Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Trình bày những phẩm chất mà nhà văn cần phải có theo anhchị, khi một nhà văn chuyển sang làm báo, thì những phẩm chất đo sẽ có tác dụng như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 19 trang )

NHÓM 2
LÝ LUẬN VĂN HỌC
Đề tài :
Trình bày những phẩm chất mà nhà văn cần phải có. Theo anh/chị, khi
một nhà văn chuyển sang làm báo, thì những phẩm chất đo sẽ có tác
dụng như thế nào?


I) Nhà văn
1) Khái niệm nhà văn
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhà văn:
“Nhà văn, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi,
tuy nhiên khái niệm nhà văn vẫn có độ mở nhất định khi bao gồm cả những thể
loại văn học như thơ,văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên khuynh
hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có thể
được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc
kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim,…” (Theo Bách khoa toàn thư
mở).
“Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy” (Sê Khốp).
Nhà văn phải là người “thư kí trung thành của thời đại” (Balzac).
Nhà văn phải biết “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái
ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Ai Ma Tốp).
“Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ
trụ” (Thạch Lam).
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sánh tạo ra ngôn ngữ. nhà văn không chỉ học
tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không
nên ăn bám vào người khác. Giàu nhôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn
ngôn ngữ ấynhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn
mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng,
chữ nào để chổ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh
hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp” (Nguyễn Tuân).


“Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người, Nó là Người
Mơ, Người Say, Người Điên… Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tình, là Yêu. Nó thoát
hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được Nó
nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý” (Chế Lan Viên- Lời
tựa tập Điêu tàn).


“Nghệ sĩ đích thực ở một phương diện nào đó chính là một kiểu Jesus về
tinh thần. Anh ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người để từ đó cất tiếng nói
diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại” (Theo Lê Ngọc Trà- Lý luận và văn học).
Vậy nhà văn là ai? Có thể hiểu: Nhà văn là người sáng tạo nên những tác
phẩm ngôn từ được xã hội đánh giá và công nhận những tác phẩm đó. Nhà văn có
những năng lực đặc biệt: Năng lực thẩm mỹ, tình cảm và trực giác, năng lực tưởng
tượng, năng lực quan sát và biểu hiện nghệ thuật (thâu tóm qua hai chữ “Tình” và
“Tài”).
2) Phẩm chất của nhà văn
2.1 Phẩm chất trí thức
Nhà văn đích thực, trước tiên phải là một nhà suy tưởng. Ông là người theo
đuổi những quan niệm triết học lớn, phải có những chính kiến xã hội lớn, có những
quan niệm sâu sắc và triệt để về đạo đức, tôn giáo và nghệ thuật. Nhưng ông ta
không phải là một nhà tư tưởng như một triết nhưng ông ta luôn suy tư về vấn đề
dân tộc và nhân loại, số phận cá nhân và số phận cộng đồng, về lòng yêu nước và
tình yêu con người. Trong các tác phẩm văn học đều có sự đan xen giữa những tư
tưởng mang tính hình tượng và những tư tưởng chính luận. Như với tiểu thuyết
Chiến tranh và hòa bình, L. Tolstoi thể hiện tư tưởng và đạo đức và sức mạnh của
nhân dân. Văn học luôn có mối quan hệ với triết học, với lịch sử tư tưởng. Những
nhà văn lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi ở Việt Nam, J. Goertheở Đức, A. Camus
ở Pháp… đều là những nhà tư tưởng theo nghĩa rộng. Nhà văn lớn hay những nhà
tư tưởng là người rung hồi chuông cảnh báo xã hội, thức tỉnh thiên hạ đang ngủ
say.

Nhà văn đích thực cũng chính là một nhà văn hóa, am hiểu sâu sắc văn hóa
dân tộc mình và là đại diện ưu tú của nền văn học đó. Các tác phẩm văn học, ở
những mức độ khác nhau đều chứa đựng những bức tranh về văn hóc dân tộc: đạo
đức, phong tục, tập quán, nếp nghĩ, nếp sống của một cộng đồng dân tộc, một bộ
phận tộc người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp
văn học Nguyễn Tuân, ta thấy các sáng tác của ông hướng tới nhiều chủ đề khác
nhau, văn ông có thể viết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng ta vẫn tìm
thấy trong những sáng tác ấy có một cốt cách chung. Trước hết, ta thấy một


Nguyễn Tuân luôn say mê truy tìm vẻ đẹp độc đáo của con người và cuộc sống.
Trong “Chữ người tử tù”, Nguyễn viết về một thời đã xa nhưng còn vang bóng.
Ông trân trọng, nâng nịu và giữ gìn, làm sống dậy trong lòng người đọc một thú
chơi tao nhã của người xưa: Thú chơi chữ. Khi hiện thực bấy giờ với những “ông
nghè, ông cống cũng nằm co” (Tú Xương). Vũ Đình Liên làm ta rơi nước mắt xót
xa trước cảnh ông đồ già bị lãng quên giữa dòng chảy cuộc đời, thì Nguyễn lại cho
ta rạo rực sống lại cái thủa hoàng kim, hán học với nghệ thuật thư pháp điêu luyện
từng “Vang bóng một thời”. Cái thi vị hoài cựu đưa ta về với những mảnh lụa
trắng, bút lông, nghiên mực hay câu đối, hoành phi… - cái đẹp thanh khiết của cả
người cho chữ và người chơi chữ. Tất cả cuốn người đọc về với hồn dân tộc, với
nét đẹp truyền thống ngàn năm còn vang mãi. Vùng mĩ cảm của Nguyễn Tuân rất
riêng cho ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tinh thần dân tộc có màu
sắc độc đáo trong chàng trai kiêu bạc của những năm 30 của thế kỉ 20. “Có thể
nói, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền
là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Tuân, đã tạo nên giá trị chân chính và lâu bền
cho các tác phẩm của ông” (Giáo sư: Nguyễn Đăng Mạnh. Những nhà văn lớn như
NguyễnTuân ở Việt Nam, L.Tolstoi ở Nga, H. Hesse ở Đức,… đều là những nhà
văn hóa.
Nhà văn còn là người góp phần bảo toàn khuôn mặt tinh thần của giới tri
thức một dân tộc. Điều này thể hiện qua những gì nhà văn viết ra cũng như cách

