Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

mô hình mẫu dạy học theo phương pháp học tập phục vụ cộng đồng cho mô tâm lý học lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA TOÁN – TIN HỌC
Môn: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

MÔ HÌNH MẪU DẠY HỌC THEO PHƯƠNG
PHÁP HỌC TẬP PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
CHO MÔ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
GVHD: ThS. Phan Nguyễn Ái Nhi
Thực hiện:
1. Trần Hữu Tân
2. Cao Sỹ Tiến

1111529
1111555


LỜI MỞ ĐẦU
Ở nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới từ lâu đã rất quen thuộc với phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng. Đây là một
phƣơng pháp giảng dạy hiện đại giúp rèn luyện ý thức công dân của học sinh đối với môi trƣờng, xã hội và đất nƣớc
đồng thời tạo cơ hội để học sinh áp dụng những lí thuyết học đƣợc trên lớp qua việc tiếp cận với thực tế; qua đó
phƣơng châm “học đi đôi với hành” đã thực sự đƣợc nhà trƣờng thực hiện.
Thực tế hiện nay đã có một số trƣờng đại học ở nƣớc ta đã áp dụng phƣơng pháp học tập hiện đại này, và đại học
Khoa học Tự nhiên là một trong những trƣờng đầu tiên. Năm học 2007-2008 Thạc sĩ Phùng Thúy Phƣợng đã áp
dụng phƣơng pháp này thực hiện kết hợp hai môn “ Khoa Học Môi Trƣờng” và “Xử Lý Nƣớc Thải” cho sinh viên
khoa Sinh Học. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế cũng nhƣ hiểu đƣợc ý nghĩa của việc
giúp đỡ cộng đồng, năm học 2013 - 2014 Thạc sĩ Phan Nguyễn Ái Nhi đã áp dụng học tập phục vụ cộng đồng vào
môn Seminar Sƣ Phạm cho sinh viên khoa Toán – Tin học đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan và đáng học hỏi.
Sau quá trình học, quan sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng ở môn học Tâm lý học lứa tuổi thuộc bộ môn Giáo
dục Toán học, sinh viên rất cần có các trải nghiệm thực tế để hiểu sâu về kiến thức đƣợc học, rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân và sử dụng trong sự nghiệp trồng ngƣời trong tƣơng lai. Tuy nhiên, thực tế môn học này chỉ
dừng lại ở việc tìm hiểu lí thuyết, từ những thành công của quý giảng viên đi trƣớc, nhóm chúng tôi muốn đề xuất


việc áp dụng phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng trong việc giảng dạy môn Tâm lý học lứa tuổi cho sinh viên.
Dƣới đây chúng tôi xin giới thiệu mô hình mẫu công việc tổ chức giảng dạy môn Tâm lý học lứa tuổi theo phƣơng
pháp học tập phục vụ cộng đồng. Với khả năng sƣ phạm còn hạn chế nên những thiếu sót trong mô hình là không thể
tránh khỏi, kính mong nhận đƣợc sự góp ý từ quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn.

1|Trang


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................... 1
MỤC LỤC..................................................................................................................................................................... 2
CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..................................................................................................................................................... 3
ĐỀ XUẤT Ý TƢỞNG .................................................................................................................................................. 5
TỔNG KẾT ................................................................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................................... 13

