Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

sơ đồ khái niệm sơ đồ xương cá sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.69 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



SƠ ĐỒ KHÁI NIỆM_SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ
SƠ ĐỒ TƯ DUY

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Nguyễn Ái Nhi
Sinh viên thực hiện:

Ngô Thanh Trà
Nguyễn Thị Huế
Cao Sỹ Tiến
Trần Hữu Tân

1111561
1111459
1111555
1111529

Năm học 2013-2014


A. SƠ ĐỒ KHÁI NIỆM (Concept Map)
1. KHÁI NIỆM
“Sơ đồ khái niệm (concept maps) là những công cụ đồ thị để sắp xếp và trình bày kiến
thức. Chúng bao gồm các khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm được thể hiện dưới
dạng đường nối giữa hai khái niệm. Các từ trên đường nối là các từ nối hay các cụm từ nối, chỉ
rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm tạo ra các mệnh đề.” (Nguyễn Phúc Chỉnh, 2009).
2. CÁCH TIẾN HÀNH


Bước 1: Bắt đầu với một chủ đề, ý tưởng hay một vấn đề nào đó (làm trung tâm)
Một cách hữu ích để xác định nội dung của sơ đồ khái niệm là chọn ra một câu hỏi trung
tâm - một điều gì đó cần giải quyết hoặc một kết luận cần đạt được, sẽ giúp ta hình thành nên
cấu trúc phân cấp của sơ đồ khái niệm.
Bước 2: Xác định những từ khóa khái niệm
Tìm những từ khóa khái niệm có liên quan và liên hệ với ý tưởng chính, sắp xếp chúng
lại, sau đó liên kết với những từ khóa khái niệm nhỏ hơn, cụ thể hơn.
Bước 3: Liên kết các khái niệm lại
Tạo ra những từ hoặc cụm từ kết nối. Khi các liên kết cơ bản giữa các khái niệm được tạo
ra, thêm vào những liên kết bắt chéo liên kết những khái niệm trong những vùng khác nhau của
sơ đồ để minh họa thêm những mối quan hệ và tăng cường sự hiểu biết và kiến thức của học
sinh về chủ đề này. [1]
Ví Dụ:


Hình 1: Sơ đồ khái niệm của cây [2].
Để tiến hành sơ đồ trên chúng ta phải tiến hành theo trình tự 3 bước như đã nêu, cụ thể là:
Để tiến hành sơ đồ trên chúng ta phải tiến hành theo trình tự 3 bước như đã nêu, cụ thể là:
Bước 1: chúng ta bắt đầu với chủ đề cây.
Bước 2: xác định những từ khóa khái niệm: oxygen, wood, humans, plants……
Bước 3: liên kết các khái niệm lại: cây thì cho oxygen và wood.
Oxygen is important to humans, plants, animals.
Wood is important to houses, paper, furniture….
3. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM
3.1 Ưu điểm
 Đơn giản hóa vấn đề và làm dễ hiểu;
 Thúc đẩy học sinh chủ động học tập, học tập;
 Học sinh có khả năng sắp đặt các kiến thức của mình một cách có ý nghĩa, dễ hiểu;
 Nối kiến thức cũ với kiến thức mới.
3.2 Nhược điểm

 Tốn nhiều thời gian;
 Học sinh thường không quen thuộc với khái niệm lập sơ đồ nên có thể lo sợ;
4. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC
 Giảng dạy một chủ đề: Sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy học giúp học sinh hiểu biết
nhiều hơn về khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm trong một chủ đề nhất
định.
 Củng cố sự hiểu biết: hướng dẫn học sinh tự làm các sơ đồ khái niệm sẽ giúp học sinh
khắc sâu kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.
 Kiểm tra: Với các sơ đồ khái niệm còn bỏ trống khái niệm hoặc các từ dẫn, giáo viên
yêu cầu học sinh hoàn thiện cho đầy đủ, qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một
cách chính xác nhất.
5. VÍ DỤ
Ví dụ 1: Khi dạy về chủ đề Tứ Giác thì thầy (cô)có thể sử dụng sơ đồ khái niệm sau để
giúp các em dễ nhớ.


