Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ôn thi mạng máy tính hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.58 KB, 14 trang )

Câu 1: Trình bày, có hình vẽ mô hình 7 lớp OSI, tóm tắt nhiệm vụ từng lớp.
Hình vẽ mô hình 7 lớp OSI:

Chức năng của từng tầng:







Tầng 1:Tầng vật lí (Physical Layer)
Tầng vật lí định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí
của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng vật lí
bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter).
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu
giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có. Cách đánh
địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các thẻ
mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Tầng liên kết dữ liệu có thể được chia ra thành 2
tầng con: tầng MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy nhập Đường truyền) và tầng LLC
(Logical Link Control - Điều khiển Liên kết Lôgic).
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)


Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa
dạng, từ một nguồn tới một đích. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định
tuyến(router) hoạt động tại tầng này.
• Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport Layer)
Tầng vận chuyển cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu
cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng


tin cậy và hiệu quả. Tầng vận chuyển kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một
số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection orientated).
• Tầng 5: Tầng phiên (Session layer)
Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết
thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa.
• Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation layer)
Tầng trình bày biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng. Nó
thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu.
• Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)
Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua
chương trình ứng dụng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm Telnet, giao thức
truyền tập tin FTP và giao thức truyền thư điện tử SMTP, DNS …
Câu 2 : Trình bày, có vẽ hình các địa hình mạng (topo mạng). Nêu ưu nhược điểm của từng loại topo mạng.
Giải
Mạng hình tuyến (Bus Topology):
• Ưu điểm: Dùng cáp tiết kiệm, đơn giản, dễ mở rộng mạng. Khi hỏng 1 máy bất kì thì không ảnh

hưởng đến mạng.
Nhược điểm: Nếu một nơi nào đó trên đoạn cáp bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ mạng dẫn
đến mạng ngừng hoạt động. Số máy tính càng nhiều thì tốc độ truyền càng giảm.
Mạng hình vòng (Ring Topology):
• Ưu điểm: Điều khiển hệ thống đơn giản và giảm nhiều khả năng chồng chéo thông tin vì thông


tin chạy trên mạng theo một chiều duy nhất. Tiết kiệm dây dẫn hơn và khoảng cách giữa các nút
có thể được tăng lên.


• Nhược điểm: Nếu 1 nút bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến toàn mạng.
Mạng hình sao (Star Topology):

• Ưu điểm: Nếu một máy bị hỏng thì hệ thống mạng vẫn hoạt động bình thường.



Nhược điểm: Khi trung tâm có sự cố thì toàn bộ hệ thống mạng sẽ ngừng hoạt động.

Câu 3:Trình bày quá trình gởi data từ PC1 sang PC2.





Bước 1:Trình ứng dụng (trên PC1) tạo ra dữ liệu và các chương trình phần cứng, phần mềm cài đặt mỗi
lớp sẽ bổ sung vào header và trailer (quá trình đóng gói dữ liệu tại máy gửi).
Bước 2: Lớp vật lý trên PC1 phát sinh tín hiệu lên môi trường truyền tải để truyền dữ liệu.
Bước 3: Lớp vật lý trên PC2 nhận dữ liệu.
Bước 4: Các chương trình phần cứng, phần mềm trên PC2 gỡ bỏ header và trailer và xử lý phần dữ liệu
(quá trình xử lý tại máy nhận).

Giữa bước 1 và bước 2 là quá trình tìm đường đi của gói tin.


Câu 4:Trình bày đặc điểm của các môi trường truyền sau: Cắp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang.






