Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MTTXD tac dong moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.76 KB, 19 trang )

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
KHÁCH SẠN CỬU LONG

Trà Vinh, tháng 10 năm 2016
2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
Môn: Môi trường trong xây dựng
GVHD: Huỳnh Thị Mỹ Dung
Nhóm thực hiện: Nhóm 2, lớp DA15XD
* Trần Dương Diệu Hằng
* Nguyễn Thị Kim Ngân
* Lê Thành Trí
* Trương Hoàng Quân
* Lê Văn Nhiễu
* Lâm Thành Lộc
* Trần Hữu Đạt
* Huỳnh Quang Bình
* Trương Thanh Vinh

3



MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
.....................................................................................................................................
4
1.
Việc
hình
thành
của

sở
.....................................................................................................................................
4
2.
Tổ
chức
lập
đề
án
bảo
vệ
môi
trường
chi
tiết
.....................................................................................................................................
4
CHƯƠNG

1:

TẢ
TÓM
TẮT
VỀ

SỞ
.....................................................................................................................................
5
1.1.
Tên

sở
.....................................................................................................................................
5
1.2.
Chủ

sở
.....................................................................................................................................
5
1.3.
Vị
trí
địa

của

sở

.....................................................................................................................................
5
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO
VỆ
MÔI
TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
7
2.1
Các
nguồn
chất
thải
.....................................................................................................................................
7
2.1.1.Nước
thải
.....................................................................................................................................
7
2.1.2.Chất
thải
rắn
thông
thường
.....................................................................................................................................
8
2.1.3.Chất
thải

nguy
hại
.....................................................................................................................................
9
2.1.4.Khí
thải
.....................................................................................................................................
9
4


2.1.5.Nguồn
tiếng
ồn,
độ
rung
.....................................................................................................................................
12
2.2. Các tác động đối với môi trường và KT – XH
.....................................................................................................................................
12
2.2.1.Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường
.....................................................................................................................................
12
2.2.2.Các vấn đề KT – XH do cơ sở tạo ra
.....................................................................................................................................
12
2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
.....................................................................................................................................
13

2.3.1.Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
.....................................................................................................................................
13
2.3.2.Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu trữ và xử lý CTR thông thường và
CTNH
.....................................................................................................................................
14
2.3.3.Công
trình,
thiết
bị
xử

khí
thải
.....................................................................................................................................
15
2.3.4.Các
biện
pháp
chống
ồn
.....................................................................................................................................
15
2.3.5.Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
.....................................................................................................................................
16

5



MỞ ĐẦU
1. Việc hình thành của cơ sở:
- Tóm tắt quá trình hình thành cơ sở: Khách sạn Cửu Long (gọi tắt là cơ sở)
là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Trà Vinh, được thành lập theo Quyết định số
1041/QĐ-UBND ngày 04/06/2009 của UBND tỉnh Trà Vinh.
- Cơ sở tọa lạc tại số 999, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, thành
phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh nằm ngay trung tâm nội ô thành phố Trà Vinh. Cơ sở là
đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và được thành lập theo Quyết định phê duyệt của
UBND tỉnh nên hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố Trà Vinh.
- Cơ sở đi vào hoạt động từ năm 2009 với loại hình nhà hàng, khách sạn,
phục vụ hội nghị, dịch vụ giải trí (karaoke, massage, café) có quy mô, tính chất
tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được
quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
2. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Chủ cơ sở đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn xây dựng đề án “Khách sạn Cửu
Long” theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015,
thông tin đơn vị tư vấn như sau:
- Tên đơn vị tư vấn: Công ty TNHH TMDV Tây Nam Mê Kông
- Người đại diện: Tăng Thị Hồng, chức vụ: Phó Giám đốc
- Địa chỉ: 22 Sơn Thông, khóm 1, phường 7, tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0971 115 369
ST
T
1
2
3
4
5


