CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Chủ đề: Tri thức bản địa của dân tộc Cơ Tu, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam
NHÓM III
Nội dung
Vài nét về dân tộc Cơ Tu
Dân số: 61.588 người (theo Tổng cục Thống kê 2009)
Địa bàn cư trú: cư trú chủ yếu trên dãy núi Trường Sơn, tại các huyện Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam), A
Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Cơ tu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn -Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Đến nay, đã có
chữ viết theo mẫu chữ La tinh
Đặc điểm kinh tế:
- Người Cơ tu làm rẫy là chính, mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ.
- Vật nuôi là trâu, lợn, dê, gà.
- Nghề thủ công có đan lát, gốm, dệt truyền thống với kĩ thuật dệt hoa văn bằng hạt chì và hạt cườm .
Khái niệm và phân loại tri thức bản địa
1. Khái niệm
Tri thức bản địa là các truyền thống lâu đời, các kinh nghiệm, thực tiễn sống của một cộng đồng liên quan
đến môi trường tự nhiên, xã hội, đời sống, tư duy của cộng đồng đó.
Tri thức bản địa được hình thành trong quá trình trải nghiệm và đúc kết qua sự chọn lọc trong quá trình vận
động của cuộc sống, hướng đến sự thích nghi với đặc điểm văn hoá, xã hội và môi trường
Tri thức bản địa được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa
con người với môi trường tự nhiên.
2. Phân loại
Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên (rừng, đất, nước…)
Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất (kinh nghiệm chọn đất, chọn
giống, kỹ thuật canh tác, thời tiết, lịch canh tác…)
Tri thức bản địa trong văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm thực…)
Tri thức địa phương trong ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng (ứng xử
gia đình, dòng họ, làng bản, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng…)
Tri thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe (kiêng cữ, sinh đẻ, chăm sóc
con cái, dưỡng sức, trị bệnh…)
Tri thức bản địa của dân tộc Cơ Tu
1. Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên
Đối với rừng đầu nguồn
Đây là loại rừng tích tụ và lưu giữ nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người.
Để bảo vệ những khu rừng này người Cơ-tu đã xây dựng nên những truyền thuyết, huyền thoại các
khu rừng hay một vài loại cây, loài động vật hoang dã.
Bằng hình thức truyền miệng, các câu chuyện đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và
những khu rừng đó trở thành thiêng hóa, thần thánh hóa, không ai dám xâm phạm
Người Cơ-tu quan niệm về rừng thiêng theo những cách nghĩ khác nhau:
Thứ nhất, rừng thiêng theo họ là khu rừng có chôn người chết tức là “nghĩa địa” (pịng xal)
Thứ hai, rừng thiêng là những khu rừng có người bị chết hoang, tự tử hay khi đi săn bị sa bẫy chết hoặc
chết vì bị cây đè…
Thứ ba, rừng thiêng còn là những khu “rừng tích” tức là có một sự tích rùng rợn nào đó được người xưa
kể lại
Đối với rừng khai thác
Với người Cơ tu, mỗi khu rừng có chủ riêng để quản lý, khai thác, săn bắt
Ai từ nơi khác đến muốn có đất làm rẫy phải mua rừng, mua đoạn sông, đoạn suối bằng vật có giá trị nhất của
mình như con trâu, cái ché xưa, nồi đồng...và nhiều khi phải gả con gái cho nhà có đất, có rừng
Còn người trong làng, muốn có đất để ở trước hết phải xin phát khu rừng, muốn có cây để làm nhà phải xin
chặt từ rừng, muốn có nước để uống phải nhờ những khu rừng đầu nguồn
Trong quá trình khai thác phải xem thời gian nào thích hợp cho việc chặt cây lấy gỗ, lấy gỗ nhưng không bị mọt
đục. Thường là vào mùa thu hay mùa đông, khi tiết trời khô, các loài cây có nhịp độ phát triển chậm, thân ít chứa
nước, có độ dẻo cao...
Đặc biệt người Cơ-tu rất ít chặt cây vào mùa xuân, hạ vì đây là mùa sinh trưởng của cây, thân cây có nhiều nước dễ
có mối mọt, khi hạ sẽ ảnh hưởng đến cây con.
