Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.72 KB, 41 trang )

Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước bên trong nhà:
3.1.1. Nguồn nước sử dụng:

-

Hình 3.1.a: Đồ thị thể hiện nguồn nước sử dụng của các hộ gia đình
Qua kết quả phiếu điều tra cho thấy 100% hộ gia đình trên địa bàn quận đều sử
dụng nước thủy cục.
Điều này cho thấy toàn bộ các hộ dân ở quận Thanh khê đều được cấp nước, mạng
lưới cấp nước đã phân phối và bao trùm đến mọi nơi của quận.

3.1.2. Hệ thống cấp nước bên trong nhà:
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình về hệ thống cấp nước bên trong
nhà, ta có kết quả sau:
Hình 3.2.a: Đồ thị thể hiện hệ thống cấp nước bên trong nhà
Nhận xét: Từ đồ thị ta có 46% hộ sử dụng nước thủy cục bằng cách đưa nước lên
két chứa nước, 28% dùng trực tiếp để phục vục các hoạt động sinh hoạt trong gia đình,
26% hộ gia đình sử dụng két để chứa nước nhưng phải dùng bơm mới đưa nước lên
két được.
- Hệ thống cấp nước có két trên mái được sử dụng nhiều nhất ở quận, với hệ thống
này sẽ đảm bảo nước được cấp thường xuyên cho người sử dụng.
- Nếu dùng trực tiếp sẽ không đảm bảo cung cấp nước thường xuyên khi có cúp
nước và vào giờ cao điểm.
- Từ kết quả cho thấy một số nhà của quận có áp lực cao hơn áp lực ngoài phố, mà
nước từ trạm chỉ đưa tới đường ống phân phối vào nhà chứ không thể đưa trực tiếp
lên két chứa nước của gia đình mà phải dùng bơm mới có thể nước đưa lên.


→ Điều này không hợp lý vì nếu đặt bơm ngay trên đường ống thì những hộ gia
đình phía sau và gần đó sẽ không có đủ nước để sử dụng.
3.1.3. Mức độ trang thiết bị vệ sinh trong nhà:

Hình 3.3.a: Đồ thị thể hiện tỉ lệ sử dụng trang thiết bị vệ sinh của hộ gia đình
Nhận xét:
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

1


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Qua đồ thị thể hiện về mức sử dụng thiết bị vệ sinh của các hộ gia đình ở quận
Thanh Khê, ta thấy việc sử dụng các thiết bị vệ sinh của các hộ ngày càng hiện đại hơn
so với trước. Đa số trong nhà của các hộ ở quận đều trang bị đầy đủ các thiết bị vệ
sinh, trong đó có các loại chiếm tỉ lệ rất cao như vòi hương sen(98%) , bồn rửa chén
đôi (60%), máy giặt (88%), máy nước nóng (50%), hố xí bệt (92%) loại tiện nghi nhất,
chậu rửa mặt 94%, chỉ có một phần nhỏ là sử dụng thiết bị ở mức trung hoặc chưa có
một số loại như máy giặt (12%), máy nước nóng (50%) trong nhà, đảm bảo vấn đề vệ
sinh của gia đình, mức sống của người dân trên địa bàn Đà Nẵng ngày càng yêu cầu
cao.
+ Đa số các gia đình đều sử dụng vòi hương sen loại có dây dẻo để dễ dàng cho
việc sử dụng hơn.
+ Hầu hết các gia đình đều sử dụng chậu rửa chén bằng inox thay cho xô, chậu
như trước đây.
+ Hố xí bệt được sử dụng ngày càng nhiều hơn so với hố xí xổm. Đa số ở những

nhà có điều kiện và yêu cầu tiện nghi cao nên sử dụng hố xí bệt là chủ yếu.
+ Hố xí xổm chủ yếu ở những nhà đã xây dựng lâu, trước đây có mức sống thấp,
đã thỏa mãn nhu cầu. Tuy bây giờ có điều kiện nhưng không muốn xây dựng lại tốn
thời gian, và đã thỏa mãn với nhu cầu hiện tại.
+ Âu tiểu (14%) sử dụng ít chỉ có ở những nhà có diện tích rộng, vì vấn đề sinh
này có thể sử dụng chung với hố xí nên không cần sử dụng âu tiểu, để bớt được diện
tích xây dựng.
+ Bồn tắm chiếm tỉ lệ ít (4%) chủ yếu ở những nhà có điều kiện và diện tích đất
rộng.
→ Tuy hiện nay nhiều gia đình có mức sống cao nhưng trong nhà vẫn không có
bồn tắm vì nhà xây dựng lâu nên không đủ diện tích để xây, ngoài ra do thói quen sinh
hoạt và thời gian không cho phép.
+ Tỉ lệ máy giặt, máy nước nóng ngày càng được sử dụng nhiều hơn, cho thấy đời
sống người dân ngày càng nâng cao.
+ Trang thiết bị vệ sinh của các hộ phổ biến ở mức 3 là chủ yếu: nhà ở bên trong
mỗi căn hộ có trang thiết bị vệ sinh tắm hương sen, rửa, xí.
3.1.4. Vấn đề vệ sinh thiết bị chứa nước:
Hình 3.4.a: Đồ thị thể hiện thời gian vệ sinh két nước
Nhận xét:

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

2


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.


+ Việc vệ sinh định kì két nước rất cần thiết khi sử dụng két để cấp nước cho các
thiết bị vệ sinh trong nhà. Nên qua quá trình khảo sát thì có 19,44% vệ sinh két trong 6
tháng sử dụng, 13,89% vệ sinh trong 1 năm, đến 66,67% chưa bao giờ vệ sinh két
nước trong quá trình sử dụng.
+ Có 33,33% hộ dân ý thức được việc vệ sinh thiết bị chứa nước, cho thấy người
dân có sự quan tâm về chất lượng nước khi sử dụng. Biết được sự cần thiết của việc vệ
sinh két để tránh nước bị nhiễm bẩn.
+ 66,67% chưa ý thức được vấn đề vệ sinh thiết bị chứa nước. Dẫn đến nước
được dự trữ trên két quá lâu, cặn đóng lớp, vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh làm
cho chất lượng nước bị giảm xuống.
3.2. Nội dung 2: Đánh giá chất lượng bên trong nhà:
3.2.1. Theo khảo sát ý kiến người dân:
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn ý kiến khách quan của người dân về chất lượng
nguồn nước thủy cục mà họ đang sử dụng, có được kết quả như sau:
Hình 3.5.a: Đồ thị thể hiện tỉ lệ đánh giá chất lượng nướccủa các hộ gia đình
Nhận xét:
- 56% số hộ khảo sát cho rằng nước thủy cục đang dùng là sạch (nước trong,
không màu, không mùi vị), 42% cho rằng nước tương đối sạch, 2% ý kiến nào cho
rằng nước không sạch.
- Nước được cho là sạch đa số là những hộ sử dụng trực tiếp và có két được vệ
sinh định kì đúng cách.
- Còn ý kiến cho rằng là nước tương đối sạch chủ yếu là những hộ sử dụng két để
chứa nước, nhưng do lưu trữ không đúng cách lâu ngày cặn đóng lại, rong rêu xuất
hiện sinh ra màu và đục hơn trước nên nước không còn sạch như ban đầu.
- Ý kiến cho rằng nước không sạch là những trường hợp sau khi cúp nước và sau
mưa, nước bắt đầu có lại thì có màu đục, nhiều cặn, mùi Clo dư nồng gây khó chịu khi
sử dụng.
3.2.2. Theo kết quả phân tích:
- Mẫu nước của các hộ gia đình được lấy tại các vị trí sau:
+ Mẫu tại vị trí vòi gần đồng hồ.

