Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tư tưởng và nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.68 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THÚY QUỲNH

TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THÚY QUỲNH

TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI, 2017



LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học em không khỏi bỡ ngỡ và
còn nhiều lúng túng. Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu, dưới sự hướng
dẫn tận tình của Thạc sĩ Trần Thị Minh, em đã hoàn thành khóa luận này. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của cô.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Ban
Giám hiệu Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo giảng dạy trong bộ môn Văn học
thiếu nhi đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thúy Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa từng
được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2017


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thúy Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. TƯ TƯỞNG THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI 7
1.1. Những vần thơ bộc lộ tình cảm yêu thương............................................... 7
1.1.1. Tình mẫu tử ............................................................................................. 7
1.1.2. Tình bà cháu .......................................................................................... 14
1.1.3. Tình cảm anh chị em ............................................................................. 16
1.2. Những vần thơ gắn với kí ức tuổi thơ ...................................................... 18
1.3. Những vần thơ giản dị mà có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ........................... 20
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27
Chương 2. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO
THIẾU NHI ................................................................................................... 28
2.1. Ngôn ngữ .................................................................................................. 28
2.1.1. Ngôn ngữ giản dị, ngộ nghĩnh .............................................................. 28
2.1.2. Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh......................................................... 33
2.2. Giọng điệu ................................................................................................ 46
2.3.1 Giọng hồn nhiên, ngây thơ ..................................................................... 37
2.3.2. Giọng âu yếm, thủ thỉ, tâm tình ............................................................. 41

2.3. Sử dụng phương thức lời ru ..................................................................... 41
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 52


KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu trưởng thành
từ thời kì kháng chiến chống Mỹ, với giọng thơ dung dị, đời thường, giàu nữ
tính. Xuân Quỳnh đã có những đóng góp không nhỏ cho thơ ca Việt Nam
hiện đại không chỉ ở nhiều mảng đề tài khác nhau mà còn hình thành một
phong cách nghệ thuật mới. Trong cuộc đời mình, chị đã đi trọn vẹn trên con
đường lớn của thi ca: con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim
người đời.
Xuân Quỳnh từng phát biểu: “Vì thích thú nên làm văn học và cảm thấy
như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Khi mới vào nghề bị xô
đẩy, khinh rẻ nên tôi quyết phải sống mà sống tức là phải viết. Nói được niềm
vui nỗi khổ của chính mình, tôi cảm thấy cái sung sướng không mấy ai có!
Như người khác không yêu mà mình được yêu. Như người khác chỉ biết im
lặng mà mình biết nói và nói lên được thành tiếng” [Xem 5].
Ngoài mảng thơ viết về tình yêu, chị còn dành nhiều tâm huyết cho
độc giả thiếu nhi - đối tượng chị quan tâm đặc biệt. Cũng giống các mảng thơ
khác, mảng thơ cho thiếu nhi, chị cũng có những quan niệm riêng.
Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi trong cuộc hành trình dài một đời thơ.
Không phải như một phút dừng chân của một khách lãng du, chị đến với các
em bằng tình yêu đích thực với một tâm nguyện trở thành nhà thơ của các em.
Khảo sát thơ Xuân Quỳnh để lại, có thể thấy rằng: Xuân Quỳnh nồng nàn,

cháy bỏng bao nhiêu trong tình yêu thì khi viết cho các em lại dịu dàng, ân
cần, gần gũi bấy nhiêu. Cũng bởi vậy mà những bài thơ Xuân Quỳnh viết cho
các em đều mang đậm chất trữ tình, trong sáng và hết sức ngọt ngào. Những
nhận xét thích hợp với tâm lý tuổi thơ, những cảm xúc tràn đầy của một tâm hồn
nhạy cảm đã mang lại cho sáng tác của Xuân Quỳnh một nét riêng. Bản năng

