Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh tự nhiên cây mắc khén (zanthoxylum rhetsa (roxb ) DC) tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.37 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM ĐỨC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN
CÂY MẮC KHÉN (ZANTHOXYLUM RHETSA (ROXB.) DC)
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM ĐỨC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN
CÂY MẮC KHÉN (ZANTHOXYLUM RHETSA (ROXB.) DC)
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ ĐẠI HẢI

Hà Nội, 2012


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu trong luận văn được thu thập
công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa được sử
dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào.
Tác giả

Phạm Đức Thịnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn "Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh tự nhiên Cây
Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại Thuận Châu - Sơn La"
được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 18,
niên khóa 2010 - 2012 tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô
giáo trong trường. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa
Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới PGS.TS Võ Đại Hải - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Nông
nghiệp huyện Thuận Châu, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Copia,
UBND xã Phỏng Lập, Chiềng Bôm - huyện Thuận Châu, Sơn La cũng
như bà con trong các xã trên cùng toàn thể các nhà chuyên môn, người
thân, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng với tất cả năng lực nhưng do đối tượng nghiên
cứu tương đối mới mẻ và những hạn chế về thời gian và kinh phí, nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô, các nhà khoa học và
đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Phạm Đức Thịnh


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .....................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục ...........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................vi
Danh mục các bảng, biểu................................................................................vii
Danh mục các hình ........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân bố của cây Mắc khén
............................................................................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................... 5
1.1.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................ 7
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 9
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân bố của loài cây Mắc
khén ....................................................................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng .................................................... 12
1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng...................................................... 14
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................ 17
CHƯƠNG 2.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,

NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 19


iv
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 20
2.4.1. Cách tiếp cận của đề tài............................................................. 20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................ 21
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 27

3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 27
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................. 27
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................ 27
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ...................................................................... 29
3.1.4. Tài nguyên rừng ........................................................................ 30
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 31
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ...................................................... 31
3.2.2. Văn hoá - xã hội ........................................................................ 31
3.2.3. Cơ sở hạ tầng........................................................................... 322
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................. 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 355
4.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái của loài cây Mắc khén ...................... 355
4.1.1. Vùng phân bố tự nhiên của Mắc khén ...................................... 35
4.1.2. Đặc điểm nơi mọc loài Mắc Khén tại huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La ............................................................................................... 366
4.2. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Mắc khén
phân bố tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La............................................. 400
4.2.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ của rừng tự nhiên có Mắ c khén


v
phân bố .............................................................................................. 400
4.2.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng tự nhiên có Mắc khén
phân bố .............................................................................................. 444
4.2.3. Phân bố thực nghiệm N/D 1.3 , N/H vn và mô hình hóa phân bố
N/D 1.3 , N/H vn theo các hàm thích hợp ............................................... 477
4.2.4. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (H vn ) với đường kính (D 1.3 ) ..59
4.2.5. Mối quan hệ giữa cây Mắc khén với các loài cây ưu thế trong
quần thể ............................................................................................. 600
4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Mắc Khén tại huyện Thuận

Châu, tỉnh Sơn La...................................................................................... 622
4.3.1. Tổ thành loài cây tái sinh ........................................................ 622
4.3.2. Mật độ cây tái sinh .................................................................. 644
4.3.3. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao .................................... 666
4.3.4. Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh.................... 68
4.4. Đề xuất định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn
và phát triển cây Mắc khén tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .................. 700
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 744
1. Kết luận ................................................................................................. 744
2. Tồn tại ..................................................................................................... 77
3. Khuyến nghị ............................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

CTTT


Công thức tổ thành

D 1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)

D0

Đường kính gốc cây tái sinh

DT

Đường kính tán cây (m)

HVN

Chiều cao vút ngọn (m)

HDC

Chiều cao dưới cành (m)

N/ha

Số lượng cây trên 1 ha

NMK

Số lượng cây Mắc khén


TT

Thứ tự

Stt

Số thứ tự

TS

Tái sinh

TB

Trung bình


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

4.8
4.9
4.10
4.11

4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17

Tên bảng
Trang
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
28
Đặc điểm Dân số, dân tộc và lao động của huyện Thuận
31
Châu
Đặc điểm khu vực phân bố của loài Mắc Khén tại huyện
35
Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Tóm tắt về đặc điểm khí hậu khu vực Mắc khén phân bố
37
Một số chỉ tiêu lý – hoá tính đất trên vùng phân bố Mắc khén
38
tại huyện Thuận Châu - Sơn La
Tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
41
tại đai cao <700 m

Tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
42
tại đai cao 700 – 1000 m
Tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
43
tại đai cao > 1000 m
Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao <700 m
45
Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao 700 –
45
1000 m
Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao >1000m
46
Kết quả mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm Weibull và
53
hàm khoảng cách
Kết quả mô hình hóa phân bố N/H vn theo hàm Weibull và
56
hàm khoảng cách
Kết quả phương trình tương quan giữa D 1.3 và H vn rừng tự
60
nhiên có Mắc khén phân bố tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La
Quan hệ sinh thái loài Mắc khén với các loài ưu thế trong
61
cấu trúc tổ thành rừng tầng cây cao
Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên nơi có
63
loài Mắc khén phân bố tại huyện Thuận châu, tỉnh Sơn La
Bảng tổng hợp mật độ tái sinh tại khu vực nghiên cứu

64
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực
69
nghiên cứu
Phân loại cây tái sinh theo chất lượng và nguồn gốc
71


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
2.1

Tên hình
Sơ đồ các bước tiến hành đề tài

4.1

Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D 1.3 ở đai cao <700m

48

4.2

Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D 1.3 ở đai cao 700 – 1000m

48

4.3


Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D 1.3 ở đai cao >1000m

49

4.4

Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/H vn ở đai cao < 700m

50

4.5

Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/H vn ở đai cao 700 – 1000m

51

4.6

Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/H vn ở đai cao > 1000m

51

4.7

Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm Weibull (< 700 m)

53

4.8
4.9

4.10
4.11
4.12

Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm Weibull (700 –
1000m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm Weibull (> 1000m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm khoảng cách (<
700m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm khoảng cách (đai
700–1000m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D 1.3 theo hàm khoảng cách ( >
1000m)

4.13 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/H vn theo hàm Weibull (< 700m)
4.14
4.15
4.16

Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/H vn theo hàm Weibull (đai 700–
1000m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/H vn theo hàm khoảng cách ( <
700m)
Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/H vn theo hàm khoảng cách (đai
700–1000m)

Trang
20

54

54
55
55
55
57
57
58
58

4.17 Biểu đồ phân bố N/H vn của cây tái sinh (đai cao < 700m)

68

4.18 Biểu đồ phân bố N/H vn của cây tái sinh (đai cao 700 – 1000m)

68

4.19

Biểu đồ phân bố N/H vn của cây tái sinh (đai cao > 1000m)

68


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và phong phú. Nó giữ vai
trò quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực như phòng hộ, bảo
vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn
nguồn gen, tôn tạo cảnh quan, cung cấp nhiều loại lâm sản thiết yếu, quý

giá,… đáp ứng nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con người. Đứng trước nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội về các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, thực
tiễn sản xuất lâm nghiệp không ngừng đòi hỏi phải nghiên cứu và chọn lọc
những loài cây có giá trị để bổ sung vào tập đoàn cơ cấu cây trồng. Việc
nghiên cứu phát triển những loài cây có triển vọng là một hướng đi đúng, cần
thiết và phù hợp với tiến trình quản lý rừng bền vững ở nước ta hiện nay,
trong đó việc nghiên cứu phát triển các loài cây bản địa, đa tác dụng là rất quan
trọng. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và tái sinh rừng là những nghiên cứu
rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
phù hợp tác động vào rừng và phát triển rừng bền vững.
Sơn La một tỉnh miền núi của vùng Tây Bắc Việt Nam, diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước, trong đó diện
tích đất lâm nghiệp có rừng là 594.403 ha, chiếm 42,3%. Rừng của Sơn La có
nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu có giá trị kinh tế cao
được người dân ưa dùng trong cuộc sống hàng ngày, điển hình trong các loài
thực vật rừng này là cây Mắc khén.
Cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) còn có tên gọi khác là
cây Sẻn hôi, thuộc họ Cam (Rutaceae), là cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân
thẳng, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng
cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín
tháng 10 - 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Cây Mắc


2
khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La. Đây
là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt, hạt cây Mắc khén được ví
như hạt Hồ tiêu của vùng Tây Bắc.
Hiện nay, quy mô thị trường sản phẩm hạt Mắc khén đang phát triển
mạnh ở khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, nhu cầu của
người dân vùng Tây Bắc sử dụng sản phẩm hạt Mắc khén rất nhiều chiếm

khoảng 71% tổng sản lượng Mắc khén, đối với các đồng bào dân tộc Thái,
H’mông, Kháng, Khơ mú 100% các hộ gia đình đều sử dụng hạt Mắc khén
trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh thị trường vùng Tây Bắc, thì thị trường
sản phẩm Mắc khén ngoài vùng Tây Bắc cũng đang có xu hướng phát triển
như ở Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh
Bắc Lào giáp biên giới vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu
thu hoạch sản phẩm Mắc Khén từ rừng tự nhiên mang về nhà sử dụng hoặc
đem ra thị trường tiêu thụ.
Việc gây trồng cây Mắc khén còn rất nhỏ lẻ, chưa phát triển, các nguyên
nhân chủ yếu là: Thông tin về loài cây này còn rất hạn chế, thị trường sản phẩm
hạt chưa được nghiên cứu và cập nhật, thiếu các thông tin về đặc điểm phân bố,
tái sinh của loài Mắc khén, thiếu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Mắc khén, chưa
có mô hình trình diễn trồng Mắc khén để làm cơ sở nhân rộng.
Nghiên cứu về cây Mắc khén ở nước ta tiến hành chưa nhiều, chưa có hệ
thống, đặc biệt là về phân bố và tái sinh tự nhiên nên mặc dù là cây có nhiều
tiềm năng nhưng chưa được phát triển do thiếu những hiểu biết về loài cây này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái
sinh tự nhiên của cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) tại
Thuận Châu - Sơn La" được thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa
học, thực tiễn lớn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân bố của cây Mắc khén
a. Đặc điểm sinh học của cây Mắc khén
- Tên gọi, phân loại:
Cây Mắc khén là một trong tổng số 250 loài thuộc chi Zanthoxylum,

thuộc họ Cam (Rutaceae), các loài trong chi này có tên chung bắt nguồn từ Hy
Lạp là Xanthos, có nghĩa là màu vàng; xylon có nghĩa là gỗ [40]. Hệ thống
Takhtajan chi Zanthoxylum thuộc phân họ Rutoideae, bộ Zanthoxyleae [36].
Mạng lưới thông tin về tế bào thực vật đặt chi này trong họ Toddalioideae. Tên
tiếng Anh gọi cây Mắc khén là Indian ivy-rue; Khên 1, Khouang (tên Lào);
Kamchat ton, Luuk ra maat, Ma khuang (tên Thái Lan); Hantu duri (tên
Malaixia); Kayetana, Salai, Kasabang (tên Philippin); Kayu lemanh, Kayu tân,
Ki tanah (tên Inđônêxia); Kathit-pyu (tên Mianma); Bazinali, Tessul, Badrang,
BroJonali, Jummina, Kuyitti, Tikta, Rachamam, Iratchai (tên Ấn Độ) (dẫn theo
Phạm Đình Tam, 1987) [26].
- Hình thái, cấu tạo giải phẫu:
Cây Mắc khén được một số tác giả trên thế giới mô tả về hình thái bên
ngoài và cấu tạo giải phẫu. Đây là cơ sở khoa học cho việc định loại và phân
biệt Mắc khén với những loài khác, đặc biệt những loài trong chi của nó. Cây
Mắc khén là loài cây đơn tính khác gốc, rụng lá, gỗ trung bình hoặc lớn, cây
có thể cao đến 35 m, trên thân và cành có phủ nhiều gai ngắn, đáy rộng, cong,
nhọn, thẳng. Lá mọc cách, kép lông chim một lần chẵn hoặc lẻ, dài 30 - 40
cm; có từ 10 - 17 lá chét mọc đối hoặc gần như đối; lá chét có dạng hình trứng
hay hình trái xoan, kích thước 7 - 13 x 3 - 5 cm; mép lá nguyên hoặc khía


4
răng cưa nhỏ. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở đầu cành hay ở nách lá, dài 8 - 14
cm. Hoa nhỏ, chỉ dài chừng 2,5 mm, mẫu 4, lá đài 4, cánh tràng 4, màu trắng
hay vàng nhạt. Hoa đực có 4 nhị với 1 lá noãn thoái hóa. Hoa cái với bầu có 1
lá noãn. Quả nang hình cầu, đường kính chừng 6 - 7 mm, đơn độc (dẫn theo
Phạm Đình Tam, 1987) [26].
Về cấu tạo giải phẫu, Cutter, EG (1969) [32] đã mô tả như sau:
i) Thịt có màu trắng nhạt, có nhựa và chứa chất berberine;
ii) Vòng sinh trưởng không rõ ràng hoặc không có, màu sắc của giác và