Danh sách những người trực tiếp lập đề án
Họ và tên
Chuyên ngành

Đơn vị

Cao Văn Giảng
Giám đốc
Khách sạn Cửu Long
Tăng Thị Hồng
P. Giám đốc
Công ty TNHH
Nguyễn Văn Tuyến
Thạc sĩ MT – nhân viên
TMDV Tây Nam
Bùi Trung Nhã
Kỹ sư MT – nhân viên
Mê Kông
Tăng Long Định
Kỹ sư MT – nhân viên
Cùng các cán bộ kỹ thuật khác của chủ cơ sở và đơn vị tư vấn

6


CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên cơ sở: Khách sạn Cửu Long
1.2. Chủ cơ sở:
- Tên chủ cơ sở: Cao Văn Giảng; Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: số 999, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, tp. Trà Vinh,
tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0743 842 149
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở:
- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở:
Cơ sở tọa lạc tại số 999, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 7, tp. Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh nằm trong trung tâm nội ô thành phố Trà Vinh.
Tọa độ địa lý (VN 2000) của khu đất như sau:
Điể
m
góc
1
2
3
4

Tọa độ địa lý các điểm góc của cơ sở (VN 2000)
Tọa độ địa lý (VN 2000)
X
Y
01098374
01098391
01098407
01089434

00591240
00591256
00591271
00591293
(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp từ số liệu đo GPS)


- Tứ cận tiếp giáp của cơ sở như sau:
+ Phía Đông – Đông Nam giáp: đường Nguyễn Thị Minh Khai
+ Phía Tây – Tây Bắc: Nhà dân
+ Phía Nam – Tây Nam giáp: lộ nhựa và nhà dân
+ Phía Bắc – Đông Bắc giáp: Nhà dân.
- Mô tả các đối tượng tự nhiên, KT – XH xung quanh cơ sở:
Do vị trí cơ sở nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh nên xung quanh khu
vực cơ sở có rất nhiều nhà dân, các hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh – dịch vụ,…
Ngoài ra, một số đối tượng trọng yếu khác như sau:
+ Về hướng Tây Nam: Tịnh xá Ngọc Vân (khoảng 100m), chùa Liên Thanh,
trường mầm non Hướng Dương (khoảng 120m), bệnh viện Quân dân y (khoảng
200m).
+ Về hướng Đông Bắc: Hội thánh Tin lành Việt Nam – Chi hội Trà Vinh
(khoảng 100).
7


Tuy nhiên, loại hình hoạt động của cơ sở là kinh doanh dịch vụ (nhà hàng,
khách sạn, hội nghị, karaoke, massage, café), vị trị hoàn toàn phù hợp và đã được
cơ quan thẩm quyền chấp thuận nên không gây tác động lớn đến các đối tượng
xung quanh nêu trên mà sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt
động kinh doanh xung quanh.
- Mô tả vị trí xả nước thải của cơ sở và mục đích sử dụng nước của
nguồn tiếp nhận:
Hoạt động chính phát sinh nước thải của cơ sở là từ sinh hoạt, nấu ăn. Điểm
xả nước thải hiện tại và tương lai của cơ sở có tọa độ là: X = 01098365 và Y =
00591230.
Nước thải từ cơ sở sẽ được thoát vào cống thoát nước thải chung của thành
phố Trà Vinh đoạn qua khu vực cơ sở và theo hệ thống thoát nước thoát ra sông

Long Bình. Do vậy, nước thải phát sinh từ cơ sở được thu gom, xử lý đạt cột B của
QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt trước khi xả vào cống thoát nước chung của thành phố.

