Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nhom 1 kiểm huấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.87 KB, 5 trang )

Nhóm 1:

I.

Các chức năng trong kiểm huấn

Kiểm huấn là gì?
a. Khái niệm: Có nhiều khái niệm khác nhau nói về kiểm huấn trong đó có hai khái
niệm tiêu biểu là:
• Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (NASW – National Association
of Social Workers) (1994):
Kiểm huấn là mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn nhằm
thúc đẩy sự phát triển về trách nhiệm, kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn
đạo đức trong thực hành công tác xã hội.
Điều ưu tiên trong tiến trình kiểm huấn là trách nhiệm giải trình (accountability)
đối với sự chăm sóc thân chủ trong khuôn khổ các tham số và tiêu chuẩn đạo đức
của nghề công tác xã hội.
Định nghĩa trên của NASW về kiểm huấn liên quan đến một khái niệm quan
trọng đó là trách nhiệm giải trình (accountability). Trách nhiệm giải trình của một
tổ chức có thể được hiểu một cách nôm na là sự chịu trách nhiệm và giải trình
được của tổ chức về việc sử dụng các nguồn lực, về các kết quả do các quyết định
của chính tổ chức tạo ra, về các nhiệm vụ chính thức và kể cả các nhiệm vụ được
giao cho các cá nhân hoặc đơn vị dưới quyền của tổ chức.
Về mặt lý luận, theo Tsui (2005), có ba cách tiếp cận để định nghĩa kiểm
huấn. Đó là các cách tiếp cận tiêu chuẩn (normative approach), tiếp cận kinh
nghiệm (empirical approach) và tiếp cận áp dụng (pragmatic approach).
• Theo Kadushin (1985), kiểm huấn công tác xã hội có ba chức năng chính là chức
năng quản lý (administrative function), chức năng đào tạo (educational function),


và chức năng hỗ trợ (supportive function). Ba chức năng này liên hệ với nhau và


phụ thuộc lẫn nhau.
b.Các chức năng trong kiểm huấn: Trong kiểm huấn có 3 chức năng cơ bản là: Hỗ
trợ, đào tạo, quản lý.
II.

Các chức năng trong kiểm huấn
1.Chức năng hỗ trợ
a. Khái niệm

b.

-

-

Là việc giúp giới thiệu các mô hình, phương pháp làm việc hiệu quả, giới thiệu
các nguồn lực giúp thực hiện hiệu quả công việc.
Nội dung của chức năng
Giới thiệu, tạo mối quan hệ giữa người được kiểm huấn với cơ sở/địa phương.
Hỗ trợ trong việc cải thiện các kỹ năng cần sử dụng trong công việc: kỹ năng lập
kế hoạch, kỹ năng sắp xếp quản lý công việc và các kỹ năng mềm dùng để duy trì
những mối quan hệ tại cơ sở.
Hỗ trợ thực hành các kĩ năng tại cơ sở.
Hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm, xác định các nguồn lực cần sử dụng để giải quyết
vấn đề nhằm đạt được hiệu quả trong công việc.
Hỗ trợ trong việc báo cáo tiến trình làm việc một cách khoa học và hợp lý mang
tính chuyên nghiệp cao. Cung cấp đầy đủ kiến thức cho sinh viên thực tập.

- Truyền đạt lại trực tiếp cho sinh viên thực hiện các quy định về thực tập, các công
việc mà sinh viên phải hoàn thành trong đợt thực tập.

- Hỗ trợ cho sinh viên trong việc thực hiện các mục tiêu thực tập, phát triển các hoạt
động tại cơ sở nhằm tạo được những cơ hội cần thiết để sinh viên hoàn thành các
quy định của thực tập.
- Cùng sinh viên thảo luận để thông nhất bản kế hoạch thực tập.
- Hỗ trợ tạo điều kiện, giới thiệu các mô hình, phương pháp làm việc hiệu quả, giới
thiệu các nguồn lực giúp sinh viên vận dụng tốt các kiến thức đã có.
- Tạo cơ hội cho sinh viên thực tập thực hiện những cố gắng thay đổi trong công tác
xã hội các nhân, nhóm và cộng đồng cũng như trong mối tương tác giúp sinh viên
khám phá được tính đa dạng của các dịch vụ xã hội.
- Là người hòa giải những bất đồng giữa các sinh viên với nhau, nhân viên xã hội
với thân chủ...
c. Ý nghĩa của chức năng


- Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng dẫn và đánh giá hoạt động của người
được kiểm huấn qua xuyên suốt quá trình làm việc.
- Giúp đỡ người được kiểm huấn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các cơ sở xã
hội, cơ quan, đoàn thể.
- Làm giảm thiểu hay loại bỏ đi những khó khăn, rào cản trong quá trình làm việc
của người được kiểm huấn.
- Góp phần đem lại hiệu quả trong việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ
nghề nghiệp vào công việc của một nhân viên xã hội chuyên nghiệp.
2.Chức năng đào tạo:
a.

