Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MẪU kế HOẠCH xóa bỏ bất bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.11 KB, 9 trang )

MẪU KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Tại TP ĐÀ NẴNG
1. TÊN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
“ CÙNG THANH NIÊN HÀNH ĐỘNG XÓA BỎ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI”
2. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Học sinh lớp 12 trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng
3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bước qua đầu thế kỷ 21, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói
riêng được cải thiện rất nhiều nhưng sự bình đẳng giới vẫn còn là vấn đề lớn của nhân
loại. Bất bình đẳng giới không phải là đề tài mới mẻ, cũng không phải là vấn đề đã “cũ
kĩ” và có lẽ chưa bao giờ bị coi là lỗi thời bởi đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi
và là vấn đề “nóng” của dư luận hiện nay. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành
tựu nổi bật về bình đẳng giới trong những năm qua, nhưng tình trạng bất bình đẳng
vẫn còn xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể: chênh lệch giới tính bé
trai/bé gái là 111,6/100 (năm 2016. Tuy phụ nữ chiếm tới 51,5% dân số Việt Nam và
48% lực lượng lao động trong xã hội nhưng đại diện nữ giới tại Quốc hội chỉ đạt
24,4% nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2010,
khoảng 64,5% số phụ nữ có bảo hiểm y tế, so với 69,4% số nam có bảo hiểm y tế.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được
đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 11,8% năm 2013, bằng gần một nửa so với
chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ), thời gian lao động trung bình của phụ nữ là 13giờ /ngày
trong khi nam giới chỉ khoảng 9giờ /ngày… Ngoài ra, tình trạng phụ nữ bị bạo lực, bị
lạm dụng còn diễn ra khá phổ biến, bất bình đẳng giới cũng xảy ra trong tiếp cận và
hưởng lợi từ an sinh xã hội. Có ít dịch vụ bảo trợ cho phụ nữ và trẻ em gái trong khu
vực phi chính thức, là nơi tập trung đông phụ nữ và trẻ em gái.
Nếu như ngày xưa người phụ nữ phải gánh trên mình: “Tam tòng, tứ đức”, “Công,
dung, ngôn, hạnh”. Họ không được đi học, thi cử, không được tham gia vào các công
việc xã hội như đàn ông, không được quyền tự do yêu đương, hôn nhân bị sắp đặt:
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và nặng nề vấn đề trinh tiết. Thì ngày nay, thông qua
điều luật, xã hội đã cởi mở và tạo điều kiện rất nhiều cho người phụ nữ nắm giữ các
quyền của con người giống như đàn ông. Nhưng hệ tư tưởng xã hội vẫn còn bị ảnh


hưởng ít nhiều từ truyền thống văn hóa phong kiến, và những hủ tục còn sót lại nên ở
đâu đó trong xã hội vẫn còn những điều bất bình đẳng xảy ra đối với người phụ nữ: tư
tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn dẫn đến tỉ lệ sinh con trai cao hơn con gái, vẫn có
những người đàn ông có tính gia trưởng, và những người phụ nữ vẫn cam chịu những


bất công như bạo hành, đánh đập, cấm đoán và không có quyền tự quyết những vấn đề
của cá nhân…
Chính vì lẽ đó, nhóm đối tượng chúng tôi muốn hướng đến ở đây là thanh niên, cụ
thể hơn là nhóm học sinh lớp 12 đang ngồi trên ghế nhà trường, vì đây là giai đoạn học
tập, thích nghi và tiếp thu lựa chọn các giá trị một cách mạnh mẽ. Quá trình nhận thức,
hình thành nhân cách ở giai đoạn này giữ vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi
con người và chịu sự chi phối chủ đạo của hệ tư tưởng đang tồn tại trong xã hội. Là
học sinh, những hiểu biết xã hội và nhận thức của các em về bình đẳng giới chủ yếu
thông qua quan sát, học hỏi của cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh. Vì thế nhận
thức không đầy đủ sẽ dẫn tới nhóm thanh niên này tiếp thu một cách thụ động các
chuẩn mực, định kiến giới. Việc trang bị và cung cấp cho các em những kiến thức, tri
thức đúng đắn về giới, bình đẳng giới sẽ đóng vai trò tích cực trong việc góp phần thúc
đẩy và chung tay hành động xóa bỏ bất bình đẳng giới.
4. MỤC TIÊU
4.1. Kiến thức
- Thanh niên được trang bị thêm những kiến thức về bình đẳng giới.
- Thanh niên tham gia biết được thêm nhiều giải pháp để xử lý trước các
tình huống bất bình đẳng giới.
4.2. Kỹ năng
- Thanh niên hình thành và nâng cao được kỹ năng xử lý tình huống bất
bình đẳng giới trong gia đình và trong xã hội.
- Tăng cường kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống bất bình
đẳng giới
4.3. Thái độ