8


CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI,
CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG
CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn chất thải:
2.1.1. Nước thải:
a. Nước mưa chảy tràn:
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm Khí Tượng Thủy văn Trà Vinh, ngày
có lượng mưa cao nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 70,1 mm (ngày 07/04/2014),
với diện tích dự án 4.800 m2, lưu lượng nước chảy tràn qua khu vực dự án trong
năm được tính theo công thức sau:
Qmưa = A × F (m3/ngày)
Trong đó:
A: lượng mưa ngày lớn nhất của khu vực, A = 0,0701 m/ngày.
F: Diện tích dự án, F = 4.800 m2
Kết quả tính toán như sau:
Qmưa = 4.800 × 0,0701 = 336 m3/ngày
Theo thống kế của WHO nước mưa chảy tràn có chất lượng như sau:
ST
T
1
2
3
4


Chất lượng nước mưa chảy tràn
Thông số
Đơn vị
Nitơ
Photpho
COD
TSS

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị
0,5 – 1,5
0,004 – 0,03
10 – 20
10 – 20

(nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, năm 2014, Giáo trình xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Các số liệu trong bảng trên cho thấy nước mưa chảy tràn có chất lượng
tương đối sạch, nên ảnh hưởng không lớn nhưng nếu để nước mưa cuốn theo rác
thải từ cơ sở sẽ ảnh hưởng nguồn tiếp nhận.
b. Nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sinh hoạt của nhân viên cơ sở:
Số lượng nhân viên làm việc tại cơ sở là 68 người, trong đó có 30 người sinh
hoạt tại cơ sở, những người còn lại sinh hoạt tự túc. Tham khảo quy chuẩn

QCXDVN 01: 2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng
9


ước tính lượng nước cấp cho những nhân viên sinh hoạt tại cơ sở khoảng
100lít/người/ngày đêm; những nhân viên sinh hoạt tự túc ước khoảng
50lít/người/ngày đêm; tài liệu “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”
của TS Trịnh Xuân Lai (năm 2008) cho thấy lượng nước thải chiếm khoảng 80%
lượng nước cấp nên khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhân viên cơ sở
khoảng:
((30 người × 100lít/người/ngày + 38 người × 50lít/người/ngày) × 80%) : 1.000
= 3920 lít/ngày ≈ 04 m3/ngày.
- Nước thải từ các hoạt động của cơ sở:
Loại hình hoạt động của cơ sở bao gồm nhiều lĩnh vực kết hợp (nhà hàng,
khách sạn, phục vụ liên hoan, hội nghị, giải trí: karaoke, massage, café), do đó số
lượng khách rất biến động và rất khó ước tính chính xác theo định mức quy định.
Tuy nhiên, cơ sở đã đi vào hoạt động và số lượng nhân viên của cơ sở là số lượng
cụ thể. Vì vậy, việc xác định lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động của cơ sở
căn cứ trên lượng nước cấp đầu vào và lượng nước thải ước tính của nhân viên. Cụ
thể như sau:
- Tổng lượng nước cấp cho cơ sở: khoảng 35 m3/ngày đêm
- Tổng lượng nước thải của cơ sở: 35*0,8=28 m3/ngày đêm
- Nước thải sinh hoạt của nhân viên cơ sở: 04 m3/ngày đêm
- Nước thải phát sinh từ các hoạt động còn lại của cơ sở: 28 – 4 = 24
3
m /ngày đêm. Nước thải này bao gồm: nước thải sinh hoạt của khách tại khách sạn,
karaoke, massage và nước thải từ hoạt động nấu ăn tại nhà hàng.
Nước thải này có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu
cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, dầu mỡ,…với nồng độ cao.
2.1.2. Chất thải rắn thông thường:

a. Rác thải sinh hoạt:
- Rác thải sinh hoạt của nhân viên cơ sở:
Sô lượng nhân viên làm việc tại cơ sở là 68 người, trong đó, có 30 người
sinh hoạt tại cơ sở, những người còn lại sinh hoạt tự túc. Tham khảo quy chuẩn
QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng
ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt của những nhân viên sinh hoạt tại cơ sở
khoảng 1,0kg/người/ngày đêm, những nhân viên sinh hoạt tự túc khoảng
0,5kg/người/ngày đêm cho thấy khối lượng rác thải sinh hoạt của nhân viên cơ sở
khoảng:
30 người × 1,0 kg/người/ngày đêm + 38 người × 0,5 kg/người/ngày đêm
= 49 kg/ngày đêm (≈1.470 kg/tháng).
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhân viên cơ sở có thành phần chủ yếu là
thức ăn thừa, rau, củ, vỏ trái cây,…
10


- Rác thải từ các hoạt động của cơ sở:
Tương tự như việc ước tính nước thải phát sinh tại cơ sở, lượng rác thải phát
sinh từ các hoạt động của cơ sở căn cứ trên lượng rác thải thực tế thu gom và lượng
rác
thải
ước
tính
của
nhân
viên.
Cụ
thể
như
sau:

- Tổng lượng rác thải thu gom tại cơ sở: khoảng 100kg/ngày đêm
- Rác thải sinh hoạt của nhân viên cơ sở: 49 kg/ngày đêm
- Rác thải phát sinh từ các hoạt động còn lại của cơ sở: 100 – 49 =
51kg/ngày đêm. Rác thải này bao gồm: rác thải từ văn phòng làm việc, rác thải
sinh hoạt của khách tại khách sạn, karaoke và rác thải từ hoạt động nấu ăn tại nhà
hàng, hoạt động massage.
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ khách và rác thải từ các hoạt động nấu ăn tại
nhà hàng có thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ trái cây, chai nhựa chứa nước
uống đóng chai, nước suối, nước ngọt, chai thủy tinh chứa rượu, lon kim loại chứa
bia, dụng cụ sinh hoạt (bàn chải đánh răng, lược, tăm bông,…)
Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ cơ sở vào khoảng 3.000 kg/tháng.
Trong đó, rác thải có thành phần hữu cơ như rau, củ, vỏ trái cây, thức ăn thừa,…
chiếm khoảng 80% khối lượng; ni lông, giấy vụn, dụng cụ sinh hoạt (bàn chải đánh
răng, lược, tăm bông,…) chiếm khoảng 15% khối lượng và vỏ chai nhựa, thủy tinh,
lon kim loại chiếm khoảng 5% khối lượng.
2.1.3. Chất thải nguy hại:
Hoạt động của cơ sở phát sinh CTNH bao gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng,
dầu nhớt, giẻ lau dính dầu, thiết bị điện tử, pin,…Với lượng phát sinh khoảng
05kg/tháng.
2.1.4. Khí thải:
- Hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông:
Các phương tiện tham gia giao thông ra vào khuôn viên cơ sở chủ yếu là của
khách và bên cung cấp nguyên, phụ liệu nên thành phần của khí thải chủ yếu là các
chất khí như SO2, CO, NOx và bụi. Tuy nhiên, nguồn bụi, khí thải này không lớn,
tác động không đáng kể và không liên tục.
Nhằm đánh giá chất lượng không khí khu vực thường xuyên có phương tiện
giao thông ra vào cơ sở. Đơn vị tư vấn đã tiến hành thuê đơn vị quan trắc tiến hành
thu mẫu không khí tại khu vực phía trước cơ sở (tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh
Khai), kết quả như sau:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Khu vực phía trước cơ sở
QCVN 05:2013/BTNMT
ST Thông số ô
Đơn vị
(trung bình 1 giờ)
Kết quả
T
nhiễm
tính
*QCVN 06:2009/BTNMT
**QCVN 26:2010/BTNMT
3
1 Bụi lơ lửng
mg/m
0,16
0,30
3
2 CO
mg/m
3,45
30
11


3
4
5
6
7


SO2
NO2
H2S
NH3
Độ ồn

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
dBA

0,067
0,092
0,016
0,011
57 – 64

0,35
0,2
0,042*
0,2
70**

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường REC)

Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
- *QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh.
- **QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Bảng kết quả phân tích cho thấy, khu vực phía trước cơ sở (tiếp giáp đường
Nguyễn Thị Minh Khai) chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Các thông
số phân tích đều nằm trong giới hạn quy định của các quy chuẩn kỹ thuật.
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng:
Cơ sở trang bị 01 máy phát điện dự phòng câp điện trong những giờ cúp
điện. Máy phát điện sử dụng dầu DO vận hành, nên theo số liệu thống kê của
WHO, hoạt động của các thiết bị này sẽ phát sinh bụi và khí thải có thành phần chủ
yếu là bụi lơ lửng (TSP), SO2, NOx, CO.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi động cơ đốt
trong sử dụng 1 tấn nhiên liệu sẽ thải ra môi trường xung quanh bụi và khí thải với
tải lượng như sau:
Hệ số ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện
ST
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
T
(kg/tấn dầu đốt)
1 Bụi
0,71
2 SO2
20S
3 NOx
9,62
4 CO
2,19
5 Chất hữu cơ bay hơi (VOC)
0,791

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước,năm 2006, Giáo trình quản lý chất lượng môi trường,
NXB Xây dựng)

Ghi chú: S là phần trăm khối lượng lưu huỳnh trong dầu (S=0,25%)

Máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên, lượng nhiên liệu sử
dụng không nhiều (khoảng 50kg/tháng) nên bụi và khí thải phát sinh không ảnh
hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
- Hoạt động chế biến thức ăn, nước uống:
12


Cơ sở sử dụng gas LPG chế biến thức ăn nên khí thải phát sinh có thành
phần chủ yếu là bụi, SO2, CO, NOx,…
Gas là nhiên liệu sạch nên tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ quá trình chế
biến thức ăn ảnh hưởng không lớn đến môi trường không khí xung quanh và sức
khỏe con người.
Nhằm đánh giá chất lượng không khí khu vực nấu ăn. Đơn vị tư vấn đã tiến
hành thuê đơn vị quan trắc tiến hành thu mẫu không khí tại khu vực bếp nấu ăn của
cơ sở, kết quả như sau:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
khu vực bếp nấu ăn của cơ sở
ST
Thông số ô
Đơn vị
Quyết định số
Kết quả
T
nhiễm
tính

3733/2002/QĐ-BYT
3
1 Bụi lơ lửng
mg/m
0,12
8
3
2 H2S
mg/m
0,009
15
3
3 NH3
mg/m
0,023
25
4 Độ ồn
dBA
52 – 57
≤ 85
0
5 Nhiệt độ
C
30,6
≤ 32
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường REC)

Ghi chú: Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiếu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.


Kết quả phân tích cho thấy khu vực bếp nấu ăn có chất lượng không khí khá
tốt. Các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn quy định. Điều
này chứng tỏ các hoạt động nấu ăn tại khu bếp ảnh hưởng không lớn đến chất
lượng không khí. Do đó, trong thời gian tới cơ sở sẽ duy trì các giải pháp đa áp
dụng (quét dọn, sử dụng nhiên liệu gas để đốt,…) để giữ gìn vệ sinh môi trường và
nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, nhằm đánh giá chất lượng không khí bên trong khách sạn, đơn vị
tư vấn đã tiến hành thuê đơn vị quan trắc tiến hành thu mẫu không khí tại khu vực
tiếp tân, kết quả như sau:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
ở khu vực tiếp tân
STT Thông số ô Đơn vị
Kết quả
Quyết định số
nhiễm
tính
3733/2002/QĐ-BYT
3
1
Bụi lơ lửng
mg/m
0,09
8
3
2
H2S
mg/m
KPH
15

3
3
NH3
mg/m
KPH
25
4
Độ ồn
dBA
46 – 50
≤ 85
0
5
Nhiệt độ
C
30,3
≤ 32
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường REC)
13


