Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây nhãn lồng tại xã bình minh, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 105 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các lập luận
và số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học
dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo đã công bố. Đề tài
và các tư liệu được sử dụng trong luận văn không trùng lặp với bất cứ công
trình khoa học nào đã được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Khắc Chính


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, các thầy cô giáo phòng sau Đại Học chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 02 năm học tại
Trường Đại học Lâm Nghiệp - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Nghĩa Biên, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến UBND xã Bình Minh
và đặc biệt là các hộ nông dân trên địa bàn xã đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi có thể dễ dàng nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ
quan nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để luận văn của
tôi có thể hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Khắc Chính


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ... 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .......................................................... 4
1.1.1.Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế .................................. 4
1.1.2. Nô ̣i dung đánh giá hiệu quả kinh tế cơ bản..................................... 7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất cây nhãn lồng. ................................................................ 10
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế............................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 16
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây nhãn trên thế giới ...................... 16
1.2.2 Tình hình tiêu thụ nhãn trên thế giới ............................................... 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 27

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 36
2.2.2. Phương pháp phân tích số liê ̣u: ...................................................... 36
2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiêụ quả kinh tế :................................................. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 39


iv

3.1. Tình hình sản xuất, trông trọt CAQ tại xã Bình Minh.......................... 39
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ cây nhãn lồng tại xã Bình
Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. .................................................. 40
3.2.1. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ cây nhãn lồng tại xã Bình Minh
.................................................................................................................. 40
3.2.2.Thực trạng sản xuất nhãn ở điểm điều tra ....................................... 45
3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất nhãn ở điểm điều tra năm
2013 .......................................................................................................... 54
3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cây nhãn lồng của các hộ xã Bình Minh .................................... 65
3.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cây nhãn lồng tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 68
3.3.1. Những mặt đạt được ....................................................................... 68
3.3.2. Những mặt còn hạn chế.................................................................. 69
3.4. Định hướng phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
cây nhãn lồng tại xã Bình Minh đến năm 2017 ........................................... 70
3.4.1 Định hướng chung để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế sản xuất cây nhãn lồng của xã Bình Minh đến năm 2017.................... 70
3.4.2. Giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây nhãn lồng
của xã Bin

̀ h Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ........................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Diện tích và sản lượng Nhãn của một số nước trên thế giới

17

2.1

Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011– 2013

30

2.2

Tình hình nâng cấp đường giao thông trên địa bàn xã


31

2.3

Tình hình kinh tế của xã Bình Minh qua 3 năm 2011- 2013

34

3.1
3.2
3.3

3.4
3.5
3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp xã Bình Minh - Huyện
Khoái Châu giai đoạn 2011 - 2013
Thực trạng sản xuất nhãn tại xã Bình Minh

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 thôn đại diện Xã
Bình Minh
Diện tích, năng suất và sản lượng các giống nhãn ở điểm điều
tra năm 2013
Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (tính bình quan cho 1 ha )
Chi phí chăm sóc các giống nhãn ở điểm điều tra năm 2013
(tính bình quân cho 1 ha )
Chi phí chăm sóc nhãn theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm
điều tra năm 2013 (tính bình quân cho 1 ha)
Chi phí chăm sóc nhãn ở 3 thôn điều tra năm 2013 (tính bình
quân cho 1 ha)
Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2013 (tính bình quân
cho 1 ha)
Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống nhãn ở điểm điều tra
năm 2013 ( tính bình quân cho 1 ha)
Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất nhãn theo tình hình kinh
tế của hộ ở điểm điều tra năm 2013 (tính bình quân cho 1 ha)

39
40
45

47
48
49

51

52


54

55

57


vi

3.12

3.13

3.14
3.15

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất nhãn ở 3 thôn điều tra
năm 2013 (Tính bình quân cho 1 ha)
Kết quả và hiệu quả kinh tế nhãn sấy khô ở các điểm điều tra
năm 2013 (tính bình quân cho 1 ha)
So sánh kết quả và HQKT giữa nhãn quả tươi với nhãn sấy khô
ở xã Bình Minh năm 2013 (tính trên 1 ha)
So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả xã Bình Minh