1


của người mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái tài nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ
đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ ở các bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh.
1.2 Tính giáo dục được coi là một trong những vấn đề quan trọng và
nền tảng của văn học thiếu nhi. Bởi lẽ văn học thiếu nhi có vai trò đặc biệt
trong việc giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách con người ngay từ
thuở ấu thơ. Văn học không chỉ bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm
thụ cái đẹp mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết. Muốn giáo
dục trẻ qua văn học, phải tìm ra giá trị của những tác phẩm văn chương dành
cho thiếu nhi nói chung và những sáng tác thơ ca viết cho thiếu nhi nói riêng.
Cùng với các nhà thơ, nhà văn dành tâm huyết của mình viết cho thiếu
nhi như Tô Hoài, Định Hải, Phạm Hổ.... Xuân Quỳnh cũng có những đóng
góp không nhỏ cho các trang thơ của các em, qua đó nhà thơ gửi gắm đến các
em những nhận thức mới về thế giới xung quanh, khơi gợi những tình cảm tốt
đẹp trong tâm hồn các em.
Mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưng các bài thơ của Xuân
Quỳnh được tuyển chọn vào chương trình Tiểu học chiếm vị trí khá quan
trọng và thực sự lôi cuốn thiếu nhi, giúp các em có thêm những hiểu biết mới
về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình cảm nhân cách cho các em ngay từ
thuở nhỏ. Trong đó có những bài thơ Xuân Quỳnh say mê khai thác trí tưởng
tượng phong phú của các em, nhà thơ viết về tính tò mò, ham hiểu biết, hay

hỏi của trẻ thơ. Thực tế khảo sát sách giáo khoa tiểu học sau năm 2000, chúng
tôi thấy có 2 bài thơ của Xuân Quỳnh được đưa vào sách giáo khoa là: Tuổi
ngựa (sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1) và Truyện cổ tích về loài người
(sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2).

2


Lựa chọn đề tài này sẽ giúp tôi nâng cao năng lực cảm thụ thơ của bản
thân và hiểu rõ hơn về thơ Xuân Quỳnh, đồng thời thể hiện lòng mến mộ, tài
năng và nhân cách của nhà thơ được nhiều người yêu mến.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, có rất nhiều những nhà thơ viết
nhiều và viết hay cho thiếu nhi như Định Hải, Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm
Hổ.... Nhưng nhà thơ nữ viết cho thiếu nhi không nhiều, mà viết đặc sắc cho
thiếu nhi lại càng hiếm. Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ đó. Với
sự nghiệp không dài chỉ trên 25 năm, nhưng thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh luôn
để lại dư vị đặc biệt trong lòng bạn đọc. Cũng bởi vậy, đã có rất nhiều những
nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình dày công nghiên cứu các tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Xuân Quỳnh nói chung và thơ ca viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh nói riêng.
Tác giả Thiều Mai với bài viết Thơ Xuân Quỳnh đăng trên tạp chí Văn
học số 1/1983 đã đánh giá: “Thơ Xuân Quỳnh là sự trẻ trung hồn nhiên cộng
với cái thông minh dân dã được thể hiện thông qua những cảm xúc tinh tế,
những nhận xét tinh vi” [Xem 11].
Tác giả Lại Nguyên Ân đã có bài viết Nghĩ về Xuân Quỳnh - con người
và nhà thơ vào năm 1988. Trong bài viết này tác giả khẳng định: “Xuân
Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ
Xuân Hương qua các chặng đường phát triển phải đến Xuân Quỳnh nền thơ
ấy mới có một nữ thi sĩ đầy tài năng và sự đa dạng của một tâm hồn được thể

hiện ở tầm cỡ đáng kể, dồi dào phong phú như vậy” [Xem 1].
Trong bài viết Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi của tác giả Vân
Thanh đã đánh giá thơ viết cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng làm nên
sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh, một sự nghiệp chỉ trên 25 năm: “Trong tư
cách người mẹ, Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài thơ cho con, cũng là viết

3


cho các thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh và dễ
thương” [13, 29]. Cũng trong bài viết này tác giả Vân Thanh đánh giá về nghệ
thuật thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh: “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh
nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra từ trẻ
thơ để ngụ vào đó một triết lí hồn nhiên của sự sống. Thứ triết lí mà ở mỗi lứa
tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. Ở đây không có sự cao đạo, lên giọng, mà
cũng không phải lối nhai mượn, bắt chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo
hoặc đeo băng trẻ em. Đọc thơ Xuân Quỳnh, thấy chị làm thơ thật dễ dàng.
Cứ như mạch nước ngọt tuôn ra từ mạch nguồn trong trẻo” [13, 33].
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh, trong bài Nhớ chị, tác giả Lê
Minh Khuê có viết: “Đó là những ngôn ngữ thơ lạ lùng, chỉ riêng nhà thơ
Xuân Quỳnh có được, thứ ngôn ngữ cuốn hút, thấm đượm chất dân gian mà
mới mẻ” [Xem 8].
Bàn về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài Nhớ Xuân Quỳnh - nhớ
một giọng thơ tác giả Mã Giang Lân nhận định rằng giọng điệu thơ thiếu nhi
Xuân Quỳnh: “lúc thủ thỉ, lúc tâm tình, khi dạt dào mạnh mẽ, nhưng cái chính
là chân thành dịu nhẹ và điệu hát ru thường trở về” [Xem 15].
Bài viết Nhớ Xuân Quỳnh - người viết cho thiếu nhi của tác giả Lê Nhật
Ký là một trong những bài viết ngắn ngọn nhưng sâu sắc với nhiều nhận định
xác đáng. Lý giải về mối duyên của Xuân Quỳnh với văn học thiếu nhi, Lê
Nhật Ký cho rằng: “Tôi không nghĩ chị (Xuân Quỳnh) đến với văn học thiếu