Cáp xoắn: Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện

từ gây ra bởi môi trường truyền xung quanh và giữa chúng với nhau.
Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại và cáp không có bọc kim loại.
Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi dây
xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi dây xoắn vào nhau.
Cáp không có bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và
suy hao vì không có vỏ bọc.
Cáp đồng trục:Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn
trung tâm (thường là trục đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao quanh dây dẫn trung
tâm. Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách ly và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp.
Cáp đồng truc có bộ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác do ít bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thế có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục
được sử dụng nhiều trong các mạng đường thẳng.
Cáp quang: Cáp quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hay một bó sợi thủy tinh có thể truyền
tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín
hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp quang không truyền tín hiệu điện mà chỉ
truyền tín hiệu quang.

Câu 5:Trình bày nhiệm vụ của các thiết bị sau: NIC, Switch, Hub, Router, Repeater.






NIC – Card mạng:Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phương tiện truyền dẫn và
ngược lại. Gửi/nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được truyền.
Switch:Switch được xem như là một Bridge có nhiều cổng. Switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi
thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.
Router:Là một thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các
đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến.

Repeater: Có chức năng bù suy hao tín hiệu bằng cách chuyển tiếp tất cả các tín hiệu điện đến từ cổng
vào tới cổng ra sau khi đã khuyếch đại.
Hub:Hub được xem như là repeater nhiều cổng. Hub hoạt động như một bộ chuyển tiếp. Khi nó chuyển
từng thông điệp từ cổng này tới cổng khác, và chuyển tới mạng.


Câu 6: Trình bày cách phân lớp địa chỉ IP. Các khái niệm về IP, Net ID, SubNet ID, Host ID, Net Mask, SubNet
Mask.
Giải
 Phân lớp địa chỉ IP:Gồm có 2 phần:
• Net ID: Nhận dạng mạng máy tính.
• Host ID: Nhận dạng máy tính trong mạng.
 Địa chỉ IP: Gồm có 4 byte, mỗi byte cách nhau một dấu “.”
 Net Mask: Gồm các bít “1” và “0” liên tục với nhau quy định đâu là phần nhận dạng mạng máy tính

đâu là phần nhận dạng máy tính.
• Net ID: Số bit “1” nằm trong Net Mask sẽ quy định phần nào là Net ID.
• Host ID: Số bit “0” nằm trong Net Mask sẽ quy định phần nào là Host ID.
 SubNet ID:Sau khi chia xong SubNet, ta chia một số bit “0” ở phần Host ID làm SubNet ID.
 SubNet Mask: Người ta lấy một số bit của Host ID để chia mạng con. Gọi N là số bit dùng để chia
mạng con thì tổng số mạng con là .
Câu 7: Cho IP của một Host như sau: 172.29.32.30/255.255.240.0 hỏi:
a.
b.
c.
d.
e.

Mạng chứa Host trên có chia mạng con hay không? Tại sao?
Có bao nhiêu mạng con tương tự như vậy?

Có bao nhiêu Host trong mỗi mạng con?
Cho biết địa chỉ Broadcast của mạng chứa Host trên.
Liệt kê các Host nằm chung với mạng con nói trên.
Giải

a. Mạng chứa Host trên có chia mạng con.

b.
c.
d.

e.

Vì: 172.X.X.X thuộc lớp B nên Network /16.
Mà trong bài là Network /20 nên lấy 4 bit của Host ID để chia mạng con.
Có mạng con.
Có Host trong mỗi mạng con.
Địa chỉ Broadcast là
172.29.32.30/20 = 172.29. 0010 / 0000.00011110 = 172.29.0010 / 1111.11111111
( broadcast là tất cả bằng 1 ( host ID = 1 )
= 172.29.47.255
Các Host nằm chung với mạng trên là:
- Từ : 172.29.0010 / 0000.00000001 = 172.29.32.1
- Đến: 172.29.0010/ 1111.11111110= 172.29.47.254

Câu 8: Cho IP của một Host như sau: 10.8.100.49/19 hỏi:
a. Mạng chứa Host trên có chia mạng con hay không? Tại sao?


b.

c.
d.
e.

Có bao nhiêu mạng con tương tự như vậy?
Có bao nhiêu Host trong mỗi mạng con?
Cho biết địa chỉ Broadcast của mạng chứa Host trên.
Liệt kê các Host nằm chung với mạng con nói trên.