59

61

64
65



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

3.1

Sơ đồ Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tươi

43

3.2

So sánh hiệu quả kinh tế của các giống nhãn

56

3.3

Đồ thị So sánh kết quả kinh tế của nhãn sấy khô ở các
điểm điều tra

63



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất và
đời sống của con người. Ngày nay CAQ chiếm một vị trí quan trọng trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở các
tỉnh trung du miền núi, nông thôn do đã khai thác phát huy đựợc tiềm năng
lợi thế vùng và mang lại thu nhập cao, giúp ngừời nông dân xoá đói giảm
nghèo và nhiều hộ đã đi đến làm giầu.
Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách
cụ thể khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ
sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây đặc sản.
Xã Bình Minh thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là xã nằm ven
sông Hồng có điều kiện ưu đãi về đất đai màu mỡ rất phù hợp phát triển các
loại cây ăn quả, đặc biệt là nhãn lồng. Song làm thế nào để cây nhãn được thị
trường chấp nhận và có thương hiệu thực sự vẫn chưa được quan tâm chú ý,
dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống của người nông dân
còn thấp.
Song trong thời kỳ hội nhạp nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ra nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO), cây nhãn lồng Hưng Yên cũng đang
đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất,
chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của
sản xuất nhãn hiện nay tại xã Bình Minh huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển sản
xuất nhãn lồng tại xã Bình Minh ra sao? Những giải pháp nào nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế cây nhãn lồng trên địa bàn xã Bình Minh –Huyện
Khoái Châu tỉnh Hưng Yên?



2

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây nhãn lồng tại xã Bình Minh, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả
kinh tế sản xuất cây nhãn lồng trên địa bàn xã Bình Minh –Huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ
thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
cây ăn quả nói chung và cây nhãn lồng nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây
nhãn lồng trên địa bàn xã Bình Minh –Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cây nhãn lồng trên địa bàn xã Bình Minh –Huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả kinh tế và
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây nhãn lồng của các hộ, trang
trại và vùng trồng cây nhãn tại xã Bình Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và
nội dung nghiên cứu.
- Về không gian: Tại xã Biǹ h Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên



3

- Về thời gian: Tiế n hành nghiên cứu từ năm 2011 đế n năm 2013
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, hiêụ quả kinh tế của cây
nhãn lồng.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
- Thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế cây nhãn lồng tại xã Bình
Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất cây nhãn lồng tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây nhãn lồng trên địa xã Bình Minh – Huyện Khoái Châu – Hưng Yên
Chương III: Giải Pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây nhãn lồng trên địa
bàn xã Bình Minh – Huyện Khoái Châu – Hưng Yên


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc
đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu

quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau,
các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp , có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả.
"Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của
người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội".
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ”.
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ”. Nghiên
cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng
một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó ”


5

- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân
Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái
niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực
và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình

hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào
sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là
giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào.
Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh
tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là
đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất
và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có
thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá
hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.


6

-Khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là
phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống,
cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình
thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu

quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và
mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả
sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực
để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
 Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực
vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật
mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra
nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường…Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là
xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên
môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ
sử dụng các nguồn lực. Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền
kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp
và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các


7

nước, cũng như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập
trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo
chiều sâu.
Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là:
- Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ

cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này càng trở nên căng
thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường.
- Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của
nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh
tế theo chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành,
từng địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế .
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.1.2. Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế cơ bản
 Nội dung
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ
thuật, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao
hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu
tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao
phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp


8

nhận không? Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho
cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong
sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.

Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có
quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt
lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện
khối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ
tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành
giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1
đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng
ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả
cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của
từng công nghệ trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở
khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài
nguyên và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến
các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ
thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn
(đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố
định (TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm
nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác


9

định chính xác, nên việc tính khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu
quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường

giao thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật
cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể
và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó
khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định
chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết
quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh
tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường
không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài.
vậy thì việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
 Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là
quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động.
Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu
được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động
xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt
động sản xuất kinh doanh.


10

Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao
nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

và công nghệ mới. Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá
trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản
xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt
được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát
triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng
của sản xuất.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất cây nhãn lồng.
Để có thể phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nhãn
lồng ở Hưng Yên, chúng tôi chia thành các nhóm yếu tố sau:
 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Trong các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường yếu tố đầu
tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Ngoài đất đai và khí hậu,
nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng
đến năng suất chất lượng của cây nhãn lồng, đồng thời đó là những yếu tố cơ
bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm
canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch…
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Hải, các yếu tố khí hậu
chí phối và tác động rất lớn đến năng suất nhãn lồng Hưng Yên. Qua tổng hợp
số liệu khí tượng của 13 năm liên tục, rồi từ năng suất thực tế xây dựng ma
trận để tính toán hệ số ảnh hưởng và hệ số tương quan, tác giả đã kết luận sản
lượng quả phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, mưa, nắng, độ ẩm không khí theo
phương trình giả định sau:
S = A + BX + CY + DZ + E