nhi như một du khách ghé qua vườn trẻ tìm kiếm chút thanh âm trong trẻo, rồi
lại trở về, tiếp tục dấn mình vào cuộc sống với đầy rẫy những va đập, những
buồn vui được mất. Chị đến với các em bằng một tình yêu thực sự, một tâm
nguyện được trở thành nhà thơ của các em” [Xem 6].
Tổng kết lại chặng đường 10 năm phát triển của văn học thiếu (1965 1975), khi đánh giá về thể loại thơ, Lã Thị Bắc Lý đã nhắc đến Xuân Quỳnh

4


với một gương mặt mới góp phần tô thêm hương sắc cho thơ thiếu nhi Việt
Nam: “Thơ cho trẻ em tiếp tục phát triển mạnh. Bên cạnh những tên tuổi
quen thuộc như Phạm Hổ, Võ Quảng, Vũ Ngọc Bích, Thi Ngọc, Quang Huy,…
còn có thêm Định Hải, Xuân Quỳnh, Ngô Viết Dinh, Trần Nguyên Đào,
Thanh Hào” [10, 14].
Nhà giáo Đông Mai, chị gái của Xuân Quỳnh nhận định rằng: “Trong
thơ Quỳnh, tình mẹ con thật là tha thiết, sâu đậm. Những đứa con là nguồn
thi hứng không bao giờ cạn của Quỳnh. Những bài thơ viết về con, viết cho
con chiếm một số lượng không nhỏ trong thơ Quỳnh. Và vì vậy ta cũng hiểu vì
sao thơ văn Quỳnh viết cho thiếu nhi, về thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm tình
thương như vậy” [Xem 7].
Tóm lại, đã có những bài viết, những ý kiến của giới nghiên cứu về
sáng tác thơ của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Lựa chọn đề tài Tư tưởng và
nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, tôi đóng góp một
cách nhìn mới của mình về lĩnh vực này. Đồng thời, việc thực hiện đề tài này
sẽ giúp ích cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy cho học sinh Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi trên phương diện nội
dung tư tưởng.
- Nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi trên phương diện
hình thức nghệ thuật.

- Qua đó, thấy được giá trị và những đóng góp của nữ sĩ cho lĩnh vực
thơ thiếu nhi Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giá trị tư tưởng và nghệ thuật
trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, tôi tiến hành khảo sát
những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh được in trong các tuyển tập
sau:
- Hoa dọc chiến hào (1968), Nxb. Văn học, Hà Nội.
- Lời ru trên mặt đất (1978), Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội.
- Cây trong phố - Chờ trăng (1981), Nxb. Văn học, Hà Nội.
- Bầu trời trong quả trứng (2012), Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi

6



NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG THƠ XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI
1.1. Những vần thơ bộc lộ tình cảm yêu thương
1.1.1. Tình mẫu tử
Xuân Quỳnh đến với văn học từ mối duyên thơ ca - mảnh đất tươi tốt
để tâm hồn tha thiết yêu thương cháy bỏng của nhà thơ được ươm mầm. Từ
buổi đầu cầm bút, bên cạnh những vần thơ viết về quê hương, đất nước, “thơ
tình cho bạn trẻ”, Xuân Quỳnh luôn có ý thức sáng tác những bài thơ viết về
thiếu nhi và dành cho thiếu nhi. Những vần thơ mộc mạc, giản dị và tràn đầy
tình yêu thương trong Lời ru của mẹ, Mẹ và con, Tuổi thơ của con, Ngủ
ngoan bé ơi... Những bài thơ ngọt ngào sâu lắng về tình mẫu tử ấy đã mở đầu
cho hành trình thơ ca viết cho thiếu nhi đầy tâm huyết của nhà thơ.
Là một cô bé mồ côi, sớm thiếu tình yêu thương và bàn tay chăm sóc
của mẹ, khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và cao
quý như thế nào đối với trẻ thơ. Với thiên tính làm mẹ, Xuân Quỳnh có cả
những vần thơ viết cho các con, dồn tất cả tình yêu thương và sức lực cho các
con, tựa như để bù đắp những thiếu hụt và trống trải của chính cuộc đời mình.
Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ngay khi con chưa ra đời:
Mẹ đan tấm áo nhỏ
Bây giờ đang mùa xuân
Mẹ thêu vào chiếc khăn
Cái hoa và cái lá
(...)
Cả nhà mong con thế
Con chả biết được đâu

7



Mẹ ghi lại để sau
Lớn lên rồi con đọc
(Con chả biết được đâu)
Câu thơ thể hiện niềm vui, niềm mong mỏi, chờ đợi của người mẹ chờ
đứa con - hạnh phúc của mình ra đời. Tình yêu con bao la vô bờ bến mẹ gửi
gắm cho con trong từng tấm áo, chiếc khăn mẹ dành cho con.
Với tình yêu thương con, Xuân Quỳnh luôn tìm thấy những điều kì thú, độc
đáo trong lối suy nghĩ, lối nói của con và cũng là một mảng của tâm hồn mình:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
(...)
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
(...)
- Con yêu mẹ bằng trường học
Cả ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
(Con yêu mẹ)
Bài thơ là lời nói chân thành của đứa con khi đem so sánh tình yêu thương
của mình dành cho mẹ với những thứ quý nhất mà con có thể biết, có thể có
được như: ông trời, cả thành phố, hay trường học. Trẻ con với tư duy còn đơn
giản thường so sánh để gọi tên và thể hiện những điều mình muốn nói:
- A! Mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây

8



Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế
(Con yêu mẹ)
Kích thước của các đối tượng được so sánh nhỏ dần ông trời - Hà Nội trường học - con dế nhưng người đọc không thấy tình yêu thương em dành
cho mẹ bị suy giảm. Sau rất nhiều những điều được so sánh, tìm kiếm lớn lao,
trước những lí lẽ của mẹ, bạn nhỏ đã nói thật hồn nhiên: “Con yêu mẹ bằng
con dế’’. Hóa ra tình cảm là vậy, không cần xa vời, mà là chính ngay ở đây
thôi, trong những điều giản dị nhất, trong bữa cơm mẹ nấu cho con mỗi ngày,
trong cả con dế nơi bao diêm nhỏ xíu cũng chất chứa những tình cảm sâu đậm
mà con dành cho mẹ. Giản dị chỉ với ba từ Con yêu mẹ nhưng bài thơ đã nói
được rất nhiều điều. Có lẽ chính bằng trái tim trọn vẹn yêu thương của một
người mẹ, chị đã cảm nhận sâu sắc tình cảm thân thương mà con dành cho
mình và tiếng thơ cứ thế bật lên như tiếng nói của tình mẫu tử thiêng liêng,
cao quý.
Qua bài thơ Mẹ và con, Xuân Quỳnh một lần nữa gửi gắm tình yêu
thương con vô bờ bến bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ, tất cả là vì con,
cho con, bởi theo nhà thơ đứa con chính là lẽ sống, là hạnh phúc của người
mẹ:
Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?
(Mẹ và con)
Trước những câu hỏi ngây thơ và đáng yêu của con, Xuân Quỳnh đã trả
lời thật dí dỏm và tỉnh cảm:
Là của con nữa đó