ứng xử các mối quan hệ có thể nhìn thấy phẩm chất, lương tri của tầng lớp trí thức,
nội lực và tầm văn hóa của một dân tộc. Phẩm chất nhà văn còn được đánh dấu
bằng lòng trung thực và sự chân thành. Đó không chỉ là lòng trung thực và sự chân
thành trong đời sống hằng ngày mà chủ yếu là trung thực và chân thành trong quan
niệm về nhân sinh và nghệ thuật. Văn học rất cần sự thật, nhưng sự thật trong văn
học không phải là sự thật của các tính cách và sự kiện mô tả mà còn là sự thật của
cách nhìn, thái độ, cách đánh giá của nhà văn đối với những hiện tượng được phản
ánh, tức là tính chân thực lịch sử của tư tưởng- tình cảm tác phẩm. Yêu ghét cũng
có công lý, tính khách quan của nó. Yêu cái đáng yêu, ghét cái đáng ghét cũng là
một biểu hiện quan trọng của sự thật trong văn học, của chân lý nghệ thuật.


2.2 Phẩm chất nghệ sĩ của nhà văn- đó chính là cái “Tình” và cái “Tài”
Tình ở đây chính là tình thương yêu, lòng rung động, sự nhạy cảm đối với
cái đẹp, sự mẫn cảm đối với nỗi đau, niềm vui của con người, sự phẫn nộ của con
người trước cái xấu, cái ác trong xã hội. Nhà văn có thể sống sung sướng không
kém thiên hạ về vật chất, nhưng anh ta không có quyền đau khô và dằn vặt ít hơn
mọi người. Nỗi đau đời là một trong những nét đặc trưng nhất cơ bản nhất của
người nghệ sĩ. Người ta vẫn coi nhà thơ như kẻ than vay khóc mướn là vì vậy.
Thúy Vân cười chị mình “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa” khi đứng trước
mộ Đạm Tiên cũng vì vậy mà Thuý Kiều đâu phải chỉ là cô gái hồng nahn mà còn
là nghệ sĩ- làm thơ như “tay tiên gió táp mưa sa” và chơi đàn nghe như thấy trời
cao sông rộng.
Ở truyện Kiều ta luôn thấy cái Tình của Nguyễn Du tỏa lên con người và
cảnh vật:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hay
“Thương thay cũng một kiếp người
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”.

Theo Nguyễn Minh Châu điều đáng sợ nhất ở một nhà văn là “cái chất máu
cá và cái thái độ lãnh đạm, dửng dưng trước mọi sự việc”. Trong nhật kí, ông viết:
“Là những nhà văn hiền lành vô sự, chỉ biết ca ngợi, cả đời chúng ta không làm
hại ai, không làm điều ác với ai. Nhưng cái tội lớn nhất của mỗi người chúng ta là
đã khiếp đảm trước cái xấu và cái ác, nhất là khi cái xấu và cái ác đã nắm quyền
lực. Và lâu dần chúng ta coi như không có nó- cuộc đời không có cái xấu và cái ác
chi phối sinh mạng con người”. Nguyễn Đình Chiểu nói: “Bởi chưng hay ghét
cũng là hay thương”. Cái lớn lao nhất của người nghệ sĩ là tình thương yêuvà tình
thương yêu càng sâu sắc thì lại càng phẫn nộ trước những điều phi nhân, giả dối,
bạc ác.


Nhưng tình thương yêu đó không phải là lòng thương hại- cái tình của kẻ
trên ban phát cho người bên dưới. Tình thương yêu là sự đồng cảm, sẻ chia như
của người trong cuộc, vui cùng niềm vui, đau cùng nỗi đau của đồng bào, đồng
loại. Điều đó không phải được quy định bởi thành phần xuất thân mà bởi chất
người trong con người. có những nhà văn xuất thân trong nhân dân lao động nhưng
lại vô cảm trước nỗi đau khổ và sự áp bức, đè nén mà con người phải chịu đựng.
nhưng lại có những nhà văn xuất thân từ tầng lớp thượng lưu nhưng thấu hiểu sâu
sắc và xót thương những người bất hạnh. L. Tolstoi là một nhà văn nhân đạo cao cả
như vậy, ông đã ra khỏi thế gới quý tộc của mình và chết cô đơn như người bần
hàn ở một ga xép giữa mùa đông gái lạnh.
Tuy nhiên, không phải người nào có lòng đau thương người sâu sắc đều là
nghệ sĩ. Bởi lẽ, phẩm chất nghệ sĩ còn gắn với cái Tài, tài năng và cũng là tài hoa.
Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi phải có tài năng, chỉ có tài năng mới tạo ra được những
giá trị văn học. Vậy, tài năng là gì? Tài năng là năng khiế bẩm sinh, là năng lực
thiên phú được nối dài nhờ sự rèn luyện bền bỉ trong quá trình lao động nghệ thuật.
Tài năng của một nhà văn có thể được quy về ba phương diện sau:
Một là, tài năng nhìn thấu cuộc sống và thu nhận những ấn tượng sâu sắc về
đời sống. Người sáng tạo là người biết nhìn sự vật, nhìn thế giới. Nhà văn càng là