+ Mẫu tại vị trí vòi của thiết bị vệ sinh sử dụng nhiều nước nhất.
+ Mẫu tại vị trí két hoặc vòi gần đáy két nhất.
 Độ pH:

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

3


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

-

-

-

-

-

-

Hình 3.6.a: Đồ thị thể hiện độ pH của các mẫu nước.
Từ kết quả phân tích ta thấy độ pH tại các vị trí lấy mẫu của các hộ đều nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT (khoảng 6,5-8,5).
Các mẫu tại vị trí két có độ pH cao hơn so với các mẫu ở vị trí vòi sau đồng hồ,

thiết bị vệ sinh do ở vị két nước lưu trữ lâu hơn, cộng thêm ở két ít vệ sinh nên chất
lượng giảm.
 Độ đục:

Hình 3.7.a: Đồ thị thể hiện độ đục của các mẫu nước.
Độ đục theo QCVN 01:2009/BYT là 2 NTU. Từ đồ thị của kết quả phân tích có thể
thấy các mẫu nước thủy cục tại các vị trí của các hộ gia đình đều đạt quy chuẩn và
nằm dưới 1NTU.
Độ đục ở vị trí két lớn hơn so với vị trí sau đồng hồ và thiết bị vệ sinh , tuy không
vượt quy chuẩn nhưng cho thấy nước ở vị trí két có nhiều cặn lơ lửng và không
sạch so với 2 vị trí kia, vì nước ở két lưu trữ lâu nên cặn dễ bị đóng lại làm nước có
độ đục cao.
 Độ màu:
Hình 3.8.a: Đồ thị thể hiện độ màu của các mẫu nước.
Từ đồ thị ta thấy độ màu tại các vị trí đều đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT (15
TCU) và nằm trong khoảng từ 0.75-4.96 TCU. Độ màu ở vị trí gần két cao hơn so
với vị trí gần đồng hồ và thiết bị vệ sinh.
Nước ở vị trí sau đồng hồ và thiết bị vệ sinh trong hơn so với vị trí ở két cho thấy
nguyên nhân là do két nước ít vệ sinh mà cứ bơm lên rồi trữ lại nên sinh rong rêu
bám vào thành két sinh ra màu.
 COD :
Hình 3.9.a: Đồ thị thể hiện COD của các mẫu nước.
Qua kết quả phân tích, COD theo pemanganat của tất cả các mẫu nước tại các vị trí
nằm từ khoảng 0,64 – 1,12 mg/l, cho thấy đều đạt QCVN 01:2009/BYT ( 2mg/l) .
Tại vị trí két cao hơn so với 2 vị trí còn lại. Cho thấy nước trong két có hàm lượng
chất hữu cơ cao nguyên nhân là do nước có rong rêu, cặn sinh ra mà lượng Clo dư
tại két lại không còn để khử trùng nên lượng hữu cơ cao.
 Clo dư:

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều


Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

4


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

-

-

-

-

Hình 3.10.a: Đồ thị thể hiện lượng Clo dư của các mẫu nước.
Theo giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT thì Clo nằm từ khoảng 0,3 -0,5
mg/l nhưng từ đồ thị cho thấy kết quả phân tích Clo dư tại các vị trí đều không đạt
quy chuẩn và nằm dưới 0,1 mg/l. Clo dư giảm dần từ vị trí vòi sau đồng hồ đến két
nước, có vị trí Clo bằng 0.
Do người dân lưu trữ nước ở két một thời gian nên Clo bay hơi và thất thoát ra bên
ngoài, đến khi sử dụng thì Clo dư không còn. Điều này sẽ làm chất lượng nước
giảm xuống vì Clo dư không còn để khử trùng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển.
 Chỉ số E.Coli:
Hình 3.11.a: Đồ thị thể hiện chỉ số E.coli của các mẫu nước.
Qua kết quả phân tích cho ta thấy mẫu nước tại vị trí vòi sau đồng hồ và ở thiết bị
vệ sinh không phát hiện E.coli, điều này cho thấy nước đạt quy chuẩn QCVN

01:2009/BYT đưa ra.
Tuy nhiên có 6/15 mẫu tại két chiếm 40% số lượng mẫu có E.coli xuất hiện, nằm
từ 3-9. Nguyên nhân là do két nước ở một số hộ không vệ sinh định kì, và nước lưu
lâu ngày nên lượng Clo dư bay hơi hết không còn để khử trùng loại bỏ vi sinh vật,
nên bây giờ nước ở két sẽ là môi trường tốt cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển.
Nước này không nên sử dụng để ắn uống, nhưng có thể sử dụng để giặt giũ.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận:
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, thu thập số liệu, phân tích rút ra
được những kết luận sau:
- Loại hệ thống cấp nước bên trong nhà chủ yếu là sử dụng két nước bơm trực tiếp
mà không cần phải dùng bơm để bơm nước lên két, cho thấy nước từ nhà máy
nước đảm bảo được áp lực để đưa nước lên két của đa số các khu vực trong quận,

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

5


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

-

-


-

-

-

tuy nhiên vẫn còn một số chỗ của quận phải dùng bơm mới đưa nước lên két nước
đặt trên mái.
Mạng lưới cấp nước đã bao trùm toàn bộ khu vực quận.
Các thiết bị vệ sinh ( hố xí bệt, hố xí xổm, vòi hương sen, chậu rửa chén đôi,...)
được sử dụng ở các hộ gia đình vô cùng đa dạng, phổ biến ở mức 3, cho thấy mức
sống của người dân ngày càng nâng cao.
Các hộ gia đình có điều kiện thì sử dụng các trang bị thiết bị vệ sinh mức độ tiện
nghi, hiện đại hơn và số lượng các thiết bị vệ sinh sử dụng cũng nhiều hơn do vậy
lượng nước tiêu thụ cao.
Hầu hết người dân chưa ý thức được việc vệ sinh két nước là điều cần thiết, giúp
cho nước được đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe. Tỉ lệ các hộ gia đình không
vệ sinh két nước định kì còn cao.
Các chỉ tiêu như pH, độ đục, COD tại các vị trí đều nằm đạt QCVN 01:2009/BYT ,
chỉ có E.coli tại vị trí két nước hoặc gần két nước nhất của một số gia đình vượt
quy chuẩn.
Tất cả các mẫu ở các vị trí đều có Clo dư dưới quy chuẩn cho phép.
Chất lượng nước tại các vị trí khác nhau trong hệ thống cấp nước đều khác nhau.
Hầu hết nồng độ tăng dần từ vị trí vòi sau đồng hồ, thiết bị vệ sinh dùng nước
nhiều nhất, đến két nước.