Hình 2: Sơ đồ khái niệm của tứ giác.
Để tiến hành sơ đồ trên chúng ta phải tiến hành theo trình tự 3 bước như đã nêu, cụ thể là:
Bước 1: chủ đề tứ giác.
Bước 2: các loại tứ giác là: hình bình hành, hình thang, hình chữ nhật, hình vuông.
Bước 3: liên kết các khái niệm lại.
Tứ giác có 1 cặp cạnh song song là hình thang;
Tứ giác có 2 cặp cạnh song song là hình bình hành;
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật;
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi;
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông;
Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
Ví Dụ 2: Có thể kiểm tra bài Sự Tạo Thành Các Mùa Khí Hậu bằng cách cho học sinh
hoàn thành sơ đồ sau:



Hình 2: Bản đồ khái niệm về sự hình thành mùa khí hậu
Đáp án:
(1) Độ dài của ngày sẽ dài hơn vào mùa hạ.
(2) Độ dài của ngày sẽ ngắn hơn vào mùa đông.
(3) Độ cao của đường chân trời thấp hơn vào mùa đông.
6. TÀI LIỆU TAM KHẢO
6.1 Tài liệu sách
Nguyễn Phúc Chỉnh, 2009 , “Cơ sở lý thuyết của bản đồ khái niệm”, Tạp chí Giáo dục, số
210, kỳ 2 tháng 3 năm 2009.[3]
6.2 Tài liệu online
[1] Không rõ tên tác giả và năm đăng bài, “ Sơ đồ khái niệm”,phuongphaptoiuu.tk , ngày
truy cập 10 tháng 4 năm 2014,< />[2] Maria Birbili, ngày 1 tháng 6 năm 2007, “Mapping Knowledge: Concept Maps in
Early Childhood Education”, ecrp.uiuc.edu, ngày 10 tháng 4 năm 2014,<
/>

B. SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ (Fishbone Diagram)
1. KHÁI NIỆM
Sơ đồ xương cá (fishbone diagram), còn gọi là sơ đồ Ishikawa, hay sơ đồ nhân quả (cause
– effect chart), được Kaoru Ishikawa sử dụng đầu tiên trong thập niên 1950 tại Nhật Bản (Joe
Johnson, 1986). Theo Ishikawa, sơ đồ xương cá là sơ đồ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả của một vấn đề (Ishikawa, 1976). Còn Joe Johnson (1986) gọi nó là sơ đồ nhân quả và nhận
xét rằng sơ đồ nhân quả cung cấp một phương pháp giúp xác định và tổ chức một cách có hệ
thống các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề (Joe Johnson, 1986).
2. ĐẶC ĐIỂM
 Các nguyên nhân được xây dựng dựa trên sự đóng góp ý kiến của nhiều người;
 Không phê phán, chỉ trích ý kiến của người khác;
 Viết ra càng nhiều ý kiến càng tốt;
 Bố trí, sắp xếp và sửa chữa các ý kiến;
 Sơ đồ xương cá liệt kê mọi nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề, thể hiện bằng các

chuỗi nguyên nhân;
 Các nguyên nhân phải dựa trên các thông tin, dữ liệu chính xác và phải xem xét,
nghiên cứu theo thời gian để đưa ra giải pháp tốt nhất.
3. CÁCH VẼ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ
Theo Joe Johnson (1986), việc vẽ và giải quyết vấn đề theo sơ đồ xương cá cần thực hiện
qua 6 bước. Nhưng ở đây, chúng tôi cho rằng bước thứ 3 và 4 có thể gộp chung lại được, bước
thứ 5 và 6 cũng có thể gộp chung lại, vì vậy chúng tôi sẽ trình bày lại theo bốn bước sau đây.
Bước 1: Xác định vấn đề hoặc kết quả cần đạt được
Xác định vấn đề cần giải quyết và viết vấn đề vào bên phải tờ giấy. Sau đó kẻ một đường
ngang, chia giấy của bạn ra làm hai. Lúc này bạn đã có “đầu và xương sống” của con cá trong sơ
đồ xương cá.
Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng hay các nguyên nhân chính của vấn đề, ứng với mỗi
nhân tố, vẽ một nhánh “xương sườn”. Các nhân tố ảnh hưởng thông thường là con người (Man)
(hoặc nhân sự (Men)), nguyên vật liệu (Material), thiết bị (Machine), phương pháp (Method), đo
đạc, đánh giá hoặc các chuẩn mực (Measurement), môi trường (Environment).


Hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng trong sơ đồ xương cá [1]
Bước 3: Xác định các nguyên nhân nhánh dẫn đến nguyên nhân chính ở bước 2
Tìm các nguyên nhân chi tiết dẫn đến nhân tố ảnh hưởng, ứng với mỗi nguyên nhân, lại
vẽ một nhánh “xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành
nhiều cấp, ứng với nhiều nhánh “xương con” khác.
Để tìm ra các nguyên nhân, cần biết cách vận hành áp dụng cách đặt 6 loại câu hỏi sau
(5W-1H):
 Who: Vấn đề này của ai? Ai chịu trách nhiệm?...
 What: Cái gì xảy ra? Cái gì gây nên vấn đề này?...
 Why: Tại sao lại bị xảy ra?...
 When: Vấn đề này xảy ra khi nào?...
 Where: Vấn đề này xảy ra ở đâu?...

 How: Làm thế nào nó xảy ra? Khắc phục như thế nào?...
Việc xây dựng sơ đồ và phân tích nguyên nhân chỉ dừng lại khi không còn câu hỏi nào
khác.
Bước 4: Phân tích sơ đồ
Khi sơ đồ được vẽ xong, các nguyên nhân chi tiết nhất sẽ là các nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường,…, và xác định những kế hoạch cụ thể để khắc
phục vấn đề.
Cách tiến hành phân tích sơ đồ:
 Kiểm tra sự hoàn thành hay tính đầy đủ của sơ đồ. Để làm tốt điều này, cần xác minh
lại rằng nguyên nhân ở cuối của mỗi chuỗi xương cá là một nguyên nhân gốc rễ tiềm
ẩn bằng cách kiểm tra tính logic trong mối quan hệ nhân quả, thông qua tất cả các
nguyên nhân trung gian tới tác động cuối cùng. Sơ đồ xương cá quan trong ở chỗ
phân biệt giữa giả định và thực tế, nó thể hiện những giả định và chỉ khi những giả
định này được kiểm tra với số liệu chúng ta mới có thể chứng minh được các nguyên
nhân của hiện tượng đã quan sát thấy.
 Xác định những nguyên nhân then chốt nhất cho sự điều tra tiếp theo. Đồng thời,
đánh dấu các nguyên nhân đó lại.




Phát triển các kế hoạch để xác nhận rằng những nguyên nhân tiềm ẩn là những
nguyên nhân thực sự. Làm sáng tỏ các nguyên nhân gốc rễ bằng cách tìm các nguyên
nhân xuất hiện lặp đi lặp lại tại các nhánh xương chính và mối quan hệ giữa các
nguyên nhân khác nhau.

4. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM
4.1 Ưu điểm
Trước hết, có thể thấy rằng sơ đồ xương cá dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ theo dõi vì có sự
phân nhánh chính, phụ rất rõ ràng, chi tiết;

