Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

gởi cho trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.06 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một nghành, nghề mới ở Việt Nam. Do vậy, nhận thức
của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn hạn chế. Thứ nhất, nhiều người nhầm
lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn công tác xã
hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể... Thứ hai, vai trò và vị thế
cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở Việt Nam chưa được
khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành
công tác xã hội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã hội là một hệ thống liên kết các
giá trị,lý thuyết và thực hành.công tác xã hội là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực
tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cở sở tôn trọng quyền lợi, bình đẳng, giá
trị của mỗi cá nhân,nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc
hoạt động cũng như trong các quy điều đạo đức trong công tác xã hội.
Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của NVXH
giúp đỡ các người khuyết tật tăng cường hay khôi phục các chức năng xã hội của
họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hộ trợ người khuyết
tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc, trợ giúp họ một cách hiệu
quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội
trên nền tảng sự công bằng như những người khác.


PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Đặt vấn đề
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và các
cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát triển trong
tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng,nhiều trẻ khi sinh ra phải chịu
những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn, không nghe
được những âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít trò chuyện với những bạn
cùng trang lứa hay không được nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời và cơ thể phát
triển không giống các bạn,trí tuệ của các em không như người ta...


Trong những năm gần đây, giáo dục trẻ em khuyết tật được xã hội quan tâm.
Luật người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý bảo quyền được cơ hội phát
triển. Chỉ đạo ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể: Ban chỉ
đạo giáo dục khuyết tật của bộ Giáo dục và Đào tạo được củng cố,hoàn thiện theo
từng giai đoạn, đảmbảo cho việc quản lý Nhà nước về việc giáo dục khuyết tật
ngày càng sâu sắc, chặt chẽ. Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp thành
phố,cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên viên phụ trách, các cơ sở giáo dục có giáo viên
cốt cán về giáo dục khuyết tật. Và ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được học giáo
dục hòa nhập ở các Trường tiểu học lân cận. Giáo dục hoà nhập dựa trên quan
điểm tích cực về trẻ khuyết tật. Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất
định, chính từ sự đánh giá đó mà trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải
là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Từ đó người
ta tập trung quan tâm, tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được. Các
em sẽ làm tốt những việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình. Trong giáo
dục, gia đình, cộng đồng, xã hội cần tạo ra sự hợp tác và hoà nhập với các em trong
mọi hoạt động. Vì thế các em phải được học ngay ở trường học gần nhất, nơi các
em sinh ra và lớn lên. Các em luôn luôn được gần gũi gia đình, luôn được sưởi ấm


bằng tình yêu của cha, mẹ, anh, chị mình và được cả cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ.
Trẻ khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các
bạn học sinh bình thường. Cũng như mọi học sinh khác, học sinh khuyết tật là
trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi
công việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng "trường học cho
mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người".
Và Trường Tiểu học Hồng Quang là một trong những ngôi trường có tiếp nhận
học sinh khuyết tật đi học hòa nhập, và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có thể
theo kịp các bạn. Các em học sinh khuyết tật mà Trường tiếp nhận là những trẻ bị
tự kỷ nhẹ, bi thiểu năng trí tuệ.
Đối với một Sinh viên, muốn hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành khóa

học một cách tốt nhất, thì trong quá trình học tập phải có sự kết hợp giữa lí thuyết
và thực hành. Hiểu được nhu cầu thiết thực của Sinh viên, các Thầy Cô khoa Tâm
Lý Giáo Dục - Trường Đại học Sư Phạm đã tổ chức nhiều đợt thực hành, thực tế
giúp Sinh viên cọ sát thực tiễn, tăng năng lực cho bản thân.
Sau khi hoàn thành khóa học lý thuyết môn Công tác xã hội với nhóm tại
trường, chúng tôi được Thầy Cô liên hệ cho đi thực hành môn Công tác xã hội với
nhóm tại Trường Tiểu học Hồng Quang, Thành phố Đà Nẵng. Đợt thực hành này
sẽ giúp Sinh viên có điều kiện áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, tích lũy kinh
nghiệm thực tế, tăng cường tính chủ động và sáng tạo trong việc tiếp cận thân chủ,
tìm hiểu thông tin, xác định nhu cầu, đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch trợ giúp và
hỗ trợ thân chủ. Lớp mà chúng tôi được phân công thực hành là lớp 2. Công việc
của chúng tôi ở cơ sở là tìm và thiết lập mối quan hệ với một nhóm thân chủ từ 610 người, cùng nhau thảo luận ra mục tiêu của nhóm và lập kế hoạch giúp đỡ.
Trong suốt quá trình thực hành tại đây, nhóm chúng tôi đề ra các kế hoạch và thực
hiện nhằm mục đích giúp các nhóm viên giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Nhưng bên cạnh đó, bản thân tôi có chú ý đến một thành viên không phải là thành
viên của nhóm mình. Ngay từ lúc nhận lớp, quan sát lớp, tôi đã có cái nhìn đặc biệt
với em, một chàng trai với thân hình cao to, nhưng lại có kiểu ngây ngô, khờ dại
thế nào đó, chỉ cần chú ý một chút xíu là đã có thể nhận ra em chậm hơn sơ với các