4.2. Kiến nghị:
-

-


-

-

Người dân cần nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nước thủy cục. Cần
ngắt các vòi nước khi không sử dụng, không để nước chảy tràn lan khắp nơi khi
không cần thiết.
Mọi người nên sử dụng đúng cách các thiết bị vệ sinh để giảm bớt lượng nước tiêu
thụ tránh vượt quy chuẩn.
Với các thiết bị sinh hoạt hiện đại như máy giặt, bình nóng lạnh, vòi hoa sen,…
nên sử dụng dạng thiết bị tiết kiệm nước có công suất vừa phải, khối lượng lớn để
sử dụng một lần đáp ứng nhu cầu chung của cả gia đình.
Các hộ gia đình nên dùng loại hệ thống cấp nước có két hoặc bể chứa-két trong nhà
để đảm bảo được cấp nước liên tục, thường xuyên.
Các hộ gia đình cần vệ sinh két nước định kì 3-6 tháng một lần để tránh cặn lắng
đọng, rong rêu phát triển trong két, để đảm bảo chất lượng nước trong quá trình sử
dụng không bị nhiễm bẩn.
Không nên lưu trữ nước quá lâu trong thiết bị chứa nước tránh tạo điều kiện cho vi
sinh vật phát triển, cặn lắng đọng dưới đáy, nên dùng hết nước chứa trong két từ
một, hai ngày.

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

6


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng

Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

-

-

Các công ty câp nước nên tính toán lượng Clo hợp lý để đưa vào mạng lưới vì
mạng lưới của đường ống câp nước dài nên lượng Clo có thể đầu mạng lưới đảm
bảo nhưng cuối mạng lưới không còn đủ để khử trùng.
Các công ty cấp nước nên kiểm tra hàm lượng Clo dư trên mạng lưới để bổ sung
trên các tuyến ống thiếu Clo của mạng lưới, để đảm bảo khi nước vào nhà người
dân vẫn còn đủ Clo để khử trùng.

PHẦN 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM EPANET ĐỂ KIỂM TRA HÀM
LƯỢNG CLO TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN THANH KHÊ
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẬN THANH KHÊ

1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lí:
Thành phố Đà Nẵng nằm ở tọa độ từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của
đất nước. Với vị trí trung độ như vậy thì trong 6 quận nội thành của mình, quận Thanh

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

7



Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Khê cũng có vị trí nằm giữa thành phố và được xem là đầu mối giao thông liên vùng
và quốc tế của thành phố Đà Nẵng
Thanh khê là quận nội thành nằm về phía Tây thành phố Đà Nẵng:
- Phía Đông : Giáp quận Hải Châu
- Phía Tây : Giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu.
- Phía Nam : Giáp quận Cẩm Lệ.
- Phía Bắc : Giáp vịnh Đà Nẵng với đường bờ biển dài 4,287km.

Hình 1.1.b: Bản đồ thành phố Đà Nẵng.
1.1.2. Địa hình:
Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái cho địa hình vừa có đồng bằng vừa có đồi núi.
Địa hình đồi núi có độ dốc lớn (>40%), độ cao khoảng từ 700m-1.500m, vùng núi cao
và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một
số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Thanh Khê thuộc vùng đồng bằng , địa hình tương đối bằng phẳng , có bờ biển
dài 4,287km, với đặc điểm là bờ biển ngang nên không thuận lợi cho việc khai thác
các dịch vụ thủy sản, du lịch và nuôi trồng thủy sản.
1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu của quận Thanh Khê thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,
nhiệt độ cao và ít biến động, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt .
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

8



Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do phía Bắc có đèo Hải Vân chắn , chế
độ nhiệt ít chênh lệch giữa mùa hè và mùa Đông, ở mức khoảng 3-50C.
- Nhiệt độ: trung bình từ 22o7C đến 29o0C
- Độ ẩm không khí: trung bình từ 75% đến 90%
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.066mm
- Nắng: Số giờ nắng trung bình: 2.158 giờ/năm
- Bốc hơi mặt nước: Lượng bốc hơi trung bình: 2.107mm/năm
- Mây: Trung bình lưu lượng toàn thể: 5,3; Trung bình lưu lượng hạ tầng: 3,3
- Gió:
Hướng gió B: Bắc, N: Nam, Đ: Đông, T: Tây
TB: Tây Bắc, ĐB: Đông Bắc, TN: Tây Nam.
Bảng 1.1.b: Tốc độ gió trung bình & gió mạnh nhất trong năm
Tháng

1

2

Tốc độ gió
Trung bình

4,4

Tốc độ gió
Mạnh nhất
Hướng gió


3

4

5

4,2 4,5

4,5

19

18

18

B

B

B

6

7

8

9


10

11

12

4,2 4,0

4,2

4,6

5,0

4,3

18

25

20

27

17

28

40


24

18

B

TN

B

TN TB, T ĐB

TB

B ĐB, B

Ghi chú: Tốc độ tính m/s
1.1.4 Đặc điểm thủy văn:
1. Tình hình thủy văn mùa cạn
a) Mực nước trung bình
Mực nước trung bình vùng sông không ảnh hưởng triều nhìn chung có xu thế
giảm dần từ tháng 1 đến giữa tháng 4, cuối tháng 4 và tháng 5 dòng chảy được nâng
cao hơn sau đó tiếp tục suy giảm đến giữa tháng 8. Mực nước trung bình tháng thấp
nhất trên hầu hết các sông tập trung chủ yếu vào thời kỳ cuối tháng 7, đầu tháng 8.
b) Mực nước thấp nhất
Mực nước thấp nhất năm thể hiện mức độ cạn kiệt của dòng chảy trong năm. Theo
số liệu đo đạc tại các trạm vùng sông không ảnh hưởng triều, mực nước thấp nhất năm
2008 xuất hiện vào cuối tháng 7 và mực nước thấp nhất năm vùng sông ảnh hưởng
triều xuất hiện chủ yếu vào đầu tháng 7; riêng tại Câu Lâu xuất hiện muộn hơn (cuối
tháng 7).