người có cái nhìn riêng và biết cách nhìn để khám phá chiều sâu của cuộc sống và
tâm hồn con người. Trên đời, có khi ta nhìn mà không thấy, thấy mà không hiểu.
Cái tài của nhà văn là qua cái nhìn từ bên ngoài mà thấu hiểu thế giới bên trong,
nhờ đó mà vén màn sự thật về đời người và người đời. Với “đôi mắt” của tình yêu
thương, tin cậy, nhà văn có thể đi sâu phát hiện bản chất đích thực của con người
và cuộc đời. Nói cách khác, lời của nhà văn Pháp cũng là chân lý nghệ thuật của
Nam Cao: vấn đề không phải người ta nhìn thấy cái gì, mà quan trọng hơn là người
ta nhìn thấy như thế nào, bằng cách nào; “đôi mắt” đúng đắn nhất- cách nhìn đời,
nhìn người đúng đắn nhất- là dựa trên tình thương, dựa trên chủ nghĩa nhân đạo
cao quý. Muốn vậy, nhà văn phải có ý hướng về thế giới và con người với một
quan niệm có tính chất độc lập và mang tính tích cực thẩm mỹ, chứ không phải là
sự cảm thụ hay tiếp nhận cuộc sống một cách đơn thuần. Bằng lòng yêu thương,
gắn bó, ân tình sâu nặng đối với những người nghèo khổ, Nam Cao đã hướng đến
những số phận hẩm hiu, bị bần cùng đến mức thê thảm. Trong một đám cưới, vì
nghèo mà gia đình Dần ly tán. Dần phải cho cưới vì khi mẹ dần mất, nhà không


còn một đồng xu nào, đã nhận của người ta hai mươi đồng bạc cưới. Sau đám cưới,
người cha ngược lên rừng kiếm ăn, các em của Dần thì gửi nhà hàng xóm. Lão Hạc
trong truyện ngắn cùng tên thì ông còn gì để ăn, vì phải giữ lại mảnh vườn cho
người con trai để lấy vợ cho nên đã ăn bả chó tự tử. Hay những nhân vật khác của
Nam Cao như Hộ, Thứ, Điền… trong các tác phẩm Đời thừa, Sống mòn, Trăng
sáng… phải luôn đối mặt với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền đã không ít lần cư xử
thô bạo với vợ con.
Với đôi mắt nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, ông không chỉ thấy bi kịch của
sự đói nghèo mà ông còn phát hiện ra những tấn bi kịch tinh thần day dứt, nhưng
không kém phần giằng co dữ dội trong tâm hồn những con người cùng khổ trong
Lão Hạc, Chí Phèo, Sống mòn… Ở đây Nam Cao đã phát hiện ra những cái chết:
cái chết sinh học của Lão Hạc, Chí Phèo; cái chết tinh thần của Hộ, Thứ… nhưng
đó đều là những “cái chết đòi được sống”. Trong những tác phẩm viết về người

nông dân, bằng cái nhìn của mình Nam Cao còn phát hiện ra được một quy luật
của xã hội cũ. Đó chính là sự hà hiếp, áp bức, bóc lột tận cùng của giai cấp thống
trị đã đẩy những người dân nhỏ bé, tội nghiệp đến sự tha hóa, đánh mất lòng tự
trọng, mất lương phẩm. Một bà lão ngót nghét bảy mươi, đói đến mức nghĩ ra một
kế đó là lần mò đi kiếm một bữa cơm trong sự mắng nhiếc sa sả của bà phó Thụ.
“Một bữa no” của bà lão ốm yếu, đói vàng cả mắt ấy, tội nghiệp thay, cay đắng
thay, đó là một bài học cho những ai cố “ăn tộ vào” vì “người ta đói đến đâu cũng
không thể chết, nhưng no một bữa là đủ chết”. Nhà văn đã lý giải nguyên nhân của
sự tha hóa của những kiếp người ấy là do hoàn cảnh đưa đẩy, thúc ép, chình vì thế
khi đọc những trang văn ấy chúng ta luôn cảm nhận được ân tình của nhà văn đối
với các nhân vật của mình.
Hai là, tài năng tưởng tượng và hư cấu ra một thế giới mới, hóa thân vào
những nhân vật của thế giới đó, nuôi nấng giấc mơ và kĩ niệm trong một bức tranh
nghệ thuật đa dạng, nhiều màu sắc. Nhà văn là người sáng tạo ra một thế giới
tưởng tượng của riêng mình để thỏa mãn nhu cầu khám phá những chiều kích mới
của thế giới và con người, vừa để tải nghiệm trạng thái hứng khởi của một lao động
sáng tạo cao cấp. Chính vì thế mà M. Proust đã nói: “Thế giới được tạo lập không
phải một lần, mà bao nhiêu lần các nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì bấy nhiêu lần nó
được tạo lập”.