Giải
a. Mạng trên có chia mạng con.

Vì: 10.X.X.X thuộc lớp A nên Network /8.
Mà trong bài là Network /19 nên lấy 11 bit của Host ID để chia mạng con.
b. Có mạng con.
c. Có Host trong mỗi mạng con.
d. Địa chỉ Broadcast là:
10.8.100.49 = 10.00001000. 011 / 00100 .00011110 = 10.00001000.011 / 11111.11111111
( broadcast là tất cả bằng 1 ( host ID = 1 ) = 10.8.127.255
e. Các Host nằm chung với mạng con:
- Từ : 10.00001000.011 / 00000.00000001 = 10.8.96.1
- Đến : 172.00001000.011/ 11111.11111110 = 10.8.127.254


Câu 9:Trình bày các khái niệm cơ bản về giao thức IP, cấu trúc của gói tin IP, ý nghĩa các trường trong gói tin
IP.
Giải
 Giao thức IP: Giao thức liên mạng, thường được gọi là IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng

hoạt động ở tầng 3 của mô hình OSI, nó quy định cách thức định địa chỉ IP và cách thức truyền tải các

gói tin qua một liên mạng.
 Cấu trúc của gói tin IP:

 Ý nghĩa các trường trong gói tin IP:
• Version: Chỉ ra phiên bản của trình giao thức IP đang dùng là Ipv4 (0100) hoặc Ipv6 (0110), có 4







bit.
IP Header Length (HLEN – 4 bit): Chỉ ra chiều dài tối đa của Header khi không có trường
Options và Padding là 24 byte.
Type Of Services (TOS – 8 bit): Thông báo cho mạng biết dịch vụ nào mà gói tin muốn được sử
dụng.
Precedence –3bit: Chỉ thị về quyền gửi datagram.
Total Length (16bit): Chỉ ra chiều dài của toàn bộ gói tin tính theo byte, bao gồm dữ liệu và
header.
Identification (16bit): Tham số dùng để định danh duy nhất cho một IP datagram trong khoảng
thời gian nó còn trên liên mạng.
Time To Live (TTL –8bit): Chỉ ra số bước nhảy (HOP) mà một gói có thể đi qua. Con số này sẽ
giảm đi một khi một gói tin đi qua một router.


• Protocol (8bit): Chỉ ra giao thức nào của tầng trên (tầng Transport) sẽ nhận phần data ở trạm đích,

mỗi giao thức có một mã.
• Header CheckSum (16bit): Giúp bảo đảm sự toàn vẹn của IP Header.

• Source Address (32bit): Chỉ ra địa chỉ của nút truyền IP diagram.
• Destination Address (32bit): Chỉ ra địa chỉ IP của nút dự định được nhận IP datagram.


Câu 10:Trình bày các khái niệm cơ bản về giao thức TCP, cấu trúc của TCP, ý nghĩa các trường trong TCP. Mô
hình quan hệ họ giao thức TCP/IP.
Giải
 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền vận"): là một trong

các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối
mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao
thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự. TCP còn phân
biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy
trên cùng một máy chủ.
 Cấu trúc của TCP:

 Ý nghĩa các trường trong TCP:
• Source port: Số hiệu của cổng tại máy tính gửi.
• Destination port: Số hiệu của cổng tại máy tính nhận.
• Sequence number: Trường này có 2 nhiệm vụ. Nếu cờ SYN bật thì nó là số thứ tự gói ban đầu