2. Tình hình thủy văn mùa lũ
a) Mực nước trung bình
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

9


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Mực nước trung bình các tháng mùa lũ (tháng 9-12) trên hầu hết các sông đều ở
mức xấp xỉ, cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
b) Mực nước cao nhất năm
Đặc trưng mực nước cao nhất năm (đỉnh lũ năm) thể hiện mức độ lũ lớn hay nhỏ
trong năm. Mùa lũ năm 2008, trên hầu hết các sông đã xuất hiện lũ đạt trên mức báo
động BĐ3.
1.1.5. Địa chất công trình:
Nền đất xây dựng ổn định, cường độ chịu tải của nền đất tốt.
Mực nước ngầm sâu, trữ lượng ít, các tính chất lý hóa của nước ngầm không ảnh
hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
1.2.1. Vị trí chiến lược:
Thanh Khê có một vị trí địa lý thuận lợi trong lòng Thành phố khi nằm trên trục
giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không nên có nhiều lợi
thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển. Quận
Thanh Khê còn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2.2. Hiện trạng dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2015 thì dân số của quận Thanh Khê là 190877 người
đứng thứ 2 về số dân trong 6 quận của Thành phố. Với mật độ dân số trung bình
20155,97 người/km2 trong khi diện tích chỉ 974 ha chiếm 0,97% diện tích của thành
phố.Thanh Khê là quận có mật độ dân số cao nhất của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên
phân bố không đồng đều ở các phường.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm 2015 của Thanh Khê là 1,97% cao hơn so với năm
2013 (1,88%) cho thấy tốc độ gia tăng dân số do dân nhập cư từ các tỉnh thành lân cận
Đà Nẵng như Quảng Nam, Huế, Quảng Trị và dân từ các quận khác trong thành phố
chuyển đến. Trong những năm gần đây đang tiếp tục thực hiện cải tiến đô thị nên
nhiều khu dân cư của quận được hình nên dân số của Thanh Khê vẫn còn nhiều biến
động.
Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn ở mức thấp mà tỉ lệ di cư từ nông
thôn ra thành thị cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cần phải giải quyết cho quận cũng như
thành phố về nhiều mặt. Dân số tăng lên dẫn đến nhu cầu nhà ở, việc làm cũng tăng
lên trong khi kinh tế vẫn phát triển chậm. Từ những nhu cầu của dân di cư không đáp
ứng được sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tệ nạn gia tăng. Quy mô hộ gia đình sẽ
giảm xuống cùng với tỷ lệ di cư đang tăng lên và các tập quán xã hội thay đổi.
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

10


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Bảng 1.2.b: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các đơn vị hành chính của
Thành phố Đà Nẵng (nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2015)
Số TT


Đơn vị hành chính

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(Km2)

(người)

(người/km2)

1

Quận Hải Châu

23,29

209 641

9 001

2

Quận Thanh Khê

9,47


190 877

20 156

3

Quận Liên Chiểu

74,52

158 558

2 128

4

Quận Cẩm Lệ

35,84

108 704

3 033

5

Quận Sơn Trà

63,39


153 940

2 428

6

Quận Ngũ Hành Sơn

40,19

76 273

1 898

7

Huyện Hòa Vang

733,18

130 845

178

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận Thanh Khê:
a.

Kinh tế :


Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của
thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam với vị thế thuận lợi như vậy giúp cho
Thanh Khê dễ dàng phát triển thương mại, dịch vụ của quận so với các quận khác.
Cơ cấu kinh tế quận có sự dịch chuyển từ cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế lấy thương mạidịch vụ làm mũi nhọn, tương thích với sự thay đổi cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động
của quận cũng thay đổi theo cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua quận đã thu hút
được nhiều doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế đầu tư, mở rộng quy mô trên địa bàn
quận góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động địa phương.
b.

Giáo dục:

Hiện nay trên địa bàn quận có tổng cộng 62 trường, 50033 học sinh từ mầm non
cho đến đại học được phân bố như sau:
- Mầm non có 32 trường, trong đó có 10 trường công lập và 22 trường ngoài công
lập, tổng số giáo viên là 897 người, tổng số học sinh là 9429 học sinh phân bố đều
trong quận.
- Trường Tiểu học có 15 trường, tổng số giáo viên là 594 người, tổng số học sinh
là 15849 học sinh
- Trường THCS có 10 trường, tổng số giáo viên là 476 người, tổng số học sinh là
9777 học sinh

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

11


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng

Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

- Trường THPT có 2 trường với tổng số giáo viên là 229 người, tổng số học sinh là
4560 học sinh
- Trên địa bàn quận có 2 trường đại học, 1 trường cao đẳng với số lượng sinh viên
hiện có của năm 2015 là 17580 sinh viên
( Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2015)
c.

Y tế:
Trên địa bàn quận có 4 bệnh viên:
- Bệnh viện 1 nằm ở phía Nam của quận với quy mô 258 giường bệnh
- Bệnh viện 2 nằm ở phái Bắc của quận với quy mô 100 giường bệnh
- Bệnh viện 3 nằm ở giữa quận với quy mô 100 giường bệnh
- Bệnh viện 4 nằm ở giữa quận với quy mô 190 giường bệnh

1.2.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng của quận Thanh Khê:
a.

Thoát nước:

Thoát nước mặt:
Thanh Khê thuộc vùng đồng bằng ven biển có độ cao trung bình từ 2,5÷6m, tương
đối thuận lợi về thoát nước.Hướng thoát nước của quận hiện đổ ra sông Hàn và biển,
một số khu vực ở các phường trong quận nước thoát đổ vào cống tập trung trước khi
đổ ra sông, biển.
Khu vực phía Nam của quận:
+ Hướng thoát: chủ yếu đổ ra sông Hàn
+ Khẩu độ: cống hộp có các kích thước 2x2.3x1.5m, 3x2.4x2.1m, 3x3x3.2m,
4.5x2.5m, 4x1.4m; cửa xả khẩu độ 3x1.5m; Kênh có các khẩu độ Bm=30m, Bđáy=9m

mái dốc m=1.75
Khu vực phía Bắc của quận:
+ Hướng thoát: xả ra sông Phú Lộc rồi đổ ra biển
+ Hệ thống thoát nước: Tuyến kênh có khẩu độ Bmặt=11m, Bmặt=15m,
Bmặt=18m, Bmặt=20m, Bmặt= 30m.
Thoát nước thải:
Hệ thống thoát nước thải hiện có ở TP Đà Nẵng cũng như ở quận Thanh Khê chủ
yếu là hệ thống thoát nước chung. Hệ thống thu gom riêng về TXLNT hầu như rất ít
chỉ có ở một số khu quy hoạch mới.
Hầu hết các hộ gia đình đều có bể phốt. Đối với bể phốt hộ gia đình, chỉ có một tỉ
lệ nhỏ nước thải đầu ra được đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước về TXLNT, số
còn lại để ngấm trực tiếp từ bể phốt xuống nền đất.

