Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo đề tài SÁNG KIẾN đề NGHỊ XÉT TẶNG danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.91 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT THẠNH TRỊ
TRƯỜNG THCS LÂM KIẾT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH
GIAI ĐOẠN 2014-2017
I. Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao:
1. Sơ lược lý lịch:
- Tôi tên: Trịnh Thị Tố Uyên
- Sinh năm: 20/04/1990
- Quê quán: xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
- Chức vụ: Tổ phó tổ Tự nhiên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Kiết.
2. Chức năng, nhiệm vụ :
- Giáo viên giảng dạy Tin học khối 7,8,9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học.
- Tổ phó tổ chuyên môn.
- Quản lý phòng máy vi tính.
II. Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật:
1.Tên đề tài:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học.
2. Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện trong các năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017.
3. Quá trình hoạt động để áp dụng đề tài:
Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu,
là động lực phát triển kinh tế, là nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.


Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo
dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
nhằm hoàn thành mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Trong đó công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng góp
phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương.
Tuy nhiên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) còn gặp một số khó khăn như:
giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít kinh nghiệm, giáo viên vừa tham gia
giảng dạy chính khóa, vừa phải tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên còn bị
động về thời gian; học sinh và phụ huynh không nhận thức được tầm quan trọng của thi
học sinh giỏi, máy vi tính phục vụ giảng dạy không đáp ứng đủ nhu cầu học tập cho học
sinh, học sinh không có máy vi tính để tự luyện các bài tập trong chương trình bồi
dưỡng, việc chọn đội tuyển dự thi các môn do nhà trường quyết định trên cơ sở các môn
thế mạnh của trường…


Với một số lý do như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học” để áp dụng cho khối 8 (Khối
học mà tôi chọn để bồi dưỡng). Tôi hy vọng ý tưởng của tôi sẽ giúp các em hiểu và vận
dụng kiến thức tốt hơn và hơn nữa là được quý thầy cô giảng dạy chung môn với tôi tiếp
nhận áp dụng và cùng nhau phát hiện những điều hay để bổ sung cho sáng kiến ngày
càng hoàn thiện hơn.
Qua thời gian tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy để nâng
cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh
và học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vô cùng quan trọng, phụ huynh nhận
thức tốt sẽ tạo động lực và điều kiện để học sinh học tốt; học sinh hiểu được vai trò và ý

nghĩa của tham gia thi chọn học sinh giỏi sẽ tích cực và chủ động hơn trong ôn luyện.
Do đó giáo viên cần tham mưu lãnh đạo trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, các đoàn
thể, bộ phận trong nhà trường tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh
và học sinh về vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đối với nhà trường nói
riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung thông qua các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học
sinh của lớp, trường, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Giải pháp 2. Chọn đội tuyển
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh
vào đội tuyển, công việc này được thực hiện vào ngay sau khi học sinh kết thúc năm
học thông qua tổ chức thi chọn đội tuyển cấp trường kết hợp với trao đổi với giáo viên
giảng dạy bộ môn tin học để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam
mê vào đội tuyển.
Tuy nhiên khi chọn học sinh vào đội tuyển ôn luyện phải đảm bảo yếu tố: tâm lí
thoải mái giữa thầy và trò và học sinh phải yêu thích môn học mà mình tham gia ôn
luyện; nếu không đảm bảo cả hai yếu tố trên thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ không
đạt hiệu quả cao, mà thậm chí còn phản tác dụng.
Đội tuyển học sinh giỏi được chia thành 2 nhóm để bồi dưỡng
Khối 6, 7: là khối tạo nguồn cho những năm tiếp theo được bồi dưỡng các
kiến thức cơ bản về Excel và Pascal.
Khối 8, 9: là khối trực tiếp tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp nên sẽ được
tập trung bồi dưỡng chuyên sâu các kiến thức về Excel và Pascal.
Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Giáo viên nhất thiết phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi trình lãnh
đạo trường phê duyệt trước khi tiến hành bồi dưỡng, nhằm tạo sự đồng tình ủng hộ của
lãnh đạo trường về tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ hoạt động bồi dưỡng, tránh tình trạng thích đâu dạy đó; Kế hoạch bồi dưỡng
phải đảm bảo các nội dung: mục đích, yêu cầu; nội dung (chi tiết); thời gian, địa điểm



