Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

báo cáo tham quan các cơ sở ctxh phía Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.4 KB, 20 trang )

I.

MỞ ĐẦU.

Ngày 28/3/2016 vừa qua, lớp 14ctxh chúng em khoa tâm lý-giáo dục chúng em đã có 1
chuyến tham quan thực tế tại 4 tỉnh thành: Quãng Nam- Bình Định- Quy Nhơn- Khánh
Hòa. chuyễn đi giuos chúng em biết được nhiều hơn về các kiến thức thực tế bổ ích và
phát huy được sự năng động, học hỏi được them nhiều kinh nghiệm Và nắm bắt tình hình
thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường
Chuyến đi khởi hành từ lúc sang sớm ngày 28/3/2016 và kết thúc vào tối ngày
2/4/2016. chuyến đi 6 ngày 5 đêm này dừng lại ở các tỉnh khác nhau và mỗi tỉnh chúng
em được thăm quan những điểm du lịch nổi tiếng ở các tỉnh đó và đặc biệt quan trọng
nhất của chuyến thực tế này bọn em sẽ được thăm và tìm hiểu thông tin và cách làm việc
ở trung tâm của các tỉnh. Và chuyến thực tế đưa bọn em tìm hiểu ở mỗi tỉnh bọn em được
tìm hiểu 2 trung tâm. cụ thể
+ Quảng Ngãi :

Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn
Trung tâm bảo trợ cã hội Quãng Ngãi.

+ Bình Định

:

Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm
Làng trẻ em SOS.

+ Phú Yên

:


Trung tâm bảo trợ và nuôi dưỡng người có công
Trung tâm công tác xã hội với trẻ em

+ Khánh Hòa :

Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người có công
Trung tâm bảo trợ xã hội Khánh Hòa.


II.

KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ.

1. TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT VÕ HỒNG SƠN
1.1.
l ịch s ử h ình th ành

Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng: Sơn được thành lập theo Quyết định số
35/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của UBND huyện Nghĩa Hành, trung tâm được
thành lập nhằm góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong việc nuôi dạy, tạo nghề, chữa bệnh
cho trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, xoá bỏ mặc cảm, hoà nhập với
cộng đồng. Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập cũng là nơi để
cho mọi tấm lòng nhân ái phát tâm làm việc thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của
tỉnh.
*Nguyên tắc hoạt động:
1. Trung tâm hoạt động phi lợi nhuận, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
2. Trung tâm hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng các quyền của trẻ em được
pháp luật bảo vệ.
3. Không phân biệt đối xử đối với tất cả trẻ em được Trung tâm nuôi dưỡng và
dạy nghề.

4. Các trẻ em được nuôi dưỡng và dạy nghề tại Trung tâm, luôn được tôn trọng,
bảo vệ thân thể, nhân phẩm và danh dự; được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, được
vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển
năng khiếu và đào tạo nghề nghiệp.
2.2. tổ chức cơ sở:
Giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Sơn
Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Quản lý điều hành, quyết định toàn bộ công việc của Trung tâm theo đúng
qui định của pháp luật và qui chế hoạt động.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động theo đề án được quyết định phê
duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
c) Quyết định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của Trung tâm. Tổ chức thực hiện kế
hoạch kêu gọi tài trợ và phương án sử dụng các nguồn tài trợ.
d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý của Trung tâm,
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ công nhân viên (CBCNV) làm việc tại Trung tâm.
e) Thực hiện công tác đối ngoại của Trung tâm


f) Khi Giám đốc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật gây thiệt hại
cho Trung tâm thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Các Phó giám đốc: Ông Võ Tấn Lai, Bà Trần Thị Thu Thuỷ. Phó giám
đốc có những nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành các
hoạt động của Trung tâm.
b) Trực tiếp điều hành các tổ chuyên môn của Trung tâm khi đã được phân
công.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động trong lĩnh vực mình phụ
trách.
Trung tâm có 4 tổ chính:

Tổ giáo dục, dạy nghề
Chức năng:
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tiếp nhận, phân loại các
đối tượng hưởng lợi khi vào Trung tâm theo đúng qui định tại điều 5 Nghị định
67/2007 ngày 13/4/2007 của Chính phủ và khi đủ các điều kiện qui định tại
điểm a, khoản 1 điều 6 qui chế nầy.
- Tiếp nhận, thông tin khảo sát, tiếp xúc lập hồ sơ ban đầu với đối tượng hưởng
lợi.
- Tham mưu trong việc lập kế hoạch chọn chương trình giáo dục, dạy nghề phù
hợp, tổ chức các hoạt động thông tin truyền thồng của Trung tâm.
Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tiếp nhận, phân loại hồ sơ của các đối tượng được hưởng loại.
- Sắp xếp các lớp học văn hoá, học nghề phù hợp
- Lập thời khoá biểu lên chương trình, phân công giáo viên phụ trách các lớp
(kể cả giáo viên hợp đồng)


- Tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch vận động tài trợ, kế hoạch truyền
thông thông tin; kế hoạch giao lưu, hoạt động ngoại khoá. Duy trì các mối quan
hệ đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động giao lưu vui chơi, giải trí, thể thao văn
hoá nghệ thuật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
tổ chức nuôi dưỡng phục hồi chức năng
Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
sức khoẻ, nâng cao thể lực phục hồi chức năng cho đối tượng hưởng lợi.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng hưởng lợi.
- Quản lý hồ sơ sức khoẻ của đối tượng hưởng lợi và cho toàn thể CBCNV của

Trung tâm.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện công tác y tế dự
phòng, giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng định ký,
khám chửa bệnh, cấp cứu.
- Nâng cao chất lượng các bữa ăn, chịu trách nhiệm thực hiện đúng các qui
định về an toàn thực phẩm.
tổ tổ chức, hành chính quản trị Chức năng:


- Tham mưu cho Ban giám đốc trong nước thực hiện nội qui qui định của
Trung tâm, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các chế độ chính sách, dự
thảo các kế hoạch hoạt động.
- Soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, công nghệ thông tin, bảo vệ an ninh của
Trung tâm.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các chế độ chính sách, nội qui, qui trình làm việc của Trung tâm
- Xây dựng thực hiện kế hoạch chương trình tuyển dụng và đào tạo cán bộ giáo
viên, công nhân viên đã được phê duyệt.
- Thực hiện công tác quản lý hồ sơ tài liệu của Trung tâm, quản lý lao động
tiền lương, đăng ký lao động, bảo hiểm, quĩ thi đua khen thưởng.
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý sử dụng con dấu,
- Quản lý cơ sở dữ liệu, lập và quản lý trang thông tin điện tử (Website) của
Trung tâm
- Thực hiện công tác bảo mật, an ninh an toàn của Trung tâm, tham gia công
tác an ninh quốc gia, PCCC tại địa phương
- Mua sắm công cụ trang thiết bị phục vụ hoạt động của Trung tâm
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao
tổ tài chính kế toán
Chức năng:



Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch tạo nguồn vốn, xây dựng chiến lược
tài chính, tiếp nhận quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Trung tâm
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn, dài hạn trình lãnh đạo phê duyệt
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ
- Ghi chép theo dõi phản ảnh số liệu, kiểm kê, kiểm tra tài chính, các loại tài
sản vật tư của Trung tâm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm
chế độ kế toán tài chính của Trung tâm.
- Chịu trách nhiệm mở sổ sách, lập báo cáo thống kê, báo cáo tài chính có liên
quan theo đúng qui định của pháp luật
- Phối hợp tham gia xây dựng chế độ chính sách của Trung tâm có liên quan
đến tài chính kế toán
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
Cơ sở vật chất của trung tâm
Tổng diện tích tự nhiên là: 6.860m2.
- Diện tích đất xấy dựng là:

2.521,56m2

- Tổng diện tích xây dựng là: 5.032,57m2
Phân chia các văn phòng:
+ Văn phòng, hành chính, quản lý: 268,64m2


+ Phòng học tập văn hoá:
+ Phòng học nghề:
+ Thư viện:

1.053,47m2

468,55m2
74,55m2

+ Phòng Y tế:

45,2m2

+ Phòng ăn:

215,29m2

+ Nhà bếp:

300m2

+ Phòng nghỉ học viên:

719,32m2

+ Hội trường, khu sinh hoạt:

225,51m2

+ Hệ thống nước cấp và nước thải: Được xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Nhà vệ sinh: Có tất cả 8 phòng vệ sinh, mỗi phòng ngủ đều có nhà vệ sinh riêng và 01
nhà vệ sinh chung đặt bên ngoài.
1.3.mục tiêu hoạt động của cơ sở
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục dạy nghề
cho các đối tượng bảo trợ xã hội có độ tuổi được qui định tại khoản 2 Điều
5.

Chủ trì, phối hợp với các cá nhân, đơn vị, tổ chức và các cấp chính quyền
địa phương tại nơi Trung tâm đặt trụ sở chính để dạy văn hoá, dạy nghề,
giáo dục, hướng nghiệp phù hợp với khả năng của các đối tượng được
hưởng lợi.
Tổ chức hoạt động lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt
động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi
và sức khoẻ của từng đối tượng.


Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện
hoặc tự nguyện ra khỏi Trung tâm về với gia đình tái hoà nhập cộng đồng,
hỗ trợ và tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống
Cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, hộ gia đình, đơn
vị và tổ chức ở địa phương theo điều kiện của Trung tâm.
Thực hiện công tác bảo vệ giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội tại
Trung tâm
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất với UBND huyện
Nghĩa Hành, các thành viên sáng lập và các cơ quan có liên quan theo qui
định.
1.4. Đối tượng tiếp nhận
Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của nhân viên, Trung tâm
chỉ tiếp nhận trẻ khiếm thị, khiếm thính, tuổi từ 12 – 17, có hoàn cảnh khó khăn, ưu tiên
các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi.
1.5. các dịch vụ do cơ sở cung cấp
Nuôi dạy các em biết chữ, dạy em hát, nhảy múa
Giúp các em phát triển năng khiếu của bản thân
1.6. vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng
Trung tâm có những hoạt động thiết thực đó là giúp các em tìm ra năng khiếu và phát
triển thei năng khiếu của mình, giúp các em không mặc cảm về bản thân giúp các em
cống hiến tài năng cho xã hội

1.7. ý kiến, nhận xét của sinh viên
Bản thân em cẩm thấy đây là 1 trung tâm rất có ích đối với các em khuyết tật vì khi được
vào tham quan, giao lưu với trung tâm e biết được các em rất giỏi, các em tự tin lên thể
hiện khả năng bản thân mình, điều đó làm em rất bất ngờ và quý các em nhiều hơn
7. TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG TỈNH KHÁNH
HÒA
7.1. sự hình thành
Nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước của tỉnh
nhà được thiết thực và ngày càng hiệu quả hơn, theo đề nghị của Lãnh đạo tỉnh Khánh
Hòa, vào tháng 8 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương và Xã hội ra quyết định số


1066/LĐTBXH- QĐ phê duyệt dự án khả thi “ Trung tâm Phục hồi sức khỏe Người có
công tỉnh Khánh Hòa” với quy mô xây dựng điều dưỡng 100 giường, giai đoạn I xây
dựng 65 giường với tổng dự toán 6,998 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm xây dựng, Trung tâm
được khánh thành đưa vào hoạt động theo quyết định số 4271/2001/QĐ-UB ngày
04/12/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Để nâng cao hiệu quả công tác Điều dưỡng và chăm sóc Người có công Khánh
Hòa tỉnh nhà và các tỉnh bạn, ngày 09/12/2008 Ủy Ban Nhân dân tỉnh ra quyết định hợp
nhất Nhà Dưỡng Lão và An dưỡng tỉnh và Trung tâm Phục hồi sức khỏe Người có công
tỉnh, thành Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa theo
quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 09/12/008.
Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc Người có công Khánh Hòa hoạt động ở 02 địa điểm:
- Địa điểm chính đặt tại số 06 đường Phạm Văn Đồng - phường Vĩnh Phước –
Tp.Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà, thực hiện nhiệm vụ Điều dưỡng luân phiên cho Người
có công và tổ chức các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, hội nghị trên cơ sở vật chất và thời
gian phòng nhàn rỗi, có khối nhà 7 tầng gồm 43 phòng nghỉ cho phép điều dưỡng mỗi
đợt 120 người, 02 hội trường với sức chứa 300 người và khối nhà ăn có khả năng phục vụ
250 khách.
- Địa điểm thứ hai tại số 03 đường Thủy Xưởng – phường Phương Sơn - Tp. Nha

Trang – tỉnh Khánh Hòa, là Nhà Dưỡng lão và An dưỡng, nơi nuôi dưỡng Người có công
với cách mạng cô đơn không người thân chăm sóc. Có tổng diện tích sàn 222,6 m2 , cở
sở hạ tầng gồm 2 dãy nhà ở cấp 4, và dãy nhà 2 tầng, với 20 phòng ở, có thể tiếp nhận
nuôi dưỡng 40 người.
7.2.tổ chức cơ sở
Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người có công Khánh Hòa có Ban giám đốc
và 03 phòng chuyên môn, trong mỗi phòng chuyên môn có các tổ phục vụ chuyên trách.
a. Lãnh đạo Trung tâm:
Ông: Lê Vinh Lợi
Chức vụ: Giám đốc
Ông: Lê Khắc Lang
Chức vụ: Phó Giám đốc

b. Các Phòng chuyên môn gồm :


1. Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Hành chính (kiêm Kế toán )
Bà Đặng Thị Thủy Tiên – Trưởng phòng (phụ trách kế toán)
2. Phòng Y tế chăm sóc sức khỏe, gồm có:
Bà Trần Thị Thu Hoanh – Phó phòng Phụ trách
+ Tổ Y tế
+ Tổ Bàn, Bếp.
+ Tổ Hộ lý.
+ Tổ Buồng.
3. Phòng Phục vụ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Phó phòng Phụ trách
+ Tổ Bảo vệ
+ Các chức danh tạp vụ, lái xe, kỹ thuật điện, nước, hướng dẫn
Về cơ sở vật chất phục vụ điều dưỡng, khi mới vào hoạt động có 30 phòng với 65 gường
trong quá trình tu bổ, sửa chữa đưa hết không gian tầng 8 và khoảng đất trống thành 43

phòng nghỉ, cho phép tiếp nhận điều dưỡng mỗi đợt 120 người. Cải tạo nâng cấp khối
nhà ăn thành hội trường có sức chứa 100 ghế ngồi; khối phòng tập vật lý trị liệu đa năng
cho phép phục vụ mỗi lượt 10 người, xây mới khối nhà ăn, nhà bếp có thể phục vụ 250
người/ lượt. Trang bị mới thêm phương tiện nghe, nhìn, máy nước nóng, máy điều hòa
nhiệt độ… nâng tổng giá trị tài sản từ 7 tỷ đồng năm 2001 lên14,069 tỷ đồng năm 2011.
7.3. mục tiêu hoạt động của cơ sở
1. Về chức năng:
Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô đơn không
có người thân chăm sóc đến cuối đời và tiếp nhận điều dưỡng luân phiên Người có công
với cách mạng của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh bạn theo Pháp lệnh ưu đãi người người có
công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang; cán bộ
Tiền khởi nghĩa; gia đình liệt sĩ; thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù đày; bị nhiễm chất độc hóa họ;, người có công giúp đỡ cách mạng.
Tổ chức dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công còn người thân chăm sóc,
đối tượng khác theo yêu cầu và dịch vụ phục vụ theo năng lực của Trung tâm tạo nguồn
kinh phí tự trang trãi tiền công cho nhân viên ngoài quỹ lương ngân sách nhà nước; đồng
thời tái đầu tư, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, tài sản và hỗ trợ đời sống cán bộ nhân
viên.


Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người có công Khánh Hòa có đầy đủ tư cách
pháp nhân, được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa và được sử
dụng con dấu riêng. Được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định
43/CP.
2. Về nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng Người có công theo Quyết định của Giám đốc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa; Tổ chức tiếp nhận và điều dưỡng luân
phiên cho Người có công với cách mạng của tỉnh và các tỉnh bạn theo kế hoạch.
- Tổ chức hướng dẫn luyện tập các phương pháp điều dưỡng kết hợp dinh dưỡng

chăm sóc sức khỏe hợp lý để nâng cao sức khỏe cho từng đối tượng.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan thắng cảnh cho các đối tượng
trong thời gian nuôi dưỡng, điều dưỡng tại Trung tâm.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội
tỉnh, phòng Lao động-Thương binh Xã hội huyện, thị xã và thành phố trong việc tổ chức,
thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách liên quan đến Người có công đang nuôi
dưỡng, điều dưỡng tại Trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu theo chức năng để tạo nguồn thu bổ sung
kinh phí chi trả tiền lương, tiền công viên chức và nhân viên đơn vị và tái đầu tư duy tu,
bảo dưỡng, nâng cấp thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng.
- Quản lý trang bị, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí, công
sản, tài sản cơ quan theo đúng quy định của Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công tại Trung tâm.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng
cao năng lực cho cán bộ, viên chức và nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho Dưỡng lão viên, Điều dưỡng viên và cán bộ, viên chức nhân viên tại Trung tâm.
7.4. Các đối tượng
10 năm qua đã tiếp nhận 498 đợt, với 28.284 người có công của 21 tỉnh, có 288 lão thành
cách mạng, 776 cán bộ tiền khởi nghĩa, 67 anh hùng lực lượng vũ trang, 581 Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, 14.205 thương binh, bệnh binh và 11.824 người có công với cách mạng,
gia đình liệt sĩ, người hoạt đông kháng chiến bị địch bắt tù đầy…trong đó, điều dưỡng
93đợt với 4.535 người có công tỉnh nhà.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trung tâm
luôn có sự nỗ lực không ngừng, xây dựng được uy tín và sự tin cậy đối với các địa
phương trong và ngoài tỉnh, năm 2001 tiếp nhận điều dưỡng 15 đợt, với 731 người. Số
lượng các địa phương và đối tượng về Trung tâm điều dưỡng tăng lên hàng năm luôn
vượt kế hoạch tỉnh và Bộ LĐTBXH giao hàng năm là 1.200 người. Năm 2006 tăng gấp 5


lần so năm 2001, tiếp nhận điều dưỡng 56 đợt, với 3.315người của 15 tỉnh bạn. Năm
2007, 2008, 2009 là những năm Trung tâm mở rộng quan hệ liên tục tiếp nhận điều