Phụ nữ Cơ-tu có nhiều kinh nghiệm về thời vụ, đặc tính sinh trưởng của các loại cây để biết thời điểm thu hái thích
hợp tránh mùa sinh trưởng của cây
2.Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất
Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau
đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm
cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay.
Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp.
Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ
Ngoài ra, tính theo lịch trăng, vào đầu tháng, người Cơ-tu còn trồng các loạ cây như sắn, ngô, khoai và vào giữa tháng thì
trồng chuối
Theo người Cơ-tu, đầu tháng trồng sắn, ngô, khoai sẽ nhiều củ và giữa tháng trồng chuối sẽ sai quả
Và để bảo vệ mùa màng, người Cơ-tu thường dùng các biện pháp thủ công
để xua đuổi côn trùng
như bẩy chuột, trồng các cây có mùi đặc trưng
Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà.
Ngoài ra, từ tháng 7 đến tháng 2 hằng năm, người Cơ-tu thường dung bẩy dây cước hay bẩy bằng hố để săn thú
Nghề thủ công truyền thống phải kể đến như đan mâm, giỏ, rổ,…với nguyên liệu chủ yếu là tre.
Thời gian thu hoạch tre của người Cơ-tu diễn ra vào những tháng cuối năm vì như vậy sẽ tránh được mọt và kiến
Trong hoạt động sản xuất, yếu tố thời tiết đóng vai trò quan trọng. Vì thế, người Cơ-tu thường nhìn vào trời đất hay
mọi thứ xung quanh để đoán định thời tiết. Chẳng hạn như khi nhìn vào tổ ong vò vẽ, nếu thấy những chú ong làm
tổ sát đất thì có lũ nhỏ còn làm tổ trên cao thì có lũ to.
3. Tri thức bản địa trong văn hóa vật chất
Nhà ở
Khi làm nhà, người Cơ-tu chọn hướng làm nhà nhờ vào sự chỉ dẫn của tâm linh.
Nghĩa là, người Cơ-tu lấy một quả trứng gà và một ống tre và chẻ làm bốn.
Sau đó, sẽ bỏ quả trứng gà vào giữa và đục một lỗ nhỏ trên quả trứng.
Tiếp theo, sẽ lấy lửa đốt ở dưới quả trứng, lúc này lòng trắng trứng sẽ chảy về hai hướng trong đó hướng gần
với người dân sẽ là hướng làm nhà còn hướng xa người dân là hướng của ma, không được làm nhà
theo hướng
đó.
Nhưng cũng có trường hợp trứng chảy ra nhiều hướng và đối với trường hợp này tức thần linh không cho làm
nhà, vì vậy người dân sẽ không làm nhà
Người Cơ-tu ở nhà sàn, nhà có mái tròn hình mui rùa, đầu đốc có trang trí khau cút
Điểm nổi bật:
Các buôn làng của người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có nhà Gươl. Nhà Gươl là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng.
Không gian nhà Gươl cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng như lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết
nghĩa anh em
giữa hai làng Cơ Tu, lễ mừng được mùa
Theo quan niệm của người Cơ Tu, nhà Gươl là chốn linh thiêng nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên họ
Theo tập tục truyền thống, khi đến nhà Gươl, mọi người không được ẩu đả nhau, không được cãi vã nhau
3.Tri thức bản địa trong văn hóa vật chất
Ẩm thực
Đặc tính đơn giản, ít nghi thức, mang đậm yếu tố tự cung tự cấp trong cơ cấu bữa ăn,
trong cách thức tổ chức bữa ăn.
Người Cơ-tu thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre.
Tính cộng đồng trong ăn uống của người Cơ tu thể hiện rất cao.
Ăn bốc (ăn bằng tay) là tập quán khá phổ biến trong các thời trước đây của người Cơtu.
Hiện nay, tập quán ăn bốc đã mất vị trí trong cách thức ăn uống của đồng bào.
Ăn uống của người Cơtu đôi lúc con mang tính tâm linh. Người Cơtu chỉ kiêng ăn
những động, thực vật mà đồng bào xem là tổ vật, vật kiêng của dòng họ.
Do nhiều nguyên nhân tác động nên đối với người Cơ tu, khâu chế biến, nhất là bảo
quản thức ăn ít được chú ý. Đối với đồng bào đồ ăn trong các bữa ăn thường "chặt to,
kho mặn". Đồng bào ít có kinh nghiệm trong việc bảo quản thức ăn. Thức ăn để dành
chủ yếu được phơi khô hay dầm muối, treo trên các sàn bếp...
