Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái tràng an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

PHẠM THÀNH TRUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

PHẠM THÀNH TRUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi,
được sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc..
Hà Nội, ngày.....tháng 10 năm 2014
Người thực hiện

Phạm Thành Trung

Phạm Văn Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi đã nhận

được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan đơn vị, gia
đình và bạn bè về cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó trưởng khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn,
đóng góp những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong
quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp, cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm,
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, công chức: Sở Văn hóa, thể thao và
du lịch Ninh Bình; Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND và nhân dân các xã vùng dự
án, trạm du lịch Tràng An đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm
học tập và nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày.... tháng 10 năm 2014
Tác giả

Phạm Thành Trung


iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ........................................................................................................v
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI ...........................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về DLST và phát triển DLST ........................................................4
1.1.1. Khái niệm về phát triển .....................................................................................4
1.1.2. Một số khái niệm về du lịch sinh thái ...............................................................5
1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái ..........................................................8
1.1.4. Nội dung phát triển DLST.................................................................................8
1.1.5. Đặc điểm của du lịch sinh thái ..........................................................................8
1.1.6. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái .....................................................10
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái ....................................................17
1.1.8. Một số hình thức du lịch sinh thái ...................................................................25
1.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .........................................................................27
1.3. Cơ sở thực tiễn phát triển DLST ........................................................................29
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới .................29
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển Du lịch sinh thái tại một số địa phương của Việt Nam ..34
1.3.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................35
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............37
2.1. Đặc điểm cơ bản của Khu du lịch sinh thái Tràng An .......................................37
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên .......................................................................37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................40



iv

2.1.3. Tiềm năng phát triển DLST của Khu du lịch sinh thái Tràng An ...................41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................46
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ..........................................46
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................46
2.2.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................47
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ...................................48
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................50
3.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Tràng An .......50
3.1.1. Thực trạng về các tác nhân tham gia hoạt động du lịch tại Khu DLST Tràng
An ..............................................................................................................................50
3.1.2. Thực trạng về các tác nhân tham gia hoạt động du lịch tại Khu DLST Tràng
An ..............................................................................................................................54
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch qua các năm tại Khu DLST Tràng An....... 66
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DLST tại Khu du lịch sinh thái Tràng An ...74
3.2.1. Thể chế chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước ...........................................74
3.2.2. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương .......................78
3.2.3. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường ................................................................80
3.2.4. Nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ..............................85
3.2.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá ...........................................................................88
3.2.6. Cơ sở hạ tầng vật chất của khu du lịch ...........................................................89
3.3. Những thành công, tồn tại trong phát triển DLST tại Khu du lịch sinh thái
Tràng An ...................................................................................................................92
3.3.1. Thành công ......................................................................................................92
3.3.2. Những tồn tại ...................................................................................................94
3.4. Giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Tràng
An. .............................................................................................................................97

3.4.1. Định hướng chung ...........................................................................................97
3.4.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

DLST

Du lịch sinh thái

KDL

Khu du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

BQL

Ban quản lý

KT-XH


Kinh tế - xã hội


vi

DANH MỤC BẢNG
Tên Bảng

STT

Trang

3.1

Số lượng cán bộ nhân viên hoạt động trong KDL Tràng An

56

3.2

Lượng khách du lịch đến Tràng An qua các năm (lượt)

66

3.3

Đánh giá của hộ gia đình về hoạt động du lịch

70


3.4

Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động du lịch

71

3.5

Sự hài lòng của DU khách về khu du lịch Tràng An

73

3.6

Đánh giá của khách du lịch về tổ chức hoạt động du lịch

76

3.7

Danh sách các thung trong KDL Tràng An

82

3.8

Đánh giá của hộ gia đình đối với các vấn đề môi trường của
KDL sinh thái Tràng An


83

Sự tham gia của DN trong các hoạt động môi trường

84

3.10 Công tác đào tạo nguồn nhân lực của KDL Tràng An

85

3.11 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ

87

3.9

3.12

Đánh giá của du khách về hệ thống CSHT vật chất tại khu du
lịch

3.13 Sáng kiến để duy trì và phát triển KDL sinh thái Tràng An

91
105


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Tên biểu đồ

STT
3.1
3.2

Doanh thu du lịch của Tràng An giai đoạn 2011-2013
Đóng góp của DN về công tác quản lý của các cơ quan chuyên
ngành