Ghi chú: Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành 21 tiếu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng không khí trong khu vực khách sạn
rất tốt. Khu vực khách sạn chủ yếu chỉ diễn ra các hoạt động lưu trú và sinh hoạt
của khách, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hằng ngày vì thế chất lượng không khí
luôn rất tốt. Trong thời gian tới, cơ sở sẽ duy trì các giải pháp đã thực hiện (quét
dọn, gắn máy lạnh,…) và tiếp tục tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh để đảm bảo

môi trường không khí luôn trong lành phục vụ tốt cho khách.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung:
Hoạt động của cơ sở phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ những nguồn sau:
- Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông của nhân viên, đơn vị giao hàng
(thực phẩm, nước uống) và khách đến cơ sở.
- Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng.
- Tiếng ồn phát sinh từ sinh hoạt, vui chơi của khách (khi liên hoan, tại
phòng karaoke).
Tham khảo về mức ồn phát sinh như sau:
Cường độ ồn phát sinh từ một số hoạt động
Cường độ ồn,
QCVN 26:2010/BTNMT
STT
Hoạt động gây ồn
cách 15m, dBA (Khu vực thông thường)
1
Xe mô tô
80 – 94
70
2
Còi xe
90
70
3
Còi tàu
75 – 105
70
4
Máy phát điện dự phòng
82 – 90

70
5
Tiếng nói to
80
70
6
Tại khu vực cơ sở
46 – 64
70
(Nguồn: PGS.TS Đinh Xuân Thắng, năm 2014, Giáo trình Kỹ thuật xử lý Ô nhiễm không khí,
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo kết quả quan trắc về tiếng ồn khu vực cơ sở cho thấy tiếng ồn trong
khu vực cơ sở dao động trong mức 46 – 64 dBA và nằm trong ngưỡng quy định
của quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT. Bên cạnh đó, tiếng ồn có thể vượt ngưỡng
quy định trong trường hợp phương tiện vận tải đến giao hàng nếu sử dụng còi xe,
khách nói to tiếng. Tuy nhiên, các trường hợp này phát sinh với tần suất thấp.
Cơ sở đã hoàn thành việc xây dựng các hạng mục công trình và hoạt động
với loại hình kinh doanh dịch vụ nên tác động từ độ rung là không đáng kể.
2.2. Các tác động đối với môi trường và KT – XH:
Ngoài các mặt tích cực của cơ sở mang lại cho khách hàng (chỗ lưu trú, ăn
uống, giải trí, vui chơi,…). Hoạt động của cơ sở cũng có khả năng gây ra các tác
động tiêu cực do các sự cố.
2.2.1. Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường:
14


Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do sự bất cẩn trong việc sử dụng lửa ở khu bếp,
chập điện, rò rỉ gas,…
2.2.2. Các vấn đề KT – XH do cơ sở tạo ra:

Ngộ độc thực phẩm: việc sử dụng các mặt hàng thực phẩm, rượu, bia không
rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng cùng cách chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ
sinh,… dễ gây ngộ độc cho thực khách, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thực
khách và uy tín của cơ sở.
2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở:
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa:
a. Đối với nước mưa:
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, cơ sở đã thực hiện các giải
pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh sân, đường nội bộ để phòng chống nước mưa cuốn
rác thải vào nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm.
- Trồng hoa, kiểng, thảm cỏ, cây xanh ở các khu vực đất trống trong khuôn
viên nhằm hạn chế nước mưa gây xói lở, cuốn đất cát vào nguồn tiếp nhận.
- Tách riêng hệ thống thu gom nước thải.
- Nước mưa trong khuôn viên cơ sở chảy vào cống thoát và dẫn về cống
thoát chung của thành phố Trà Vinh đoạn qua khu vực cơ sở.
b. Đối với nước thải sinh hoạt:
Quy trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại của cơ sở như sau:
Nước thải
(khách sạn,
nhà hàng,…)