Khái niệm: Là việc trang bị những kỹ năng kiến thức về lý thuyết cũng như là khả
năng thực hành cho người học để người học có thể áp dụng tấc cả những gì được
học vào trong thực tiễn.
b.Nội dung:
- Đào tạo cho kiểm huấn viên CTXH tại cơ sở vừa nắm vững lý thuyết vừa có kiến

thức thực hành.
- Thông qua những buổi tập huấn, hội thảo giúp cho người kiểm huấn có được
những phẩm chất, thái độ, trách nhiệm: Biết thông cảm; Biết chấp nhận; Tôn trọng;
Chân thành trong sự chia sẻ; Rõ ràng, minh bạch; Tập trung khi làm việc và bám
vào mục tiêu công việc; Quyết đoán và suy nghĩ tích cực; Đảm bảo chắc chắn về
việc hoàn thành công việc của mình.
- Định hướng cho kiểm huấn viên trước khi có đợt thực tập để chuẩn bị cho họ
biết những mục đích, yêu cầu của đợt thực tập sắp tới, thông tin về chương trình
học, những tài liệu cần thiết có liên quan để họ chuẩn bị cho cơ sở và cho chính
mình để sẵn sàng tiếp nhận và định hướng cho sinh viên khi đến thực tập.
- Trang bị thêm về các kỹ năng kiểm huấn, cách đặt ra các câu hỏi trong hoạt động
kiểm huấn cho người kiểm huấn. Tạo cơ hội cho họ chia sẻ về những tình huống
mà mình đã hoặc sẽ gặp phải trong công việc, qua đó trang bị cho họ kỹ năng đánh
giá, phân tích, tổng hợp để đưa ra cách giải quyết vấn đề hay.
- Kiểm huấn viên là người có chức năng truyền đạt kiến thức liên quan đến thực
tiễn và huấn luyện những nhân viên, sinh viên công tác xã hội thực tập mà họ giám
sát giúp đỡ, họ là người hướng dẫn giúp đỡ các nhân viên mới và các sinh viên
thực tập sử dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp vào công việc


của nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Những sự chia sẻ này dựa trên cơ sở tôn trọng
và chấp nhận lẫn nhau
c.Ý nghĩa:
-Việc trang bị tấc cả những kỹ năng kiến thức giúp cho người được kiểm huấn tự
tin hơn về khả năng kiểm huấn của mình và đủ khả năng kiểm huấn cho người
khác
- Tạo cơ hội để người kiểm huấn và những người được kiểm huấn có cơ hội học
hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
3.Chức năng quản lý:
a. Khái niệm: Quản lý là sự theo dõi tiến trình làm việc của cá nhân hay tổ chức nhằm

hướng mọi thứ đi theo một trật tự nhất định, nhằm đạt đến một mục đích cuối
cùng. Việc quản lý sẽ giúp cho công việc thực hiện theo đúng tiến độ và đi đúng
hướng
b. Nội dung:
-Theo dõi tiến trình làm việc của người được kiểm huấn để kịp thời đưa ra những
đánh giá cũng như là hướng khắc phục để đưa họ đi đúng hướng. Từ đó đánh giá
mức độ hiệu quả của phương pháp mà người kiểm huấn đang thực hiện đối với
người được kiểm huấn.
- Người kiểm huấn có vai trò gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên cũng như là
người đứng ra hòa giải những mâu thuẫn từ các thành viên,giúp họ phát huy điểm
mạnh và hạn chế cái tôi cá nhân, để họ có thể hòa nhập với nhóm và làm việc tốt
nhất.
- Người quản lý cần phải biết xây dựng kế hoach để cho các thành viên cùng thực
hiện, người quản lý cần huy động sự tham gia đóng góp ý kiến từ các thành viên để
đưa ra bản kế hoach hoàn thiện. Việc huy động sự tham gia của các thành viên sẽ
giúp họ hiểu rõ hơn về chương trình , để họ thấy được sự quan trọng của mình và
cũng giúp họ có trách nhiệm hơn trong công việc chung
- Là sự thường xuyên kiểm tra về tiến độ làm việc và đưa ra lượng giá cho từng
giai đoạn.


c. Ý nghĩa:
- Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất trong kiểm huấn vì một cá nhân hay
tổ chức không thể hoàn thành mục tiêu mà thiếu đi sự quản lý từ cấp trên.
- Mang lại hiệu quả cao trong công việc, nhằm giúp công việc hoàn thành đúng
mục tiêu đề ra.
- Phát huy điểm mạnh và tìm ra những điểm yếu để khắc phục, kịp thời đưa ra lời
khen ngợi hoặc là động viên khích lệ tinh thần khi cần thiết.
- Gắn kết các thành viên và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×