Tiếp theo, sơ đồ này mang lại cho bạn một cái nhìn toàn diện, tỉ mỉ, sâu sắc về tất cả
những yếu tố có thể sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc hay vấn đề bạn đang cần
giải quyết. Từ đó, việc hình thành giải pháp sẽ trở nên dễ dàng, chính xác hơn;
Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ xương cá tạo cho bạn một thói quen làm việc cẩn thận, chi
tiết. Từ đó, tư duy làm việc của bạn cũng trở nên khoa học hơn.
4.2
Nhược điểm
Sơ đồ xương cá nhìn chung khá đơn giản, vì vậy sẽ khó để phân tích và thể hiện được rõ
ràng đối với những vấn đề lớn và phức tạp;
Cũng đồng thời, với những vấn đề phức tạp có hệ thống thông tin lớn thì đòi hỏi bạn phải
có một khoảng không gian đủ rộng để trình bày tất cả những yếu tố liên quan đến vấn đề đó;
Ngoài ra, khi nghiên cứu vấn đề bằng sơ đồ xương cá, bạn dễ bỏ qua những nguyên nhân
tiềm năng (như nguyên vật liệu hoặc đo đạc) do có thể bạn quá quen thuộc với những nguyên
nhân đó.
(PMA Blog, 2012)
5. ỨNG DỤNG
Sơ đồ xương cá có ứng dụng rất hiệu quả trong các trường hợp như tìm các nguyên nhân
xảy ra khuyết tật, chuẩn bị các biện pháp cải tiến. Vì vậy trong giáo dục, khi nghiên cứu những
cải tiến trong phương pháp dạy và học, những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học không
tốt,… thì sơ đồ xương cá là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên giải quyết vấn đề.
Hơn nữa, sơ đồ xương cá giúp phát triển các kỹ năng làm việc đội nhóm, giúp giải quyết
tốt các vấn đề như đánh giá trình độ hiểu biết, bổ sung lỗ hỏng kiến thức giữa các thành viên cho
nhau,..., nên trong giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng phương pháp này cho học sinh tự giải
quyết một số vấn đề của bài học.
6. VÍ DỤ
Chúng tôi mời các bạn tham khảo qua hai sơ đồ sau:


Hình 2: Nguyên nhân làm ra sản phẩm kém chất lượng [2]
Để xác định nguyên nhân làm ra sản phẩm kém chất lượng, cần tiến hành qua bốn bước

đã nêu, theo đó:
 Xác định vấn đề cốt lõi ở đây là “sản phẩm kém chất lượng”, viết vấn đề vào bên
phải tờ giấy rồi kẻ một đường ngang (xương sống) chia tờ giấy làm hai phần.
 Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng thông thường có thể xác định được rằng, các nguyên
nhân chính nằm trên các nhánh xương sườn là Nhân sự (ứng với Men), Nguyên vật
liệu (ứng với Material), Thiết bị (ứng với Machine), Phương pháp (ứng với Method)
và Chuẩn mực (ứng với Measurement).
 Dựa theo các câu hỏi Ai? Cái gì? Tại sao? Như thế nào?..., xác định các nguyên nhân
nhánh dẫn đến các nguyên nhân chính. Ví dụ trong nhân tố Nhân sự có các nguyên
nhân nhánh như Tay nghề kém, Sức khỏe bị ảnh hưởng, Không có kế hoạch thay
thế,…
 Kiểm tra lại thấy sơ đồ đã đầy đủ. Một số nguyên nhân lặp đi lặp lại như sự kém chất
lượng của Nguyên vật liệu, Thiết bị, Nhà cung ứng, Người lao động,… Một số
nguyên nhân có mối quan hệ mật thiết như Tay nghề của công nhân kém mà lại
Thiếu đồ gá thì sản phẩm không thể nào có chất lượng được,… Đó chính là những
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ việc xác định các nguyên nhân gốc rễ đó, doanh
nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề.


Hình 3: Nguyên nhân gây kém chất lượng lỗ ren M4 [2]
Phân tích tương tự theo bốn bước như hình 2, chúng ta cũng tìm được các nguyên nhân
lặp đi lặp lại như sự thiếu chính xác trong kích thước Lỗ khoan, Tarô, sự chủ quan của công
nhân trong việc Không thực hiện theo hướng dẫn, để Trục máy bị dơ, đảo,…, hay mối quan hệ
giữa các nguyên nhân như Không có gá định phôi thì Kích thước tarô không đúng…
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
7.1
Tài liệu sách
Ishikawa, Kaoru, 1976, Guide to Quality Control.
Joe Johnson, 1986, in tiếng Việt lần thứ nhất năm 2003, Đạt chất lượng bằng các phương
pháp và công cụ nào?, trang 104, 105.