Trang
68
78

Sơ đồ
3.1

Các bên liên quan trong phát triển du lịch sinh thái Tràng An

52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên thế giới Du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết và tương
đối phổ biến với mỗi người. Đây chính là cơ hội lớn cho ngành Du lịch phát
triển trong hiện tại, cũng như trong tương lai, đóng góp ngày càng lớn vào thu
nhập toàn cầu và mỗi quốc gia. Theo Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) nhận

định thì: “Du lịch đóng góp 6% thu nhập của thế giới, là một trong năm
nghành kinh tế lớn nhất của hành tinh”.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì Du lịch sinh thái
(DLST) đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối quan
tâm lớn của nhiều quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch. Ngày nay khi
nền công nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễm nặng nề thì DLST
có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Mô hình DLST giúp con người
có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, tìm
hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục
sức khỏe cho con người.
DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ
trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loại
hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảo vệ
tự nhiên và mang lại lợi ích kinh tế. Chính vì vậy DLST đã trở thành mục tiêu
phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới về du lịch bởi tính ưu việt của nó.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Đông Nam của đồng bằng Bắc bộ, hấp
dẫn du khách bởi quần thể du lịch kỳ thú với những giá trị tự nhiên và văn
hóa nổi bật như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc, Bích Động, Cố đô
Hoa Lư, Nhà Thờ đá Phát Diệm Hai năm trở lại đây khu du lịch Tràng An
được đầu tư xây dựng và đưa và khai thác phục vụ du lịch thì du lịch Ninh
Bình càng phát triển với định hướng khai thác du lịch thành ngành kinh tế chủ
yếu của tỉnh.


2

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể danh thắng
Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt quan trọng. Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích
2.168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia

Viễn và thành phố Ninh Bình. Nơi đây còn được gọi là thành Nam của cố đô
Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm,
qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến,
biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.
Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi
đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.
DLST đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều lĩnh vực, góp phần
vào việc phát triển du lịch của đất nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng du
lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An - Ninh Bình. Đặc biệt là trong
tình hình như hiện nay, Quần thể danh thắng Tràng An hiện nay đã và đang
được chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan lập hồ sơ khoa học đề
nghị UNESCO công nhận và đưa vào Danh mục Di sản thế giới. Ngày 15
tháng 10 năm 2009, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành nghị
quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, trong đó đặt ra yêu cầu tiên quyết về phát triển bền vững đối với ngành
du lịch Ninh Bình
Do đó, việc nghiên cứu DLST là một trong những vấn đề cần được quan
tâm. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn đóng góp, bổ sung nhận thức và sự
vận dụng phát triển của DLST nói chung và KDL sinh thái Tràng An nói
riêng. Từ những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp
phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An” làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những phương hướng và các giải pháp chủ


3

yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Tràng

An.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
sinh thái;
+ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh
thái Tràng An;
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tại
Khu du lịch sinh thái Tràng An;
+ Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại khu
Khu du lịch sinh thái Tràng An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch
sinh thái Tràng An.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá các hoạt động
du lịch sinh thái tại du lịch sinh thái Tràng An.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm
trong quần thể Danh thắng Tràng An trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện
Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình.
- Về thời gian: Số liệu được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2011 2013, các giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về DLST và phát triển DLST
1.1.1. Khái niệm về phát triển
Thuật ngữ phát triển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên

cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc. Tuy
nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau.
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của
người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo
dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội.., bên cạnh đó việc bảo đảm các
quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển.
Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bất cứ
nơi nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn
cao, được hưởng các thành tựu về văn hoá và tinh thần, được hưởng các
quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn và không có
bạo lực.
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Ðó là sự gia tăng về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Phát
triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của
nền kinh tế, xã hội. Ðó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng
ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng.
Như vậy, phát triển là tăng nhiều hơn về số lượng, phong phú về chủng
loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bổ, phát triển còn là sự
phát triển bền vững về các tiêu chuẩn sống.