Ba là, tài năng cấu trúc tác phẩm và sử dụng ngôn từ một cách điệu nghệ.
Tài năng đó bộc lộ qua những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn vận dụng từ kho
tang văn chương truyền thống, đồng thời sáng tạo ra trong tác phẩm của riêng
mình. Tài năng đó sẽ tạo cho tác phẩm một chỉnh thể nghệ thuật hài hòa, có tính
mạch lạc nội tại và msng tính tổ chức cao của một cấu trúc nghệ thuật. Tài năng
văn học vừa được bộc lộ ở năng lực sử dụng chất liệu ngôn ngữ, vừa ở khả năng
khắc phục chất liệu đó. Tính nghệ thuật của văn học thể hiện như một thành quả
sáng tạo độc lập không lặp lại, taòn vẹn và hàm súc. Tài năng là điểm xuất phát của
sự hình thành phong cách nhà văn. Như J. P. Sartre lưu ý, “người ta không là nhà

văn vì đã chọn nói về những điếu nhất định nào đó mà vì đã chọn nói chúng ra
bằng cách nào”. Và khi những đặc điểm của tài năng được kết tinh và nổi bật
trong toàn bộ hệ thống nghệ thuật của một cá tính sáng tạo thì phong cách sẽ được
hình thành. Nói cá tính sáng tạo là nói những nét độc đáo về hình thức và thủ pháp
nghệ thậut giúp chúng ta nhận diện bản sắc của một nhà văn cụ thể, thậm chí là
những tác phẩm cụ thể của nhà văn ấy.
3) Một số nhà văn tiêu biểu
- Ở Nga: L.Tolstoi
- Ở Việt Nam: Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Du…
- Ở Đức: Hesse,…
- Ở Ấn Độ: R. Tagore,…
-…


II) Nhà báo
1) Khái niệm nhà báo
Có nhiều nhận định khác nhau về nhà báo, trong cuốn sách “Nhà báo-Anh là ai”
Lê Phú Khải có nói: “nhà báo là người trinh thám cuộc sống, được thời đại cử đi
tìm sự thật. Phát hiện và theo dõi, đó chính là công việc của người chiến sĩ trinh sát
cuộc sống. Nhà báo có sứ mạng giúp đỡ pháp luật và các cơ quan có trách nhiệm
điều tra, xử lý nhanh chóng, chính xác, triệt để, chứ không phải ngồi đợi các cơ
quan pháp luật và có trách nhiệm kết luận rồi mới đem lên báo lên đài”, hay nhà
báo Phan Quang từng đưa ra nhận xét: “Nhà báo là người hoạt động chính trị, xã
hội bằng phương pháp báo chí, làm chính trị mà không mưu đồ quyền lực, hoạt
động trong một môi trường xả hội có thể phức tạp mà không bị nhiễm độc và nhất
là không mưu cầu lợi ích riêng”
2) Phẩm chất của nhà báo
Thứ nhất, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng.Các cơ quan báo chí đều nằm
dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta.Chức năng, nhiệm vụ của báo chí nước

ta phải là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị – xã hội và là diễn
đàn của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là
chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Suy rộng ra,
nhà báo Việt Nam đồng thời là nhà chính trị, người chiến sĩ hoạt động trên lĩnh vực
tư tưởng-văn hoá của Đảng. Chính vì thế, nếu không bản lĩnh chính trị vững vàng,
nhà báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại những quan
điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh kẻ thù đang tiến hành “diễn biến hoà bình”
với nhiều phương cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.
Để trau dồi bản lĩnh như vậy, nhà báo chúng ta cần nắm vững, tin tưởng và hành
động theo sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặt ra
mục tiêu phấn đấu là độc lập, tự do của dân tộc; hoà bình, hạnh phúc của nhân dân;
sự giàu mạnh, phồn vinh của đất nước.
Thứ hai, nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về
đạo đức nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng.


Nhà báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ công dân của mình; tuân thủ pháp luật, trong đó có Luật Báo chí, tự giác
làm theo các quy định trong “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm
báo”. Nhà báo phải tuyên truyền cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và diệt
trừ cái xấu, cái ác.Cuộc sống cũng như hoạt động nghề nghiệp của nhà báo phải
góp phần làm cho quan hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng tốt đẹp,
nhân văn.
Nói một cách khái quát, nhà báo phải luôn suy nghĩ và hành động trước hết vì lợi
ích của nhân dân và đất nước, phải đặt “cái ta cộng đồng” trên “cái tôi cá nhân”.
Thứ ba, có vốn kiến thức văn hoá-xã hội sâu rộng và không ngừng được bổ
sung, cập nhật.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức.Trình
độ của công chúng không ngừng được nâng cao. Do đó, nhà báo cần phải liên tục

trau dồi, tích luỹ kiến thức văn hoá-xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng
lớn. Có như vậy, các tác phẩm của nhà báo mới đủ độ sâu, mới đạt tới các giá trị
văn hoá để chinh phục công chúng.
Bên cạnh đó, nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại chúng.
Phải có kiến thức văn hoá-xã hội đủ sâu rộng, nhà báo mới có điều kiện giao tiếp
thành công với nhiều loại đối tượng công chúng khác nhau, với trình độ nhận thức
khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau; từ đó tạo ra những tác phẩm
báo chí có chất lượng phục vụ lợi ích của các nhóm công chúng khác nhau.
Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải có kiến
thức về nhiều ngành khoa học liên quan khác. Có lẽ đây là lý do nhiều nước trên
thế giới ưu tiên đào tạo nghề báo cho những người đã có một bằng đại học.
Trong số các kiến thức về văn hoá-xã hội, không thể không kể đến kiến thức về
ngôn ngữ học.Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng,
trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo.Vì thế nhà báo phải nắm
vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động
truyền thông.
Thứ tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình
thực hiện một tác phẩm báo chí: từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với
nguồn tin, sử dụng các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho đến việc hoàn thiện tác


phẩm báo chí, v.v. Một nhà báo được giao nhiệm vụ gì thì nhà báo đó phải thành
thạo tất cả các kỹ năng có liên quan để hoàn thành nhiệm vụ đó: có thể là kỹ năng
của phóng viên, có thể là của biên tập viên, có thể là người quản lý toà soạn, v.v.
Và khi sản phẩm báo chí đến với công chúng, họ có thể đánh giá chính xác nhà báo
có phải là người có tay nghề cao hay không, nói cách khác, có chuyên nghiệp
không.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thể hiện ở chỗ nhà báo phải là
chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo dõi và phản ánh. Nhà báo kinh tế phải có