và byte đầu tiên được gửi có số thứ tự này cộng thêm 1. Nếu không có cờ SYN thì đây là số thứ
tự của byte đầu tiên.
Acknowledgement number: Nếu cờ ACK bật thì giá trị của trường chính là số thứ tự gói tin
tiếp theo mà bên nhận cần.
Data offset: Trường có độ dài 4 bít qui định độ dài của phần header (tính theo đơn vị từ 32 bit).
Phần header có độ dài tối thiểu là 5 từ (160 bit) và tối đa là 15 từ (480 bít).
Reserved: Dành cho tương lai và có giá trị là 0.
Flags (hay Control bits): Bao gồm 6 cờ:
 URG: Cờ cho trường Urgent pointer.
 ACK: Cờ cho trường Acknowledgement.
 PSH: Hàm Push.
 RST: Thiết lập lại đường truyền.
 SYN: Đồng bộ lại số thứ tự.
 FIN: Không gửi thêm số liệu.
Window: Số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận (ACK).
Checksum:Kiểm tra lỗi.
Urgent pointer: Nếu cờ URG bật thì giá trị trường này chính là số từ 16 bít mà số thứ tự gói tin
(sequence number) cần dịch trái.
Options: Đây là trường tùy chọn. Nếu có thì độ dài là bội số của 32 bít.




Data:Trường cuối cùng không thuộc về header. Giá trị của trường này là thông tin dành cho các
tầng trên (trong mô hình 7 lớp OSI). Thông tin về giao thức của tầng trên không được chỉ rõ
trong phần header mà phụ thuộc vào cổng được chọn.
 Mô hình quan hệ họ giao thức TCP/IP:



Câu 11:Có mạng máy tính như hình vẽ:




Sử dụng lớp C, dùng địa chỉ Private IP, có chia mạng con SubNet Mask /27.
Gán IP cho các PC, interface của Router.
Trình bày bảng định tuyến của Router 2.
Giải
192.168.1.194
192.168.1.66

192.168.1.65

192.168.1.98

192.168.1.97

192.168.1.162

192.168.1.34

192.168.1.193

192.168.1.130

192.168.1.161

192.168.1.33


192.168.1.129

Bảng định tuyến của Router 2:
Router2 – Routing Table
Network/Netmask

NextHop

Interface

192.168.1.192/27

Local

Local

192.168.1.64/27

Local

Local

192.168.1.96/27

Local

Local

192.168.1.128/255.255.255.224


192.168.1.9
7

192.168.1.98

192.168.1.160/255.255.255.224

192.168.1.9
7

192.168.1.98

192.168.1.32/255.255.255.224

192.168.1.6
5

192.168.1.66


Câu 12:Dịch vụ DNS để làm gì? Cho ví dụ minh họa.
Giải
 Dịch vụ DNS:Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ,

hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán
cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số
định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các
thiết bị khắp thế giới.
 Ví dụ: Dịch địa chỉwww.example.com thành 208.77.188.166.


Câu 13: Trình bày các thành phần chính của một hệ thống Email. Các giao thức mà các thành phần này dùng để
giao tiếp với nhau (vẽ hình minh họa).
Giải
 Các thành phần chính của một hệ thống Email:Có 3 thành phần chính đó là: Bộ phận trợ giúp người

dùng (User Agent), Mail Server và các giao thức mà các thành phần này dùng để giao tiếp với nhau.
 Các giao thức dùng để giao tiếp:
• Giao thức giữa các Mail Server bao gồm:
 SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Được các server dùng để chuyển thư qua lại với nhau.
Ví dụ: Nó giống cách thức mà các trạm bưu điện dùng để chuyển các thùng thư của khách hàng
cho nhau.
• Giao thức giữa Mai Server và User Agent bao gồm:
 POP3 (Post Offic Protocol Version 3 [RFC 1939]): Được User Agent sử dụng để lấy thư về từ
hộp thư của nó trên Server.
 SMTP: Được User Agent sử dụng để gửi thư ra Server.
 IMAP (Internet Mail Access Protocol [RFC 1730]): Có nhiều tính năng vượt trội hơn POP3.
Ngoài ra IMAP còn cho phép gởi Mail.



Chúc
các bạn
thi
tốt !!!



×