Trang phục
Đàn ông đóng khố, cởi trần, phụ nữ chỉ buộc một mảnh vải như cái yếm để che ngực, váy ngắn đến đầu gối.
Người Cơ-tu ưa chuộng bộ y phục được dệt hoa văn hạt chì hoặc hạt cườm, đeo vòng ở cổ, tay, tai..
Ngày nay, cách ăn mặc của đồng bào Cơtu, đặc biệt là giới trẻ đang âu hóa dần
4. Tri thức bản địa trong ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng
Ứng xử xã hội
Quan hệ xã hội
Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ.
Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là ông "già
làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức,
vải…
Nói lý, hát lý
Là một trong những hình thức tự sự dân gian đặc sắc và độc đáo, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
Cơ Tu.
Nó gắn liền với lời ăn tiếng nói của đồng bào, thể hiện lối giao tiếp, ứng xử, biểu lộ tâm tư, tình cảm của mỗi người
và cả cộng đồng.
Cưới xin
•
Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới
và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa.
•
Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em chồng quá cố. Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà
A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Trước kia những người giàu thích tổ chức "cướp vợ“
An tang
•
Với quan niệm người chết có được sự yên tĩnh, về với núi rừng, về với Giàng nên người Cơ-tu vào tận rừng sâu, nơi không có
người để an táng người chết.
•
Tuy nhiên, cũng có nơi, người Cơ-tu an táng ngay bên đường đi để nhìn thấy con cháu, được hương khói, thờ cúng
Thờ cúng
- Trong đời sống cá nhân, gia đình và của làng, có rất nhiều lễ cúng gắn với sản xuất, sức khoẻ...
- Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia
cao nhất dùng máu người. Theo người Cơ-tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt.
Làng có thể có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân
cũng có loại bùa này
Tín ngưỡng: Người Cơ-tu tin vào thần linh, thờ cúng các vị thần
(Giàng)
Lễ hội
• Chúng ta chắc hẳn ai cũng biết đến lễ hội đâm trâu của dân tộc Cơ Tu. Lễ đâm trâu được tổ chức hai lần trong năm.
Toàn thể dân làng cùng tụ họp tại nhà Gươl để cùng dự lễ và cầu cho dân làng sống lâu, an vui, mạnh khỏe…
• Có một lễ lớn hơn cả lễ đâm trâu, đó là lễ "dồn mồ". Người Cơ-tu thường dựng nhà
• mồ cho người chết. Chôn cất xong là bỏ mả ngay. Sau 5 - 10 năm, người ta làm lễ dồn mồ. Đối với những người
chết trong dòng họ chôn chung vào một huyệt lớn.
• Người Cơ-tu cũng đón Tết cổ truyền. Tết của người Cơ Tu thường diễn ra vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương
lịch, sau mùa tuốt lúa, trước hết có các nghi lễ cúng vái tại nhà và nhà Gươl và tiếp đó là dịp ăn uống và đón tiếp
khách vui vẻ của người Cơ-tu
Quản lý cộng đồng
Luật tục Cơ-tu không xử phạt khi người dân xâm phạm quá mức đến những khu rừng này mà trong đó mỗi người tự có
ý thức bảo vệ những khu rừng cấm, rừng thiêng của cộng đồng làng mình
Ngoài ra, người Cơ-tu còn rất kỵ người nào tự ý chặt, đốt cháy cây cổ thụ như những loại cây: đa, chò, lim,…
Nếu ai phá cây cổ thụ là coi như phá nhà của thần linh làm cho thần linh không còn nơi trú ngụ nên bắt phạt dân làng, do
đó dân làng hay ốm đau, chết chóc
Đối với tục ngủ duông:
Tuỳ ở mỗi đôi nam nữ Cơ Tu mà có thể từ 3
đến 5 đêm hoặc hơn thế nữa để họ tự do tìm hiểu mà không phải lén
lút,
thầm kín...
Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường
hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới.
Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở mức độ vi phạm, thường thì chàng tai bị phạt rất nặng
Sự phạt nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam nữ Cơ Tu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm
với nhau đều luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng đạo đức.
Sinh đẻ
- Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp.
- Cái nhau bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằng vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà.
- Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm.
- Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé