hợp lao động, đất đai, truyền thống gia đình một cách
hiệu quả.
- Thứ hai, hộ nông dân là đơn vị duy trì, tái tạo và phát triển các nguồn lực có
hiệu quả cao. Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất theo cơ chế
thị trường, các hộ nơng dân nước ta đã tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất một
cách năng động, đa dạng, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của mỗi hộ, góp
phần quan trọng tạo ra thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, dồi dào ngay tại
các vùng nông thôn. Mặt khác, dưới tác động khách quan của các quy luật kinh tế
thị trường, các hộ nơng dân đang tìm mọi biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất,
chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu sản xuất, trên cơ sở sử dụng tốt các nguồn lực
sẵn có của từng hộ về vốn, đất đai, lao động, tư liệu sản xuất và tri thức. Việc coi hộ
là đơn vị tự chủ, đã giúp cho hộ nơng dân có điều kiện chủ động đầu tư thâm canh,
cải tạo đất làm cho đất ngày càng tốt hơn và sử dụng tiền vốn, lao động có hiệu quả
hơn. Sản xuất có thu nhập cao là điều kiện để hộ có thể tái đầu tư các nguồn lực.
Ở nước ta, kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh trong những năm gần đây (nhất
là kinh tế trang trại gia đình) đã thể hiện vai trị, ưu thế của nó cả về mặt kinh tế, xã
hội, văn hố và mơi trường. Có thể khẳng định: Kinh tế hộ nơng dân sản góp phần
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn; Kinh tế hộ
nông dân góp phần giải quyết các vấn đề về văn hố - xã hội trong nơng thơn; Kinh tế


10


hộ nơng dân hố góp phần bảo vệ tài ngun thiên nhiên và mơi trường sinh thái.
1.1.5. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn
1.1.5.1. Quan niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn [2,4]
- CNH, HĐH nơng nghiệp: là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố lớn, gắn với cơng nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, ứng dụng các thành tựu
khoa học, cơng nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công
nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hố trên thị trường.
- CNH, HĐH nơng thơn: là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp
và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh
thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông
thôn dân chủ, công bằng, văn minh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn
hố của nhân dân ở nông thôn.
1.1.5.2. Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông
thôn [2, 8]
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại:
Thứ nhất, chuyển kinh tế nông thôn thuần nông sang phát triển kinh tế nông
thôn tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy, CNH, HĐH phải tác động tích cực vào nông
nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, bao gồm cả
nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, du lịch, dịch vụ trong đó giảm tỷ trọng giá
trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị các nghành sản xuất phi nơng nghiệp. Trong đó,
một phần lao động sẽ được dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nơng nghiệp đa canh
với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mơ lớn. Vì vậy, việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và



11

sản phẩm, biến nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào sản xuất lúa gạo và hoa màu
thành nền nông nghiệp hàng hóa phong phú, đa dạng.
Thứ ba, chuyển nền nơng nghiệp và kinh tế nông thôn từ trạng thái khép kín
sang nền nơng nghiệp đa hàng hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu, mở rộng phân công
và hợp tác lao động. Chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hóa phát triển mới kích thích và
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học
cơng nghệ, tạo sự phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy cao độ
các nguồn lực trong vùng nông thôn.
- Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học nhằm nâng
cao năng suất lao động giá trị gia tăng và hiệu quả trong nông nghiệp.
- Phát triển cơng nghiệp nơng thơn, trong đó chú trọng phát triển các làng
nghề truyền thống và làng nghề mới. Công nghiệp nơng thơn là bộ phận của cơng
nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự
phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm nhiều nghành nghề, đan kết chặt chẽ
với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp việc kết hợp phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nông thôn ngay từ đầu là hết sức cần thiết đối với một
nước thực hiện cơng nghiệp hóa từ nơng nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn: CNH, HĐH nông
nghiệp, nơng thơn là sự nghiệp của tồn dân,nhưng trước hết và trực tiếp là sự nghiệp
của nơng dân. Vì vậy, trình độ của nơng dân, đặc biệt là của cán bộ quản lý các cấp ở
nơng thơn có định hướng rất lớn đến thành cơng của q trình này. Vì vậy, việc đầu
tiên phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nơng thơn là rất có ý nghĩa, bởi
khơng có đầu tư nào mang lại nguồn lực lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặt biệt
là đầu tư cho giáo dục. Sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao sẽ làm tăng giá trị gia

tăng trong giá trị hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản phẩm.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế- xã hội nông thôn, đưa nông
thôn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn


12

phải xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở
nông thơn. Nói đến kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nơng thơn là nói tới những điều
kiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, bao gồm: hệ thống 7 hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại...,
và hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội như: phịng khám đa khoa, bệnh viện, các loại
hình thức trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy
nghề.... ở nông thôn), các loại hình dịch vụ văn hóa như thư viện, bưu điện.
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nơng dân trong điều
kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn [4,8, 13].
1.1.6.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý và đất đai: Vị trí đại lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có được
những vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần cơ sở chế biến nông sản, gần
thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đơ thị lớn...sẽ có
điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá. Thực tế cho thấy,càng ở những vùng xa...do
vị trí khơng thuận lợi nên kinh tế hộ nơng dân kém phát triển.
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên phải kể đến là các ưu đãi của tự nhiên
có ảnh hưởng trực tiếp đến mảnh đất mà người nông dân canh tác, như thời tiết khí
hậu, q trình hình thành đất có tác động quyết định đến độ phì tự nhiên, vị trí của
mảnh đất đó, hay có thể nói gọn lại là địa tơ chênh lệch. Đất đai là tư liệu sản xuất
chủ yếu trong nông nghiệp, quỹ ruộng đất nhiều hay ít, tốt hay xấu đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất; đến khả năng sản xuất hàng hố.
(2) Khí hậu và mơi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp

đến sản xuất nơng nghiệp. Điều kiện thời tiết, khí hậu bao gồm: lượng mưa, độ ẩm,
nhiệt độ, ánh sáng... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển các loại cây trồng vật
ni. Những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ
hạn chế được những bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ hội để phát
triển nơng nghiệp, tăng cường nơng sản hàng hố của các hộ nông dân.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân,



×