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

12


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Quận Thanh Khê có trạm XLNT Phú Lộc với Diện tích 4.5 ha - Công suất TK
40.000 m3/ngđ với công nghệ xử lý kỵ khí, hiệu suất hoạt động của nhà máy XLNT
đạt 90% công suất thiết kế. Nước thải sau xử lý đạt loại B (theo QCVN
40:2011/BTNMT; QCVN 11:2008/BTNMT)
- Nước thải của các nhà máy trong quận qua xử lý sơ bộ tại nhà máy mới đổ vào
trạm XL
- Nước thải bệnh viện được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý

- Nước thải các khu dịch vụ: Các khách sạn dọc bờ biển Đông có trạm xử lý nước
thải riêng trong khuôn viên khách sạn.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải không hoàn chỉnh, trong
nhiều năm, sông Phú Lộc là một trong những trọng điểm về ô nhiễm môi trường trên
địa bàn thành phố.
b.

Quản lý chất thải rắn:

- Khối lượng thu gom: Hiện nay Công ty môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng
thu gom chất thải rắn bình quân được 252.500 tấn/năm, tỷ lệ thu gom đạt 92% lượng
rác phát sinh trên địa bàn thành phố.
- Xử lý chất thải rắn: Hiện nay thành phố Đà Nẵng có 1 khu xử lý chất thải rắn
Khánh Sơn tại quận Liên Chiểu nên tất cả nguồn chất thải rắn phát sinh từ quận Thanh
khê đều được đưa về đây xử lý.
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn tương đối mới, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 8km về phía Tây, được vận hành từ năm 2007.
+ Công nghệ chôn lấp rác thải sinh hoạt
+ Quy mô bãi chôn lấp: 48,3 ha
+ Công suất xử lý: 650 tấn/ngày
+ Thời gian đóng bãi: 2022
+ Phương pháp thu và xử lý nước rỉ rác từ các ô chôn lấp: Đặt ống thu gom nước
rỉ tập trung về hệ thống xử lý nước rỉ rác.
+ Công nghệ đốt rác thải công nghiệp và y tế nguy hại: Công suất lò đốt: 200kg/h
và 100kg/h
c.

Giao thông – Vận tải:

Quận Thanh Khê có tổng chiều dài đường khoảng 68 km. Mạng lưới giao thông

đường bộ của Thanh Khê tương đối tốt với 4 trục đường lớn, quan trọng: Trường
Chinh (chiều dài qua quận Thanh Khê: 3.100m), Điện Biên Phủ (chiều dài qua quận
Thanh Khê:2.550 m), Nguyễn Tất Thành (chiều dài qua quận Thanh Khê: 5.000 m),
Nguyễn Văn Linh (chiều dài qua quận Thanh Khê: 1.200 m). Ngoài ra còn có hệ thống
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

13


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

đường nội bộ dày đặc, ga Đà Nẵng là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành
phố Đà Nẵng và gần sân bay Đà Nẵng.
d.

Cấp điện:

Hệ thống cấp điện sinh hoạt cho quận hoàn chỉnh, đảm bảo tất cả các nơi , khu
vực thuộc quận đều được sử dụng điện.
Tất cả các tuyến đường trong khu vực trung tâm quận và các khu vực dân cư mới
đã có hệ thống chiếu sáng giao thông đạt tiêu chuẩn.
Các tuyến đường Điện Biên Phủ, đường Lê Duẩn, đường Nguyễn Văn Linh được
bố xây dựng hệ thống chiếu sáng ngầm đạt được mỹ quan đô thị cao, cũng như sử
dụng hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao..
e.

Thông tin liên lạc:


Đã có tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện
thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh,
chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn
thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu
thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài
Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến
cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà
Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có
nền kỹ thuật viễn thông phát triển.
1.3. Hiên trạng hệ thống cấp nước của quận Thanh Khê:
Hiện nay đa phần khu vực quận Thanh Khê đã được cấp nước sạch với 98% dân
số của quận sử dụng nước cấp với tiêu chuẩn cấp nước cho mỗi người của quận là
140l/ngày/người. Nước của quận sử dụng chủ yếu từ trạm cấp nước nhà máy Sân Bay
và Cầu Đỏ.
1.3.1. Nhà máy nước:
1. Nhà máy nước Cầu Đỏ:
Nhà máy nước Cầu Đỏ:
- Vị trí: Nhà máy nước Cầu Đỏ nằm trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm
Lệ, TP Đà Nẵng.
- Năm xây dựng: 1967
- Công suất thiết kế: 170.000 m3/ngày, trong đó:
+ Cụm xử lý cũ: 50.000 m3/ngày
+ Cụm xử lý mới: 120.000 m3/ngày

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

14



Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

- Công suất thực phát: Lượng nước sản xuất tại Nhà máy tăng đều hàng năm. Hiện
nay nhà máy hoạt động với công suất Qtb = 148.507 m3/ngày (Từ 114.410 ÷ 180.933)
m3/ngày.
- Trạm bơm cấp I làm việc ổn đinh, hiện nay đã có 4 bơm công suất 2.650 m3/h,
H=19m đảm bảo lượng nước thô cho trạm xử lý.
- Cụm xử lý 50.000 m3/ng được cải tạo đưa vào hoạt động năm 2011, 2012. Sử
dụng dây chuyền công nghệ cũ, trải qua nhiều thời kỳ cải tạo nâng cấp nên hệ thống
không đồng bộ. Hệ thống van khóa vận hành thủ công gây khó khăn cho công tác quản
lý vận hành. Cốt bể chứa trạm cũ và cốt bể chứa cụm xử lý mới có sự chênh lệch do đó
cần phải có trạm bơm trung chuyển để tận dụng hết được lượng nước sau xử lý của
dây chuyền xử lý cũ.
- Cụm xử lý 120.000 m3/ng: các bể lắng, lọc đã xảy ra hiện tượng xuống cấp. Đặc
biệt bể lắng lamella chưa có mái che nên dẫn đến giảm tuổi thọ tấm lắng, tạo tảo
xanh…
- Trạm bơm cấp II: có 4/6 bơm được lắp biến tần nhằm cải thiện hiệu suất làm
việc. Thưc tế các bơm hiên nay đang bị xâm thực nặng, có tiếng ồn khi chạy…dẫn đến
tuổi thọ bơm giảm, hiệu suất bơm chưa cao. Chế độ vận hành trạm bơm chỉ tính cho
việc cung cấp nước sinh hoạt, khi có cháy xảy ra chưa có chế độ vận hành cụ thể trong
trường hợp này.
- Hệ thống thoát nước hoạt động tốt; hệ thống xử lý bùn còn đơn giản
- Công nghệ thiết DD
bị, phèn
côngVôi,
trình
xử lý tại NMN Cầu Đỏ nằm ở mức độ trung bình.