5

1.1.2. Một số khái niệm về du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện,
thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội
thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan

trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh
tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch
sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du
lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị
xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng và thưởng
ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị
văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".
Đến năm 1993, khái niệm DLST mới có được một định nghĩa của
Lindberg và Hawkins phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của
DLST. Theo đó, “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là
công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương”17.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên
được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích
với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi
trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội
để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương” [17].
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa khá
đầy đủ hơn:“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại


6

các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan

gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”
(Ceballos - Lascurain, 1996).
Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại
trong hầu hết các định nghĩa, đó là:
- Dựa vào thiên nhiên;
- Có tính bền vững;
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức.
Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái nên có:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng;
- Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách.
Năm 1999, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST
ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”.
Năm 2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [6].
Theo quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia,
Khu bảo tồn thiên nhiên ban hành kèm Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN,
ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương
nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai” [2].


7

Như vậy, quan niệm về du lịch sinh thái được thể hiện ở nhiều dạng

khác nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu của các tổ chức
và tùy vào điều kiện đặc thù của các Quốc gia, các khu vực địa lý, hành
chính khác nhau. Nơi có ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn thì
tiêu chí thiên nhiên hoang dã được đề cập đến nhiều hơn. Nơi ý thức bảo tồn
thiên nhiên và yếu tố giáo dục môi trường, sinh thái được chú trọng thì tiêu
chí về quản lý bền vững được chú trọng nhiều hơn.
Nhận định chung: Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở
và cho dù có những khác biệt nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức
quốc tế đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải
có, đó là:
- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được
quản lý bền vững;
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính;
- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái,
nguồn thu được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo
tồn, bảo vệ môi trường…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng
đồng trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng dẫn viên
địa phương, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ khác…).
Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch
đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các
nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái của nước ta, từ đó có
thể đưa ra những chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển Du lịch sinh
thái ở Việt Nam.
Trên thực tế ở Việt Nam, quan điểm về Du lịch sinh thái cũng có những
yếu tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và


8


các bên liên quan. Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng như thực chất là phải có
đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp
bằng các lợi ích tài chính cụ thể như việc làm và tiền lương nhân công, trích
nguồn thu tái đầu tư cho phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp
cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại chỗ… và như vậy thì hoạt động
du lịch sinh thái hiện nay chưa được triển khai theo đúng nghĩa của nó.
1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái
Từ 2 khái niệm trên, có thể hiểu phát triển DLST là quá trình gia tăng
các hoạt động khai thác du lịch nhằm xác định và tăng cường các nguồn hấp
dẫn khách tới với du lịch sinh thái, tuy nhiên quá trình này không làm ảnh
hưởng đến môi trường cũng như cảnh quan thiên nhiên của Khu du lịch. Quá
trình quản lý phát triển DLST luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt
để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.
1.1.4. Nội dung phát triển DLST
Phát triển DLST là phát triển bền vững, do đó cần đảm bảo được các
vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường. Do đó, trong quá trình phát triển DLST
cần quan tâm tới các nội dung sau:
- Vấn đề quy hoạch và quản lý Nhà nước;
- Phát triển nguồn nhân lực;
- Phát triển cơ sở hạ tầng;
- Phát triển các loại hình dịch vụ;
- Công tác quảng bá, phát triển thương hiệu.
1.1.5. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh
thái đều mang tính thân thiện môi trường cao. Ngay từ khâu quy hoạch xây
dựng cho đến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can
thiệp thô bạo đến môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động xấu



9

đến môi trường. Điều này liên quan đến công nghệ và vật liệu sử dụng trong
xây dựng và quản lý hoạt động của du lịch sinh thái.
- Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động du
lịch sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái, về đa
dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, khách du lịch sinh
thái có thể nâng cao nhận thức về môi trường và có trách nhiệm hơn với việc
bảo vệ môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống.
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình độ
quản lý chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn cao và kiến thức về sinh thái môi trường bao
quát. Tính chuyên nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của
nhà quản lý. Yêu cầu đối với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi ở
nghiệp vụ quản trị du lịch, năng lực quản lý tốt mà còn phải am hiểu về hệ
sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ bảo tồn.
- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái
có tính định hướng thị trường rất cao. Thường thì du lịch sinh thái có một
phân khúc thị trường riêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu và có trình
độ nhất định. Do vậy, để phát triển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên cứu thị
trường và quảng bá xúc tiến có vai trò đặc biệt quan trọng. PGS.TS. Phạm
Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) đã đúc kết một số đặc
điểm của khách du lịch sinh thái như sau:
+ Đó là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có
sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên;
+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên;
+ Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với
khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên;
+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp
đầy đủ tiện nghi.