chuyên môn sâu về kinh tế, nhà báo môi trường phải là chuyên gia về môi trường,
nhà báo thể thao phải có kiến thức sâu sắc về thể thao, v.v.
Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo hiện đại phải được đào tạo hết sức
bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao
để theo kịp yêu cầu của thực tiễn.
Thứ năm, có khả năng giao tiếp tốt.
Nhà báo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp,
với nhiều trình độ nhận thức, nhiều dạng lợi ích và nhu cầu thông tin; do vậy nhà
báo phải có kỹ năng giao tiếp tốt để nhận được sự hợp tác, đồng thuận; trên cơ sở
đó, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trước hết, nhà báo cần giao tiếp tốt với công
chúng-những người sẽ đón nhận và chịu sự tác động từ tác phẩm của mình.Kế đó,
nhà báo phải giao tiếp tốt với nguồn tin, đồng nghiệp, với cấp trên-những người
góp phần làm nên thành công của tác phẩm báo chí.
Khả năng giao tiếp, ở mức độ nào đó, thể hiện tầm vóc văn hoá của nhà
báo. Những hành vi ứng xử dựa trên sự tôn trọng đối tác, tôn trọng người đối thoại,
tôn trọng nghề nghiệp và hình ảnh của bản thân mình luôn hàm chứa những giá trị
văn hoá không nhỏ và góp phần tạo dựng chân dung nhà báo như một nhà văn hoá.
Thực tế cả trong nước và ngoài nước đều cho thấy, các nhà báo lớn, có tên tuổi
thường đồng thời là nhưng nhà văn hoá đích thực với ý nghĩa trọn vẹn của từ này.
Thứ sáu, phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa họccông nghệ trong tác nghiệp và làm chủ ít nhất một ngoại ngữ thông dụng.
Hiện nay, hoạt động báo chí không thể tách rời các sản phẩm của khoa họccông nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do đó, nhà báo phải có kiến thức vững
vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác
nghiệp. Bên cạnh đó, nhà báo phải thành thạo một ngoại ngữ thông dụng, nhất là
tiếng Anh (theo các chuyên gia, hiện hơn 80% các giao dịch trên thế giới diễn ra


bằng tiếng Anh và phần lớn các thông tin trên Internet được chuyển tải qua tiếng
Anh). Bác Hồ từng nói: “Trong nghề làm báo, ta có kinh nghiệm của ta, nhưng ta
cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế, thì những
người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài”. Thực tế cho thấy,

ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp nhà báo khai thác các nguồn thông tin
bằng tiếng nước ngoài, mở mang tri thức mọi mặt, học hỏi kinh nghiệm của báo
chí thế giới, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp; qua đó, hội
nhập hiệu quả và đạt tới đẳng cấp quốc tế.
Thứ bảy, có kiến thức nhất định về kinh tế báo chí.
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí cho dù có là sản phẩm văn hoá đặc
biệt thì vẫn là hàng hoá mang giá trị kinh tế và chịu sự cạnh tranh quyết liệt theo
đúng các quy luật của thị trường. Do vậy, kiến thức kinh tế sẽ giúp nhà báo đóng
góp hiệu quả hơn vào việc phát triển thị phần của sản phẩm báo chí mà mình tạo
ra, từ đó, phát triển chính cơ quan từng là sinh viên khoa văn.
3) Một số nhà báo tiêu biểu
Vũ Bằng- ông vừa là nhà văn vừa có khoảng 40 năm làm báo.
Nguyên Ngọc là bút danh của nhà văn, nhà báo nổi tiếng ở Việt Nam. Tên thật ông
là Nguyễn Văn Báu.ông từng là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng
biên tập báo Văn nghệ
Ngô Tất Tố nhà văn, nhà báo Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết
cho tờ An Namtạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương...
Huỳnh Dũng Nhân- giảng viên bộ môn phóng sự, khoa báo chí trường đại học
KHXH&NV-tpHCM, nguyên tổng biên tập tạp chí “Nghề báo”


II) Tác dụng của những phẩm chất của nhà văn khi nhà văn chuyển sang làm
báo
Là một nhà văn mang trong mình đầy đủ những phẩm chất quan trọng như sau:Nhà
văn là một nhà suy tưởng,nhà văn đích thực cũng là một nhà văn hóa,nhà văn còn
được đánh giá bằng lòng chân thật và sự chân thành,và diều đặc biệt nhà văn còn là
một người nghệ sĩ. Hội tụ những phẩm chất đáng quý ấy để rồi khi một nhà văn
chuyển sang làm báo thì những phẩm chất ấy sẽ có những tác dụng nhất định thiết
thực và phù hợp:
-Nhà văn là một nhà suy tưởng,đã là một nhà suy tưởng thì sẽ là nền tảng tương