Bề tự
hoại

Hầm tự
hoại tập
trung

Cống

chung của
TP. Trà
Vinh

Kết quả đo đạc nước thải sinh hoạt tại đầu ra hệ thống tự hoại trước khi thải
vào cống chung của tp. Trà Vinh như sau:
Nhằm đánh giá chất lượng nước thải khu vực nấu ăn. Đơn vị tư vấn đã tiến
hành thuê đơn vị quan trắc tiến hành thu mẫu nước thải đầu ra của hệ thống hầm tự
hoại trước khi thoát vào cống chung của tp.Trà Vinh, kết quả như sau:
Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại
Thông số
QCVN 14:2008/BTNMT
STT
Đơn vị tính Kết quả
ô nhiễm
(Cột B, K=1,0)
1
pH
7,34
5–9
2
TSS
mg/l
69,5
100
3
BOD5
mg/l
45
50

4
Amoni
mg/l
7,23
10
15


5
6

Phosphat
Tổng Coliforms

mg/l
MPN/100ml

3,08
6400

10
5.000

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường REC)

Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu cơ bản sau xử lý bằng hầm tự hoại
đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, K=1,0).
Riêng tổng Coliforms vượt hơn so với giới hạn cho phép của quy chuẩn và các

thông số dinh dưỡng (BOD5, amoni) có dấu hiệu vượt ngưỡng quy định. Do đó,
trong thời gian tới chủ cơ sở sẽ tiến hành xây dựng thêm hệ thống xử lý tiếp theo
sau hầm tự hoại hiện hữu nhằm xử lý hàm lượng dinh dưỡng và vi sinh trong nước
thải. Quy trinhg xử lý như sau:
Công trình xử lý phía sau hầm tự hoại:
Các công trình xử lý phiá sau hầm tự hoại gồm có hố thu gom, hệ thống lọc
và khử trùng nước thải trước khi thải ra cống thoát chung của tp.Trà Vinh.
Sơ đồ xử lý như sau:

Hầm tự hoại
Hố thu
Cột lọc

Cống thoát chung của tp. Trà Vinh

Khử trùng

Hệ thống xử lý nước thải sau hầm tự hoại dự kiến xây dựng thêm
Thuyết minh quy trình:
Nước thải sau hầm tự hoại được dẫn về hố thu gom và bơm vào cột lọc. Khi
nước thải vào cột lọc, chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ được lọc qua sỏi, cát
trong cột lọc; chất dinh dưỡng, mùi hôi của nước thải sẽ được hấp thụ qua các hạt
nhựa trao đổi ion và than hoạt tính trong cột lọc.
Nước thải sau khi qua cột lọc sẽ dẫn vào bể khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật
trong nước bằng dung dịch chlorine; liều lượng chlorine sử dụng để khử trùng vào
khoảng 2 – 8 mg/lít nước thải. Bồn khử trùng được làm bằng bể nhựa có thể tích
01m3. Nước thải sau khử trùng được xả ra cống thoát chung của tp.Trà Vinh.
16



Nước thải sau xư lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B, hệ số
K=1,0.
c. Nước thải từ hoạt động nấu ăn:
Lượng nước thải phát sinh từ khu vực nấu ăn được dẫn qua các hố gas để
tách dầu mỡ sau đó thu gom chung về hầm tự hoại để xử lý.
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý CTR thông thường và
CTNH:
2.3.2.1. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý CTR thông thường:
Cơ sở bố trí các thùng rác để thu gom rác thải phát sinh như sau:
- 10 thùng rác loại 180lít tại khu vực nhà hàng, phòng hội nghị.
- 71 thùng loại 10lít tại các phòng (phòng ngủ, karaoke,…)
- Bố trí 02 thùng rác loại 240lít đặt phía trước cơ sở, là nơi tập kết toàn bộ
rác phát sinh trong cơ sở để đơn vị chức năng đến thu gom, vận chuyển định kỳ.
- Riêng vỏ chai thủy tinh chứa bia, nước ngọt được thu gom riêng trả lại nhà
sản xuất bia, nước ngọt nên không tính là rác thải.
Ngoài ra, các laoị rác bán phế liệu được thu gom tập kết vào thùng chứa để
bán phế liệu.
2.3.2.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý CTNH
Các loại chất thải nguy hại được chủ cơ sở tập kết chung vào kho chứa phế
liệu của cơ sở.
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải:
Để giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh cơ sở đang áp dụng các
giải pháp sau:
- Hoạt động của các phương tiện giao thông:
+ Định kỳ vệ sinh sân, đường nội bộ
+ Các phương tiện giao thông được yêu cầu tắt máy động cơ để hạn chế khói
thải phát sinh ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng:
Định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện để giảm thiểu phương
tiện hỏng hóc phát sinh nhiều bụi và khí thải.