10

- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu
bảo tồn, giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các
đoàn khách du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành
nhóm khoảng 15 người và tần suất hoạt động tại các điểm du lịch cũng
không dày. Do đó, mức độ ảnh hưởng tới môi trường cũng như cảnh quan tự
nhiên cũng được đảm bảo.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Đây là một
đặc điểm mà nhiều loại hình du lịch không nhất thiết phải có. Bởi vì du lịch
sinh thái hướng đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm với những tác
động, nhất là tác động của con người. Do vậy, yêu cầu trước tiên là phải có
sự tham gia của cộng đồng. Chính những người dân ở các khu vực trên sẽ là
người bảo vệ đắc lực nhất cho hệ sinh thái của mình. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp khai thác du lịch cùng với khách du lịch cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo môi trường tự nhiên.
Với những đặc tính trên, du lịch sinh thái được phát triển sẽ mang lại
những lợi ích vô cùng thiết thực đối với ngành du lịch nói riêng và phát triển
xã hội bền vững nói chung.
1.1.6. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
- Sử dụng tài nguyên du lịch một cách bền vững
Đây là nguyên tắc hàng đầu đảm bảo khả năng tự phục hồi của tài
nguyên du lịch được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự
tác động của con người thông qua hoạt động đầu tư, tôn tạo, bảo tồn đáp ứng
nhu cầu phát triển du lịch của nhiều thế hệ. Việc sử dụng một cách hợp lý và
bền vững các nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, thống
kê, đánh giá những tác động của hoạt động du lịch đối với nguồn tài nguyên.
Từ đó có các giải pháp nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực, ngăn chặn

sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái và khả năng bảo
tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Ngày nay, việc sử dụng bền


11

vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là vấn đề
sống còn đối với việc quản lý mang tính toàn cầu và mỗi quốc gia.
- Hạn chế sự tiêu thụ quá mức và giảm thiểu chất thải của hoạt động du
lịch ra môi trường.
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên cho hoạt động du lịch và
không kiểm soát được lượng chất thải của chính các hoạt động đó sẽ góp
phần dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là không thể phát
triển kinh doanh du lịch một cách lâu dài. Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và
giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại
cho môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch. Đây là nguyên tắc quan
trọng đòi hỏi cần phải được quan tâm ngay từ khi triển khai các dự án du lịch
và phải được theo dõi giám sát liên tục.
- Phát triển du lịch phải đảm bảo duy trì được tính đa dạng
Tính đa dạng về tự nhiên, xã hội và văn hoá là nhân tố đặc biệt và quyết
định sự hấp dẫn và khác biệt của các sản phẩm du lịch ở mỗi điểm đến, làm
tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của du khách, tăng khả năng cạnh tranh, thu
hút khách, tạo dựng thương hiệu và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sự
đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội mang lại khả năng phục
hồi và tránh việc quá phụ thuộc vào một hoặc một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Đa dạng văn hoá một trong những tài nguyên hàng đầu của ngành du lịch cần
phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hoá bản địa sẽ mất đi khi nó bị
xuống cấp bởi cư dân biến nó thành món hàng để bán cho du khách.
Hiện nay, ở một số quốc gia do phát triển du lịch quá nóng đã làm cho
hệ sinh thái bị phá huỷ trên diện rộng, không duy trì được tính đa dạng của

môi trường tự nhiên. Nhiều vùng đất ngập nước, các rạn san hô và các khu
rừng nguyên sinh đã bị mất đi. Các giá trị văn hoá truyền thống bị xói mòn
do thương mại hoá quá mức.


