Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.87 KB, 11 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM 9

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

MSHV

TÊN

CHỮ KÝ


MỞ BÀI
Những vấn đề triết học như lý luận thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức luôn là cơ sở và phương hướng tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây
dựng và phát triền xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn con
người có thể có được những cách giải quyết phù hợp các vấn đề do cuộc sống đặt
ra. Sau đây nhóm chúng em xin tìm hiểu về vấn đề: Thực tiễn và vai trò của thực
tiễn. đối với nhận thức.

2




I. Khái niệm thực tiễn và nhận thức.
I.1. Vấn đề thực tiễn.
I.1.1. Khái niệm thực tiễn.
Thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất, đối tượng – cảm tính, có mục đích,
có tính lịch sử - xã hội của con người với nội dung là chinh phục và cải biến các
khách thể tự nhiên, xã hội và cấu thành cơ sở phổ biến, động lực phát triển của xã
hội, của nhận thức con người.
Thực tiễn có những đặc trưng sau:
- Thực tiễn là hoạt động của con người, nó là một quan hệ chủ thể - khách thể.
Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể.
Trong đó, cả chủ thể và khách thể đều là những đối tượng vật chất. Ở đó, chủ thể
tác động chủ động, có mục đích vào khách thể và biến đổi khách thể cho phù hợp
với yêu cầu của mình, quá trình này không chỉ biến đổi khách thể mà biến đổi cả
bản thân chủ thể.
- Thực tiễn là hoạt động khách quan, cảm tính, hoạt động vật chất phổ biến.
Thực tiễn là hoạt động biến đổi hiện thực.
- Thực tiễn là hoạt động căn bản, nền tảng của mọi hoạt động của con người
và xã hội.
- Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử - xã hội: Tính lịch sử nghĩa là trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội
cũng khác nhau. Tính xã hội nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động cá
nhân đơn lẻ, tách rồi, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.
1.1.2. Những hình thức thực tiễn cơ bản.
Theo lĩnh vực hoạt động có thể phân chia thực tiễn thành các hình thức:
Sản xuất vật chất: là hoạt động tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Đây là hình thức cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định, chi phối
các hoạt động còn lại.
Hoạt động biến đổi xã hội: là hình thức cao nhất của hoạt động vật chất gồm

đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hoà bình... làm cho
xã hội ngày càng tiến bộ.

3


Thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động nhận thức. Đó là
hoạt động được diễn ra trong những điều kiện do con người đặt ra (điều kiện nhân
tạo).
Trong ba hình thức này, sản xuất vật chất là hoạt động sớm nhất, quan trọng
nhất, quyết định các hình thức khác; các hình thức còn lại cũng có ảnh hưởng quan
trọng tới sản xuất vật chất.

4


I.2. Vấn đề nhận thức.
1.2.1.Khái niệm nhận thức
Nhận thức: Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật, nhận thức là quá trình phản
ánh thế giới hiện thực khách quan, trong đó có con người và cho rằng con người có
khả năng nhận thức được thế giới khách quan.
1.2.2.Các giai đoạn của nhận thức
Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực
tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu
biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ: Thông qua các giác quan (thị giác, khứu giác, vị giác) con người nhìn
thấy quả quýt màu vàng, hình tròn, mùi thơm, vị ngọt.
Nhận thức lí tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do
nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh,
tổng hợp, khái quát hoá... tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Thông qua các thao tác tư duy có thể biết được lượng đường, lượng
vitamin C trong quýt, biết được ăn quýt tốt cho sức khoẻ.
Hai giai đoạn của quá trình nhận thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau
trong quá trình nhận thức, nhằm phản ánh đúng đắn, đầy đủ các sự vật, hiện tượng
của thế giới khách quan.
1.2.3.Các nguyên tắc của nhận thức
Thứ nhất, thừa nhận thế giới vật chất khách thế giới khách quan, độc lập với ý
thức con người.
Thứ hai, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Nhận
thức là sự phản ảnh thế giới hiện thực khách quan vào bộ óc con người, nên không
có gì là không nhận thức được, chỉ có cái chưa nhận thức được.
Thứ ba, nhận thức là quá trình biện chứng tích cực, tự giác, sáng tạo từ chưa
biết tới biết, biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu
sắc đến bản chất ngày càng sâu sắc hơn. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, là nguyên
tắc nền tảng của nhận thức.
Thứ tư, thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là động lực,
mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
5


II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
Thực tiễn thể hiện vai trò là cơ sở, động lực của nhận thức ở chỗ:
Thứ nhất, con người có nhu cầu tất yếu khác quan là giải thích và cải tạo thế
giới, điều này buộc con người phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt
đồng thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho sự vật, hiện tượng bộc lộ thuộc
tính, tính chất, quy luật, mối quan hệ khác nhau giữa chúng. Trên cơ sở đó, con
người có hiểu biết về chúng. Như vậy, thực tiễn đã cung cấp “vật liệu, tài liệu”
cho nhận thức, giúp cho nhận thức năm bắt được bản chất, các quy luật vận động
và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành nên các học thuyết khoa học.