7.2
Tài liệu online
[1]
Không rõ tên tác giả và năm đăng bài, Fishbone Diagram, lượt
xem 2239, ngày 17 tháng 04 năm 2014, < />[2]
Không rõ tên tác giả và năm đăng bài, Công cụ chất lượng Biểu đồ nhân quả,
ngày 16 tháng 04 năm 2014,
<
/>PAM Blog, 7/12/2012, Cause and Effect Diagrams, ngày 17 tháng 04
năm 2014, < />

C. SƠ ĐỒ TƯ DUY (Mind Map)
Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng có rất nhiều điều cần ghi nhớ và suy nghĩ đặc là
những bạn học sinh. Bất kể một hình ảnh nào bạn vô tình nhìn thấy hoặc một âm thanh, một
giọng hát nào đó bạn nghe thấy, chúng đều được não bộ của ta ghi nhận và lưu trữ trong đó.
Ngày qua ngày, khi chúng ta ngày càng tiếp thu thật nhiều thông tin thì não của chúng ta sẽ trở
nên một mớ hỗn độn. Dần dần, những thông tin mới ghi nhận hoặc những thông tin có ấn tượng
đặc biệt với chúng ta sẽ lấn át những thông tin mờ nhạt, khiến chúng ta thường xuyên xảy ra tình
trạng nhìn một người hay một vấn đề nào đó rất quen mà không thể nhớ ra được. Tony Buzan đã
nghiên cứu và phát minh ra một cách ghi chép chủ động, sáng tạo gọi đó là sơ đồ tư duy nhằm
hệ thống các kiến thức/ý kiến/vấn đề có liên quan, giúp cả hai bán cầu não cùng phát triển.
Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào vào mọi mặt của cuộc sống, qua đó nâng cao kết quả
học tập và khả năng tư duy mạch lạc.

Hình 1: sơ đồ tư duy
Đôi nét về tác giả
Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác giả, nhà
tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind Map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là
tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia.
Tony Buzzan là cố vấn cho một số tổ chức chính phủ và các công ty đa quốc gia hàng đầu

thế giới như như Hewlett Packard, IBM, BP, Barclays International, EDS..., giảng viên thường
xuyên của các đại học Oxford, Cambridge... Là một nhân vật truyền thông toàn cầu, ông đã xuất
hiện trên 100 giờ ở các chương trình truyền hình, trên 1000 giờ ở các chương trình truyền thanh
trong nước và trên thế giới với hơn 3 tỉ khán giả.
Và không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương
pháp học, cha đẻ của kĩ thuật Mindmap, Ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp
chí Mensa, tư vấn viên, cố vấn cho chính phủ của Anh, một huấn luyện viên của Olympic, một
vận động viên tài năng, một nhà thơ đã được nhận giải thưởng thi ca.
(Tony Buzan, 2013).


1. KHÁI NIỆM
“Sơ đồ tư duy là một “bức tranh” tổng thể (đầy màu sắc) biểu hiện mối liên hệ logic giữa
các kiến thức/ ý kiến/ vấn đề có liên quan, giúp cả hai bán cầu não cùng phát triển.”( Phan
Nguyễn Ái Nhi,2014).
2. ĐẶC ĐIỂM
 Dùng hình ảnh, từ khóa thay cho câu văn
 Sơ đồ tư duy là một sơ đồ rất mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắc khe như bản đồ địa
lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh.
 Mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác
nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó theo một cách riêng do đó
việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người.
 Chủ đề chính được thể hiện ở trung tâm, từ trung tâm các chủ đề phát sinh được lan
tỏa thành các nhánh.
 Các nhánh tạo thành một cấu trúc liên kết với nhau.
 Khi vẽ sơ đồ tư duy mỗi nhánh chính sẽ mang một màu khác nhau, các nhánh con rẽ
ra từ nhánh chính sẽ mang cùng màu với nhánh mẹ nhằm giúp người xem dễ dàng
nắm nội dung mình đang xem.
( Phan Nguyễn Ái Nhi,2014).
3. CÁCH THỰC HIỆN