9



Cả mẹ cũng của con
Con ôm mẹ con hôn
- Của con sao nhiều thế?
Ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ
Vì tất cả của con, mà con là của mẹ. Có con là tất cả đối với mẹ. Đọc
thơ Xuân Quỳnh thấy thế giới được ngắm nhìn qua lăng kính tình mẹ con.
Xuất phát từ tấm lòng thật sự yêu thương, tôn trọng trẻ thơ mà Xuân Quỳnh
làm thơ cho các em. Có thể nói những bài thơ về tình mẫu tử của chị luôn tỏa
sáng ấm áp trong lòng độc giả bao năm qua.
Trong tình yêu con, mẹ nhớ lại và thương cho tuổi thơ của con chịu
nhiều khó khăn, gian khổ - một tuổi thơ mà căn hầm thay cho chiếc nôi xinh,
tiếng bom rền át lời ru ngọt ngào, những câu chuyện cổ tích cũng như ám mùi
khói súng:
Dế con cũng biết đào hầm
Con cua chả ngủ, canh phòng đạn bom
Trong trăng chú cuội tắt đèn
Để che mắt giặc, mây đen kéo về
(Tuổi thơ của con)
Tuổi thơ của con là bài thơ đầy xúc động về cuộc sống của các em nhỏ
dưới hầm địa đạo của đất Vĩnh Linh, Quảng Trị anh hùng. Tuổi thơ thiếu thốn
và nguy hiểm ấy đã qua rồi, nhưng trong lời kể của người mẹ vẫn còn nguyên
vẹn nỗi xót thương. Càng yêu con, mẹ càng xót xa:
Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi
Con chơi với đất, con chơi với hầm
Mong ngày, mong tháng, mong năm


10


Một năm con vịn vách hầm con đi
(Tuổi thơ của con)
Xuân Quỳnh yêu con bằng tất cả kinh nghiệm của những năm tháng
chiến tranh gian khổ, bảo vệ con giữa bom rơi, đạn nổ, giữa bao hiểm nguy,
bất trắc:
Giữa đùm bọc của các cô các chú
Trăm nhớ thương, mẹ gửi nơi này
(Con đi sơ tán)
Bao nhiêu âu lo, xót xa mẹ đành gửi vào trong những trang giấy, vần
thơ. Vì vậy, người mẹ ấy luôn ước ao:
Con thức ban ngày, mẹ chở che con
Khi con mơ mẹ làm sao che chở
Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ
Chỉ mình con chống chọi với quân thù
Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở
Thì mẹ sẽ vào che chở cho con
(Dải đất thuộc về tôi)
Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình mẫu tử bởi chị không chỉ viết
bằng tâm hồn của người nghệ sĩ, bằng tấm lòng của một người mẹ mà còn
bằng những mặc cảm côi cút của tuổi thơ mình. Chính vì vậy mà nhà thơ đã
có những lời thơ thấm thía, tinh tế cho một đứa trẻ sớm chịu cảnh chia ly của
cha mẹ. Vượt qua mối quan hệ phức tạp, khó khăn xưa nay giữa mẹ kế và con
chồng, viết tặng Minh Vũ (con riêng của chồng), chị yêu thương con bằng cả
tấm lòng của một người mẹ thật sự:
Con làm bằng yêu thương
Của cha và của mẹ

Của ông và của bà

11


Của má nữa - biết không
Con làm bằng tất cả
(Cắt nghĩa)
Khi đọc thơ Xuân Quỳnh về những mảng thơ viết cho các con, viết về
con, nổi bật là hình ảnh người mẹ đang ân cần, theo dõi, chăm lo theo dõi
từng bước đi của con:
Đã bao lần thay đổi
Hoa mấy độ hoa ra
Đất mấy độ thêm nhà
Con mấy lần thêm tuổi
(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)
Chị vui với niềm vui của người mẹ khi nhìn các con lớn lên. Niềm vui
ấy cùng với tình yêu thương dành cho các con đã làm nên món quà tinh thần
có ý nghĩa lớn lao mà chị đã dành tặng cho các con. Đó là bài thơ Mùa xuân
mừng con thêm một tuổi. Bài thơ nằm trong Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ
mà trong đó toát lên hình ảnh người mẹ và sự chở che, chăm chút cho con
từng li từng chút một:
Mẹ lặng lẽ nhìn theo
Chấm khăn quàng đỏ chói
(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)
Người mẹ ấy hạnh phúc khi thấy con mình khôn lớn từng ngày, gửi
gắm những ước mơ, kì vọng một cách kín đáo:
Những điều mẹ nghĩ hôm nay
Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ
Ngày mai tròn vẹn ước mơ

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình
(Tuổi thơ của con)