PAC
Sông Yên
Cụm
xử lý cũ 50.000 m3/ngày
Trạm bơm An Trạch
Clotự động: rửa
Hầu hết việc vận hành là thủ công, một số công việc được thực hiệnDD
bán
lọc, châm hóa chất, vận hành bơm cấp I, cấp II…
- Hệ thống châm clo chưaBể
ổntrộn
định+ Phản
do điều
clonhanh
vào các
bể chứa
ứngchỉnh
+ Lắnglượng
ngang
Bể lọc
Bể chứa
nướcbằng
sạch
thủ công, chất lượng nước thay đổi theo giờ nên không điều tiết van kịp thời.
- Hệ thống bể chứa nước sạch: Có hai bể chứa, mỗi bể dung tích thiết kế 10.000
Bùn
Sơthực
lắng tế,
Trạm
bơmtích

cấp1
m3. Cầu
TheoĐỏsốHồ
liệu
dung
bể chứa chiếm 16,67% gồm cả dung tích điều hòa,
Sông
Bể chứa bùn
Nơi quy định
dung tích dùng cho bản thân trạm 5% và dung tích dự trữ chữa cháy là chưa đảm bảo.
- Diện tích sử dụng nhà máy vẫn có khả năng đáp ứng cho tăng công suất lên
khoảng
30%.
DD phèn
Vôi, PAC
Cụm xử lý mới 120.000 m3/ngày
DD Clo
Bể trộn

Nước thải

Bể phản ứng Bể lắng La menBể lọc nhanhBể chứa nước sạch

Bể chứa bùn

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Trạm bơm cấp 2

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương


Bùn

Nơi quy định

Mạng lưới

15


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Hình 1.2.b: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước nhà máy nước Cầu Đỏ

2. Nhà máy nước Sân Bay:
- Vị trí: Nhà máy nước Sân Bay nằm trên địa bàn phường An Khê. Quận Thanh
Khê, TP Đà Nẵng.
- Năm xây dựng: 1969
- Công suất thiết kế: 30.000 m3/ngày, trong đó:
+ Cụm xử lý cũ: 12.000 m3/ngày
+ Cụm xử lý mới: 18.000 m3/ngày
- Công suất thực phát: Lượng nước sản xuất tại Nhà máy tăng đều hàng năm. Hiện
nay nhà máy hoạt động với công suất Q=33.869 m3/ngày (29.987 ÷ 39.281 m3/ngày).
Các công trình đang làm việc tương đối ổn định và vượt công suất thiết kế. Cụ thể
như sau:
- Trạm bơm cấp I (đặt tại NMN Cầu Đỏ) làm việc tốt.
- Cụm xử lý 12.000 m3/ng.đêm do công nghệ cũ nên phải sử dụng nhiều hóa chất
và chất lượng nước chưa cao.


Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

16


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

- Cụm xử lý 18.000 m3/ng: thường xuyên làm việc vượt tải, tuy vậy vẫn hoạt động
tốt.
- Dung tích bể chứa: hiện có 2 bể chứa tổng dung tích 4.000 m3, chiếm 13,3%
tổng công suất nhà máy.
- Trạm bơm cấp II: Có 2/3 bơm được lắp đặt biến tần, các bơm hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, trên thực tế vào các giờ cao điểm và các dịp lễ, tết trạm cấp II phải hoạt
động tăng cường với công suất từ 40.000÷45.000 m3/ng.đêm. Như vậy trạm bơm cấp
2 đã làm việc quá tải so với công suất thiết kế.
- Hệ thống thoát nước hoạt động tốt; bể chứa bùn đã có kế hoạch di dời và thay
thế bằng hệ thống xử lý hiện đai.
- Công nghệ thiết bị, công trình xử lý tương đương tại NMN Cầu Đỏ, nằm ở mức
độ trung bình. Phần lớn việc vận hành là thủ công, một số công việc được thực hiện
bán tự động: rửa lọc, châm hóa chất, vận hành bơm cấp I, cấp II, giám sát chất lượng
nước…

DD Clo cấp 2

Cụm xử lý 12.000 m3/ngày

Bể trộn + Phản ứng + Lắng li tâm

Bể lọc nhanh

Bể chứa nước sạch

DD phèn vôi PAC

Trạm bơm cấp1 NMN Cầu Đỏ
Bể phân phối nước thô

Bể chứa bùn
Bùn

Cụm xử lý 18.000 m3/ngày DD phèn vôi PAC

Bể trộn

Bể phản ứng

Nơi quy định

Trạm bơm cấp 2

DD Clo cấp 2

Bể lắng La men Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch

Mạng lưới
Nước thải
HT TN
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều


Bể chứa bùn
Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

Bùn

Nơi quy định

17


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Hình 1.3.b: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước nhà máy nước Sân Bay
1.3.2. Mạng lưới cấp nước:
1.3.2.1.

Phân vùng và khu vực cấp nước:

Mạng lưới đường ống cấp nước Đà Nẵng có cấu tạo ba cấp, bao gồm mạng cấp I,
mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan.
Toàn bộ khu vực thành phố được phân thành 6 vùng cấp nước với 6 chi nhánh
quản lý độc lập có 47 khu vực.
Hiện tại vùng Thanh Khê được phân chia mạng lưới thành 5 khu vực như sau:
Khu vực Thanh Khê 1: Ký hiệu TK.01
Chưa có đường ống chính khu vực, chỉ có mạng cấp III là đường ống phân phối có
đường kính đến D200.
Khu vực Thanh Khê 2: Ký hiệu TK.02
Hệ thống đường ống chính có đường kính D600 DI, D500 DI, D300 PVC chỉ có 1

tuyến dẫn chính chạy dài theo một bên khu vực, không có ống nối.
Khu vực Thanh Khê 3 Ký hiệu TK.03
Hệ thống đường ống chính có đường kính D800 DI, D700 DI, D500 DI, D300
PVC là mạng vòng, thiếu đường ống nối để điều hòa lưu lượng.
Khu vực Thanh Khê 4 Ký hiệu TK.04
Hệ thống đường ống chính có đường kính D700 DI, D600 DI, D500 DI, D300
PVC là mạng cụt và chỉ bao phủ một phần khu vực, không có ống nối.
Khu vực Thanh Khê 5 Ký hiệu TK.05
Hệ thống đường ống chính hầu như không có, chỉ có một đoạn ống D600 DI đi
ngang qua khu vực, không có ống nối. Đã thế việc cấp nước cho khu vực không lấy
trên tuyến D600 này mà từ tuyến ống phân phối D200 dọc theo đường Nguyến Tất
Thành dẫn nước từ Khu vực HC1-Vùng Hải Châu về.

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

18


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

1.3.2.2.

Vật liệu ống:

Vật liệu ống sử dụng chủ yếu là gang dẻo, thép và nhựa PVC. Từ năm 1998 ÷
2000 mạng lưới được lắp đặt bằng ống thép, loại ống này có nhược điểm là rất dễ bị
xâm thực, tuổi thọ không cao (20÷25 năm), nên thời hạn sử dụng không còn nhiều.

