BÀI GIẢNG MÔN THUẾ
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ
NỘI DUNG
I.Bản chất và vai trò của thuế.
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá hệ thống thuế.
III.Tổ chức hệ thống thuế
I.Bản
chất và vai trò của thuế
1. Nguồn gốc của thuế
Thuế xuất hiện, tồn tại và phát
triển cùng với sự ra đời và phát
triển của Nhà nước. Thuế do
Nhà nước đặt ra và được sử
dụng theo mục tiêu của Nhà
nước
• Thuyết khế ước cho rằng :” Thuế là giá của
dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp.
Nhà nước cung cấp các dịch vụ cho công
dân thì công dân phải trả tiền cho các dịch
vụ đó thông qua thuế”.
• Thuế mang tính tự nguyện trên cơ sở trao
đổi ngang giá trực tiếp
I. Bản chất và vai trò của thuế
Adam smith (1723- 1790) “Các
công dân của mỗi nước phải đóng
góp cho Chính phủ theo tỷ lệ khả
năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ
với lợi tức mà họ được hưởng do
sự bảo vệ của Nhà nước”
I. Bản chất và vai trò của thu
Thuyết quyền lực nhà nước cho
rằng “ Thuế là sự đóng góp cưỡng
bách của người dân cho nhà
nước, đã thừa nhận nhà nước thì
phải thừa nhận rằng nhà nước cần
phải có phương tiện vật chất để
hoạt động”
I. Bản chất và vai trò của thuế
2. Bản chất của thuế
• Friedrich Engels khẳng định :’ “ … Để duy trì
quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp
của người dân cho nhà nước, đó là thuế “
• Karl Marx : ‘ Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy
nhà nước, là thủ đoạn giản tiện do kho bạc thu
được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải
đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của
nhà nước’
I. Bản chất và vai trò của thuế
• Các học thuyết hiện đại cho rằng :” Thuế là
một phần của cải xã hội được tập trung để
phục vụ nhu cầu chi tiêu của nhà nước, và
được chi dùng cho các mục tiêu công cộng vì
quyền lợi chung, thuế phải mang tính cưỡng
bách”
• Paul.A.Samuelson và Nordhaus cho rằng
“Thuế là một dạng cưỡng bức quan trọng. Tất
cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế. Sự
thật là toàn bộ công dân tự đặt gánh nặng
thuế lên vai mình và mỗi công dân cũng được
hưởng phần hàng hóa công cộng do Chính
phủ cấp”
I. Bản chất và vai trò của thuế
2. Bản chất của thuế
• Khái niệm về thuế: Thuế là hình thức đóng
góp theo nghĩa vụ do luật quy định của các
tổ chức và cá nhân trong xã hội cho nhà
nước bằng một phần thu nhập của mình,
nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của
cải xã hội vào ngân sách nhà nước, để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, thích
ứng với từng giai đoạn phát triển của đời
sống xã hội
I. Bản chất và vai trò của thuế
2. Bản chất của thuế
Phí: phí là các khoản thu nhằm bù đắp các
chi phí đã bỏ ra khi cung cấp các dịch vụ
công cộng không thuần túy theo qui định của
pháp luật, nói cách khác đây là các khoản
tiền mà các tổ chức hay cá nhân phải trả khi
sử dụng các dịch vụ công cộng, các dịch vụ
này có thể do nhà nước hoặc khu vực tư
nhân cung cấp.
Ví dụ:
I. Bản
chất và vai trò của thuế
2. Bản chất của thuế
• Lệ phí : Lệ phí là các khoản thu
gắn liền với việc cung cấp trực tiếp
các dịch vụ hành chính pháp lý của
nhà nước cho các thể nhân và
pháp nhân, nhằm phục vụ cho việc
quản lý hành chính nhà nước theo
qui định của pháp luật.
Ví dụ:
I. Bản chất và vai trò của thuế
3. Đặc điểm của thuế:
Thứ nhất: Thuế là một khoản thu mang tính
bắt buộc được thể chế bằng các văn bản
pháp luật
Thứ hai : Thuế là khoản thu không bồi
hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp
Thứ ba : Thuế được dùng vào chi tiêu chung
I. Bản chất và vai trò của thuế
4. Vai trò của thuế
Thứ nhất : Thuế là công cụ chủ
yếu để huy động nguồn lực vật
chất cho nhà nước.
-
-
Khảo sát 85 nước trên thế giới thì 60 nước thu từ thuế
chiếm 80% tổng thu ngân sách đặc biệt Đức (92,7%), Nhật
bản 95,4%, Pháp (95,3%), Mỹ (95%)
Việt Nam năm 1991 (81%), 1995 (85,7%) năm 1997 (89,6%)
I. Bản
chất và vai trò của thuế
4. Vai trò của thuế
Thứ hai : Thuế là công cụ điều tiết
kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát
triển kinh tế từng thời kỳ
4. Vai trò của thuế
+ Đối với sản xuất
4. Vai trò của thuế
+ Đối với tiêu dùng
I. Bản chất và vai trò của thuế
4. Vai trò của thuế
Thứ ba: Thuế là công cụ điều hòa
thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội
I. Bản chất và vai trò của thuế
4. Vai trò của thuế
Thứ tư : Thuế là công cụ thực hiện
kiểm tra, kiểm soát các động sản
xuất kinh doanh
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá
hệ thống thuế
1. Nguyên tắc công bằng
- Công bằng theo lợi ích :
Người nhận được lợi ích công
cộng nhiều hơn thì phải đóng thuế
cao hơn
- Công bằng theo khả năng chi trả:
- Ai có khả năng chi trả cao hơn phải đóng
thuế nhiều hơn.
+ Công bằng dọc:
Đối sử khác nhau với các cá nhân khác nhau.
+ Công bằng ngang:
Đối sử như nhau với các cá nhân giống nhau
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá
hệ thống thuế
2. Nguyên tắc hiệu quả.
Các chính sách thuế phải thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững,
thúc đẩy phân bổ nguồn tài nguyên của quốc
gia vào các nơi sử dụng hiệu quả nhất.
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá
hệ thống thuế
3. Nguyên tắc ổn định.
- Phải tạo ra nguồn thu ổn định
cho nhà nước
- Luật thuế và thuế suất phải ổn
định theo thời gian, tránh những
thay đổi liên tục, bất ngờ .
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá
hệ thống thuế
4. Nguyên tắc đơn giản dễ chấp
hành.
Tính đơn giản của hệ thống thuế
giúp cho đối tượng nộp thuế dễ
chấp hành, nhà nước quản lý thuế
dễ dàng và hiệu quả từ đó mà giảm
chi phí chấp hành và quản lý thuế
của nhà nươc
II. Nguyên tắc xây dựng và đánh giá
hệ thống thuế
5. Nguyên tắc chi phí thấp
III.Tổ chức hệ thống thuế
1. Phân loại thuế
1.1 Phân loại theo tính chất chuyển
giao của thuế
Các sắc thuế được phân làm 2 loại:
• Thuế trực thu
• Thuế gián thu