- Hoạt động chế biến thức ăn, nước uống:
Cơ sở sử dụng gas LPG làm nhiên liệu chế biến thức ăn, nước uống, không
sử dụng các chất đốt phát sinh nhiều khói, bụi như củi, than đá trong chế biến
thước ăn, nước uống.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì các chụp hút nhiệt, ống khói của hệ thống
bếp.
- Các phương tiện hỗ trợ khác:
Cơ sở đã trồng và bố trí một số chậu cây kiểng ở khu vực lối đi và trên sân.
Tổng diện tích cây xanh của cơ sở khoảng 150m2, chiếm khoảng 3,1% tổng diện
tích đất. Cây xanh ngoài việc tạo cảnh quan, góp phần điều hòa vi khí hậu, phục vụ
nhu cầu của khách du lịch còn có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu bụi, khí
17


thải trong môi trường không khí xung quanh. Theo tài liệu “Môi trường không khí”
của GS.TS Phạm Ngọc Đăng cây xanh có khả năng hấp thụ từ 10 – 30% bụi và các
khí độc hại trong không khí. Các loài cây được trồng chủ yếu là cây kiểng.
2.3.4. Các biện pháp chống ồn:
Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn cơ sở đang thực hiện giải pháp sau:
- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, đặc biệt máy phát điện dự
phòng theo đúng lịch trình.
- Lập nội quy về giờ giấc mở cửa phòng karaoke, phòng karaoke được xây
dựng đảm bảo cách âm tốt, không để phát sinh tiếng ốn ảnh hưởng xung quanh.
- Lập nội quy nhăc nhở khách liên hệ và nhân viên không bấm còi, rú ga khi
vào khuôn viên cơ sở, có bảo vệ trực để nhắc nhở thường xuyên.
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
a. Giảm thiểu sự cố cháy, nổ:
Cơ sở đã trang bị các loại thiết bị chữa cháy như: bình bột (18 bình), bình
CO2 (18 bình), thiết bị chưa cháy tự động (02 máy công suất 30 mã lực) và bố trí
hợp lý tại các khu vực thuận tiện dễ thấy, dễ lấy sử dụng.

- Phân công nhân viên định kỳ kiểm tra dây tải điện, ống dẫn gas. Đi điện
trong ống nhựa để cách ly và chống cháy. Định kỳ thay mới ổ cắm, bảng điện.
b. An toàn giao thông:
Lập nội quy nhắc nhở khách liên hệ. Đồng thời phân công nhân viên bảo vệ
hướng dẫn giao thông khi có phương tiện giao thông ra vào khuôn viên cơ sở.
c. Phòng chống ngộ độc thực phẩm:
Để phòng chống ngộ độc do thức ăn, rượu, bia, cũng như đảm bảo thực hiện
tốt công tác giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sử dụng giải pháp sau:
- Phân công nhân viên định kỳ dự tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm. khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và không tiếp nhận nhân viên bị bệnh
ngoài da, bệnh truyền nhiễm làm việc tại cơ sở.
- Khu bếp được bố trí ngăn nắp, bếp được xây dựng cao ráo, được lát gạch
men để đảm bảo vệ sinh.
- Trang bị tủ lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định.
- Thu mua thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc, ưu tiên chọn mua các mặt hàng
rau, củ, quả an toàn, trồng theo quy trình sạch.
- Không sử dụng rượu, bia, thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá niên hạn sử
dụng.

18


19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×