Để vẽ tốt một sơ đồ tư duy bạn nên thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị ý tưởng cho chủ đề trung tâm. Sử dụng ít nhất 5 cây bút màu khác
nhau.
Bước 2: Vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề chính ở trung tâm. Nếu được, hãy cho
thêm chữ trong hình ảnh đó.
Bước 3: Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính liên quan đến chủ đề này. Các
nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm, nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề
con liên quan tới chủ đề chính. Trên các nhánh chính này là các từ khóa ngắn gọn và mang tính
chất gợi ý. Sau đó vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Bước 4: Vẽ thêm các nhánh thứ cấp, đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính.
Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là
các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
(Lâm Thanh Phong, 2013).
Chú ý: Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con cũng nên cùng một màu
với nhánh chính (nhánh mẹ).
4. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM
4.1
Ưu điểm
 Sơ đồ tư duy hỗ trợ tận dụng nhiều kỹ năng của vỏ não, nhờ đó khả năng ghi nhớ
được tăng lên rất nhiều, tạo điều kiện cho khả năng nhớ ngẫu nhiên phát triển, làm
cho não nhớ tốt hơn và nhạy hơn, giúp tận dụng các khả năng liên tưởng của cá nhân,
tăng cường khả năng khắc sâu và hình thành mạng lưới của não, nhờ đó làm tăng khả
năng nhớ. (2011, kỹ nãng học tập, Đại học Đông Á)








Nâng cao các kỹ năng tư duy sáng tạo.
Khi nhìn vào sơ đồ tư duy ta có thể nắm hết ý chính và hiểu rõ vần đề hơn.
Và đây là một phương pháp học tập tiết kiệm thời gian.
Tạo hứng thú cho người học.

Nhược điểm
Sơ đồ tư duy chỉ là sơ đồ mang tính khách quan của mỗi người nên chưa chắc đã là đúng
mà nó chỉ manh tính chất giúp người sử dụng nó dễ nhớ kiến thức của mình muốn học.
4.2

5. ỨNG DỤNG
Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ trí nhớ hiệu quả, là một kĩ thuật ghi chú giúp phân
tích thông tin, kích thích tư duy sáng tạo. Chính vì thế sơ đồ tư duy có rất nhiều ứng dụng trong
học tập và đời sống.
6. VÍ DỤ
Ví dụ 1: Giảng dạy bài hình chữ nhật bằng sơ đồ tư duy, giúp học sinh dễ hiểu và nhớ
lâu.

Hình 2: Sơ đồ tư duy với bài hình chữ nhật(Nguồn: Internet).
Ví dụ 2: (Hệ thống kiến thức) khi dạy xong bài hình thoi bạn có thể cho mỗi học sinh của
mình tự tóm tắt lại kiến thức như sau.


Hình 3: Sơ đồ tư duy dùng để ôn tập kiến thức bài hình thoi.
Khi đó học sinh sẽ hiểu rõ về hình thoi và mối liên hệ giữa hình thoi với tứ giác và hình
bình hành. Học sinh sẽ hứng thú với cách học này hơn thay vì cho các em học thuộc lòng.
Ví dụ 3: Ngoài việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập chúng ta còn có thể sử dụng sơ đồ
tư duy trong đời sống hằng ngày như vẽ ra danh sách mua sắm.

Hình 4: danh sách mua sắm



7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
7.1 Tài liệu sách
Phan Nguyễn Ái Nhi, 2014, Slide “bài giảng trong lớp phương pháp dạy học tối ưu ca
sáng”
7.2 Tài liệu online
Không rõ tác giả, 2013, “TonyBuzan”, ngày truy cập 10/04/2014,
< .
Không rõ tác giả, 2011, “ Sơ đồ tư duy”, , ngày truy cập 11/04/2014,
< />spx> .
Lâm Thanh Phong, 2013, “Bốn bước vẽ sơ đồ tư duy đơn giản và nhanh chóng
nhất”, ngày truy cập 10/04/2014, < .



×