Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

giáo dục trí tuệ nhóm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.28 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài : GIÁO DỤC TRÍ TUỆ
Giảng viên : BÙI VĂN VÂN
Khoa : Tâm lý - giáo dục
Nhóm 3, lớp 13ctxh


A.Lời mở đầu
Giáo dục trí tuệ luôn được xem là mục tiêu quan trọng và được đặt lên hàng
đầu trong sự phát triển của mỗi quốc gia.Muốn phát triển đất nước trước hết
cần phải phát triển con người. con người là cái gốc của xã hội. Vì vậy giáo
dục con người hay giáo dục trí tuệ vẫn luôn được đầu tư và phát triển. Việc
giáo dục trí tuệ luôn cần thiết. Trí tuệ là nhân tố hàng đầu để phát triển con
người và xã hội trong thời đại hiện nay. Đây là điều tất yếu, cần phải được
quan tâm và phát huy một cách triệt để. Cho nên, đối với xã hội nói chung và
nhà nước nói riêng, trí tuệ là một phần không thể thiếu.

B.Kiến thức
1.Khái niệm:
-Trí tuệ thực sự không thể được định nghĩa rõ ràng, nó là sự tổng hợp của rất
nhiều khái niệm khác nhau như: trí thông minh, kiến thức, sự hiểu biết về con
người, sự khiêm tốn, kinh nghiệm luận lý, văn hóa, hòa nhập, sự cởi mở, kỹ
năng giải quyết vấn đề và phán xét.
-Tuy nhiên vẫn có thể tóm gọn lại khái niệm trí tuệ đó là khả năng nhận thức
lý tính để đạt đến mức độ nhất định.
-Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người.


-Giáo dục trí tuệ là một phần của giáo dục toàn diện, đây là hoạt động có mục
đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ,
tư duy sáng tạo, qua đó hình thành thế giới quan khoa học. Là sự giáo dục về
trí thức, nhắm mở mang tri thức và phát triển tư tưởng của con người.

2.Nội dung:
-Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của
xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết, giáo dục – đào tạo càng có
ý nghĩa quyết định không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả đối
với công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
-Có thể nói, tri thức là hành trang để con người bước vào cuộc sống. Không ai
muốn mình lạc hậu, lỗi thời, cũng không ai muốn mình thua kém bè bạn. Tuy
nhiên, không phải cứ muốn là được. Tri thức là của chung nhân loại, nhưng để


chiếm lĩnh và lĩnh hội được nó lại tùy thuộc vào khả năng và phương pháp
của mỗi người
-Trí: Là trí thức, khôn ngoan, hiểu biết, sáng suốt.
-Dục: Là nuôi dạy, giáo dục.
-Giáo dục trí tuệ chủ yếu được thực hiện qua con đường dạy học.
Hoạt động” giáo dục trí tuệ” là một bộ phận của đời sống xã hội. Từ khi xã
hội loài người xuất hiện, các thế hệ loài người đã gắn bó, kết hợp với nhau
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo : trong kinh tế, văn hoá, chính trị
và giáo dục…Hoạt động giáo dục trí tuệ luôn luôn phát triển và không ngừng
đổi mới, nâng cao dần cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người.

3.Mục tiêu của giáo dục trí tuệ:
-Giáo dục có mục đích rất cụ thể, khoa học và thiết thực. Mục đích của giáo
dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân, vì sự tiến bộ của xã hội. Các cơ
cấu xã hội như các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các cơ quan nhà

nước ở các cấp; các đoàn thể quần chúng đều có chức năng giáo dục các
thành viên của mình theo phương hướng con người phát triển toàn diện, bởi ở
đâu có con người thì ở đó đều cần có sự quản lý, tổ chức, giáo dục con người
-Giáo dục trí tuệ là nhằm phát triển năng lực hoạt động trí óc, nâng cao trình
độ văn hóa, khoa học kỹ thuật.
-Làm cơ sở và là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, hoàn thiện thể
lực, khả năng lao động, óc thẫm mĩ và thế giới quan khoa học.