12

- Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng địa phương
Phát triển du lịch cần quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa
phương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi coi du lịch là một trong các công
cụ cho nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia. Xác định rằng cộng đồng địa phương là chủ nhân của
điểm đến du lịch có quyền tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch địa
phương. Chừng nào, lợi ích của cộng đồng được chia sẻ thỏa đáng, khi đó
chính cộng đồng với lối sống và văn hóa bản địa và động lực tích cực họ trở
thành lực lượng chủ động tạo lên giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch đồng
thời bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường đóng góp
cho hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy nếu phát triển du lịch mà không quan
tâm đến phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh thổ, không chia sẻ lợi ích thỏa
đáng với cộng đồng địa phương mà chỉ chú ý đến việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, khai thác những cộng đồng bản địa và văn hoá của họ để thoả
mãn nhu cầu của du khách thì sẽ làm cho kinh tế và cộng đồng dân cư địa
phương gặp nhiều khó khăn thậm chí tạo lên sự phản kháng từ chính cộng
đồng địa phương. Nó làm gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên mang
tính tiêu cực như: Săn bắn động vật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá núi lấy
đá, phá rừng làm rẫy…Kết quả là làm tăng nguy cơ suy giảm và tuyệt chủng
các loài động, thực vật ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của ngành
du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
- Khuyến khích và nâng cao năng lực cộng đồng địa phương tham gia
các hoạt động phát triển du lịch

Việc tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du
lịch vừa giúp họ có nguồn thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vừa làm
cho họ có nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn trong việc duy trì nguồn tài
nguyên du lịch trên chính quê hương mình. Thông qua sự tham gia của cộng


13

đồng địa phương mà thúc đẩy gìn giữ, phát triển những ngành nghề, làng
nghề và lễ hội truyền thống của địa phương như dệt thổ cẩm, thêu ren, làm
hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… để
khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi, mua sắm các sản phẩm nơi họ
đến tham quan. Các lễ hội, món ăn truyền thống, phong tục tập quán cần
được gìn giữ và phát huy vì đó là những nét đặc trưng riêng của vùng du lịch,
là điểm nhấn để thu hút khách tham quan. Vì thế không được áp đặt các
chuẩn mực đồng nhất cho các khu, điểm du lịch. Ngăn ngừa sự thay thế các
ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, năng lực
tham gia của cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là cộng đồng vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa. Vì vậy, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng là quá
trình nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và cải thiện điều kiện sống và
làm việc cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều kiện sinh kế cho các
vùng còn khó khăn.
- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch với các ngành, lĩnh vực
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch với đặc điểm là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và
liên vùng. Nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch đồng thời cũng
phục vụ cho sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp,
vật liệu xây dựng…Nguồn tài nguyên đó chỉ trở lên hấp dẫn, có giá trị và có
thể khai thác phục vụ du lịch khi có sự phát triển đồng bộ ở trình độ nhất
định của các ngành liên quan đó. Do đó, mọi phương án khai thác tài nguyên

để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên
quan trên địa bàn tỉnh, vùng và cả quốc gia. Thực hiện cơ chế phối hợp liên
ngành, liên vùng để giải quyết có hiệu quả các hoạt động đầu tư kinh doanh
du lịch trên địa bàn, bảo đảm các ngành Du lịch, Văn hoá, Đầu tư, Môi
trường, Xây dựng…cùng thống nhất phối hợp trong hoạt động, hạn chế sự


14

chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ quản lý. Mặt khác, cần có sự
liên kết chặt chẽ với các vùng, các địa phương lân cận trong việc phối hợp
xây dựng phát triển, kinh doanh sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
và tuyến du lịch. Ngoài ra đối với mỗi phương án phát triển du lịch cần tiến
hành đánh giá tác động môi trường toàn diện có sự tham gia của cư dân địa
phương và các cấp chính quyền có liên quan nhằm hạn chế tác động tiêu cực
đến tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển du lịch cần
phải tính đến việc điều hoà về lợi ích giữa cộng đồng địa phương, nhà nước,
du khách, các doanh nghiệp…Tóm lại, khi sự phát triển du lịch là một bộ
phận hợp nhất của kế hoạch tổng thể cấp quốc gia, vùng, địa phương, xem
việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích
tối đa và dài hạn cho quốc gia, địa phương và nền kinh tế trong đó có ngành
du lịch.
- Phát triển du lịch cần có sự tham vấn rộng rãi, sự đồng thuận của
cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan
Trong thực tế cho thấy luôn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột về quyền
lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch giữa doanh nghiệp
với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Trong
một số trường hợp thường phát sinh mâu thuẫn giữa nhà nước, nhà đầu tư và
cư dân địa phương. Chính vì thế, việc thường xuyên trao đổi, tham vấn ý
kiến cộng đồng và các bên có liên quan để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh

trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Điều này đảm bảo sự gắn kết
giữa ngành du lịch với cư dân địa phương, giữa các ngành với nhau trong
việc khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, giúp cho
sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch
Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định rằng sự
thành công và phát triển của bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh hay một tổ chức