12


Tình yêu thương con vô tận ấy có thể nào giống với muôn vàn tình cảm
khác. Một tình yêu thương con sâu xa, không phai nhạt, một tình yêu con trở
thành bất tử. Tình mẹ đã tạo nên tiếng thơ, Xuân Quỳnh nói với sinh linh nhỏ
bé trong lòng về nguồn sống cũng như nguồn vui đang lớn dần:
Mẹ đi trên hè phố
Nghe tiếng con đạp thầm
Mẹ nghĩ đến bàn chân
Và con đường tiếng hát
(Con chả biết được đâu)
Phải chăng, với những đứa con, người mẹ luôn là chỗ dựa, là nơi được
yêu thương, chở che nên trong tiềm thức của con trẻ dẫu có cách xa về mặt
địa lý, dẫu cách núi, cách rừng, cách sông, cách bể thì con cũng sẽ luôn tìm về
với mẹ:
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường
(Tuổi ngựa)
Là người mẹ, Xuân Quỳnh đã nói được cái mênh mang của tình mẹ
một cách thấm thía và giản dị:
Dẫu con đi hết suốt đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru

(Lời ru)
Xuân Quỳnh đến với thơ như một định mệnh, và đến với thơ thiếu nhi
như một thiên chức. Nó như một tất yếu trong cuộc đời Xuân Quỳnh: tác giả

13


sinh ra yêu, làm thơ, làm mẹ và viết thơ cho các con. Tình mẹ con vốn là tình
cảm quen thuộc trong đời sống và thơ ca nhưng Xuân Quỳnh vẫn mang đến
nhiều điều mới mẻ và xúc động cho người đọc.
1.1.2. Tình bà cháu
“Bà” - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương.
Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu, ôn tồn chỉ bảo cho
con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng
cho những đứa cháu nghịch ngợm….
Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa
của Xuân Quỳnh:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
(Tiếng gà trưa)
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ
lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi

nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo
mới”. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu
còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội

14


trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng
liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
(Tiếng gà trưa)
Hình ảnh người bà tần tảo, phúc hậu cứ thế hiện về rõ nét với những lo
toan đời thường:
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
(Truyện cổ tích về loài người)
Người đọc có cảm giác không phải Xuân Quỳnh đang nhớ mà đang
chạm tay vào những kỉ niệm tuổi thơ. Chạm vào những câu chuyện, lời ru mà
bà vẫn thường hay kể:
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ:
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...

(Truyện cổ tích về loài người)
Bà hiền từ ân cần, kể cho cháu biết bao nhiêu những câu chuyện cổ
tích, mà thông qua đó là những bài học vô cùng sâu sắc về lòng lương thiện,
về những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

15


Những dòng hồi ức về tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc, về người bà thân
yêu, về ổ trứng hồng, về những câu chuyện đã theo nhà thơ suốt thời thơ ấu
như vậy. Để rồi những kỉ niệm đẹp đẽ ấy mang theo niềm kì vọng của người
bà thân yêu, giúp cháu quyết tâm xây dựng xóm làng thân thuộc, tiếp thêm
sức mạnh và ý chí cho cháu tiến lên, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa)
Vẻ đẹp Tổ quốc đã hòa vào trong những kỉ niệm ngây thơ, thánh thiện
của tuổi thơ. Vẻ đẹp đó đã làm sống dậy trong lòng người những lí tưởng cao
đẹp. Chỉ với sáu câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã gợi lại tấm lòng yêu Tổ
quốc da diết, cùng với lí tưởng chiến đấu cao cả để bảo vệ bình yên cho bà,
cho xóm làng thân thuộc, bảo vệ bình yên của Tổ quốc ở mỗi người.
1.1.3. Tình cảm anh chị em
Có thể nói, trong thơ viết cho trẻ em, tình cảm gia đình luôn được Xuân
Quỳnh nâng niu, trân trọng. Nhà thơ luôn khéo léo, xây đắp cho trẻ con
những tình cảm gia đình ấm áp, sáng trong. Không chỉ nói về tình mẫu tử
thiêng liêng, tình bà cháu, trong các sáng tác viết cho trẻ em, Xuân Quỳnh còn

viết về tình cảm anh chị em gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau. Đó là tình
cảm anh em trong một nhà:
Các anh con hỏi hoài:
- Bao giờ sinh em bé?
Cả nhà mong con thế