4.Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ:
-Giúp nắm vững kiến thức đã được học ở nhà trường và ngoài xã hội.
-Rèn luyện các lỹ năng, kỹ xão và thái độ để vận dụng vào thực tiễn đời sống.
-Phát triển năng lực trí tuệ, phẩm chất và tư duy
-Hình thành thế giới quan khoa học duy vật:
+) Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của con người về tự nhiên, xã
hội và tư duy cũng như quan niệm về bản thân.
+) Hình thành thế giới quan cho con người thông qua các môn học


-Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ:
+) Phát triển sức mạnh trí tuệ qua tư duy, trừu tượng bằng việc thực hiện các
thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa.)
+) Phát triển nhu cầu, thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, rèn luyện
thói quen và lao động trí óc.

5.Con đường, biện pháp để thực hiện giáo dục trí tuệ
*Như đã nói, mục đích của giáo dục trí tuệ giáo là cái đích chung của toàn bộ
sự nghiệp giáo dục. Hướng tới phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân,
giúp họ hoà nhập vào cuộc sống xã hội, đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ
của mình thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vậy nên giáo dục trí tuệ nên cần
và phải giáo dục từ nhỏ. Đây chính là con đường bắt đầu hiệu quả và duy nhất

-Cần phải chú ý rèn luyện:
+)Tư duy lý luận, tư duy thực tiễn, óc lý luận
+)Tổ chức hoạt động lao động có khoa học, biết kết hợp giữa lao động trí óc
và chân tay để điều chình cho phù hợp và cân đối.
+)Năng lực vận dụng trí thức và thực tiễn.
+)Phát triển văn hóa lao động trí óc: Văn hóa lao động trí óc được hiểu là kĩ
năng tổ chức, chế độ làm việc trí tuệ một cách hợp lý, chính xác, thận trọng,
nề nếp và ngăn nắp.
+)Rèn luyện năng lực nhận thức độc lập ở người học:
• Tập trung cao độ, kiên trì vượt khó khăn.
• Bồi dưỡng động cơ học tập, tạo nội lực thúc đẩy tự tìm kiếm để nắm
vững tri thức và kinh nghiệm.
• Rèn kỹ năng ghi nhớ và dy chuyển tri thức.
• Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá.
- Dạy học là phương tiện quan trọng cho giáo dục trí tuệ. Trong qua trình dạy
học diễn ra:
1. Người học lĩnh hội được những kiến thức kỹ năng và thái độ chứa đựng
trong môn học, bài học.


2. Trong qua trình này, người dạy học cũng đồng thời dạy cho người học
biết cách tiếp thu những nội dung kể trên hay nói cách khác là phát triển khả
năng nhận thức ở người học.
- Đối với giáo dục căn bản và toàn diện đó là phát huy năng lực của người
học, từ đó hoàn thiện năng lực, phẩm chất cá nhân.
- Đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ giáo viên có trình độ
cao.(cử đi đào tạo thêm trình độ cao hơn như thạc sĩ tiến sĩ, học thêm các lớp
giảng dạy khả năng truyền đạt và truyền thụ kiến thức cho học sinh
- Bên cạnh đó gia đình phải luôn quan tâm, chăm sóc giúp đỡ con cái. Là nền
tảng, là động lực phía sau thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

- Ngoài ra bản thân phải tự có ý thức tự giác trong việc học tập và rèn luyện.
*Giai đoạn hình thành và phát triển:
Việc xác định đúng con đường giáo dục thực chất là việc vận dụng linh hoạt
sáng tạo nguyên lí giáo dục : “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” trong giai đoạn mới, từ đó làm
cho nguyên tắc, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục trở nên mềm dẻo, thích ứng với trình độ phát triển chung của xã hội trên
tất cả các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật và
công nghệ, dân trí, nguồn lực… tạo nên : một xã hội học tập, mọi người đi
học, học thường xuyên, học suốt đời.
- Việc giáo dục trí tuệ được hình thành khi trẻ bắt đầu có khả năng nhận thức:
*Cho trẻ nghe nhạc, viết những chữ cái cơ bản để vừa học vừa chơi
*Cho trẻ đọc truyện tranh để tăng khả năng nhìn và quan sát


*Kể chuyện cho bé nghe để tăng khả năng gi nhớ của bé
*Giúp bé nhận biết được các màu sắc thông thường bằng các trò chơi liên
quan đến những đồ vật xung quanh
*Nhận biết hình dáng, dáng vẻ bề ngoài, ngoại hình của các vật dụng
thông thường

- Với giai đoạn phát triển:
*Cho trẻ tiếp cận với những kiến thức căn bản tăng dần từ dễ đến khó.
*Tăng khả năng hoạt động bằng trí óc thông qua các bài toán, các câu đố
vui, câu đố logic đơn giản trong việc học.