2|Trang


CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Học tập phục vụ cộng đồng ( tên tiếng Anh là Service-Learning)
I. Khái niệm
Võ Nguyễn Nhƣ Nguyên (2013) định nghĩa: „Học tập phục vụ cộng đồng (HTPVCĐ) là một phƣơng pháp dạy
và học có sự kết hợp giữa quá trình học tập trong nhà trƣờng với các hoạt động phục vụ nhu cầu của cộng đồng,
thông qua sự hƣớng dẫn của ngƣời dạy và sự tự phản ánh năng lực học tập và ứng dụng vào đời sống thực tế của
ngƣời học để từ đó làm giàu thêm những trải nghiệm học tập, giúp xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững
mạnh cộng đồng. Đây là phƣơng pháp đã đƣợc nhiều nƣớc tiên tiến áp dụng vào chƣơng trình dạy học‟.
HTPVCĐ không yêu cầu những điều lớn lao, không dạy phải hy sinh cho ngƣời khác, không đặt vấn đề phải
làm gì để đóng góp cho cộng đồng. Đơn giản, đây là phƣơng pháp học thông qua phục vụ cộng đồng cho học sinh,
thanh thiếu niên và sinh viên. Điều cơ bản, SL đòi hỏi sự tham gia của tình nguyện viên xuyên suốt quá trình thực

hiện công việc cộng đồng, từ quá trình chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án và sau dự án sẽ làm gì với những kiến
thức học đƣợc trong quá trình phục vụ cộng đồng (Trần Hữu Tân, Nguyễn Hoàng Hải và Nguyễn Thị Kim Anh
2013).
II. Tiền đề phát triển
1. Trên thế giới
Học tập phục vụ cộng đồng đã có trên thế giới từ những năm 1986. Tại các nƣớc phát triển, Service Learning đã
có một vị trí quan trọng trong mô hình giảng dạy từ bậc đại học đi sâu xuống đến tận bậc mẫu giáo và không ngừng
phát triển đến ngày nay. Một số trƣờng đại học tại Mỹ cũng đã có cả bộ môn chuyên về „Service Learning‟ với chức
năng làm cho mô hình này tốt hơn và giúp cho nhiều sinh viên có cơ hội học tập nó. Ngoài các trƣờng đại học, tại
bang Virginia những giáo viên lớp 4 và lớp 5 đã thực hiện một dự án học tập phục vụ cộng đồng mùa xuân cho học
sinh của mình sẽ làm giúp đỡ cho công viên lịch sử địa phƣơng của họ. Một số học sinh chuẩn bị và diễn một vở kịch
của một tác giả địa phƣơng về lịch sử của địa phƣơng các em, trong khi những em khác phục vụ nhƣ hƣớng dẫn viên
du lịch cho công viên. ( K-12 Service-Learning Project Planning Toolkit 2009)
Nhiều nƣớc trên thế giới đã áp dụng thành công phƣơng pháp giảng dạy này nhƣ Mỹ, Singapore,... Bộ Giáo Dục
Singapore đƣa mô hình này vào các trƣờng THCS, THPT, Cao Đẳng và Đại Học với sự hỗ trợ từ các quỹ tài trợ cho
3|Trang


các chƣơng trình Service Learning dành cho học sinh, sinh viên. „Hội Đồng Thanh Niên Quốc Gia‟ cũng đã đẩy
mạnh tuyên truyền và hỗ trợ thanh niên, thành lập nhóm để thực hiện các chƣơng trình Service Learning với sự tài
trợ hơn 50% tổng kinh phí, cũng nhƣ các khoá tập huấn Service Learning dành cho các thủ lĩnh nhóm và các thầy cô
giáo nếu muốn tham gia và tổ chức các chƣơng trình Service Learning (Phạm Văn Anh & Phạm Trƣờng Sơn 2013).
2. Tại Việt Nam
Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (ĐH Quốc Gia TP HCM) là đơn vị đầu tiên áp dụng HTPVCĐ vào giáo dục
đại học. Năm học 2007-2008 Thạc Sỹ Phùng Thúy Phƣợng đã áp dụng phƣơng pháp này kết hợp thực hiện hai môn “
Khoa Học Môi Trƣờng” và “Xử Lý Nƣớc Thải” cho sinh viên khoa Sinh Học. Cộng đồng đƣợc xác định là Công
Viên Văn Hóa Đấm Sen.Với các vấn đề cần giải quyết là Xử lí nƣớc hồ và cải thiện môi trƣờng nƣớc. Kế tiếp thành
công của khoa sinh học, Thạc Sỹ Phan Nguyễn Ái Nhi giảng viên Khoa Toán – Tin học, Trƣờng ĐH Khoa học Tự
nhiên đã bắt đầu triển khai lớp chƣơng trình học tập phục vụ cộng đồng tại lớp Seminar Sƣ phạm năm học 2013 2014 với mục đích xây dựng một số mô hình giảng dạy Toán cho học sinh khiếm thị bậc trung học phổ thông , giúp
đỡ các em có điều kiện học tập môn Toán tốt hơn. Với sự giúp đỡ nhiệt tình từ cô Hà Thu Vân – Hiệu trƣởng nhà