dưỡng từ 3.333 đến 4.226 người có công của 21 tỉnh thành.
7.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp
Về Chăm sóc sức khỏe cho Điều dưỡng viên được Trung tâm phối hợp với bệnh viện Đa
khoa Tỉnh cử y bác sỹ về khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thể trạng chặc chẽ suốt trong
thời gian điều dưỡng, nuôi dưỡng từ việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, tham quan và xử lý kịp
thời những trường hợp cấp cứu. Đối tượng sau điều dưỡng sức khỏe, thể trạng có cải
thiện đáng kể, tỷ lệ tăng cân chiếm trên 85%.
7.6. vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng
Vai trò của cơ sở đối với xã hội là rất cần thiết vì trung tâm giúp nuôi dưỡng được những
người có công với đất nước, những con người đã giữ gìn hòa bình cho đất nước, báo đáp
công ơn của họ với Tổ quốc
7.7. ý kiến, nhận xét của sinh viên
Trung tâm có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nơi đây họ chăm sóc được những người đã có
công với đất nước

2.TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI QUÃNG NGÃI
II.1.

Lịch sử hình thành

Nhà nuôi dưỡng nội trú trẻ mồ côi tỉnh Quãng Ngãi thành lập năm 1991 và đưa
vào hoạt động năm 1993.
Năm 2005: đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ Xã hội Quảng Ngãi
II.2.

tổ chức cơ sở

Gồm: 1 Giám đốc
1 phó Giám đốc
2 phòng chức năng

1 phòng nuôi dưỡng
1 phòng y tế
Trung tâm hiện có tất cả 29 cán bộ:


-

1 đêm có 2 cô cán bộ trực và bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người già và các
em nhỏ

-

Có 1 cán bộ học qua công tác xã hội, 5 cán bộ đang được đào tạo

-

Đa số là cán bộ y tế, điều dưỡng

II.3.

Mục tiêu hoạt động của cơ sở

Cơ sở được thành lập nhằm giúp đỡ các em giúp người già neo đơn và các em
không có nơi nương tụa có mái ấm, được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
2.4. Đối tượng
- người già neo đơn
- Trẻ em không nơi nương tựa
- Nuôi dưỡng đối tượng chính sách
Nơi đây là mái ấm cuối đời của các cụ
Hiện tại có 1 số em được trung tâm nuôi dưỡng đã thành đạt, có công ăn việc

làm. Vd làm ở nhà máy lọc dầu, toyota, …
Hiện nay có 4 cháu sơ sinh được nhận nuôi bị bỏ rơi ở bệnh viện vào năm ngoái,
nuôi dạy 9 trẻ em khuyết tật, 1 số em đang học đại học
Cách thức tiếp nhận các đối tượng của trung tâm:
-

Gia đình tìm đến trung tâm nhờ trung tâm nuôi dạy, chăm sóc

-

Được địa phương xác nhận và gửi đến trung tâm

2.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp
- Y tế: được khám và chữa trị lúc bị đau ốm. có các nhân viên chăm sóc, phục
vụ. Đặc biệt là người già
- Giáo dục: các em được cho đi học nuôi dạy tới lúc học đại học
- Nuôi dưỡng: được các nhân viên trong cơ sở chăm sóc nấu ăn đầy đủ
- Chế độ ăn: bộ phận chắm sóc dinh dưỡng lên thực đơn thay đổi hàng tuần.
thỉnh thoảng có các tổ chức từ thiện đến nấu ăn cùng nhân viên trong trung tâm .
Kinh phí cho các hoạt động trên 1 phần từ nhà nước và 1 phần là của các nhà
hảo tâm quyên tặng
Khi có người cho tiền các em thì trung tâm sẽ để má nuôi dạy các em giữ khi
cần có việc gì sẽ đưa cho các em
2.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:


Cơ sở có 1 phần vai trò quan trọng trong xã hội đã giúp được các em các cụ
không có người chăm sóc được xum họp tring một mái ấm gia đình đó là trung
tâm. Được chăm sóc đầy đủ, trung tâm là mái ấm cuối đời của các cụ, các em
được chăm sóc, dạy dỗ để trở thành 1 con người tốt, giảm đi 1 phần thiệt thòi

của các em, được lớn lên giúp ích cho xã hội.
2.7. Nhận xét về cơ sở
Thuận lợi ở cơ sở là ở trung tâm thành phố , có khuôn viên rộng, có nguồi được
đào tạo về chuyên môn.
Qua quá trình thực tế ở Trung tâm, em cảm thấy nơi đây còn nhiều khó khăn
đặc biệt là về nhân viên, trung tâm chỉ có 29 nhân viên mà phải làm hết tất cả
các việc. khi các cụ vào trong trung tâm thì ốm đau nhiều chăm sóc vất vầm
nhân lực thì có hạn không chăm síc kịp thời được. Bên cạnh đón thì còn thường
xuyên tiếp xúc với bệnh tật.
Khi các cụ mất các cô phải tự tắm rửa, khâm liệm đem các cụ xuống nhà tang
làm lễ cho các cụ
Ngoài thời gian làm việc ban ngày thì các cô phải kèm cặp các cháu ban đêm
nên thời gian rất ít giành cho bản thân và gia đình
3.TRUNG TÂM BẢO TRỢI XÃ HỘI ĐỒNG TÂM
Lịch sử thành lập cơ sở

3.1.

Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm là một tổ chức từ thiện, thành lập theo
mô hình ngoài công lập, phi chính phủ.
Trung tâm hình thành bằng sự tập hợp của cấc nhà hảo tâm trong và ngoài
tỉnh, soạn ra quy chế và đề án cụ thể được UBND tỉnh Bình Định ohee
duyệt, quyết định số 2775/QĐ-CT_UBND ngày 03/12/2007 dưới sự giám sát
lao động TB_XH tỉnh Bình Định.
Tổ chức cơ sở

3.2.

Chủ tịch hội đồng bảo trợ xã hội: Đỗ Trác
P.Chủ tịch Hội đồng bảo trợ : Nguyễn Tám

P.Chủ tịch: Nguyễn Thị Bảy
Giám đốc: Nguyễn Đình Nhâm
P.Giám đốc KH-ĐT và Hành chính: Huỳnh Ngọc Anh
P.Giám đốc đời sống: Nguyễn Thị Thơm


Trung tâm xây dựng tại một khoảng đất trên 2000m vuông, cách thành phố
Quy Nhơn 10km.. Khoảng đất này của thượng tọa Thích Giác Xuân mua
tặng.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm bắt đầu hoạt động từ ngày 3/12/2007
đến thời điểm này đã có một hạ tầng cơ sở tuy khiêm nhường nhưng ổn định.
-

6 phòng học.

-

2 dãy nhà nội trú, 1 cho nam và 1 cho nữ.

-

1 nhà bếp, nhà ăn tập thể.

-

1 thư viện.

-

1 phòng tập luyện thể chất.


-

1 phòng dạy may thêu công nghiệp.

-

1 phòng dạy đan mây xuất khẩu.

-

1 lớp dạy âm nhạc.

-

1 lớp giây da.

-

1 lớp dịch vụ sửa chữa máy văn phòng
Mục tiêu hoạt động

3.3.

Thành lập với kinh phí tự lo liệu, nhưng trung tâm Bảo trợ xã hội Đồng
Taamlucs nào cũng tạo điều kiện tốt nhất có thể được nhằm mục đích phát
triển bền vững cho trẻ em khuyết tật . Thời gian 08 năm qua, trung tâm bảo
trợ xã hội Đồng Tâm cố gắng tối đa giúp các em vượt khó vươn lên , quên đi
sự bất hạnh, hòa nhập với cộng đồng.
Chăm sóc nuôi ăn, dạy chữ, dạy võ cổ truyền Bình Định, dạy nghề và tạo

việc làm. Trong 8 năm qua trung tâm đã đào tạo được trên 600 em, trong đó
có 400 em đã có việc làm. Ước mơ cháy bỏng của nhân viên trung tâm là tạo
điều kiện cho những mảnh đời bất hạnh trở lại hòa nhập với cộng đồng
Nguyên tắc hoạt động của trung tâm:
-

Đặt nặng mục tiêu quền trẻ em khuyết tật

-

Tìm kiếm, phối hợp nội ngoại lực để đảm bảo hiệu quả tối đa.

-

Tài chính công khai và minh bạch

-

Tôn trọng luật pháp Việt Nam.

3.4.

Các đối tượng


Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm tiếp nhận trẻ em đa dạng tật như:
-

Trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhở, trẻ mắc bệnh tự kỷ, trẻ khuyết tật tứ chi,
trẻ thiểu năng trí tuệ, trẻ khiếm thính và trẻ bệnh tật gây ra bổi các laoij hóa

chât.

-

Hầu hết các em đến đây từ những gia đình nghèo, có hoàn cảnh rất khó khăn
Các dịch vụ:

3.5.

Giao lưu với cá tổ chức từ thiện và sinh viên thiện nguyện
Cho các em tham dự “ ngày hội trẻ em khuyết tật”
Có các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và dạy nghề cho các em, dạy cho
các em võ cổ truyền bình định
Dạy cho các em về kiến thức văn hóa
Vai trò của cơ sở

3.6.

Trung tâm có vai trò to lớn đối với các em khuyết tật được tái nhập cộng
đồng, được đối xử như một con gnuowif có ích, giúp các em bớt mặc cảm và
có công ăn việc làm. Những việc làm thiết thực đó giúp ích cho xã hội rất
nhiều
Ý kiến nhận xét của bản thân

3.7.