*Tổ chức các hoạt đông vui chơi bổ ích, các sự kiện đi kèm, các trò chơi
mang tính trí tuệ nhằm phải suy nghĩ và động não.
* giáo dục cần nên cân bằng giũa thực hành và kiến thức. giữa lý thuyết và

kinh nghiệm sống, tăng thêm học vấn và sự hiểu biết sâu rộng về cuộc sống
cho học sinh- sinh viên để mỗi người ai cũng có thể vững bước trên con
đường tương lai của mình.
*Tạo mọi điều kiện cho học sinh- sinh viên có thể nâng cao được sự sáng tạo
và phát huy hết khả năng của mình.
*Tăng cường và mở rộng thêm trường học, trường dạy nghề có chất lượng..
đảm bảo nhu cầu học vấn cho học sinh- sinhviên.
*Nhà nước cần có những chính sách đầu tư và phát triển về giáo dục, đặc biệt
là giáo dục về mặt trí tuệ.
*Về phía gia đình nên quan tâm, chăm sóc yêu thương, tạo một môi trường
đầy đủ về mặt tình cảm và vật chất.
*Xã hội cũng nên cần tạo điều kiện, phát huy và bồi dưỡng hết khả năng vốn
có của mỗi người, biết khai thác và tận dụng mọi nguồn lực và khả năng tiềm
ẩn của mỗi cá nhân.

6.Đánh giá:
a)Xã hội:
-Tích cực:


+ nhu cầu học tập của nhân dân đã và đang được đáp ứng tốt hơn, giáo dục
trí tuệ phát triển toàn diện hơn.
+ vấn đề giáo dục trí tuệ ngày càng được xã hội quan tâm và đánh giá cao.
+ nhà nước ta đã và đang có những chính sách, những hoạt động nhằm thúc
đẩy sự phát triển giáo dục trí tuệ con người từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng
thành. Điều đó đã và đang đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực
hiện các mục tiêu chiến lược đề ra:Nâng cao dân trí, kết quả xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố,phát huy. Chủ trương phổ cập
giáo dục được triển khai tích cực trên các tỉnh thành.
+ chính sach giáo dục trí tuệ được thực hiện tốt và có hiệu quả:đồng bào dân

tộc, vùng sâu vùng xa, trí tuệ giáo dục tiến bộ một cách rõ rệt, mang con chữ
đến với các trẻ em vùng sâu vùng xa, hệ thống trường lớp được đảm bảo cho
các em trong việc học tập.

+ chất lượng trong giáo dục trí tuệ có những chuyển biến bước đầu: nội
dung giảng dạy, chất lượng, nhận thức ngày càng sâu rộng mọi mặt trong đời
sống xã hội,
+ điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn:
-Tiêu cực:
+ bên cạnh đó vẫn có nhiều đối tượng trẻ em vẫn chưa có cơ hội được đến
trường, được đi học như các bạn bè cùng trang lứa.


+ các vùng nông thôn vẫn còn nghèo khổ, không đủ khả năng cho con em
đến trường và được đi học một cách đầy đủ.

+ sinh viên ra trường vẫn chưa có đủ khả năng và cơ hội tiếp cận những
công việc đúng ngành đúng nghề phù hợp với khả năng và năng lực của mình.
b)Gia đình:
- Tích cực:
+ Đã quan tâm, đầu tư cho con cái về mặt vật chất và tinh thần

+ đã tạo được khả năng quan sát, phát triển các giác quan, trí tuệ, cảm xúc
cho trẻ.
-Tiêu cực:
+ Vẫn còn nhiều gia đình bỏ bê và không quan tâm, chăm sóc cho con cái
một cách đầy đủ.