trƣờng, thầy Nguyễn Quyết Thắng – Giáo viên Toán của trƣờng và sự hƣớng dẫn tận tình cùa ThS. Phan Nguyễn Ái
Nhi, cùng với sự hợp tác của các em học sinh và sinh viên, chƣơng trình đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng kể.
Nhiều mô hình toán học sáng tạo đã ra đời và hỗ trợ rất nhiều cho việc học toán của các em học sinh khiếm thị. Qua
đó sinh viên cũng học đƣợc rất nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ sống và học tập tích cực mà không có sách vở nào
có thể ghi chép đầy đủ đƣợc. Ngoài ra tại TP HCM còn có trƣờng Đại Học Hoa Sen, Đại Học Bách Khoa và ĐH
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn,… đã và đang từng bƣớc áp dụng thành công cái phƣơng pháp dạy và học chủ động
này.

4|Trang


ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG

I.

Ý tưởng
Để tạo điều kiện cho sinh viên hƣớng sƣ phạm có cơ hội trải nghiệm thực tế để hiểu rõ hơn về những lý thuyết Tâm
Lý Học Lứa Tuổi, cũng nhƣ hiểu đƣợc ý nghĩa của việc giúp đỡ cộng đồng. Chúng tôi xin đề xuất ý tƣởng áp dụng
phƣơng pháp Học Tập Phục Vụ Cộng Đồng cho lớp Tâm Lý Học Lứa Tuổi thuộc khối môn bắt buộc của sinh viên
hƣớng sƣ phạm khoa Toán – Tin học Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP HCM.
 Để tổ chức học tập phục vụ cộng đồng thì Tâm Lý Học Lứa Tuổi cần và một môn học độc lập với tâm lý học sƣ
phạm với 40 tiết (20LT + 20 TH)
 Đối tƣợng là sinh viên năm 3 hoặc năm 4 theo học hƣớng Sƣ Phạm Toán khoa Toán Tin thuộc trƣờng ĐH Khoa
Học Tự Nhiên.
 Đối tác của mô hình này là Trung tâm Phát Huy Bình Triệu- trƣờng học tình thƣơng cho các em có hoàn cảnh
khó khăn.
 Số lƣợng sinh viên của lớp: 20 sinh viên
 Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 5 sinh viên. Mỗi nhóm chọn một cấp học: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sỡ,
trung học phổ thông.


II.

Mục tiêu (chuẩn đầu ra)
Sau khi kết thúc mô hình này, sinh viên có khả năng:
 Khái quát đƣợc phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng (HTPVCĐ).
 Xác định đƣợc tâm lý thực tế của trẻ em trong lớp học tình thƣơng.
 Vận dụng những kiến thức tâm lý vào xử lý các tình huống thực tế ví dụ: trẻ tăng động, trẻ tự kỷ,nhịch ngợm,…

5|Trang


 Đề xuất đƣợc các PPGD Toán phù hợp với học sinh “ cá biệt”.
 Tổ chức giảng dạy cho học sinh.
 Phát triển kỹ năng nói trƣớc đám đông, kĩ năng giao tiếp, quản trò, viết báo cáo.
 Nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