Đến giai đoạn năm 2003÷2005 lắp đặt ống gang có ưu điểm là độ bền và khả năng
chống xâm thực cao, thời hạn sử dụng 40÷50 năm, nên vẫn còn hoạt động tốt cho đến
hiện nay.
1.3.2.3.

Cấu tạo mạng lưới:

Mạng lưới của quận vừa cụt vừa vòng nhưng chủ yếu là mạng cụt
Rất ít các khu vực đảm bảo ống chính là 02 ống, hầu như khoảng cách ống chính
là lớn (thông thường 300÷600m).
Không có ống nối để điều hoà lưu lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự
làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
Đường ống chính đặt ở những tuyến đường có cốt địa hình cao để thêm khả năng
đảm bảo áp lực cần thiết trong các ống phân phối, như tuyến đường Trường Chinh,
đường Điện Biên Phủ.
Hệ thống mạng lưới được hình thành khi chưa có quy hoạch định hướng tổng thể,
nên ngoài những khu vực hiện trạng thiếu đường ống chính, tại các dự án mới hình
thành cũng chưa có tuyến ống chính, đa phần các ống chính nằm trên các trục giao
thông có dự án cấp nước riêng.
1.3.2.4.

Bố trí ống trên đường phố:

Hầu hết các công trình hạ tầng đều bố trí chung trên phạm vi vỉa hè. Nhưng vỉa
hè không đủ bề rộng để bố trí ống đảm bảo khoảng cách giữa ống cấp nước với công
trình hạ tầng khác theo yêu cầu trong quy chuẩn. Khi ống cấp nước đặt song song với
ống thoát nước bẩn (ống thoát chung) và ở cùng độ sâu thì khoảng cách mặt bằng giữa
hai thành ống là 1÷1,5m.
1.3.2.5.


Các thiết bị mạng lưới cấp nước:

Trên mạng lưới có các thiết bị như van hai chiều, van xả khí, van xả cặn, đồng hồ
đo nước được lắp đặt đúng vị trí cần thiết và phù hợp đúng theo quy chuẩn quy phạm
ban hành.
Hầu hết tất cả các điểm đấu nối từ mạng lưới vào nhà dân đều phải đặt đồng hồ để
tiện quản lý mặc dù vị trí cấp nước nằm trong khu vực đã có đồng hồ quản lí. nay. Ống
nhựa có nhược điểm là rất dễ bị lão hóa khi gặp nhiệt độ cao. Nên mạng lưới của quận
chủ yếu sử dụng ống gang để vận chuyển nước.

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

19


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

1.3.2.6.

Quản lí kỹ thuật mạng lưới cấp nước:

Công tác quản lí kỹ thuật mạng lưới do chi nhánh quận với hệ thống nhân viên
chăm sóc thực hiện. Mỗi chi nhánh đảm nhiệm vùng do mình quản lí, bao gồm tất cả
các đường ống sau đồng hồ quản lí của vùng. Mạng lưới đường ống trước đồng hồ
quản lí vùng do phòng điều độ điều hành với xí nghiệp xây lắp của Dawaco thực hiện.
Công việc cụ thể như sau:
- Theo dõi định kỳ chế độ làm việc của mạng lưới cấp nước.

- Sữa chữa các chỗ hư hỏng và sửa chữa định kỳ. Thay thế các van kém chất
lượng, thường xuyên rò rỉ không kín nước, các loại van Hiệp Lực (van nghịch) trên
mạng lưới để đảm bảo vận hành, sửa chữa và thay thế đường ống, thiết bị khi cần thiết.
- Tẩy rửa khử trùng đường ống cấp nước. Hệ thống mạng lưới đường ống phân
phối được súc xả định kỳ mỗi năm 1 lần.
- Các biện pháp quản lí chống thất thoát và thất thu cước.

Chương 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM EPANET ĐỂ KIỂM TRA HÀM
LƯỢNG CLO TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

2.1. Giới thiệu phần mềm Epanet:
Trong thiết kế mạng lưới cấp nước, việc quan trọng nhất là xác định được đường
kính kinh tế và tổn thất cột nước tối ưu cho tất cả các đoạn ống trong mạng. Trong
quản lý vận hành hệ thống cấp nước, cần phải thường xuyên điều chỉnh sự hoạt động
của hệ thống cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của đối tượng dùng nước. Nên cần phải
biết rõ hơn sự chuyển động và sự biến đổi của nước trong hệ thống phân phối nước kể
từ khi nước đi từ trạm xử lý vào mạng lưới. Vì vậy phần mềm Epanet sẽ giúp ta thực
hiện những việc này đơn giản hơn.
EPANET là chương trình tính toán mạng lưới cấp nước, có khả năng mô phỏng
thuỷ lực và chất lượng nước có xét đến yếu tố thời gian. Chạy trên nền Windows,
EPANET tạo được một môi trường hoà hợp cho việc nhập và xuất dữ liệu của mạng

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

20


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng

Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

lưới, chạy mô hình mô phỏng quá trình thuỷ lực và chất lượng nước, quan sát kết quả
theo nhiều cách khác nhau.
 Khả năng mô phỏng thuỷ lực:
Mô hình mô phỏng thủy lực chính xác là điều kiện tiên quyết cho sự mô phỏng
chất lượng nước một cách hiệu quả. Epanet chứa các công cụ phân tích thủy lực rất
tốt, có khả năng sau:
- Có thể phân tích mạng lưới cấp nước không giới hạn về quy mô.
- Tính toán tổn thất ma sát
- Tính được cả các tổn thất cục bộ ở các đoạn cong, đoạn nối....
Mô hình hoá máy bơm với số vòng quay cố định hoặc thay đổi
- Tính được năng lượng bơm và giá thành bơm.
- Mô phỏng các loại van khác nhau.
- Cho phép mô phỏng bể chứa nước có nhiều hình dạng khác nhau ( đường kính
có thể thay đổi theo chiều cao).
Tính đến sự biến đổi nhu cầu nước tại các nút, mỗi nút có thể có một biểu đồ
dùng nước riêng.
- Mô hình hóa lưu lượng dòng chảy phụ thuộc áp suất từ các nút theo kiểu vòi
phun.
- Có thể cho hệ thống làm việc khi mực nước trong các bể ứng với các trường
hợp: không biến đổi, thay đổi theo thời gian, hoặc điều khiển theo quy tắc phức tạp.
 Khả năng mô phỏng chất lượng nước:
Ngoài việc mô hình hoá thuỷ lực, EPANET cho phép mô hình hoá chất lượng
nước đặt biệt là Clo
 Sơ đồ khối thực hiện:
Kiểm tra các thông số thủy lực
của mạng lưới

Mô tả hệ thống làm việc


Chạy phân tích chất lượng

Xem kết quả
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

21


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Hình 2.1.b: Sơ đồ khối chạy phần mềm Epanet
 Cách tiến hành cụ thể như sau:
• Kiểm tra các thông số thủy lực của mạng lưới.
- Từ hiện trạng mạng lưới cấp nước của quận Thanh Khê ta nhập số liệu của các
đối tượng.
- Chạy kết quả thủy lực.
- Kiểm tra áp lực cần thiết, vận tốc, tổn thất có nằm trong giới hạn cho phép
không.
• Mô tả hệ thống làm việc:
 Chế độ sử dụng nước.
+ Từ Data Browser chọn Pattern để soạn thảo. Nhấn nút Edit để hiện ra hộp
thoại Pattern Editor. Trong ô Pattern ID đặt tên vào.
+ Điền phần trăm sử dụng nước của từng giờ vào Multiplier. Tiếp đến bấm OK.