đối vững vàng khi chuyển sang là một nhà báo.Bởi lẽ người suy tưởng là những
người luôn suy tư,trăn trở về một vấn đề dân tộc và nhân loại,số phận cá nhân và
số phận cộng đồng…và người làm báo rất cần diều đó,tình cảm,xúc động và sự
nhạy cảm trước cuộc sống là phẩm chất đáng quý của con người đặc biệt là người
làm báo.Nhờ có phẩm chất đặc biệt này mà con người không ngừng sáng tạo và
xây dựng cuộc sống xã hội ngày càng tiến bộ,văn minh. Ở nhà báo,sự yêu ghét vui
buồn,mến thương,hay căm giận đều đòi hỏi mãnh liệt,nồng nàn và cháy bổng.Nhà
báo mang trong mình phẩm chất một nhà suy tưởng,một nhà chính trị để tạo lập và
định hướng dư luận,có thể làm thay đổi nhận thức của người dân là điều rất cần
thiết trong xã hội hiện nay.
-Trở thành một nhà báo khi đã là một nhà văn am hiểu sâu sắc văn hóa của dân tộc
mình và là đại diện ưu tú cho nền văn hóa đó,góp phần bảo toàn khuôn mặt tinh
thần của giới trí thức một dân tộc là một thuận lợi vô cùng cho người làm báo.Bởi
lẽ báo chí không chỉ phản ánh thông tin các hoạt động xã hội mà còn góp phần
nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho người dân.
+Người làm báo sẽ giới thiệu,đăng tải tri thức văn hóa,xã hội của các quốc gia
dân tộc trên thế giới đến với dân tộc mình đồng thời quảng bá,tiếp thị nền văn hóa
xã hội mình đến các nơi trên thế giới.Góp phần định hướng và nâng cao trình độ
văn hóa,thị hiếu thẫm mỹ,làm lành mạnh hóa nền văn hoa xã hội của đân tộc.Bản
thân báo chí cũng là hoạt động văn hóa.Nhà báo là người làm công tác văn hóa xã
hội nên rất cần có trình độ văn hóa và chuyên môn nhất định.Đồng thời phải có
trình độ học vấn cao,được đào tạo về nghiệp vụ một cách bài bản chứ không chỉ là
năng khiếu và sở thích cá nhân.


+ Là một nhà văn đồng thời là một nhà văn hóa ,hoạt động văn hóa thì khi trở
thành một nhà báo,hoạt động báo chí cũng là hoạt động văn hóa,sáng tạo nên các
giá trị văn hóa.Nhà báo đồng thời là một nhà văn hóa hoạt động báo chí mang tính
chất đại chúng,báo chí thường làm các khái niệm và giá trị văn hóa trở nên gần
gũi,dung dị và dễ hiểu đối với công chúng.

-

Trung thực ,khách quan, chính xác:

nhà văn viết báo, nếu nhà văn nói quá lên theo cách của văn chương trong tác
phẩm báo chí của mình thì sẽ bị lên án. Điều này là hợp lẽ, bởi vì báo chí phải lấy
sự trung thực, khách quan làm tiêu chí cốt lõi.
Giới blogger xuất thân từ nhà văn ở Việt Nam đã bộc lộ rõ sai lầm, yếu kém khi
biến blog, FB của mình thành trang báo, khi viết báo đăng trên các blog, FB. Có
thể chỉ ra một loạt nhà văn dạng đó, Nguyên Ngọc, Quang Lập, Trọng Tạo, Xuân
Nguyên, Viết Đào, Thùy Linh… Họ vốn là những nhà văn, trong sáng tác họ đã để
lại những tác phẩm văn chương được coi là có giá trị, thậm chí là suất sắc. Chẳng
hạn như trường hợp Nguyên Ngọc, rất nhiều thế hệ bạn đọc đã và vẫn rất yêu thích
văn chương của ông. Tuy nhiên, từ ngày ông tham gia và cổ vũ cho một số những
trang mạng đưa thông tin ngụy tạo, bóp méo sự thật, kích động chính trị, ông đã bị
bạn đọc khinh rẻ, xa lánh.
Mặt khác những tác phẩm của nhà văn thường xuyên có mặt những ảo vọng, ảo
tưởng vì họ không có nhiệm vụ cung cấp cho chúng ta những giải pháp như những
nhà hoạt động chính trị. Thế nhưng, nhà báo thì có, trái với nghề sư phạm thông
thường, họ cần phải có thông tin chính xác, đối diện với vô vàn cám dỗ và những
hiểm nguy, nếu không có lập trường chính trị rõ rang rất dễ sa vào những cạm bẫy
trước mắt, thẳng thắn, trung thực chính xác để đưa thông tin chính xác đối với bạn
đọc, nếu không làm được những điều đó, các nhà văn sẽ phải trả giá là sự hoài nghi
và thất vọng nơi chính bạn đọc.
-

Phẩm chất nghệ sĩ luôn là yếu tố quan trọng trong mỗi bài báo.

Nếu như phẩm chất trước là nhà văn phải tuyệt đối trung thành với sự thật, thế
nhưng quá trung thành dẫn đến khô khan thì đó là điều không nên chút nào, bản

chất của văn học là thẩm mỹ, tư tưởng chân lý điều thiện trong văn học chỉ có thể
gắn liền với cái đẹp thế nhưng trong báo chí một người đẹp không có nghĩa là