- Thanh niên tham gia tích cực và có thái độ nhận thức đúng đắn về bất
bình đẳng giới
- Thanh niên có thái độ tích cực trong việc phòng chống bất bình đẳng giới
và sẵn sàng hành động để xóa bỏ bất bình đẳng giới.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- 100% thanh niên tham gia được trang bị kiến thức về bình đẳng giới
- 100% thanh niên biết được thêm nhiều giải pháp để xử lý trước các tình
huống bất bình đẳng giới.
- 90% thanh niên nâng cao được kỹ năng xử lý các tình huống bất bình
đẳng giới trong gia đình và xã hội
- 90% thanh niên tự bảo vệ bản thân trước những tình huống bất bình đẳng
giới
- 100% thanh niên có nhận thức đúng đắn về vấn đề bất bình đẳng giới
- 100% thanh niên có thái độ tích cực và sẵn sàng hành động xóa bỏ bất
bình đẳng giới.
6. NGUỒN LỰC
6.1. Nguồn lực nhân sự


-

Huy động nguồn lực nhân sự gồm các chuyên gia đến từ tổ chức phi
chính phủ UNWOMEN, giáo viên, đoàn trường THPT Phan Châu Trinh,
học sinh khối lớp 12 THPT Phan Châu Trình
- Sự hỗ trợ từ sinh viên lớp 13CTXH trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
6.2. Nguồn lực tài chính
- Sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ UNWOMEN
- Kinh phí từ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP Đà Nẵng
- Nguồn tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn
6.3. Nguồn lực cơ sở vật chất

- Hội trường, âm thanh, ánh sáng, máy chiếu… của trường THPT Phan
Châu Trinh
6.4. Nguồn lực xã hội
- Công ước của Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới
- Công ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW)
- Luật bình đẳng giới
- Luật phòng chống bạo lực gia đình
7. KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Mục
tiêu

Thanh
niên
được
trang bị
kiến
thức về
BĐG

TN biết
thêm
nhiều
giải
pháp xử

các
Tình
huống


Kết quả
Chỉ tiêu

Thực
trạng

Giải
pháp/
Hoạt
động


quan/
lực
lượng
chủ trì
100%Thanh ở phần Xem
Hội
niên được nội
video,
LHPN
trang
bị dung
hình ảnh TP ĐÀ
kiến thức về chi tiết về
thực Nẵng
BĐG
trạng, biểu
hiện,
nguyên

nhân của
bất bình
đẳng giới
trong
những
năm trước
và hiện tại
100 % TN ở phần xem
Hội
biết
thêm nội
LHPN
video,
nhiều giải dung
hình ảnh. TP ĐÀ
pháp xử lý chi tiết
Nẵng
các
Tình
huống
BBĐG

Cơ quan/ lực
lượng phối
hợp

Thời
gian
thực
hiện


Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức
UNWOMEN

30 phút
Từ
8h8h30
ngày
1/12/201
6

Tổ chức
phi
chính
phủ
,
giáo
viên,
học
sinh…

Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức

UNWOMEN

30 phút
Từ 8h309h00
ngày
1/12/201
6

Tổ chức
phi
chính
phủ
,
giáo
viên,
học
sinh…

Nguồn
lực


BBĐG
Nâng
cao kỹ
năng xử
lý tình
huống

90%

TN
nâng
cao
được
kỹ
năng xử lý
tình huống
BBĐG
trong
gia
đình và xã
hội
Nâng
90% TN tự
cao kỹ bảo vệ bản
năng tự thân trước
bảo vệ các
tình
bản thân huống
BBĐG