+ Một số gia đình còn ít quan tâm đến việc học của con cái. Vẫn còn đang

chạy theo vòng xoáy của đồng tiền

+ Không khích lệ, động viên, tạo cho con cái niềm tin và tình yêu thương
vốn có, tạo cho trẻ em những rào cản về mặt tinh thần để phát triển một cách
toàn diện.
c)Nhà trường:
-Tích cực:
+Trong các trường học đã tổ chức dạy và đào tạo nhiều ngành nghề đa
dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu của xã hội
+ Tổ chức nhiều hoạt động đi kèm nhằm tăng khả năng sáng tạo, phát
triển trí tuệ của sinh viên. Như chương trình sáng tạo robocon, Rung chuông
vàng…


+Cơ sở vật chất cho việc dạy và học được cải thiện đáng kể
+ Cung cấp các kiến thức căn bản tạo nền tảng cho giáo dục.
+ Khuyến khích vận động các em đên trường đầy đủ
+Tăng khả năng tư duy cho học sinh sinh viên
+Tạo các hoạt động nhóm kỹ năng để các sinh viên có thể áp dụng kiến
thức vào đời sống phục vụ cho công việc sau này.
+Tổ chức các hoạt động tham quan thực tế để tăng khả năng quan sát.
+Hình thành cho học sinh sinh viên khả năng làm việc nhóm, cách ứng xử
giao tiêp với người khác, cộng đồng.
+Đã đưa ra các vấn đề để học sinh sinh viên tự giải quyết.
+Đã ứng dụng được việc học tập đi đôi với thực hành.
+Trẻ em được học cách quan sát, phát triển được khả năng nghe nhìn và
định dạng.
+Được vui chơi, ca hát thoải mái để kích thích sự phát triển toàn diện về
thể chất lẫn tinh thần.


+Được cung cấp nền kiến thức căn bản đầu tiên, hình thành và cung cấp
cho học sinh khả năng tư duy từ các bài tập đơn giản.
+Nối tiếp những kiến thức với mức độ cao hơn, định hướng được đường đi
đúng đắn cho nghề nghệp tương lai,hướng học sinh đi đúng hướng đi của
chính bản thân mình


+Đạt được những thành tích cao trong việc phát triển trí tuệ giáo dục.
-Tiêu cực:
+Nhà trường vẫn chưa có đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu học tập trong
một môi trường lành mạnh cho học sinh sinh viên.
+Một số giảng viên giáo viên tay nghề vẫn chưa cao, nhiều trường vẫn
không thu hút được học sinh và sinh viên.
+Vẫn còn một số ít giáo viên chưa có kinh nghiệm sư phạm căn bản và cần
thiết.
+Một số hệ thống trường học vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và
học. Cơ sở hạ tầng còn kém chất lượng.
+Giáo dục vẫn còn nhiều bất cập như hiện tượng dạy thêm còn tràn lan,
chạy bằng cấp, chạy việc, bệnh thành tich, tiêu cực trong thi cử vẫn còn diễn
ra mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
+Phương pháp dạy học còn lạc hâu, chậm đổi mới. kiến thức cơ bản, kỹ
năng thực hành và khả năng tự học của học sinh sinh viên còn thấp.

7.Kết luận
Giáo dục trí tuệ cũng giống như việc ươm mầm một chồi non, phải ngày đêm
bón phân, tưới nước, chăm bẵm, nâng niu và uốn nắn. Bởi chỉ có nó, con
người mới nhận thức được vấn đề từ gốc rể đến ngọn chồi.‘Tiên học lễ, hậu
học văn’.Lễ nghĩa từ đâu mà có?, văn hóa từ nơi nào mà ra? Tất cả bắt nguồn
từ điểm xuất phát đầu tiên là giáo dục trí tuệ.Cuộc sống vốn chông chênh và
không bằng phẳng. Vậy nên mỗi con người luôn cần phải được giáo dục trí

tuệ một cách đúng đắn và khoa học đê có thể đương đầu với sóng gió cuộc
đời.


Danh sách nhóm 3:
Trần Đình Tiệp
Đặng Thị Phương Thảo
Đoàn Thị Như
Nguyễn Thị Hải
Trần Thị Minh Nguyêt
Võ Thị Hoài
Văn Thị Tường Vy
Nguyễn Quốc Huy
Nguyễn Thị Bích Trâm


MỤC LỤC:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×