bạn trong lớp. Tôi bắt chuyện với em, lúc đầu em nhút nhát, rụt rè lắm phải mất
hơn một buổi em mới chịu mở lòng với tôi. Qua thông tin từ bạn lớp trưởng thì tôi
biết được em lớn tuổi hơn các bạn và vấn đề của em, nói như bạn bên cạnh em nói
thì em bị “ chậm phát triển”. Không hiểu sao, từ lúc gặp em tôi cứ hay trăn trở, suy
nghĩ về vấn đề của em, tôi thấy thương vì em phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại
vui vì em đã bỏ qua mặc cảm để đến trường hòa nhập với các bạn. Tôi tự cảm thấy
mình cần phải làm gì đó để có thể giúp em theo kịp các bạn trong lớp. Và tôi đã
chủ động liên lạc với cô chủ nhiệm lớp và nhờ cô giúp tôi gặp bố mẹ của và em để
biết thêm thông tin về những vấn đề của em.Và dưới đây là những kế hoạch tôi lấp
ra để giúp đỡ em Tài.

B.HOẠCH ĐỊNH TIẾN TRÌNH GIÚP ĐỠ
Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân thân chủ.
Họ và tên : Trần Anh Tài
Phái tính : Nam
Ngày sinh : 21/03/2001
Nơi sinh : bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng
Hiện cư trú tại : 105/2 Thanh Long – Hải Châu – Đà Nẵng
Từ khi sinh ra cho đến giờ, Tài sống với bố mẹ trong một căn nhà nhỏ nhưng
chất chứa nhiều niềm vui, đầy đủ sự yêu thương. Tuy là một cuộc sống có phần
khó khăn nhưng mỗi thành viên trong ngôi nhà nhỏ ấy vẫn đùm bọc, giúp đỡ nhau,
động viên nhau mà sống. Mới sinh ra, Tài vẫn là một đứa trẻ bình thường, vẫn vui
chơi, vẫn bò, vẫn đòi mẹ bế, vẫn bi bô tập nói...như bao đứa trẻ khác. Khi vào mẫu
giáo, Tài có dấu hiệu về trí tuệ, không phát triển như các bạn. Ở độ tuổi mẫu giáo,
hầu hết các trẻ đều nhanh nhẹn,tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Là lúc trí tuệ các em
phát triển một cách linh hoạt nhưng Tài thì không. Tài cũng được dạy bảo như các


bạn nhưng tất cả dường như rất khó đối với em, em không hề nhớ những gì cô dạy
ngày hôm trước thậm chí cách vài giờ đồng hồ. Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu
nghe tốt nhưng Tài không hiểu. Về sau, gia đình có đưa em đi chữa ở một số nơi
nhưng kết quả không mấy khả quan. Bác sĩ bảo rằng Tài mắc chứng thiểu năng trí
tuệ bẩm sinh. Nguyên nhân là do khi mang thai Tài thì mẹ bị ốm và uống một
lượng thuốc khá lớn. Và một phần là khi mới sinh ra Tài hay mắc bệnh như ho, sốt
xuất huyết phải thường xuyên vào bệnh viện nên mới dẫn ra tình trạng như thế.
Trong thời kì, Tài từ 1- 2 tuổi, bố mẹ thường xuyên đi làm, ít quan tâm, chăm sóc
đến em nên có lẽ đó cũng là một nguyên nhân không nhỏ. Trong thời gian đó, Tài
thiếu đi sự chiều chuông của bố mẹ, cả ngày chỉ gặp bố mẹ được vài giờ, em được
gửi cho bà ngoại, có khi chơi với những bạn gần nhà.
Tài – một học sinh được gọi là nổi trội của lớp. Em ít phát biểu xây dựng

bài nhưng trong lớp lại phát ngôn lung tung. Nhìn bề ngoài có vẻ ít nói, khó gần
nhưng em là trẻ khuyết tật mà, đôi khi lại mặc cảm. Những ai đã thân quen với em
rồi, em không ngại khi bắt chuyện, em biết quan tâm đến cảm xúc và thái độ của
người khác. Tài mang một vẻ bề ngoài cao to, mang dáng dấp của người quản lý,
người có uy quyền. Nhìn Tài nghiêm nghị lắm. Bởi vậy, Tài là anh cả của lớp, là
lớp trưởng của lớp. Tình hình học tập của em ổn hơn các bạn trong lớp. Tài học
toán tốt hơn Tiếng Việt, có lẽ vì thế mà em thích học Toán. Tài tính toán được,
nhanh nhưng đôi khi lại bất cẩn. Còn tiếng Việt, Tài chưa nhận diện được hết các
âm trong bảng chữ cái. Em chỉ mới nhận diện được một số âm cơ bản, chưa đánh
vần được. Viết chữ thì Tài viết được nhưng có khi không thẳng hàng, có chữ to chữ
nhỏ, đôi khi lại thừa nét thiếu nét. Phần lớn là do Tài không tập trung chú ý nghe
cô giáo giảng bài. Âm nhạc: dường như em không thích hát, không có hứng thú khi
tập hát. Em chỉ ngồi vỗ tay khi thầy giáo bắt hát. Hầu như em không nhớ tên các
bài cũng như lời bài hát đã được học. Thậm chí bài hát thầy mới dạy cho em, em


vẫn quên. Em chỉ thuộc mỗi bài “Mẹ đi vắng”, bài hát đi theo năm tháng của Tài.
Cứ mỗi lần sinh hoạt hay thầy giáo gọi lên hát thì Tài cũng chỉ hát bài đó. Dường
như bài hát có chút gì ảnh hưởng đến em, có chút gì đó gọi là thói quen Tài đã trải
qua nên Tài nhớ rất rõ lời bài hát đó. Thể dục: môn học gọi là lợi thế của Tài với
thân hình to khỏe, cao ráo. Nhưng tính Tài chậm chạp nên có vẻ em phản ứng hơi
chậm. Khả năng phối hợp giữa tay và chân của em còn kém. Em cũng rất tích cực
trong giờ học, cố gắng vận động và ghi nhớ những động tác mà thầy đã dạy. Kĩ
năng tự phục vụ: Tài không nhớ các bài giảng của cô nhưng khi cô nhắc các bước
thực hiện được. Các bài giảng của cô dường như là những việc hằng ngày mà Tài
vẫn thường hay làm đã được bố mẹ hướng dẫn nên rất dễ dàng đối với em. Em tiếp
thu bài giảng của cô rất nhanh lại hay quên. Vẽ - mĩ thuật: Tài biết cách chọn màu,
phân biệt được màu sắc. Em vẽ được những họa tiết đơn giản như bông hoa, ngôi
nhà, ông mặt trời...Trong giờ học, em chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Em quan
sát tỉ mỉ từng nét vẽ của cô giáo rồi cẩn thận trong từng nét vẽ. Tin: Tài nhận biết

được các hình ảnh trong máy tính. Biết cách điều khiển con trỏ theo ý muốn của
mình, làm được thao tát mở và tắt các thanh cửa sổ. Hiểu và làm được các yêu cầu
của thầy giáo nhưng hơi chậm. Trí nhớ của Tài kém nên các bài học ở lớp hầu như
Tài rất hay nhanh quên. Bài nào có ấn tượng nhiều với em thì em còn nhớ được
lâu. Nhưng Tài lại nhớ rất rõ những ai đã từng tiếp xúc hay trò chuyện với em. Tài
rất thụ động trong việc phát biểu ý kiến.
Tình trạng thể chất của thân chủ:
-

Cân nặng: 64 kg
Chiều cao: 1m58
Tình trạng sức khỏe của thân chủ dường như bình thường, không có khuyết
tật gì ở bên ngoài. Khi phát hiện em mắc chứng kém phát triển trí tuệ thì ba
mẹ cũng đưa em đến bệnh viện và đi nhiều nơi để chữa trị nhưng cũng
không khả quan. Hầu như cơ thể em phát triển bình thường như các bạn


cùng trang lứa. Móng tay và móng chân của em “cùn”, không có; tóc thì bạc
vì mang nhóm máu xấu. Khi chuyển trời, thì em lại ho vì có bệnh viêm phổi
-

kèm theo khi phát hiện bệnh.
Tài không thích một cái gì cụ thể. Em thích được đi học, thích ngắm cô giáo,
thích giúp đỡ cô giáo cũng như mọi người xung quanh. Em cũng ham học
hỏi, em thích những thứ lạ mắt, thích ngắm những cái đẹp. Thích được ai đó
khen, thích được tuyên dương. Tài thích học Tin trên máy tính, thích được
thầy giáo cho chơi game trên máy tính. Thích được ba mẹ dẫn đi chơi,ở nhà
em thích phụ mẹ nấu ăn.Và đặc biệt là rất thích nghe ai đó hát. Em còn thích
ăn chay. Thói quen của em là ngồi học hay rung đùi, hay phát ngôn bừa bãi
trong giờ học. Thường xuyên không tập trung trong giờ học, hay nhìn đâu

đó, không hề chú ý đến lời cô giáo giảng. Tài hay nhìn lén ai đó, nếu bị phát
hiện thì em chỉ cười và có một ánh mắt khác thường. Em có vẻ ngại khi ai
đó xem em làm bài, em thường che bài lại không cho ai nhìn. Em còn có
thói quen hay giả dọng của người khác.

Thân chủ ý thức được mình là ai, mình mặc chứng bệnh gì. Em có đôi lúc tự ti,
mặc cảm trước đám đông khi nhắc đến bệnh của mình. Nhưng đôi khi lại tự tin
trước đám đông, phát ngôn những câu nói khiến người khác cười nhưng cũng có
lúc gây khó chịu cho người nghe.
Bây giờ thì Tài vẫn chưa theo một tôn giáo nào nhưng lại có ước nguyện là khi rời
trường Tương Lai thì lại thích vào chùa ở.
Thông tin môi trường thân chủ
Họ và tên cha: Trần Ngọc Thắng
Nghề nghiệp: thợ nề
Họ và tên mẹ: Hồ Thị Tuyết Sâm


Nghề nghiệp: nội trợ và lao công ở bệnh viện
Anh (chị) em ruột: Trần Anh Hiếu

9 tuổi

Học sinh trường: tiểu học Lý Tự Trọng
Các thành viên trong gia đình Tài rất yêu thương em, quan tâm đến tình
trạng sức khỏe cũng như học tập của em. Vốn dĩ là Tài mắc chứng chậm phát triển
nhưng trong gia đình Tài vẫn được xem như một đứa trẻ bình thường cũng hoạt
bát, lanh lợi. Tài vẫn giữ được chức vụ làm đứa con trai đầu của ba mẹ và vẫn làm
anh hai của em. Em vẫn được tôn trọng về mọi mặt. Cuộc sống gia đình có khó
khăn nhưng các thành viên hết mực yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau để mà
vươn lên. Cũng nhờ đó mà Tài có đủ động lực, đủ niềm tin để vươn lên trong cuộc

sống. Giúp Tài không có mặc cảm với mọi người. Gia đình đã tạo cho Tài một chút
gì đó gọi là “cơ hội” để tiếp đi tiếp con đường con lại của mình. Gia đình đã cố
gắng bù đắp những gì có thể cho em, không bỏ rơi em, ủng hộ em để đứng vững,
đối mặt với cuộc sống đầy trắc trở này. Có thể nói gia đình là tia nắng ấm áp nhất
đối với cuộc đời Tài. Vì khi phát hiện bệnh của Tài thì ba mẹ cũng phần nào biết
được nguyên nhân từ đâu nên từ khi đó ba mẹ em để ý đến em và coi trọng việc
chăm sóc con cái hơn. Một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh của Tài là do ba mẹ
thường không thường xuyên ở bên Tài để chăm sóc, Tài thiếu thốn tình thương,
thiếu sự ôm ấp, chìu chuộng của bố mẹ và không được tiếp xúc hay chơi với các
bạn cũng trang lứa. Từ đó ba mẹ đã đặc biệt chú ý đến sức khỏe của em nhiều hơn
và có cơ hội được chăm sóc cho Tài. Tài vẫn giữ được chức là anh cả trong nhà.
Vẫn được em trai gọi là anh, Hiếu cũng rất yêu thương Tài. Hiếu không giờ làm
Tài bị tổn thương khi biết anh mình bị như vậy. Tài cũng tỏ ra nghiêm khắc, có
quyền lực đối với em trai mình. Tài rất hay đánh Hiếu khi Hiếu không vâng lời ba
mẹ hay là nghịch phá gì trong nhà. Tài vẫn được coi trọng, vẫn giữ được vai trò


của mình trong gia đình. Trong gia đình, Tài cái gì cũng được ưu ái và được phần
nhiều nhưng Tài lại nhường cho em trai. Tài thương em trai nhiều lắm, biết che
chở cho em, biết giúp đỡ Hiếu khi Hiếu khó khăn.
Môi trường sống xung quanh thân chủ khá tốt, em rất dễ gần, rất hòa đồng
với mọi người xung quanh. Hàng xóm cũng rất mến em vì em tính em rất hiền,
ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn. Các thầy cô giáo trong trường cũng thương
yêu em, xem em như một đứa con của mình. Vì em biết giúp đỡ thầy cô giáo, biết
nhận lỗi và sửa lỗi. Em còn là một học sinh ngoan của trường, biết phấn đấu trong
học tập. Thầy cô quan tâm đến em nhiều hơn các bạn khác. Em chủ động trong
việc giao tiếp với bạn bè. Em luôn giúp đỡ bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp.
Bạn bè cũng rất quí em. Môi trường gia đình là chỗ dựa vững chắc, đó là nơi là đặt
niềm tin nhiều nhất. Tài cho biết mọi người xung quanh em đều thương yêu em,
quan tâm, giúp đỡ em. Các dịch vụ y tế, bảo hiểm xã hội cũng trợ cấp miễn phí cho

em mỗi khi ốm đau. Em được chính quyền địa phương cấp bảo hiểm miễn phí
hằng năm và mỗi tháng được trợ cấp 200000 nghìn đồng mỗi tháng.

Sơ đồ phả hệ của thân chủ:
Ông nội

Bà nội

Bác Hai

Bachủ
Thân

Ông
ngoại

Mẹ
Em trai

Bà ngoại

Cậu Ba


Ghi chú:
: con trai
: con gái
: quan hệ thân thiết
:quan hệ bình thường, tốt
: kết hôn


Giải thích:


Qua sơ đồ phả hệ của thân chủ cho chúng ta thấy thân chủ có ít mối quan hệ.
Giữa thân chủ và mẹ có mối quan hệ mật thiết, có sự tác động hai chiều gần gũi.
Mẹ là người yêu thương và hiểu em nhất, mẹ luôn động viên em vượt qua mọi
hoàn cảnh cố gắng học tập tốt. Mẹ là luôn chỉ bảo cho em học hành và chăm sóc
1cho em nhiều nhất, mẹ luôn khuyên răn nhẹ nhàng và động viên an ủi em – điều
này chứng tỏ giữa mẹ và thân chủ có mối quan hệ tốt đẹp. Ba cũng vậy, cũng luôn
đứng phía sau để cỗ vũ động viên Tài. Ba thì ít nói nhưng vẫn dõi theo từng bước
chân của em, cũng thường tâm sự với em, quan tâm và yêu thương em. Ba và Tài
cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Những người có ảnh hưởng và có mối quan
hệ tốt đẹp nữa là em trai, gia đình nội, ngoại, chú và cậu của em. Những người này
cũng rất quan tâm đến em, chăm sóc và yêu thương em. Tuy ông bà nội và ông bà
ngoại ở xa nhưng lâu lâu ba mẹ vẫn đưa em về thăm ông bà cũng như bác và cậu.
Sơ đồ sinh thái:

Chính sách xã hội
Chính quyền địa phương
Họ nội
baba

Mẹ
Họ ngoại

Trường học

Tài
Ba


(14 tuổi, chứng chậm
phát triển trí tuệ)
Y tế

Hàng xóm
Bạn bè
Em trai(9 tuổi)
Vui chơi, giải trí
Bảo hiểm xã hội


Ghi chú:
: tác động với nhau, mối quan hệ bình thường
: tác động với nhau, mối quan hệ thân thiết
: tác động một chiều, mối quan hệ không thường xuyên
Giải thích:
Mối quan hệ giữa thân chủ với ba mẹ và emtrai, gia đình nội, ngoại và bà
con hàng xóm là mối quan hệ có tác động hai chiều. Thân chủ là người rất dễ gần
nên mối quan hệ giữa em với cô giáo viên chủ nhiệm rất thân thiết, gần gũi. Giáo
viên chủ nhiệm rất hiểu hoàn cảnh của em, cô luôn động viên, khuyến khích em
trong học tập. Em là lớp trưởng nên được các bạn tôn trọng, em rất nhiệt tình trong
các mối quan hệ với bạn bè. Tài không chơi thân với ai, ai Tài cũng có thể nói
chuyện và vui đùa. Bạn bè gần nhà thì cũng hay sang chơi, hầu như các bạn đều
hiểu được hoàn cảnh của em cũng hay chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ em. Mối quan
hệ của thân chủ với dịch vụ vui chơi giải trí là không thường xuyên, chăm sóc sức
khỏe (y tế) là mối quan hệ thường xuyên.
+ Điểm mạnh của Tài :



- Tài mang một vẻ bề ngoài cao to, mang dáng dấp của người quản lý, người có uy
quyền.
- Nhìn Tài nghiêm nghị lắm.
- Tài học toán tốt hơn Tiếng Việt, có lẽ vì thế mà em thích học Toán.
- Tài tính toán được
- Tài biết cách chọn màu, phân biệt được màu sắc
- Em vẽ được những họa tiết đơn giản như bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời...
- Trong giờ học, em chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Em quan sát tỉ mỉ từng nét
vẽ của cô giáo rồi cẩn thận trong từng nét vẽ.
- Tài nhận biết được các hình ảnh trong máy tính. Biết cách điều khiển con trỏ theo
ý muốn của mình, làm được thao tát mở và tắt các thanh cửa sổ
- Tài lại nhớ rất rõ những ai đã từng tiếp xúc hay trò chuyện với em
- Em biết quan tâm đến cảm xúc và thái độ của người khác
- Biết cách cư xử với bạn bè
- Tài thương em trai nhiều lắm, biết che chở cho em, biết giúp đỡ Hiếu khi Hiếu
khó khăn.
- Lúc học thể dục , Tài cố gắng vận động và ghi nhớ những động tác mà thầy đã
dạy.
-Kỹ năng sống : Tài biết tự tắm, đi vệ sinh trong nhà tắm, biết rửa mặt, đánh răng,
cởi và mặc quần áo
+ Khó khăn của Tài :
-Em không hề nhớ những gì cô dạy ngày hôm trước thậm chí cách vài giờ đồng hồ.
Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu nghe tốt nhưng Tài không hiểu
- Em ít phát biểu xây dựng bài nhưng trong lớp lại phát ngôn lung tung


- Còn tiếng Việt, Tài chưa nhận diện được hết các âm trong bảng chữ cái. Em chỉ
mới nhận diện được một số âm cơ bản, chưa đánh vần được. Viết chữ thì Tài viết
được nhưng có khi không thẳng hàng, có chữ to chữ nhỏ, đôi khi lại thừa nét thiếu
nét

- Tài không tập trung chú ý nghe cô giáo giảng bài.
- Em tiếp thu bài khá lâu, mặc dầu nghe tốt nhưng Tài không hiểu
- Âm nhạc: dường như em không thích hát, không có hứng thú khi tập hát
- Trí nhớ của Tài kém nên các bài học ở lớp hầu như Tài rất hay nhanh quên
- Tài rất thụ động trong việc phát biểu ý kiến
- Chậm chạp, hay đánh bạn.
Dự kiến quá trình làm việc với thân chủ
Nhận diện vấn đề
Sau một thường gian tìm hiểu thông tin, tôi thấy được Tài sinh ra trong một
gia đình khó khăn. Ba mẹ phải mưu sinh,tìm kiếm việc làm ở nhiều chỗ. Điều đó
cũng một phần nào đó làm em tổn thương, gia đình mình không có điều kiện như
các bạn, đôi mắt em lắm lúc buồn. Khi còn nhỏ, Tài thiếu đi tình yêu thương của
bố mẹ, thiếu sự chăm sóc của bàn tay mẹ nên em có cảm giác như bị bỏ rơi. Và đến
bây giờ, thì em đã phần nào cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ vì ba mẹ đã
quan tâm em nhiều hơn. Trong sinh hoạt, em thành thạo với những việc làm mà ba
mẹ đã dạy cho, Tài tự phục vụ bản thân mình rất tốt,biết cách giữ gìn vệ sinh.
Trong học tập, Tài cũng rất nỗ lực. Tính toán Tài làm rất tốt, nhanh nhưng tiếng
việt thì lại chưa sâu. Em chưa đánh vần được các vần, chưa nhận diện được các âm
trong bảng chữ cái, em chỉ mới nhận diện được các âm cơ bản. Và đó là vấn đề
trọng tâm của Tài.
- Từ những khó khăn của mình khi gặp thân chủ, dần dần tôi đã thiết lập mối
quan hệ giữa tôi và thân chủ khá tốt. Mỗi lần trò chuyện thì tôi nói to hơn, bản
thâsắp xếp thời gian gặp gỡ giữa tôi và thân chủ nhiều hơn và đặc biệt trong những


slần nói chuyện thì tôi tâm sự về bản thân mình nhiều hơn, kể cho em nghe những
câu chuyện vui…Em đã tin tưởng và chia sẻ với tôi những khó khăn hiện em đang
gặp phải. Tôi đưa ra 3 mảng vấn đề để em lựa chọn xem là mình khó khăn về vấn
đề gì nhất: Hành vi cư xử, học tập hoặc truyền thông giao tiếp.
- Em suy nghĩ một lúc rồi nói “em thấy mình chưa có khả năng đánh vần nên em

muốn chị hỗ trợ, giúp đỡ em về học tập”.
- Nghe những tâm sự của Tài mà tôi thấy tội nghiệp cho em, tuy vậy nhưng tôi phải
kiềm chế không để bộc lộ cảm xúc của bản thân ngay trước mặt thân chủ.
-Lúc đầu đang trong giai đoạn nhận diện vấn đề thì tôi nhận thấy em có 2 vấn đề
lớn cần sự can thiệp, hỗ trợ đó là vấn đề về học tập và hành vi cư xử. Tôi có ý định
chọn vấn đề về hành vi cư xử để lập kế hoạch giúp đỡ em nhưng được sự hướng
dẫn của mẹ thân chủ thì tôi nhận ra rằng thân chủ có những hành vi cư xử như vậy
là do em bị khuyết tật trí tuệ. Một người bị khuyết tật bao giờ họ cũng tự tạo ra cho
mình một cái “vỏ bọc” để họ không tủi thân…chính vì thế nếu can thiệp vào lĩnh
vực này mà không khéo léo, tế nhị sẽ làm cho thân chủ mất thăng bằng gây sụp đổ
niềm tin nơi em. Hơn nữa hành vi cư xử là vấn đề rất khó khăn đòi hỏi phải có sự
nỗ lực can thiệp trong thời gian dài. Do vậy tôi nhận thấy là mình chỉ nên khuyên
nhủ, giảng giải và giải thích cho thân chủ hiểu nên cư xử như thế nào cho đúng
mực để được gia đình, thầy cô và bạn bè yêu mến còn lĩnh vực mà tôi hỗ trợ, giúp
đỡ và tôi sẽ hướng đến can thiệp cho Tài là lĩnh vực học tập.
Mô tả vấn đề
Tên vấn đề: thân chủ chưa đánh vần được các từ, các vần và chưa nhận dạng được
hết các âm trong bảng chữ cái.
Về việc chưa có khả năn+g đánh vần thì thân chủ cũng đã cố gắng để phấn đấu,
rèn luyện nhiều nhưng thân chủ vẫn chưa làm được. Khi cô giáo gọi lên bảng


làm bài hay đọc bài thì Tài không đọc được thì em có vẻ tức vì bản thân mình
không cô vui, ánh mắt thoáng buồn. Em đã cố gắng nhưng vẫn không được.
Tuy cô giáo chủ nhiệm và bạn bè có hướng dẫn chi tiết nhưng em vẫn không
làm được, một phần là do em nhanh quên, không nhắc lại bài được.
-

Nguyên nhân:


+ Khả năng tiếp thu chậm, nhanh quên
+ Không tập trung nghe cô giáo giảng bài
+ Chưa thực sự nỗ lực, chưa chăm học
+ Lười đọc bài, không đọc theo khi cô giáo cho cả lớp đánh vần đồng thanh
+ Mất gốc ngay từ nhỏ, thầy cô giáo ít để ít đến em
-

Hậu quả:

+ Không theo kịp bạn bè
+ Bị hỏng kiến thức
+ Không đọc được chữ, không biết chữ
+ Mặc cảm khi tiếp xúc với bạn bè.
Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
- Tất nhiên là trong bất cứ việc gì cũng vậy, trước khi bước tay vào thực hiện công
việc, phải tự đặt cho mình những mục tiêu để có động lực, để nhìn vào đó mà cố
gắng , phấn đấu hoàn thành tốt công việc. Và bản thân tôi cũng không ngoại lệ
,những mục tiêu mà tôi muốn mình phải đạt được trong quá trình giúp đỡ em là :
Mục tiêu ngắn hạn


- Tiếp cận thân chủ
- Cải thiện trí nhớ
- Giúp em có hứng thú trong học tập
- Giúp cải thiện nhận thức và tư duy
- Giúp các em đánh vần chuẩn hơn
- Thay đổi hành vi của thân chủ
Mục tiêu dài hạn
-Cải thiện tình hình học tập của em Tài



Đánh giá vấn đề:

Học là một vấn đề cơ bản của học sinh nói chung và của thân chủ nói riêng.
Và đọc được chữ, đánh vần được các vần là một việc không thiếu trong học tập
cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tài đánh vần rất chậm, mất căn bản ngay từ
đầu, ba mẹ bận công việc đi làm suốt cả ngày nên ít có thời gian quan tâm đến việc
học của em, do không ai quản lý thường xuyên nên em không chăm học, bản thân
em không ý thức được tầm quan trọng của việc đọc chữ.
Qua những tâm sự, chuyện trò cùng thân chủ đã bộc lộ, thể hiện khao khát
ước muốn sẽ học tiến bộ hơn, sẽ đánh vần, đọc được các từ một cách lưu loáng để
thầy cô vui lòng, tin tưởng hơn. Bố mẹ thương yêu và tin tưởng nhiều hơn.
Sau khi nhận diện vấn đề tôi nghĩ là mình nên hỗ trợ, can thiệp, giúp đỡ để
thân chủ đánh vần và phân biệt được các âm trong bảng chữ cái.
Thân chủ là người dễ gần và khá hòa đồng với mọi người xung quanh, đây là
thế mạnh của thân chủ, do đó tôi sẽ cùng thân chủ thảo luận lập kế hoạch hỗ trợ,


giúp đỡ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của thân chủ dựa trên tiềm năng của
thân chủ và gia đình, giáo viên chủ nhiệm, những người thân của thân chủ. Đây là
các kênh hỗ trợ mà tôi cho là sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, giúp thân chủ cảm
thấy tự tin hơn trong khi quá trình học cũng như trong cuộc sống.

Lên kế hoạch
Kế hoạch hỗ trợ : Trần Anh Tài
Tuổi : 11 tuổi
Địa chỉ : 57 Hoàng Văn Thái, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Thành
phố Đà Nẵng
Người soạn : Huỳnh Thị Hiếu
Người duyệt : Nguyễn Thị Hằng

Ngày soạn kế hoạch : Ngày 19/10 2016
Ngày đánh giá :
Mục tiêu : Tiếp cận thân chủ
Mục tiêu
Tiếp cận thân chủ

Hoạt động
-

-

-

Trò chuyện
với thân
chủ.
Tạo được
sự gần gũi,
thân mật
với thân
chủ.
Tạo sự tin

Thời gian dự kiến
hoàn thành
- 3 buổi

-

2 buổi


-

2 buổi

Người tổ chức
chịu trách nhiệm
Cá nhân sinh viên
và thân chủ


-

tưởng với
thân chủ.
Hướng thân
chủ đi đúng
với trọng
tâm của vấn
đề.