III. Cộng đồng và nhu cầu của cộng đồng cần hỗ trợ
1. Cộng đồng
 Trung tâm Phát Huy Bình Triệu- trƣờng học tình thƣơng cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
 Địa chỉ: 30 B/1 Khu phố 2, phƣờng Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
 Tình nguyện viên đi dạy có thể đi xe bus số 8 tới Ga Bình Triệu, rẽ phải qua Quốc lộ 13, đi khoảng 500m là tới
Trung tâm.
 Thông tin chung: Các em ở lại tại trung tâm đa phần là không có gia đình hay ngƣời thân. Có nhiều em ra đời do bố
mẹ lầm lỡ không nuôi nấng nổi, hoặc bị bỏ rơi. Tuy nhiên, vẫn có những em còn bố mẹ nhƣng gia đình không quan
tâm chăm sóc. "Nếu trung tâm không đón nhận để các em đƣợc đến trƣờng thì các em sẽ đứng trƣớc nguy cơ bị mù
chữ hoặc trở thành tệ nạn của xã hội", bà Hạnh ngƣời quản lý trung tâm đã nói. Trung tâm phát huy Bình Triệu cƣu
mang trẻ nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất đang học lớp 12, tức 18 tuổi. Sau khi học xong lớp 12 các em sẽ ra ngoài tự lập
hoặc chuyển sang lƣu xá của trung tâm. Thời gian ra ngoài ban đầu, trung tâm vẫn hỗ trợ và chuẩn bị những khoản
tiền tiết kiệm giúp em làm hành trang vào đời. Mùa hè hoặc trong các ngày nghỉ, trung tâm nhận hàng về để các em
gái thêu thủ công kiếm thêm thu nhập. Số tiền từ công việc này đƣợc xem là khoản tiết kiệm riêng của các em. Có

em không học đƣợc thì làm tạp vụ tại trung tâm, đƣợc ăn uống miễn phí và đƣợc trả lƣơng. Khoản tiền tích lũy này
để phòng hờ khi các em trƣởng thành, ra ngoài sinh sống có chút vốn phòng thân. Lễ Tết, những em có gia đình
đƣợc ngƣời thân đón về nhà sum họp vài ngày. Những em không còn nơi để về sẽ ở lại trung tâm.

6|Trang


2. Nhu cầu của cộng đồng cần hỗ trợ
Qua khảo sát trung tâm Phát Huy Bình Triệu, chúng tôi xác định đƣợc cộng đồng có những vấn đề sau:









Trung tâm chƣa có phƣơng pháp giáo dục phù hợp cho một số học sinh cá biệt.
Các học sinh bị ảnh hƣởng tâm lí gia đình và mƣu sinh.
Trung tâm chƣa có nhiều nguồn lực giảng dạy.
Còn nhiều học sinh thiếu ý thức học tập.
Dự trù:
Đề xuất và hỗ trợ giảng dạy theo những phƣơng pháp phù hợp cho học sinh.
Giúp đỡ trung tâm trong việc tăng ý thức học tập cho học sinh.
SV vừa tham gia lớp học tại Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên vừa khảo sát và thực tập thực tế tại trung tâm Phát Huy
Bình Triệu.
Có đội ngũ trợ giảng tham gia giám sát và đánh giá trong suốt quá trình thực hiện.

7|Trang



IV.

Cách tổ chức
1. Lịch học dự kiến cho môn tâm lý học lứa tuổi (TLHLT)
Đánh giá

Tuần

Nội dung - Hoạt động

1

Giới thiệu môn học, phân nhóm và chia nhiệm vụ, hƣớng dẫn
chuẩn bị bảng khảo sát.

2

Đi khảo sát lần 1: Tham quan Trung tâm Phát Huy Bình Triệu
(PHBT) và khảo sát nhu cầu cần giúp đỡ của trung tâm.

3

Hƣớng dẫn kỹ năng thuyết trình, viết luận, kỹ năng tổ chức sinh
hoạt và quản trò.