 Hệ số phản ứng phân rã.
+ Từ Data Browser chọn Options-quality để soạn thảo. Nhấn nút Edit để hiện ra

hộp thoại Quanlity Option. Trong ô Parameter gõ vào từ “ Chlorine”.
+ Chuyển sang Options-Reactions trong Browser. Với Global Bulk Coefficient
nhập giá trị phân rã. Điều này phản ánh tốc độ mà tại đó Clo sẽ phân rã do những phản
ứng trong khối dòng theo thời gian. Tốc độ này sẽ áp dụng cho tất cả các ống trong
mạng lưới . Bạn có thể sửa trị số này cho các ống riêng lẽ nếu bạn cần.
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

22


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

* Tốc độ phân rã của Clo trong ống phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của nước
trong ống , vật liệu làm ống, thời gian, và chiều dài đoạn ống.
Các phản ứng của Clo dư trong nước:
- Trong quá trình vận chuyển thì Clo dư tác dụng với nước tạo ra các phân tử axit
hypocloro (HOCl), là hợp chất có khả năng khử trùng rất mạnh. Sẽ tác dụng với các
vi sinh vật và sắt do quá trình oxy hóa đường ống vì ống chủ yếu làm từ gang
+ Quá trình hủy diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng
khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế
bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến tiêu diệt tế bào.
+ Sắt từ quá trình oxy hóa không đáng kể nên quá trình phản ứng này ít xảy ra.
Nên chọn độ phân rã bằng -1.0

 Nồng độ Clo tại bể chứa.
+ Hãy nhấp vào bể nước và ấn định Initial Quality của nó bằng 0,5mg/l hoặc có
thể thay đổi theo yêu cầu của mình. Đây là nồng độ Clo liên tục đi vào mạng.

Ta chọn 0,5mg/l vì nước tại nhà máy chạy trên nhiều tuyến ống của nhiều quận
chứ không phải một quận nên quá trình vận chuyển sẽ dài, có thể đầu mạng lưới Clo
đảm bảo nhưng cuối mạng lưới sẽ không đảm bảo. Thêm việc, không thể lấy mẫu trực
tiếp trên đường ống chính được vì điều kiện không phép nên Clo dư trên tuyến ống
chính sẽ không chính xác vì vậy ta chạy giả định với Clo dư ban đầu tại nhà máy đạt
chuẩn bằng 0,5mg/l.

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

23


Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.



Chạy phân tích chất lượng.

+ Bấm vào run để chạy kết quả.
• Xem kết quả.
-

+ Bấm vào Graph hộp thoại Graph Selection xuất hiện:
Chọn Time Series vào Parameter chọn Chlorine, sau đó add những nút cần xem để
biết được sự thay đổi Clo trong 24h của các nút.
Chọn Contour Plot vào Parameter chọn Chlorine, rồi vào Time Period chọn thời
gian cần xem Clo trên các vùng của mạng lưới.


2.2. Kiểm tra thủy lực:
2.2.1. Nhu cầu dùng nước của quận:
2.2.1.1.Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt khu dân cư:
Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình ngày đêm

Q

max − SH
ng

=

q × N × fi
× K ng . max (m 3 / ngđ )
1000

Trong đó
+ Ni : Dân số cấp nước tính toán N = 190877 (người)
+ qi : Tiêu chuẩn cấp nước tính cho đầu người trong một ngày đêm ,qi = 140
(l/ng.ngđ)
+ fi : tỷ lệ dân được cấp nước % , fi =98%
+ Kngày-max: Hệ số dùng nước không điều hoà lớn nhất ngày đêm
Kngày-max = 1,2 ÷ 1,4(theo [1]) ; chọn Kngày-max = 1.2 ( vì Đà Nẵng thuộc vùng nắng
nóng nên các ngày dùng nước đều như nhau, dùng nhiều nên hệ số K càng nhỏ)
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

24



Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và sử dụng phần mềm Epanet để kiểm tra hàm lượng
Clo trên mạng lưới cấp nước tại quận Thanh Khê.

Q

max − SH
ng

=

140 × 190877 × 98%
× 1,2 = 31425,99(m 3 / ngđ )
1000

2.2.1.2.Nhu cầu dùng nước của trường hoc, bệnh viện:
a. Trường hoc:
Trên địa bàn quận có 2 trường trung học phổ thông, 2 trường Đại học, 1 trường
Cao đẳng
Lưu lượng nước cấp cho nhu cầu dùng nước của trường học:
N × qTH
QTH = 1000 (m3/ngđ)

Trong đó
+ N: số học sinh trong trường (người).
+ qTH: tiêu chuẩn cấp nước cho trường học, (bảng 1, mục 3.2 theo TCVN
4513:1988).
Bảng 2.1.b : Lưu lượng dùng nước của các trường học.
ST

T

Loại trường

1
2

Số học sinh

Tiêu chuẩn
dùng nước
(l/ng.ngđ)
[3]
20
20

Lưu
lượng
(m3/ngđ)

THPT Thái Phiên
2400
48
THPT Quang trung
2160
43,2
Đại học Thể Dục Thể
3
4170
20

83,4
Thao
4 Đại học Duy Tân
7210
20
144,2
5 CĐ Thương Mại
6200
20
124
Tổng
22140
442,8
Bảng 2.2.b. Lưu lượng nước tiêu dùng cho trường học theo từng giờ trong một
ngày đêm ( phụ lục 2).
b. Bệnh viện:
Khu vực bệnh viện đa khoa với 4 bệnh viện, tổng số giường là 648 giường.
Lưu lượng nước cấp cho nhu cầu dùng nước của bệnh viện:
N × q BV
QBV = 1000 , (m3 / ngđ)

Trong đó
+ qBV: Tiêu chuẩn cấp nước theo số giường bệnh tùy theo quy mô của giường
bệnh viện (l/ng.ngđ) ).
Đối với bệnh viện đa khoa: qBV = 300 l/ng.ngđ ( Theo TCVN 4513:1988)
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều

Hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lan Phương-ThS. Mai Thị Thùy Dương

25



×