người tốt hay đại loại thế, nhiều ý kiến cho rằng viết báo triệt tiêu đi nhiều khả
năng sáng tạo trong văn chương nhưng thực tế, khi viết báo mà bổ trợ thêm kiến
thức văn chương là rất cần thiết, chính vì thế phẩm chất nghệ sĩ là không thể thiếu
khi viết báo.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã nói: Sự lãng mạn văn chương và “cái đầu lạnh, tỉnh
táo” trong lĩnh vực thông tin là hai mặt bổ trợ nhau, rất cần thiết đối với một nhà
quản lý báo chí. Tuy nhiên, có một phản biện mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, mọi
người cần phải biết, nhà văn, nhất là văn xuôi, rất cần cái đầu tỉnh táo để sáng tác.
Đừng nghĩ nhà văn, nhà thơ trẻ cần phải có khoảng lặng kiểu như trong thế giới
phẳng. Mỗi tài năng tự biết tạo ra khoảng lặng cho mình, không cần ai cho. Vẫn
kiếm sống khỏe bằng nghề viết báo và viết văn khỏe, đó là hình ảnh của rất nhiều
nhà văn thành danh của nước ta cũng như trên thế giới.
Việc các cử nhân báo chí ra trường thiếu chất văn trong các bài viết về văn hóa
nghệ thuật của mình, đó là do kiến văn quá nông cạn. Họ sẽ tự bị đào thải. Nhưng
cũng không tránh khỏi trong làng báo những người viết báo sáo rỗng, dùng ngôn từ
loảng xoảng để át đi tính truyền tải thông tin cần có.
Còn nhà thơ Văn Công Hùng thì nói: Thực ra lâu nay đời sống xã hội và đời sống
văn chương báo chí chưa ổn định nên nhiều giá trị bị lệch chuẩn. Cũng trong làng
báo chẳng hạn, thì truyền hình luôn luôn được coi trọng. Nhiều báo nên cách viết
cũng "đa dạng", cách nhìn nhận cũng nhiều chiều, nên nhiều khi làm hỗn loạn cách
viết. Tôi biết thường thì những phóng viên trẻ, mới vào nghề thì được cử làm văn
hóa văn nghệ, một mảng rất quan trọng và đòi hỏi một phông văn hóa rất rộng, một
sự hiểu biết rất sâu. Thế thì làm sao đòi hỏi chất văn. Còn chuyện nhiều nhà văn
nhà thơ trẻ lao vào viết báo và quên văn là chuyện đã xảy ra và còn tiếp tục xảy ra.
Nó như sự đào thải tự nhiên thôi. Văn chương nó khắc nghiệt và cần những người
thủy chung, cần mẫn. Những ai lấy sự nổi ngay tắp lự, cả danh tiếng và vật chất,

đều khó bền với văn chương.


III) Điêu nhà văn cần trau dồi thêm nếu chuyển sang nghề báo
Nhà văn và nhà báo là hai ngôi sao sáng chói ở hai góc độ khác nhau, nhưng đều
có một điểm chung là cả hai đều sử dụng văn chương đề truyền tải thông điệp đến
đọc giả. Bên cạnh đó còn rất nhiều điểm riêng biệt làm cho nhà báo trở thành một
nghề rất đặc biệt mà khi một nhà văn chuyển sang nhà báo thì cần phải trao dồi
nhiều vì đây là một công việc đặc biệt mang tính chất chính trị - xã hội, mỗi tác
phầm đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dư luận xã hội, đinh hướng tư
tưởng và hành vi con người.

Một là phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng, trung thực và chính xác. Nghề
báo là một nghề đỏi hỏi sự nhanh nhen, đúng thời cơ. Nếu ở nhà văn sự nhạy cảm
và độc đáo làm nên một tác phẩm thì khi chuyển sang viết báo thì sự chính xác và
kịp thời cần được chú trọng và trao dồi tích cực. Chẳng hạn, tạo ra một tác phẩm,
nhà văn có thể sử dụng quỹ thời gian một cách tự do nhưng tạo ra một bài báo hay
một bản tin, cần tính khẩn trương, gấp rút hơn. “Chạy đua với thời gian” là từ mà
các phóng viên thường trao nhau về công việc này. Việc phỏng vấn để lấy thông
tin, khai thác đối tượng cần phải có tinh tế trong mọi hoàn cảnh để làm sáng tỏ vấn
đề muốn giải quyết vì đều đó không chỉ cung cấp thông tin cho công việc mà quan
trong hơn là cung cấp thông tin chuẩn xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của
người đọc. Ngẫm cho cùng, nhà văn đi viết báo ấy là ao ước được tham chiến để
tác động trực tiếp đến thực tiễn cuộc sống và mong muốn nhìn thấy hiệu quả tức
thì của văn mình. Dầu thế nào, nhiều thiên phóng sự giàu chất văn học của những
tài năng lớn đã trở nên ngày một lấp lánh qua sang lọc của thời gian. Tâm hồn, tài
năng của nhà văn làm nên sức mạnh của câu chữ, làm mềm trang báo, có thể hội tụ
và lan tỏa một cách lâu bền ý nghĩa nhân văn của một sự kiên báo chí. Chất văn
trong làm báo vì thế bao thời nay đã góp nên một góc nhìn nhân văn cho báo chí,
một góc nhìn thẳm sâu, sức sống lâu bền với thời gian… Nói đi phải nói lại, như

một định mệnh, tâm tính của nhà văn vốn quen với chiều sâu suy ngầm, nặng về
tình cảm nên khi viết báo, nhà văn cần cẩn thận với sự “duy tình” của mình. Giữa
những phức tạp, thật giả lẫn lộn của cuộc sống xã hội, lý trí tỉnh táo là điều rất
quan trọng dành cho những người này. Nếu không khéo sẽ hủy cả nghề, cả nghiệp!


Hai là nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành luật trong cả cuộc
sống và nghề nghiệp. “ Viết cho ai? Viết như thế nào? và viết dể làm gì? ” ( Hồ
Chí Minh). Một bài báo được đọc giả đón nhận nhiều cần phải có sự góp phần của
trí tuệ trong việc chắt lọc thông tin, tư liệu của quá trình khảo sát, sự say mê nghề
nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, phải tuân theo pháp luật và Hiến pháp. Báo chí
không chỉ là người trung chuyển thông tin trong các quá trình củng cố trật tự pháp
luật và bảo vệ pháp luật mà bản thân nó còn giữ vai trò là lực lượng thực hiện công
việc này. Khi đã là nhà báo thì nhà văn cần có ý thức phát triển cao, phải ủng hộ
các quan niệm tiến bộ về pháp luật, và điều chủ yếu là bằng hành vi phải thể hiện
được kỹ năng phù hợp với luật pháp, cả sự tôn trọng đối với quyền con người cũng
như đối với tất cả các thiết chế dân chủ vốn có thiên chức là đảm bảo cho sự tuân
thủ các quyền này. Có như vậy khi nhà văn viết một bài báo thì thông tin lúc nào
cũng mang giá trị cao và luôn được mọi người đón nhận.

Ba là đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị thật vững vàng. Tuân thủ các
chuẩn mực về đạo đức, và cả các chuẩn mực về văn hóa ứng xử, thể hiện sự đúng
đắn mang tính nhân bản sâu sắc, sự có giáo dục cao, sự tôn trọng đối với danh dự
và phẩm giá con người. Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà báo là cực kì quan trọng
đặc biệt là lòng trung thực. Tôn trọng sự thật là tiêu chuẩn và nội dung cơ bản của
sự trung thực, của ngòi bút để đạt tới độ tin cậy đối với người đọc. Trong việc
thông tin sự thật Đảng ta nói: “ Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói
rõ sự thật”. Do đó trong mọi thời thì phẩm chất trung thực luôn luôn gắn liền với
lòng dũng cảm và tính ngay thẳng. Viết báo là công việc có liên quan đến chính trị
vì thế một bài viết tốt thì thông tin cần có độ chính xác, độ nhạy bén cao, đáp ứng

và phản ánh đầy đủ ý kiến của dư luận, bắt được mạch sống chủ đạo của xã hội.

Bốn là khi viết báo, nhà văn cần sử dụng vốn văn chương của mình thật hiệu quả,
ngắn gọn, súc tích mà dễ hiểu. Nội dung mà các bài báo mang lại có tính chất
thông báo, phản ánh xã hội và tác động dư luận xã hội là chủ yếu nên hình thức
trình bày phải ngắn gọn, đủ ý, có sự góp nhặt, chọn lựa, gọt đẽo thật thích hợp.
Nếu một nhà văn quên đi trách nhiệm này của làm báo thì theo lối viết văn “dâng


trào” sẽ trở nên dài dòng, lan man, nhồi nhét… khiến người đọc khó hiểu ra người
viết muốn truyền tải cái gì. Với kiến thức có sẵn, nhà văn cần trao dồi thêm trên
nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự… để vững vàng hơn
trong việc viết báo. Không những thế, nhà văn cần chủ động hơn, linh hoạt hơn,
giao thiệp rộng rãi với nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội hơn nhằm thu thập
thông tin, sự kiện thuận lợi. Thông thường, nhà văn sống nội tâm nhìn chung
hướng nội. Thì nay, bắt đầu công việc có tính chất mới mẻ như làm báo, tinh thần
hướng ngoại cần thiết vô cùng-quyết định đến sự sống còn của một nhà báo. Tin
tức, sự kiện luôn luôn có mới, thay đổi trong từng ngày, với đối tượng làm việc
như thế, nhà văn muốn làm báo phải thích ứng tốt với đối tượng, cập nhật thông tin
thật nhanh chóng, thiết thực, chính xác để cho ra các tờ báo “nóng hổi”, để làm
được như vậy, họ cần phải viết thường xuyên, liên tục, tập quen với văn phong rất
riêng của nghề báo. Đây là điểm mà nhà văn không phải “ngày một ngày hai” có
thể hoàn thiện, vốn dĩ, các nhà văn chỉ cho ra tác phẩm có giá trị một khi cảm
hứng sáng tác lên ngôi, lúc này, họ sẽ dồn hết tâm, trí, lực vào đứa con tinh thần
của mình, cốt sao cho chúng được ven tròn!
Một số nhà văn khéo léo thay đổi những điều cần thiết, thích hơp để trở thành nhà
báo với ngòi bút rất riêng như: Pham Cao Củng (một nhà văn chuyên viết truyện
trinh thám rất quen thuộc của bạn đọc báo “Tiểu thuyết thứ bảy”), nhà văn Hoàng
Công Khanh, Vĩnh Ngôn, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng….Với Ngô Tất Tố, ông rất
thành công với tác phẩm Tắt đèn, Lều Chõng với vai trò là một nhà văn. Khi làm

báo, ông trở thành cây bút chuyên nghiêp trong tòa soạn báo “Việc làng” khiến Vũ
Ngọc Phan phải thốt lên “Một tay kỳ cựu trong làng văn, làng báo, một nhà Nho có
óc phê bình, có trí xét đoán, có tư tưởng mới, một nhà Nho đã viết bằng ngòi bút
đanh thép theo nghệ thuật Tây phương”.

Ngày nay, trong tốc độ phát triển chóng mặt của thời đại, việc sử dụng các thiết bị
kĩ thuật như máy ảnh, máy quay... cũng cần được cũng cố và rèn luyện để hỗ trợ tốt
hơn cho các nhà văn khi làm báo. Nhà văn cần phải tiếp cận các phương tiện
truyền thông, xem đó là người bạn đồng hành để cập nhật thông tin nhanh chóng
và truyền tải nội dung những bài viết được tốt, mau đến được với mọi người.


Văn chương giúp cho ngôn ngữ báo chí tốt hơn. Luôn là nền tảng cho những nhà
báo một khi muốn viết về một đề tài có được nguồn vốn thật phong phú, thật đa
dạng. Với vốn liếng sẵn có của bản thân, thì khi nhà văn chuyển sang viết báo sẽ
có nhiều thuận lợi hơn khi truyền tải nội dung bản tin đến người đọc. Bên cạnh đó
nhà văn cũng không ngừng trao dồi các kỹ năng để trở thành một nhà báo thực thụ.
Vì thế, văn chương đã không chỉ nâng cao bút lực mà còn góp phần quan trọng vào
việc tăng cường bút hồn cho mỗi bài báo.



×