4

Báo cáo khảo sát cộng đồng và thuyết trình về TLHLT tiền học

đƣờng (nhóm 1), tiểu học (nhóm 2), THCS (nhóm 3), THPT
(nhóm 4)
Trình bày ý tƣởng sẽ giúp đỡ trung tâm.

5

Đi thực tế lần 3: Đề xuất cách tƣơng tác với các em học sinh cá
biệt và tham gia hỗ trợ trung tâm trong việc quản lý và sinh hoạt
cho các em này.

6

Tổ chức sinh hoạt và giảng dạy thử tại lớp.

8|Trang

GV
(7đ)

Cộng
đồng
(3đ)

Tổng số tiết
LT
(20T)

TH
(20T)


3

Địa điểm
NVC

Triệu
x
x

5

10%

3

x

5

x

10%
10%

x

5
3

Bình


x


7
8
9
10

Đi thực tế lần 4: Tham gia giảng dạy lần 1 và sinh hoạt tại trung
tâm Phát Huy Bình Triệu.
Viết bài phân tích so sánh điểm giống và khác giữa thực tế và lý
thuyết tâm lý đƣợc học, những thuận lợi và khó khăn trong việc
áp dụng lý thuyết đó vào xử lý tình huống thực tế.
Đi thực tế lần 5: Tham gia giảng dạy lần 2 và sinh hoạt ở trung
tâm Phát Huy Bình Triệu.
Viết bài tự đánh giá quá trình học và những thuận lợi và khó khăn
khi học theo phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng.

11

Thi cuối khoá + dịch sách

12

Lễ Tổng kết tại trung tâm PH Bình Triệu

9|Trang

10%

10%

3
10%

10%
40%

x

5
x

x

5
3

x
x
x


2. Rubric chấm điểm
Nhằm giúp đánh giá điểm từ cộng đồng chính xác với năng lực từng sinh viên, chúng xin đề xuất hai rubric chấm
điểm cho tuần 5 và tuần 7 và 9 tại cộng đồng.
2.1. Rubric chấm điểm cho tuần 5
Đề xuất cách tƣơng tác với các em học sinh cá biệt và tham gia hỗ trợ trung tâm trong việc quản lý và sinh hoạt cùng
các em này.
Điểm

Tiêu chí
đánh giá
Ý tưởng đề xuất
(40%)

Sinh hoạt
(40%)

Phong cách
(20%)

10 | T r a n g


-Phù hợp với nhu cầu trung
tâm
-Có tính sáng tạo
-Hiệu quả
-Dễ thực hiện
- Vui vẻ, nhiệt tình
-Không khí lớp học sôi
động.
-Quản lý và tƣơng tác đƣợc
với các em
-Pha trò sáng tạo
-Đúng giờ
-Ăn mặc lịch sự
-Nghiêm túc trong công
việc


0.5đ

0-0.25đ

-Thiếu 2 trong 4 yếu tố

-Thiếu hơn 2 yếu tố

-Thiếu1 trong 4 yếu tố

-Thiếu hơn 2 yếu tố

-Thiếu 1 trong 3 yếu tố

-Thiếu hơn 2 yếu tố


2.2.

Rubric chấm điểm tuần 7 và tuần 9
Điểm

Tiêu chí
đánh giá
Nội dung giảng dạy
(30%)



0.5đ


-Đầy đủ kiến thức
-Chính xác
-Thiếu 1 trong 3 yếu tố
- Phù hợp với mục tiêu

- Tự tin
- Giọng nói to rõ
Phong cách giảng dạy
- Truyền đạt dễ hiểu
(30%)
- Quan sát và bao quát
lớp học

0-0.25đ

-Thiếu 2 yếu tố trở
lên

-Thiếu 1 trong 4 yếu tố

-Thiếu 2 yếu tố trở
lên

Thời gian
(10%)

