Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BAI TIEU LUAN MON SINH THAI RUNG 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.17 KB, 2 trang )

Bài 2: Xác định giá trị hấp thụ, lưu trữ các bon của khu rừng có diện tích là A;
đây là rừng thứ sinh nghèo có trữ lượng gỗ bình quân là 60 m3/ha.
Trong đó, giá trị A sẽ là: Số thứ tự của Anh/chị trong danh sách lớp*1.000
ha.
Ví dụ: Học viên Bạc Cầm Khuyên, số thứ tự là 16; A=16.000 ha.
Sử dụng các công thức trong bài giảng (chương 3) và đưa ra các giả định
khác nếu cần.
Bài làm
Bước 1: Xác định trữ lượng gỗ
Giả định đã lập OTC và đo đếm toàn bộ các cây có D 1.3 ≥ 6cm; xác định
được trữ lượng gỗ trong mỗi OTC.
Diện tích khu rừng = A*1.000 ha = 9.1000 = 9.000 ha
Theo giả thiết của bài, Trữ lượng gỗ bình quân của 1ha là M= 60 m3/ha
Bước 2: Xác định tổng lượng khí CO2 hấp thụ của 1 ha rừng có trạng thái
rừng là rừng thứ sinh nghèo (EF)
Hệ số hấp thụ (EF) hay tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng
(tấn/ha) được tính theo công thức sau:
EF (CO2 tấn/ha) = (AGB + BGB)* CF*44/12 =(123+45,51)*0,47
*44/12 = 290,40 tấn/ha (I)
Tính: AGB = M* BCEF = 60*2,05 =123 m3/ha (1)
BGB = AGB* R = 123*0,37 =45,51 m3/ha (2)
Trong đó: + EF : là tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng (tấn/ha)
+ AGB : sinh khối trên mặt đất của cây rừng (m 3/ha) được xác định theo
công thức (1)
+ M : là trữ lượng của 1 ha rừng (m3)
+ BCEF : là hệ số chuyển đổi mở rộng (tấn) = 2,05 (được tra từ bảng 4.5,
trang 52, chương 4 của hướng dẫn IPCC năm 2006, đối tượng là rừng tự nhiên
có trữ lượng gỗ bình quân từ 41-60 m3/ha)
BGB : sinh khối dưới mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công
thức (2)
CF : là tỷ lệ các bon trong cây gỗ = 0,47 (được tra từ bảng 4.3. Tỷ lệ


cacbon của sinh khối rừng trên mặt đất – Hướng dẫn của IPCC năm 2006)
R : tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất R = 0,37 (được tra từ bảng
4.4. Tỷ lệ sinh khối cacbon của cây rừng dưới mặt đất và trên mặt đất – Hướng
dẫn của IPCC năm 2006)
Hệ số : 44/12 là hệ số chuyển đổi từ khối lượng Cabon sang CO2
Bước 3: Tính giá trị hấp thụ, lưu trữ các bon của khu rừng trạng thái là
rừng thứ sinh nghèo có diện tích là 9.000 ha.


- Tổng lượng khí CO2 hấp thụ theo trạng thái rừng được tính theo công
thức: Mc = EF x tổng diện tích của khu rừng trạng thái là rừng thứ sinh nghèo
(tấn CO2/ha) = 290,40*9.000 = 2.613.600 (Tấn CO2/ha)
- Giá trị hấp thụ, lưu trữ các bon của khu rừng có trạng thái là rừng thứ
sinh nghèo được tính theo công thức Vc = Mc x Pc
(II)
Trong đó: Pc là giá trị bán tín chỉ các bon (CER) trên thị trường tính bằng
USD hoặc đồng/tấn CO2.
Với đơn giá trung bình trên thị trường thương mại các bon tạm tính xấp xỉ
là 5 USD tương đương với 105.000 VNĐ . Tức Pc=105.000 đồng/Tấn CO2
Vậy Vc=Mc*105.000 đồng/tấn CO2 =2.613.600 (Tấn CO2/ha)* 105.000
đồng/tấn CO2= 274.428.000.000 đồng (Hai trăm bảy mươi tư tỷ bốn trăm hai
mươi tám triệu đồng)
Kết luận: Với diện tích 9.000 ha rừng có trạng thái là rừng thứ sinh
nghèo, cho trữ lượng gỗ bình quân là 60 m3/ha, có khả năng hấp thụ, lưu trữ
được 2.613.600 (Tấn CO2/ha), mang lại giá trị tương đương với
274.428.000.000 đồng.
Qua kết quả này cho thấy, rừng thứ sinh nghèo cũng góp phần rất lớn vào
việc hấp thu, lưu trữ các bon, giảm phát thải, tạo môi trường xanh sạch và mang
lại giá trị kinh tế cao. Với giá trị thu được này sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nghiên
cứu, bảo tồn và phát triển rừng trong ngành lâm nghiệp.




×