ở phần Đóng kịch
nội
để xử lý
dung
tình huống
chi tiết

Hội
LHPN

TP ĐÀ
Nẵng

Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức
UNWOMEN

30 phút
Từ 9h009h30
ngày
1/12/201
6

ở phần
nội
dung
chi tiết

Vẽ tranh
tuyên
truyền xóa
bỏ
bất
bình đẳng
giới

Hội

LHPN
TP ĐÀ
Nẵng

Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức
UNWOMEN

30 phút
Từ 9h3010h00
ngày
1/12/201
6

Thanh
niên
nhận
thức
đúng
đắn về
BBĐG

100% TN

nhận
thức đúng
đắn

về
BBĐG

ở phần Sẵn sàng
nội
hành động
dung
chi tiết

Hội
LHPN
TP ĐÀ
Nẵng

Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức
UNWOMEN

Thanh
niên sẵn
sàng
hành
động
xóa bỏ
BBĐG

100% TN

tích cực và
sẵn
sàng
hành động
xóa
bỏ
BBĐG

ở phần Chia
sẻ
nội
cảm nhận
dung
chi tiết

Hội
LHPN
TP ĐÀ
Nẵng

Đoàn Trường
THPT Phan
Châu Trinh.
Tổ
Chức
UNWOMEN

Tổ chức
phi
chính

phủ
,
giáo
viên,
học
sinh…

Tổ chức
phi
chính
phủ
,
giáo
viên,
học
sinh…
20 phút
Tổ chức
Từ
phi
10h00chính
10h20
phủ
,
ngày
giáo
1/12/201 viên,
6
học
sinh…

30 phút, Tổ chức
từ 10h20- phi
10h50
chính
ngày
phủ
,
1/12/201 giáo
6
viên,
học
sinh…

8. Nội dung chi tiết kế hoạch
 Mục tiêu 1: Kiến thức
• Kết quả chỉ tiêu:
- 100% thanh niên tham gia được trang bị kiến thức về bất bình đẳng giới
- 100% thanh niên biết được thêm nhiều giải pháp để xử lý trước các tình huống
của bất bình đẳng giới
• Hoạt động 1: Xem video, hình ảnh về thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân của
bất bình đẳng giới trong những năm trước và hiện tại.
- Thực trạng, biểu hiện:
+ Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, năm 2009 chỉ số GEM của cả nước là
0,56. Chỉ số phân bổ đồng đều về đại biểu quốc hội là 0,76, về tham gia kinh tế


là 0,85 và về thu nhập là 0,07. Như vậy, về quyền lực giữa hai giới về chính trị
và tham gia kinh tế khá công bằng nhưng về thu nhập thì còn chênh lệch nhiều
+ Về thành tựu, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Số đại biểu nữ giữ các

trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên trong những
khóa gần đây. Trong những nhiệm kỳ gần đây, chúng ta có nữ ở vị trí Phó Chủ
tịch nước và Phó Chủ tịch Quốc hội.Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở
các ngành các cấp nói chung còn thấp. Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ đến năm 2010 và các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam đề ra chỉ tiêu
tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt 30%, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
đạt từ 28-30%. Trên thực tế, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2011 là
25,7%, không đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ
2004-2011 ở cấp tỉnh, thành phố là 23,9%, cấp quận, huyện là 23% và cấp xã,
phường là 19,5%, cũng chưa đạt chỉ tiêu đề ra1.
+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ năm 2010 không thấp hơn nhiều so
với nam, cụ thể nữ là 72,4%, nam là 81,3%. Xu hướng này đã được duy trì từ
những năm 90, thể hiện sự tích cực của nữ và cơ hội tham gia ít khác biệt giữa
nam và nữ trong lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ
ở nông thôn cao hơn đáng kể so với thành thị, cụ thể là 76,6% so với 63,3%. Tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động của nữ ở các nhóm dân tộc khác cao hơn so với
người Kinh, Hoa, cụ thể là 82,3% so với 70,9%
+ Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương có sự khác biệt rõ
rệt giữa nam và nữ. Năm 2010, thu nhập bình quân tháng của nam là 2,668 triệu
đồng, nữ là 2,297 triệu đồng, bằng 86% so với nam. Khoảng cách này có xu
hướng dãn ra trong những năm gần đây, năm 2007, thu nhập bình quân tháng
của nam là 1,464 triệu đồng, nữ là 1,280 triệu đồng, bằng 87,4% so với nam.
+ Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nước ta khá cao, năm 2010 đạt
93,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ biết chữ vẫn thấp hơn so với nam, tương ứng là
91,6% và 95,9%. Khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ biết chữ thể hiện rõ hơn ở
nông thôn, tương ứng là 95% và 89,6%. Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ ở thành
thị là 98,1% và 96,1%. Sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ biết chữ thể hiện rõ
nhất ở đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể, tỷ lệ biết chữ của nam dân tộc thiểu số
là 86,1%, nữ là 73,6%. Tỷ lệ tương ứng ở dân tộc Kinh là 97,7% và 94,7%
-


1

Nguyên nhân của bất bình đẳng giới:
+ Trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân chính và cốt lõi gây
nên tình trạng bất bình đẳng giới. Cái quan niệm này dường như đã ăn sâu vào
suy nghĩ, ngấm và nếp sống của con người.


+ Cả xã hội mặc nhiên suy nghĩ việc gia đình là của người phụ nữ, họ phải hy
sinh cho chồng con, họ phải âm thầm chịu đựng để gia đình được ấm êm.
Những điều đó đã làm hạn chế cơ hội học tâp, tham gia các hoạt động xã hội và
cao hơn là ước mơ theo đuổi sự nghiệp, khẳng định vai trò, vị trí của mình
trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Người phụ nữ vẫn chưa nhận thức hết được các quyền lợi của bản thân minh,
chưa biết phấn đấu vươn lên mà vẫn còn cam chịu.
- Giải pháp:
+ Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình
đẳng giới theo quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và
cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội nhằm xóa bỏ quan niệm trọng nam
khinh nữ trong cuộc sống con người.
+ Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên,
tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng
định vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
+ Ba là: Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt
là các trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề
giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý thức
được trách nhiệm của mình.
+ Bốn là: Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò bình đẳng giới. Tiếp tục

hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các
hành vi bất bình đẳng, phân biệt đối xử.
+ Có những hình thực xử phạt nặng đối với những cá nhân, tổ chức có thái độ,
hành động liên quan đến bình đẳng giới.
• Hoạt động 2: xem video, hình ảnh
- Cơ quan chủ trì: hội liên hiệp phụ nữ đà nẵng
- Cơ quan phối hợp: Đoàn trường THPT Phan Châu Trinh, UNWOMEN
- Thời gian thực hiện: 60 phút
- Nguồn lực: + Nhân sự: giáo viên, học sinh, sinh viên, UNWOMEN
+ Tài trợ: trường, tổ chức chính phủ
 Mục tiêu 2: Về kỹ năng
• Chỉ tiêu:
- 90% thanh niên tham gia tập huấn nâng cao được kỹ năng xử lý tình huống
về BBBG trong nhà trường và xã hội
-

90% thanh niên tự bảo về bản thân trước các tình huống BBĐG.

• Thực trang:
-

Hầu hết các trường trung học điều tập trung vào dạy lý thuyết, chưa trang bị
được những kỹ năng cần thiết cho các em

-

Các ấn phẩm, sách giáo khoa, chương trình còn mang nhiều định kiến giới.