Ví dụ, việc đo được ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lê ở Hy Lạp cổ đại
là cơ sở cho định lý toán học của Talét, Pitago hay các nhà toán học khác ra đời.
Thứ hai, thực tiễn cũng là nơi rèn luyện giác quan của con người, từ đó giác
quan của con người ngày càng hoàn thiện hơn. Việc rèn luyện các giác quan là cơ
sở cho chủ thể nhận thức thế giới khách quan hiệu quả hơn, năng lực tư duy logic
ngày càng được phát triển.
Ví dụ: Thông qua sản xuất, lao động cải tạo thế giới, những cơ quan cảm
giác như thính giác, thị giác hay các giác quan khác của cơ thể được rèn luyện trở
nên nhạy bén hơn với các kích thích đến từ thế giới khách quan.
Thứ ba, thực tiễn còn là cơ sở tạo ra công cụ, máy móc, dụng cụ, các thiết bị
khác nhằm hỗ trợ con người nhân thức hiệu quả hơn. Các phương tiện ngày càng
hiện đại kéo theo nhận thức ngày càng hiện quả và chính xác.
Ví dụ: Kính hiển vi, kính thiên văn, máy siêu âm, máy vi tính đều được sản
xuất chế tạo trong hoạt động sản xuất vật chất – một hình thức cơ bản của thực
tiễn. Các thiết bị này đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà khoa học để nghiên cứu về
các hành tinh, vũ trụ, các ngành khoa học khác nhau. Nhờ những thiết bị hỗ trợ này
mà con người đã nhận thức sự vật, hiện tượng đúng đắn hơn, khái quát lý luận tốt
hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
Thứ tư, thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả
lời. Lịch sử đã chỉ ra rằng, các phát minh khoa học cũng như nhận thức nói chung
6


đều phát sinh từ thực tiễn luôn phát triển của con người, được xác định bởi nhu cầu
của thực tiễn sống còn của con người.
Ví dụ: Dịch bệnh Ebola xuất hiện đã đặt ra cho các nhà khoa học nhiệm vụ
nghiên cứu tìm kiếm phương thuốc chữa trị đồng thời tìm ra cách thức phòng
chống dịch bệnh lây lan hiệu quả. Nói cách khác, chính thực tiễn là người đưa ra
vấn đề cho nhận thức phải giải quyết và trên cơ sở đó thúc đẩy thức phát triển


7


2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Nếu
nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa
thành tích thì nhận thức sẽ mất phương hướng, thẩm chí phải trả giá. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn thì chỉ là lý luận
suông”.
Thực tiễn đóng vai trò là mục đích của nhận thức thể hiện ở chỗ: Nhận thức
bị chi phối bởi nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Do vậy, mục đích cuối
cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức, mà là vận dụng tri thức khoa
học vào thực tiễn để cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu đó. Những
tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào
thực tiễn (vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, vào thực nghiệm
khoa học) phục vụ con người. Nói cách khác, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh
giá giá trị của tri thức – kết quả của nhận thức.

8


2.3.Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức, là tiêu chuẩn của chân lý.
Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan, đã
được thực tiển kiểm nghiệm.
Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà nó còn
đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của qúa trình nhận
thức.
Điều này có nghĩa là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt
được trong nhận thức. Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa
chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Triết học Mác-Lênin khẳng định: Chỉ có

thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý, vì “thực tiễn cao hơn nhận thức”, nó vừa
có “tính hiện thực trực tiếp”, lại vừa có “tính phổ biến”. Người ta không thể lấy
nhận thức để kiểm tra nhận thức được, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để
kiểm tra nhận thức khác. Và cũng không thể lấy lợi ích là tiêu chuẩn chân lý vì
trong xã hội, nhất là xã hội có giai cấp đối kháng, thì lợi ích của giai cấp là khác
nhau thậm chí trái ngược nhau. Cái lợi của giai cấp này, có thể là cái hại của giai
cấp khác. Vậy, chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thực sự duy nhất của chân lý.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
Tính tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là duy nhất làm tiêu chuẩn chân lý, ngoài
nó ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính
tương đối là ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng,
bác bỏ được cái sai một cách tức thì. Bởi nhận thức ra đời từ thực tiễn nhưng lại
diễn ra ở từng người, từng thế hệ với những điều kiện chủ quan, khách quan khác
nhau nên có thể dẫn tới sai lầm. Hơn nữa bản thân thực tiễn không đứng yên một
chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục. Thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay.
Nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn, bất biến.
Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà
là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân
lý”
9


Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố
đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là
nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Nhấn mạnh vai trò đó, Lê-nin đã viết: “Quan điểm về đời sống, thực tiễn phải là
quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”

10



Kết Bài
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán
triệt quan điểm thực tiễn. Việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải
liên hệ thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Do vậy, lý luận và thực tiễn luôn phải
thống nhất với nhau và trở thành nguyên tắc tối cao của hoạt động con người.

11



×