11

Trong đó:

S: Năng suất quả (kg/ha)
A: Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chưa xác định
B: Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ
C: Hệ số ảnh hưởng của lượng mưa
D: Hệ số ảnh hưởng của số giờ nắng
E: Hệ số ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Nhiệt độ thấp và lượng mưa ít (trời rét và khô hanh) trong 2 tháng (tháng
11 và 12) là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất giống
nhãn lồng Hưng Yên, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện
tượng ra quả không đều là hiện tượng hạn chế lớn nhất với cây ăn quả.
 Nhóm yếu tố về biện pháp kỹ thuật
Trong thời gian này, các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày
càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn
hoá sản xuất nhãn lồng. Được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống nhãn lồng. Các
loại giống nhãn lồng mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng
suất cây trồng; ổn định sản lượng sản phẩm nhãn lồng hàng hoá. Bên cạnh
những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình
tuyển các giống nhãn lồng cho phù hợp với kinh tế thị trường: chịu va đập,
giữ được độ tươi trong quá trình vận chuyển
- Bên cạnh những tiến bộ công nghệ trong sản xuất giống mới, hệ thống
qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng cũng được hoàn thiện và phổ
biến nhanh đến người sản xuất.
- Sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến nhãn lồng
quả đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm
đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Công nghệ chế biến cũng mở rộng


12


dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự tác động của quá
trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng.
 Nhóm yếu tố về kinh tế – tổ chức sản xuất
Nhóm yếu tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau:
Thứ nhất, trình độ, năng lực của người sản xuất: Nó có tác động trực tiếp
đến hiệu quả sản xuất. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua: Trình
độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý, khả năng ứng xử trước những biến
động của trị trường, khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất.
Thứ hai, quy mô sản xuất: Quy mô càng hợp lý thì sản xuất càng có hiệu
quả, mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí…cũng được tiết
kiệm, còn nếu quy mô sản xuất không hợp lý thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.
Thứ ba, tổ chức công đoạn sau thu hoạch như: Tổ chức công tác chế
biến, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề có tính quyết định đến
tính bền vững của sản xuất nhãn lồng quả hàng hoá.
Như vậy, nhóm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có liên quan
mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh
hưởng đến sản xuất nhãn lồng. Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh
hưởng của chúng là rất cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát
triển sản xuất nhãn lồng ở Hưng Yên.
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
 Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương
đối cường độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế
thu được (Q: đầu ra) và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào). Ngoài ra, hiệu
quả kinh tế cũng đo lường bằng số tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt
đối giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí đã bỏ ra. Mối quan hệ này
được xác lập theo các công thức sau:


13


H 

Q
C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra. H
còn được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay
chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Hay: H = Q – C
Trong cách tính này, H thể hiện phần lợi nhuận (thu nhập thực tế) mà
đơn vị sản xuất kinh doanh thu lại được sau khi đã trừ toàn bộ chi phí.
E

Trong đó:

C
Q

E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)

E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. E được
dùng làm cơ sở để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi
phí thường xuyên.
- Xác định theo nguyên lý cận biên

Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần
mở rộng sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ. Bởi vậy, bên cạnh
việc tính toán hiệu quả kinh tế toàn phần còn tính theo nguyên lý cận biên, có
thể tính cả dạng tuyệt đối và tương đối. Cụ thể:

H

b



Q
C

Trong đó: Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm


14

Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được
bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Hay H = Q - C
Trong cách tính này H thể hiện phần kết quả dôi ra mà đơn vị thu lại sau
khi đã trừ chi phí tăng thêm.

E

b




C
Q

Trong đó: Q là lượng kết quả tăng (giảm)thêm
C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị
đầu vào.

H
Trong đó:

b



%Q
%C

%Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm
%C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu %
đơn vị đầu vào.
Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các công
thức tính theo nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các
yếu tố đầu vào như thế nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học
kỹ thuật.

 Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn
vị kinh tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả
kinh tế và đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội). Các chỉ tiêu
hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố


15

đầu ra với đầu vào. Vì vậy, cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu
nào thể hiện kết quả kinh tế và chi phí đầu tư.
- Xác định các chỉ tiêu kết quả
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Kết quả kinh tế thường biểu hiện bằng
các chỉ tiêu sau:
+ Khối lượng sản phẩm đã sản xuất, hoặc vận chuyển.
+ Giá trị sản xuất.
+ Giá trị tăng thêm.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
+ Doanh thu bán hàng.
+ Tổng lợi nhuận.
- Xác định chỉ tiêu chi phí
Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết
quả kinh tế nói trên. Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn
lực và chi phí thường xuyên.
Chi phí sử dụng nguồn lực: Là toàn bộ các chi phí ban đầu làm điều kiện
cần thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ yếu của doanh
nghiệp. Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.

+ Giá trị TSCĐ bình quân.
+ Giá trị tài sản lưu động.
+ Diện tích đất kinh doanh.
+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ
yếu khác.
+ Số lao động bình quân.


16

Chi phí thường xuyên: Là toàn bộ những chi phí đã tiêu hao trong quá
trình sản xuất kinh doanh, được gọi là chi phí sản xuất hàng năm. Nó thường
biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá thành.
+ Chi phí trung gian.
+ Chi phí vật chất.
+ Các bộ phận chủ yếu của giá thành: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên
nhân vật liệu, chi phí phân, giống và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tiền lương và
bảo hiểm xã hội (BHXH).
+ Diện tích đất gieo trồng (tính cả năm, hoặc theo vụ gieo trồng),
+ Tổng số thời gian làm việc của máy móc thiết bị hay phương tiện vận
tải (tính theo ngày, ca hay giờ máy).
+ Tổng số thời gian làm việc của người lao động (tính theo ngày hay giờ
làm việc).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây nhãn trên thế giới
Nhãn thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở
thị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công
nghệ bảo quản Nhãn cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo
quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán Nhãn tuỳ thuộc vào từng giống và

thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống Nhãn thu hoạch sớm nhất có giá khoảng
2 USD/kg, trong khi đó giá Nhãn bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999. Tuy
nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch
ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa
có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến
nông và người sản xuất.


17

- Nhãn được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây
hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên
3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền
Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south Wales.
Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở các
vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để
cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại
cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane, Sydney, Melbourne
hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua các nhóm
hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông, Singapore,
Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5,50
USD/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng Nhãn của một số nước trên thế giới
Các Nước

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2. Ấn Độ


56.200

429.000

3. Indonexia

11.169

108.668

4. Thái Lan

22.973

81.388

Nguån [47]

- Nhãn được sản xuất ở Thái Lan cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng
22.937 ha, sản lượng khoảng 81.388 tấn. Sản xuất Nhãn ở Thái Lan có lợi thế
là thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể giữa tháng 3 và
đến cuối tháng 6 hàng năm. Nhãn được trồng từ một vài cây đến vài ha ở các
hộ gia đình. Ở vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghìn cây, tuy nhiên số
lượng này còn ít. Hầu hết Nhãn được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan
như Chang Mai 8.322 ha và Chang Rai 5.763 ha, diện tích Nhãn ở hai tỉnh
này chiếm 60% diện tích trồng Nhãn cả nước.


18


Về thị trường tiêu thụ Nhãn: Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả Nhãn
tươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó có
khoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999
giá Nhãn ở Đức là 6,2 USD/1kg, Singapore 6 USD/1kg, Anh 6,4 USD/kg, Mỹ
và Pháp 8,4 USD/1kg, Canada 10,8 USD/1kg.
Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều Nhãn, số
lượng Nhãn quả tham gia vào thị trường này ước khoảng 10.000 tấn/năm. [8]
Năm 2005 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông và
Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn Nhãn từ Trung Quốc và tỉnh
Taiwan Trung Quốc. Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines
1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn
và Singapore 408 tấn [49]
Thái Lan xuất khẩu Nhãn tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng
Kông, Châu Âu và Mỹ. Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng Nhãn tươi
sang Hồng Kông nhiều nhất 8.644 tấn. Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu
chính sản phẩm Nhãn đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn)
[45,49].
1.2.2 Tình hình tiêu thụ nhãn trên thế giới
Mô hình liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ có thể diễn ra trong
nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy
đây là hình thức mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nông
dân và hình thức này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát triển điển
hình là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...
- Ở Nhật Bản
Theo tìm hiểu thực tế ta thấy, Nhật Bản là một nước có mối liên kết khá
chặt chẽ trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản trong đó chặt chẽ nhất là
trong khâu tiêu thụ. Ở đó, họ thường ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản thông



×