-Sớm hoặc trễ dƣới 1
phút


Trễ từ 1-3 phút

Trễ trên 3 phút

Sinh hoạt
(30%)

- Vui vẻ, nhiệt tình
-Không khí lớp học
sôi động.
-Quản lý và tƣơng tác
đƣợc với các em
-Pha trò sáng tạo

-Thiếu1 trong 4 yếu tố

-Thiếu 2 yếu tố trở
lên

11 | T r a n g


TỔNG KẾT
Học Tập Phục Vụ Cộng Đồng (Sevice-Learning) là một phƣơng pháp học tập tích cực mang lại cho ngƣời học
nhiều lợi ích, phƣơng pháp này nên đƣợc nhân rộng tại Việt Nam để tăng ý thức công dân của học, sinh viên và
đồng thời. Việc áp dụng phƣơng pháp này vào môn Tâm Lý Học Lứa Tuổi sẽ làm cho ngƣời học nắm đƣợc tâm
lý của học trò hơn qua việc tƣơng tác và giúp đỡ các em. Trong một môi trƣờng sƣ phạm, điều quan trọng nhất là
làm sao để học sinh có thể áp dụng đƣợc những kiến thức vào thực tế giảng dạy. Bên cạnh việc áp dụng những
kiến thức vào thực tế, sinh viên còn có cơ hội để rèn luyện những kỹ năng sống cho bản thân, kỹ năng sƣ
phạm,… phục vụ cho nhiều mục đích sau này. Về mặt giáo viên, khi áp dụng phƣơng pháp này giáo viên có cơ

hội để mở rộng chuyên môn và mối quan hệ của mình khi tiếp xúc và tƣơng tác nhiều với cộng đồng, qua đó rèn
luyện thêm kĩ năng quản lí và đánh giá học viên.
Học tập phục vụ cộng đồng còn rất mới mẻ đối với Việt Nam nói chung, còn đối với những sinh viên chúng tôi
việc lên kế hoạch cho lớp học này chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, từ việc lên chƣơng trình cho lớp học,
chúng tôi thực sự đã rất bối rối không biết phải xây dựng nhƣ thế nào cho hợp lý. Bên cạnh đó, do lịch học của
nhóm chúng tôi lệch giờ nên chúng tôi rất cập rập trong chuyện họp nhóm. Tuy nhiên qua việc thảo luận, tham
khảo tài liệu và xin ý kiến Thạc Sĩ Phan Nguyễn Ái Nhi chúng tôi cũng đã xây dựng đƣợc một mô hình mẫu cho
môn Tâm lý học lứa tuổi. Việc lên Rubric để cộng đồng đánh giá đúng năng lực các sinh viên cũng mất rất nhiều
thời gian, chúng tôi đã xem xét tỉ mỉ các tiêu chí để cộng đồng đánh giá chính xác nhất có thể.
Tắt một lời, Tâm Lý Học Sƣ Phạm nếu áp dụng phƣơng pháp Học tập phục vụ cộng cồng sẽ rất hiệu quả và mang
lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới giáo dục cần cập nhật nhiều công
cụ cũng nhƣ phƣơng pháp vào môi trƣờng giảng dạy, bên cạnh đó giáo dục nƣớc ta cũng không ngừng đào tạo ra
những thế hệ là những ngƣời chủ đất nƣớc.

12 | T r a n g


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ty nghiên cứu RMC. K-12 Service-Learning Project Planning Toolkit. Scotts Valley, CA: Cục sở hữu trí tuệ
quốc gia Học tập và Phục vụ cộng đồng. 2006/2009.
Phạm Văn Anh & Phạm Trƣờng Sơn, 2013, Góc Nhìn Phát Triển, truy cập ngày 04/06/2014
< />Võ Nguyễn Nhƣ Nguyên, 2013, ĐH KHTN hỗ trợ thực hiện Phương pháp Học tập phục vụ cộng đồng, truy cập ngày
04/06/2014, < />
13 | T r a n g



×