-

1 buổi

Kế hoạch hỗ trợ giáo dục : Trần Anh Tài
Tuổi : 11 tuổi
Địa chỉ : 57 Hoàng Văn Thái, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Thành
phố Đà Nẵng
Người soạn : Huỳnh Thị Hiếu

Người duyệt : Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn kế hoạch : 25/10/2016
Ngày đánh giá : 25/11/2016
Mục tiêu : Về trí nhớ
1.Giúp cải thiện trí nhớ
2.Đánh vần

Lĩnh vực
phát triển

Nội dung
cụ thể

Phương
tiện

Đánh giá
(+)

1.Cải

1.Cho

Tranh các

Ghi chú
(-)

(0)



thiện trí
nhớ

2.Đánh
vần

xem hình
ảnh, các
tranh về
các chủ
đề khác
nhau, giới
thiệu
xong hỏi
lại
2.Hỏi –
đáp
-Đây là gì
?
-Ai đây ?
3.Cho
nghe các
bài hát
thiếu nhi
4. Cho
xem
video
xong hỏi
lại nhớ

được gì
trong
video vừa
xem, trả
lời xong
kết luận
lại.
1.Cho
đọc bài
nhiều lần
2.Hướng
dẫn cách
phát âm
trong
bảng chữ
cái
3.-Học

chủ đề
Các bài
hát thiếu
nhi
Các video

-Bảng
chữ cái


bảng chữ
cái

Thực hiện kế hoạch
Cách thức thực hiện kế hoạch giúp đỡ (quá trình can thiệp)


Đối với cá nhân thân chủ:

Phát huy tiềm năng của thân chủ cùng thân chủ giải quyết vấn đề (thân chủ
rất hòa đồng với mọi người).
Thuyết phục thân chủ phải tập trung nghe cô giáo giảng bài, không làm việc
riêng, không chọc phá bạn bè, phải nghiêm túc trong giờ học.
Để cải thiện vấn đề của thân chủ tôi sẽ tổ chức cho em các hoạt động để rèn
luyện khả năng đánh vần như cho đọc bài nhiều lần, cải thiện trí nhớ như cho xem
video, tranh ảnh, học bảng chữ cái,...
Đồng thời để thân chủ ham học tôi thường xuyên động viên, khuyến khích,
sưu tầm những bài báo, kể những câu chuyện, những tấm gương về người khuyết
tật vượt khó cho thân chủ nghe để thân chủ có ý thức được tầm quan trọng và câng
thiết của việc đọc chữ.


Đối với gia đình:

Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất dành cho thân chủ vì thế tôi đã
tác động đến bố mẹ để khuyên răn em và quan tâm em hơn trong việc học, dành
nhiều thời gian để hướng dẫn em đánh vần, làm quen với mặt chữ.
Đến gặp gia đình thân chủ, buổi gặp đầu tiên nên tôi chào hỏi, làm quen, tạo
mối quan hệ gần gũi với mẹ thân chủ. Tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc


học cũng như sinh hoạt của thân chủ. Đặc biệt là bệnh tình của Tài và quá trình
chữa trị cho em.

Buổi thứ 2 gặp mẹ thân chủ, thông qua cuộc nói chuyện giữa tôi và mẹ thân
chủ thì tôi nói với mẹ thân chủ là dành nhiều thời gian quan tâm đến thân chủ.
Nhờ mẹ thân chủ thường xuyên nhắc nhở, động viên thân chủ học tập. Thường
xuyên hướng dẫn cho em đánh vần cũng như nhận diện được các âm trong bảng
chữ cái.


Tác động đến cô giáo và bạn bè:

Bản thân tôi đã gặp bạn bè và giáo viên để huy động sự hỗ trợ giúp đỡ của
thầy cô, bạn bè đối với thân chủ. Nhờ bạn bè trên lớp, bạn bè ở nhà và giáo viên
dạy giảng bài chi tiết cho thân chủ đồng thời ôn lại các kiến thức cũ.
Gặp cô giáo chủ nhiệm của Tài và tìm hiểu một số thông tin liên quan đến
Tài.
Thông qua kế hoạch với giáo viên chủ nhiệm về kế hoạch can thiệp và nhờ
sự hỗ trợ.
Lượng giá và kết thúc
Trong thời gian hỗ trợ thì bản thân tôi sẽ theo dõi và quan sát thân chủ thực
hiện. Nếu có sự tiến bộ thì sẽ khích lệ, động viên em. Sau khi đã kết thúc xong quá
trình trợ giúp, tôi sẽ đánh giá khái quát toàn bộ quá trình thực hiện cho thân chủ
thấy được những việc mà thân chủ đã làm, chỉ ra cái đạt được và cái chưa đạt
được.
Kết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×