(học tập trung tại trường hay dạy tại nhà giáo viên…); phương tiện phục vụ giảng dạy;
lịch trình thực hiện kế hoạch.
Nội dung bồi dưỡng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp về từng
mảng kiến thức, nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao từ dễ đến khó
để các em học sinh bắt nhịp dần; Chương trình bồi dưỡng tập trung vào các kiến thức
sau:
Excel: Nhập bảng tính và định dạng theo mẫu; sử dụng các hàm toán học: hàm
int, mod, round, sum, sumif; hàm thống kê: Max, Min, Average, Count, Counta,
Countif, Rank; hàm xử lý chuỗi: Left, Right, Mid, Value; Hàm logic: If, And, Or; hàm
thời gian: Now, Today, Day, Month, Year, Date; hàm tìm kiếm: Vlookup, Hlookup,
Index; hàm thao tác với cơ sở dữ liệu: Dsum, Dmax, Dmin, Dcount, Sumproduct…; sắp
xếp, lọc dữ liệu và vẽ biểu đồ…
Pascal: Dạng bài tập cơ bản sử dụng các cấu trúc if…then, if…then…else for…
do, while …do…; Dạng bài tập về xâu kí tự, Dạng bài tập mảng, đọc ghi file (vòng
Tỉnh)
Thời gian bồi dưỡng: 6 tiết/tuần (2 buổi)
Hình thức: học tập trung trái buổi với học chính khóa. Lưu ý công tác bồi dưỡng
phải liên tục, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối vừa ảnh hưởng
đến chất lượng học tập các môn học khác.
Giải pháp 4. Tiến hành bồi dưỡng
Trong bồi dưỡng học sinh giỏi, cần chú trọng việc dạy bồi dưỡng theo từng
chuyên đề, nắm vững phương châm dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao (các bài có tính
quy luật được dạy trước, các bài có tính đơn lẻ, đặc biệt dạy sau) các bài cơ bản là
những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, sau đó mới dạy
nâng cao dần đến những bài tổng hợp nhiều kiến thức; Khi học sinh đã nắm vững từng
loại bài sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được các đề bài. Đối với học sinh giỏi bước
này có thể thực hiện nhanh, nhưng nhất thiết phải thực hiện vì bỏ qua bước này nền tảng
kiến thức của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc.
Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải biết vận dụng
linh hoạt kiến thức đã học, do đó khi bồi dưỡng cần chú ý một số vấn đề sau:

Đối với dạng bài Pascal giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề và phân tích thuật
toán trước khi tiến hành lập trình, có như thế khi lập trình xuất hiện lỗi nào thì học sinh
kiểm soát được lỗi mà khắc phục; Đối với dạng bài Excel cần cho học xác định đúng
hàm cũng như cú pháp thực hiện và biết nhận dạng lỗi, cách sửa lỗi…). Khi dạy cần
phải thực hiện một số bài ví dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh, mỗi dạng bài nên cho ít
nhất 2 ví dụ.
Đối với các bài tập không có quy tắc chung, liên quan đến nhiều kiến thức, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh cách chia bài tập thành từng phần nhỏ để giải.
Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong huyện, tỉnh và ngoài tỉnh giúp học
sinh tiếp xúc làm quen với các dạng đề.


Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ
của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ
trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
Giải pháp 5. Động viên, tuyên dương, khen thưởng
Giáo viên phải thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẻ khó khăn cùng học sinh
trong giảng dạy bồi dưỡng và trong cuộc sống.
Tích cực tham mưu lãnh đạo trường kịp thời tuyên dương khen thưởng học sinh
khi đạt thành tích trong các cuộc thi cấp huyện, tỉnh cũng như đề xuất ưu tiên xét tặng
học bổng các cấp (nếu học sinh đủ điều kiện về tiêu chí xét chọn).
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, đề tài:
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã áp dụng sáng kiến nêu trên, qua
khảo sát trước và sau khi áp dụng sáng kiến và thực tế của học sinh, tôi đã thấy chất
lượng bộ môn đạt kết quả cao hơn rõ rệt. Cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện sáng kiến
Năm
Số lượng HS
Huyện
Tỉnh

dự thi
2013-2014
1
Hỏng
0%
Hỏng
0%
Sau khi thực hiện sáng kiến
Năm
Số lượng HS
Huyện
Tỉnh
dự thi
2014-2015
2
1 Giải ba, 1 Giải 5
50%
Hỏng
0%
2015-2016
1
Giải nhất
100%
Giải ba
100%
5. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sau một thời gian thực hiện việc bồi dưỡng học sinh giỏi theo quan điểm thực
hành với những giải pháp như nêu ở trên, tôi khẳng định rằng: nếu giáo viên thực hiện,
áp dụng sáng kiến này thì chất lượng, hiệu quả tiết học, môn học sẽ có những chuyển
biến rõ rệt.

Đây là nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi về mặt kiến thức cũng như quá
trình ôn luyện, để nâng cao chất lượng cũng như thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi
thế tôi thấy sáng kiến này hết sức thiết thực giúp học sinh tự học, tự thực hành, tự
nghiên cứu khi đứng trước một tình huống có vấn đề trong quá trình bồi dưỡng.
Đến với sáng kiến này sẽ giúp chúng ta có được phương pháp mới trong dạy và
học. Từ đó góp phần làm phong phú thêm phương pháp truyền thụ kiến thức cho học
sinh, giúp cho quá trình bồi dưỡng diễn ra một cách tự nhiên, thầy trò làm việc đồng bộ,
tranh thủ được thời gian, tiết dạy cũng như chất lượng đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi. Tuy mới áp dụng nhưng cũng đạt được
một số kết quả khá khả quan. Nhưng nếu để cho sáng kiến này thật sự được áp dụng
rộng rãi và được nhiều thầy cô tiếp nhận thì rất cần được sự góp ý chân thành của quý
thầy cô cũng như các đồng nghiệp.


THỦ TRƯỞNG

Lâm Kiết, ngày 8 tháng 6 năm 2017
Người viết đề tài
Trịnh Thị Tố Uyên

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN



×