15

kinh tế xã hội nào đều phụ thuộc trước hết vào yếu tố con người. Con người
ở đây được đánh giá theo các tiêu chuẩn: sự hiểu biết về kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất nghề nghiệp, thái độ với công việc và sức khoẻ mà người lao động
có được. Sự hiểu biết và kỹ năng của lao động có được là nhờ quá trình đào
tạo và bồi dưỡng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có sức khoẻ, có phẩm chất
nghề nghiệp với thái độ lao động tích cực, được đào tạo bài bản khi tham gia
vào các hoạt động du lịch sẽ tạo sự hứng thú cho du khách, mang đến cho du
khách những dịch vụ với giá trị thụ hưởng cao nhất, đồng thời có thể làm cho
du khách có nhận thức đúng và có ý thức trách nhiệm về môi trường và các
giá trị văn hoá truyền thống. Ở đây nhân lực du lịch được đào tạo, phát triển
bài bản quyết định đến yếu tố bền vững của hoạt động du lịch.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có trách nhiệm
Do tính chất vô hình của sản phẩm du lịch mà xúc tiến, quảng bá luôn là
hoạt động quan trọng trong phát triển du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch nhằm tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước con người của
điểm đến, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hoá, cách mạng,
các công trình lao động sáng tạo, bản sắc văn hoá của dân tộc. Cụ thể hơn,
xúc tiến du lịch làm cho thị trường biết đến sản phẩm du lịch, những giá trị,
những trải nghiệm và những thương hiệu du lịch cần thưởng thức, những

điểm du lịch hấp dẫn và nên đến. Tiếp đến, xúc tiến quảng bá du lịch nhằm
nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành
mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của quê hương, dân tộc.
Hoạt động này đảm bảo góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
cần có tính chuyên nghiệp nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển du
lịch đồng thời cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực cho
khách du lịch sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách, làm tăng sự thoả mãn


16

của du khách đối với các sản phẩm du lịch, tránh được những thất vọng của
du khách do thông tin thổi phồng quá mức.
Trong điều kiện kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng việc
quảng bá xây dựng hình ảnh Việt Nam một điểm đến an toàn, thân thiện với
nhiều sản phẩm du lịch đa dạng mang tính đặc trưng độc đáo của mỗi vùng
miền sẽ có tác động tích cực đến tính bền vững trong phát triển du lịch.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai những giải
pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển
Phát triển du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện môi trường tự
nhiên, môi trường văn hoá - xã hội giống như cây xanh sống nhờ đất, nước
và ánh nắng. Quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, trong đó những yếu tố
chủ quan và khách quan nảy sinh và có tác động nhiều chiều, cả tích cực và
tiêu cực đến phát triển du lịch. Do đó cần có những nghiên cứu đánh giá cụ
thể, thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích và đánh giá những tác động
có thể xảy ra đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách và
công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường. Qua nghiên cứu, đánh giá đưa ra
những giải pháp phát triển phù hợp với từng thời kỳ hoặc điều chỉnh phù hợp

qua quá trình phát triển. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ, đặc biệt những công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ
thân thiện môi trường sẽ trực tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch mới, thân thiện
môi trường, tiết kiệm sử dụng tài nguyên và hạn chế xả thải ra môi trường qua
đó thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Có thể nói, nghiên cứu và triển khai
(R&D) luôn vũ khí sắc bén quyết định đến yếu tố hiệu quả và bền vững trong
cạnh tranh và phát triển, trong đó có phát triển du lịch bền vững.
Phát triển du lịch bền vững đảm bảo cho sự phát triển thành công ổn định
và lâu dài của ngành du lịch. Vì thế các nguyên tắc trên cần được các bên có
liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ ở mức độ chủ động và tự giác cao.


×