-


Những hình ảnh về bất bình đẳng giới còn hiện hữu xung quanh các em rất
nhiều và đang hình thành nên những tư tưởng sai lệch về giới và BBĐG

-

Nhà nước ta còn thiếu các chương trình tập huấn về BBĐG để thanh thiếu
niên tham gia

• Hoạt động 1: Đóng kịch để xử lý tình huống BBĐG
-

Tổ chức thực hiện:
+ Ban tổ chức sẽ đưa ra một số tình huống liên quan đến BBĐG, chia các
thanh niên tham gia buổi tập huấn thành 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ nhận
một tính huống. Các thành viên trong mỗi nhóm sẽ họp lại với nhau để xây
dựng vỡ kịch để giải quyết tình huống đó. Tình huống của ban tổ chức:

Tình huống 1:
Gia đình bà Lan và ông Hùng có 3 người con, 2 người con trai lớn và một
người con gái tên Mai– người con gái là con út trong gia đình. Ông Hùng
thường xuyên đi công tác nên việc ở nhà đều do bà Lan lo liệu. Bà Lan ở nhà
dạy con gái tất cả và bắt Mai làm mọi việc trong gia đình còn 2 người con trai
chỉ cần ăn học là đủ, vì bà Lan nghĩ rằng, đàn ông sinh ra là để lo việc lớn, việc
nội trợ nhỏ nhặt, tầm thường, rửa bát, nấu cơm,.. là việc của đàn bà. Hằng ngày
Mai phải nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặc quần áo cho cả nhà trừ thời gian Mai
đi học trên trường.
Theo bạn trong gia đình của bà Lan đang gặp phải vấn đề gì? Nếu đây là gia
đình của bạn thì bạn cần làm gì để thay đổi vấn đề đó?
Tình huống 2:

Cơ quan A chuẩn bị bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, cán bộ công chức
cơ quan giới thiệu 02 công chức ( 01 nam, 01 nữ) đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng
cử nhưng lãnh đạo cơ quan đề nghị giới thiệu 02 công chức nam, vì cho răng
công chức nữ vướng bận gia đình, khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Theo bạn, nếu bạn là cán bộ công chức cơ quan A thì bạn sẽ làm gì để lãnh đạo
thay đổi suy nghĩ của mình?
Tình huống 3:
Anh Hưởng và chị Hòa sinh được hai cháu. Cháu tria là ĐỨc học lớp 8, cháu
gái là Tâm ,học lớp 4. Hai cháu đều học giỏi. Năm 2010, chị Hòa ốm nặng, gia
đình gặp khó khăn nên trong việc tiền bạc để chạy chửa cho chị bên hai vợ
chồng quyết định cho con gái nghỉ học vì nghĩ rằng con gái không cần học
nhiều. Tuy rất muốn được đi học nhưng vì thương bố mẹ nên Tâm đành nghỉ
học ở nhà. Giáo viên chủ nhiệm của Tâm biết chuyện và đến gia đình thăm hỏi.


Theo bạn, nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm thì bạn sẽ làm gì để có thể giúp đỡ
Tâm quay lại việc học tập.
 Sau khi các em đã hoàn thành việc sắm vai từ các tình huống do ban tổ chức
đưa ra. Ban tổ chức sẽ tiếp tục cho các em tham gia hoạt động tự mình trực tiếp
lên kịch bản để sắm vai từ những tình huống bất bình đẳng hằng ngày mà các
em gặp phải
 Đánh giá kết quả của hoạt động:
-

Các tình huống được xử lý một cách đúng đắn, áp dụng được những lý
thuyết mà hoạt động kiến thức đã trang bị cho các em

-


Sự sáng tạo và linh hoạt khi xử lý tình huống

-

Các tình huống của các em đưa ra thể hiện được sự BBĐG

• Hoạt động 2: Vẽ tranh tuyên truyền xóa bỏ bất bình đẳng giới
-

Tổ chức thực hiện:
+Ban tổ chức sẽ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút, màu vẽ. Các
nhóm sẽ tiến hành vẽ tranh tuyên truyền, cổ động thể hiện những mong ước
của các em về sự bình đẳng giới trong tấc cả lĩnh vực. Thời gian để các em
vẽ trang là 25 phút.
+ Sau khi hoàn thành bức tranh các nhóm sẽ treo và triển lãm tranh của
mình. Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 người để thuyết trình về ý nghĩa của bức trang
nhóm mình.