Mặc dù là 1 trung tâm phi chính phủ nhưng trung tâm hoạt động rất tốt và
mạnh trong các hoạt động giúp các em trẻ khuyết tập có công ăn việc làm và
tái hòa nhập cộng đồng. trung tâm có cơ sở hạ tầng đầy ddue thoáng mát
giúp các em được hoạt động thảo mái. Và bản thân em tin rằng trung tâm sẽ

giúp thêm được nhiều mảnh đời bất hạnh hơn nữa.
6.TRUNG TÂM CTXH VỚI TRẺ EM TỈNH PHÚ YÊN
6.1. lịch sử hình thành
Từ nhận thức tầm quan trọng của chức năng Trung tâm công tác xã hội trẻ
em. Ngày 19 tháng 7 năm 2009 Phòng BVCSTE-BĐG xây dựng đề án
Thành lập Trung tâm công tác xã hội trẻ em trình Ban giám đốc xem xét cho
ý kiến.
Sau khi lãnh đạo sở chấp nhận phương án, kế hoạch của phòng trẻ em xây
dựng. Tháng 11 năm 2009 Sở LĐTB&XH làm tờ trình, trình sở Nội Vụ,
được sở Nội vụ chấp nhận và trình ra HĐND Tỉnh vào tháng 12 năm
2009 .Trong kỳ họp HĐND thảo luận nhất trí với phương án được Sở trình


là: Cho thành lập Trung Tâm công tác xã hội trẻ em trên địa bàn Tĩnh Phú
Yên. Trên cơ sở NQ của HĐND, sở Nôi vụ tham mưu UBND Tĩnh Ban hành
Quyết Định số:335/QĐ- UBND ngày 11/3/2010 về việc Thành lập Trung
Tâm Công tác Xã hội Trẻ em thuộc sở LĐTB&XH Phú Yên.
6.2. tổ chức cơ sở
Theo đề án xây dựng bộ máy tổ chức của Trung tâm là: 06 biên chế; được
UBND chấp nhận 04 biên chế. Trong đó, phân công đ/c PGĐ sở LĐ- TB &
XH phụ trách lĩnh vực trẻ em làm Giám đốc Trung Tâm kiêm nhiệm và bổ
nhiệm một cán bộ phòng BVCSTE-BĐG làm PGĐ chuyên trách và cho
phép tuyển dụng 03 cán bộ. Nhưng đến nay Trung tâm chỉ mới hợp đồng 01
chuyên viên, hiện còn thiếu 02 chuyên viên.
Sau khi bộ máy tổ chức Trung tâm ổn định, Trung tâm làm tờ trình tham
mưu, đề nghị Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên ban hành quyết định
thành lập Hội Đồng Tư Vấn.
Hội đồng tư vấn của Trung tâm gồm có 11 người, hiện là cán bộ thuộc các
ngành: Giáo dục, y tế, Tỉnh đoàn, Tòa án, Công an, Khoa tâm lý của Trường
đại học Phú Yên và một số tình nguyện viên tích cực. Ngoài ra, Trung tâm

còn xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở gồm 23 người là cán bộ phụ
trách trẻ em ở cấp huyện, thành phố, xã, phường.
kinh phí hoạt động:
Được sự quan tâm của Trung ương và UBND Tỉnh bố trí kinh phí ngay từ
khi Trung Tâm vừa ra đời, đã tạo điều kiện tốt nhất để Trung tâm đi vào hoạt
động ngay vào ngày 01 tháng 8 năm 2010.
Tổng kinh phí ban đầu được Trung ương và UBND Tỉnh hỗ trợ là:
346.000.000đ (Ba trăm bốn mươi sáu triệu đồng chẵn ). Trong đó:
+ Kinh phí Trung ương hỗ trợ là: 200.000.000đ ( Hai trăm triệu đồng )
+ Kinh phí ngân sách Tỉnh hổ trợ là: 146.000.000đ ( Một trăm bốn mươi sáu
triệu đồng )
6.3. mục tiêu hoạt động của cơ sở


-Chức năng:
Trung tâm công tác xã hội trẻ em là đơn vị sự nghiệp hoạt động trực
thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Sở LĐTB&XH, đồng thời chiu sự hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ LĐTB&XH. Trung tâm có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.Có
chức năng giúp Giám đốc Sở LĐTBXH Phú Yên tổ chức các hoạt động
truyền thông, giáo dục, tư vấn, tham vấn và thực hiện các dịch vụ liên quan
đến các lĩnh vực công tác BV-CS&GDTE trên địa bàn Tinh Phú Yên.
6.4. các đối tượng
đối tượng ở đây là trẻ em vì trung tâm ctxh với trẻ em
6.5. các dịch vụ do cơ sở cung cấp
Hoạt động truyền thông, giáo dục tư vấn:
- Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật và các chính sách liên
quan đến công tác BVCS&GDTE.
-Tổ chức các buổi tư vấn, tham vấn, trợ giúp pháp lý, giải tỏa bế tắc,
giải quyết các vướng mắt về tâm lý, xã hội, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ

em, tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình, các chính sách xã hội, tư vấn về
mối quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, kỷ năng sống, làm việc, học tập,
nuôi dạy con cái ...
-Sản xuất các sản phẩm truyền thông phục vụ công tác BVCSTE và
các sản phẩm tuyền thông, phục vụ dịch vụ hổ trợ trẻ em.
-Thực hiện các dịch vụ truyền thông giáo dục trên địa bàn thông qua
các cuộc vận động, các chiến dịch, các ngày kỷ niệm của ngành. Ngày thành
lập hiệp hội công tác xã hội thế giới, các đợt truyền thông tư vấn lưu động về
BVCSGDTE tại cộng đồng. Phổ biến chủ trương, chính sách, chế độ và các
hoạt động có liên quan trên các kênh: Truyền thanh, Truyền hình tại địa
phương và truyền thông, tuyên truyền thông qua các cộng tác viên, tình
nguyện viên.
cung cấp dịch vụ can thiệp và hỗ trợ:


Căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương và khả năng tổ chức thực
hiện, Trung tâm có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực
BVCSGDTE bao gồm:
- Tư vấn về các vấn đề : Tâm lý xã hội, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em,
tình bạn, tình yêu, pháp luật, các chính sách xã hội, mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái, phương pháp giáo dục con, mối quan hệ thầy cô với học sinh và
các vấn đề khác.
- Thực hiện chức năng tham vấn giúp thân chủ (trẻ em và người chăm sóc
trẻ) nhận ra và hiểu được nguyên nhân cốt lỗi của vấn đề, giúp thân chủ đối
mặt với thực tế cuộc sống, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, nhận ra sức
mạnh tìm ẩn, nâng cao nhận thức, xây dựng cho minh về tư tưởng tích cực.
- Thực hiện kết nối các địa chỉ tin cậy: Nhằm để hổ trợ cho trẻ em như là:
Giới thiệu việc làm, giới thiệu người nuôi dưỡng, đỡ đầu; các dịch vụ pháp
luật, nơi cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí. Khi trẻ hồi gia có trách nhiệm
giới thiệu trẻ vào cơ sở bảo trợ nhà nước nuôi dưỡng hoặc các cơ sở tư

nhân...Gửi vào trường giáo dưỡng; vào các cơ sở cai nghiện đối với các
trường hợp trẻ em đặc biệt. Kết nối các hoạt động vui chơi giải trí để các em
tham gia, chia xẻ v.v…
- Can thiệp, hỗ trợ khẩn cấp: Tìm nơi an toàn giúp trẻ em tạm lánh, thực hiện
các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp, hoặc khi gặp vấn đề có
nguy cơ cao (Bị xâm hại tình dục, bị bạo hành …) , Về hoạt động trợ giúp:
Hỗ trợ quần áo, sách vở, giới thiệu các em hưởng ưu đãi chính sách học
bỗng và giới thiệu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí tạm thời hoặc dài
lâu trong trường hợp đặc biệt.
- Thực hiện vãng gia tại gia đình.
Các hoạt động phát triển cộng đồng:
Hỗ trợ cộng đồng có đông trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây dựng
các chương trình, đề án, tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, đồng thời kết hợp
huy động các nguồn lực tại chỗ để bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tạo môi trường
an toàn, lành mạnh để có cơ hội trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tinh
thần và trí tuệ. Thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.
6.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng
Trung tâm có vai trò quan trọng đối với bối cảnh cộng ddoognf vì trẻ em
luôn cần được bảo vệ, trung tâm giúp được các em gặp khó khăn như bị xâm
hại tình dục, bệnh tật, các vấn đề trong gia đình có thể vượt qua được sự sợ
hãi khó khăn của chính mình mà không phải ai cũng làm được như trung
tâm. Họ làm đúng như những gì mà trách nhiệm của 1 nhân viên công tác xã


hội phải làm.bên cạnh đó họ còn kết nooisdduwocj các nhà thiện nguyện
giúp đỡ những mảnh đời em thơ bất hạnh và các sinh viên tình nguyện lại
với nhau.
6.7.

Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở


Bản thân em rất thích trung tâm ctxh với trẻ em này vì là 1 sinh viên đang
học ngành công tác xã hội khi đến trung tâm được hiểu rõ hơn về những việc
cần làm của 1 nhân viên công tác xã hội. Và trung tâm giúp đỡ rất được
nhiều trường hợp và có cách làm việc rõ ràng, chặt chẽ giữa các nhân viên
với nhau.



×