16


Con chả biết được đâu
Mẹ ghi lại để sau
Lớn lên rồi con đọc
(Con chẳng biết được đâu)
Em vẫn còn trong bụng mẹ nhưng các anh con thì hỏi hoài, vì nóng
lòng muốn được gặp em, được bế bồng em, được yêu thương và che chở cho
em.
Trong bài thơ Bầu trời trong quả trứng, một lần nữa Xuân Quỳnh đã
nói rất hay những tâm sự đáng yêu, ngộ nghĩnh của chú gà con. Đó là tình
cảm yêu thương, nhớ nhung của chú với mẹ, với anh em:
Còn nỗi nhớ gắt gao
Màu trời xanh này nữa
Nhớ anh em nhớ mẹ
Tôi nhớ vui nhớ buồn
(Bầu trời trong quả trứng)
Đáng yêu và ý nghĩa nhất là bài Cái ngoan của Mí. Bài thơ thể hiện sự
chia sẻ, yêu thương của Mí dành cho em:
Mỗi khi ai cho quà
Mí nhường em phần lớn
(...)
Vì em chưa đi học

Nên chẳng được phiếu ngoan
Mí đem phiếu của mình
Thưởng luôn cho em bé
(Cái ngoan của Mí)
Em bé của Mí bị ốm nhưng phải tiêm không khóc. Mí đã thưởng phiếu bé
ngoan của mình cho em, nhưng: “Các bạn bảo cho thế/ Thì mình mất cái ngoan”.

17


Nỗi băn khoăn của Mí thật ngây thơ nhưng qua đó cũng thể hiện tình yêu
thương mà Mí dành cho em. Nhưng Mí cũng thật hóm hỉnh khi nghĩ rằng:
Cái ngoan đâu có mất
Như bài hát Mí học
Cô dạy, cô vẫn còn
Như cái chữ bố xem
Chữ vẫn luôn trong sách
Lời thơ thật nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu sắc. Xuân Quỳnh không chỉ
tạo ra những lời khuyên bổ ích một cách giản dị, chân thành, dễ nhớ, đặc biệt
phù hợp với tâm lí trẻ thơ mà qua đó nhà thơ còn cho thấy tình cảm yêu
thương, gắn bó bền chặt giữa Mí và em.
1.2. Những vần thơ gắn với kí ức tuổi thơ
Trong kí ức của mỗi người thì những hồi ức về tuổi thơ bao giờ cũng
vô cùng đẹp đẽ và đáng yêu. Đối với thi sĩ Xuân Quỳnh cũng vậy. Có lẽ cũng
bởi một phần vì muốn lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ ấy mà Xuân Quỳnh đã
tìm đến những vần thơ viết cho thiếu nhi, vừa để chia sẻ đồng cảm, vừa để
giãi bày nỗi lòng về tuổi thơ của mình. Vì vậy mà thơ Xuân Quỳnh là tiếng
lòng, là tâm tư tình cảm của chị gửi tới độc giả qua từng trang thơ.
Nhớ về tuổi thơ, tác giả không khỏi làm người đọc xao xuyến, bâng
khuâng khi nhớ về những hình ảnh vô cùng gần gũi, bình dị:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

18


(Tiếng gà trưa)
Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ đã
gợi dậy cả một trời thương nhớ trong tâm hồn nhà thơ. Tiếng gà nhảy ổ làm
xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như
nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh cho người
chiến sĩ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Quê nhà hiện lên rõ nét trong
tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh
thân thương, hình ảnh người bà kính yêu suốt một đời tần tảo. Xuân Quỳnh
thường hay lắng nghe những âm thanh quen thuộc, gần gũi, những âm thanh
xa xăm, vọng về từ quá khứ, những sự chuyển đổi của thời gian với va động
của thế giới bên ngoài, kể cả những nhịp điệu của tâm hồn nhạy cảm và đa
mang của mình. Có lẽ vì thế những rung động trong tâm hồn nữ sĩ hết sức thi
vị và nhân bản.
Viết về tuổi thơ con, nhà thơ thể hiện nỗi xót xa, lo lắng khi nghĩ về
quãng thời gian phải đi qua những thiếu thốn, hiểm nguy trong chiến tranh:
Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mắt tre trong hầm
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con

Sông dài, biển rộng, ao tròn
Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời
(Tuổi thơ con)
Viết về tuổi thơ con nhưng cũng gợi cho người đọc kí ức về tuổi thơ chị
một cách gần gũi. Nhìn vào trong ước mơ của con trẻ, bạn đọc nhận ra đâu đó
sự khao khát của Xuân Quỳnh về một tuổi thơ bình yên, được che chở bao
bọc trong lòng mẹ:
Tôi lo bão lo gió

19


×