-

Đánh giá kết quả thực hiện: Bức tranh thể hiện được tính thẩm mỹ, tính sang
tạo và ý nghĩa.

 Mục tiêu 3 :
- Kết quả/ chỉ tiêu :
100% thanh niên có nhận thức đúng đắn về bất bình đẳng giới
100% thanh niên có thái độ tích cực trong việc phòng chống bất bình đẳng giới,
sẵn sàng hành động để xoá bỏ bất bình đẳng giới
- Thực trạng :
Học tập và vận dụng kiến thức về bình đẳng giới vào cuộc sống là mối quan

tâm hàng đầu của người dân toàn xã hội, trong đó có các em học sinh. Trong
nhóm xã hội trẻ ngày nay, thái độ bình đẳng giới của học sinh THPT có ý nghĩa
đặc biệt. Phần lớn các em trong nhóm này đều biết đến vấn đề bình đẳng giới và
cho rẳng thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên số học sinh
nắm chắc về luật không cao chỉ khoảng 20%. Qua đó ta thấy được, nhận thức
và thái độ về bình đẳng giới về một số chỉ báo của học sinh chưa có sự chuyển
biến, đa phần chưa có thái độ rõ ràng, mang tính chung chung cho bề nổi và


-

-

chưa đi vào chiều sâu. Như vậy ở bậc học này, các em thiếu kiến thức hay nhận
thức sai lệch về bình đẳng giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vai trò giới, cũng
như ảnh hưởng về tương lai và nghề nghiệp của các em sau này. Chính vì vậy,
nhu cầu tiếp cận một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện các kiến thức về bình
đẳng giới cũng như thay đổi hành vi và thái độ của nhóm học sinh THPT có ý
nghĩa rất thiết thực
Hoạt động
+ Hoạt động 1 : Sẵn sàng hành động
Mục đích : thể hiện thái độ sẵn sàng tham gia, sẵn sàng hành động xoá bỏ bất
bình đẳng của các em học sinh
Dụng cụ : giấy A0, màu vẽ
Cách thức tham gia : lần lượt mỗi học sinh khi tham gia vào hoạt động này, sẽ
được nhúng màu vào bàn tay, sau đó in lên những tờ A0 được dán lên bảng, sao
cho trên giấy tạo hành nhiều hình bàn tay thể hiện thông điệp “ HÃY DỪNG
LẠI”. Khi tham gia hoạt động, tạo các cho các em thái độ cùng chung tay
chống lại bình đẳng giới trong cộng đồng
+ Hoạt động 2 : Chia sẻ cảm nhận

Mục đích : hoạt động này nhằm đúc kết lại cách cảm nhận, cách suy nghĩ riêng
về bình đẳng giới của mỗi người, sau khi họ đã được tham gia một loạt các hoạt
động về bất bình đẳng giới
Cách thức tham gia : người dẫn chương trình lần lượt cho người chơi chia sẻ
thái độ, suy nghĩ, cảm nhận của mình về bình đẳng giới. Sau đó, đúc kết lại ý
nghĩa của chúng
Cơ quan chủ trì : Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng
Cơ quan phối hợp : Đoàn trường THPT Phan Chu Trinh
Thời gian thực hiện : 45 phút
Nguồn lực :
Tài chính : giấy A0 và màu do Đoàn trường THPT Phan Chu Trinh cấp
Nhân sự : - người tham gia : học sinh trường THPT Phan Chu Trinh
- người tổ chức : cán bộ hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

DANH SÁCH NHÓM 4
1. Trần Thị My Ny
2. Phạm Thị Minh Hiếu
3. Nguyễn Thị Thu Hà
4. Nguyễn Thị Bích Trâm
5. Nguyễn Thị Hoài Thương
6. Võ Ngọc Hoàng Phú
7. Nguyễn Thị Kim Chi
8. Huỳnh Phước Anh Quốc



×