lõi gỗ không phân biệt, thường là màu vàng nhạt, có sợi gỗ. Gỗ mềm, có mùi
thơm đặc trưng, khối lượng riêng từ 0,35 - 0,62 g/cm3;
iii) Quản bào liên tục, Sợi gỗ không có vách ngăn, độ dày trung bình và
có ranh giới rõ ràng.
Như vậy, việc phân loại cây Mắc khén bước đầu cũng đã có một số
thông tin. Tuy nhiên, khi mô tả về hình thái và giải phẫu còn rất ít nghiên cứu
dẫn đến thông tin chưa được đầy đủ, do đó cần phải có những nghiên cứu tiếp
theo.
b. Đặc điểm phân bố của cây Mắc khén
Những thành tựu nghiên cứu ban đầu về đặc điểm phân bố loài Mắc
khén khá đơn giản, cụ thể như sau:
- Tại Ấn Độ cây Mắc khén phân bố ở độ cao từ 1.000 – 2.000 m so với
mực nước biển, nó được tìm thấy ở các thung lũng của dãy núi Himalaya,
nhiệt độ bình quân năm 15 - 180C và nó cũng có thể chịu được rét đến 00C
(Hooker, 1875) [33].
- Ở Nê-pan Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 - 2.500 m so
với mực nước biển [39].
- Cây Mắc khén ở Trung Quốc phân bố ở những vùng cận nhiệt đới, ở
những trạng thái rừng lá rộng thường xanh [38].


5
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên
trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
phù hợp.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richard P.W (1933 - 1934) [35], Baur G.N (1962) [1], Odum E.P (1971)

[34],... tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm
và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur G.N [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong
đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm
sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Catinot (1965) [3], nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc
biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,...
Odum E.P (1971) [34] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933 1934) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp
có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên, phương pháp
này có nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp the hướng thẳng đứng của


6
các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách
vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do David và Richards (1933 - 1934) đề
xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài
và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
Richards P.W (1968) [23] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa
nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường
có nhiều tầng (thông thường nhất là có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng

cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài
cây thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực
vật phụ sinh bám trên thân cây, cành cây,... "Rừng mưa thực sự là một quần lạc
hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài
cây".
Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một
vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra được phương án
phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
Sampion Gripfit (1948) [7], khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm
nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp dựa vào kích
thước và chất lượng cây rừng. Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt
đới, nhiều tác giả có ý kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó
có ý kiến cho rằng, kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards
(1952) [35] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 12m, 12 - 18m, 18 - 24m, 24 - 30m, 30 - 36m và 36 - 42m, nhưng thực chất
đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) [34] nghi ngờ sự phân tầng
rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập
trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.


7
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô
tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học,
trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân
tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Các nghiên cứu
định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học được
đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần. Rollet B. L.
(1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm

hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân
bố xác xuất, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc
đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học
không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau
và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu
trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo [7]. Cơ sở phân loại rừng theo xu
hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một
số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống
phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville
(1949), UNESCO (1973)... Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi
nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh
thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái.
1.1.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ câu con của những


8
loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống, đất
rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con
này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh tầng
cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi đề cập đến vấn đề điều
tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ
thống do Lowdermilk (1927) đề nghị, với diện tích ô đo đếm điều tra tái sinh

từ 1 đến 4 m2. Với diện tích ô nhỏ nên việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng
số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung
thực tình hình tái sinh rừng.
Richards P. W (1952) [35] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các
ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp
"điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự
nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận
định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị
kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh
dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác
động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể.
Van Steenis (1956) [37] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ
trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả
rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.


9
Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái
sinh tự nhiên. Trong đó nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ
ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên.
Baur G.N. (1962) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh
hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm, ảnh hưởng này
thường không rõ ràng. Ngoài ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và cây bụi có
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những
quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh
hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn
vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Số lượng loài cây có giá trị

kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị
kinh tế thấp lại ít được quan tâm mặc dù chúng có vai trò sinh thái quan trọng.
Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đánh giá
chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm
sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên nói chung và
đặc điểm sinh học, phân bố của cây Mắc khén nói riêng, đó là những cơ sở để
lựa chọn cho việc nghiên cứu phân bố và tái sinh tự nhiên của cây Mắc khén
trong đề tài này.
1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân bố của loài cây Mắc khén
a. Đặc điểm sinh học của cây Mắc khén
- Tên gọi, phân loại:
Cây Mắc khén hay còn có tên gọi khác là cây Sẻn hôi, Cóc hôi, Hoàng
mộc hôi, Vàng me thuộc chi Hoàng mộc (Zanthoxylum), họ Cam (Rutaceae),
bộ Bò hòn (Sapindales) [2], [4], [17].
Còn theo tiếng của người dân tộc Thái Mắc khén nghĩa là quả của cây


10
khén, một loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trong những khu rừng ở Tây Bắc
[25].
Mắc khén mọc hoang và được trồng tại một số tỉnh miền Bắc nước ta,
nhiều nhất tại những vùng có núi đá vôi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình,
Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tại Hà Nội được trồng làm
cây bóng mát tại một số tuyến phố [16].
- Hình thái, cấu tạo giải phẫu:
Mắc khén là cây gỗ nhỡ, cao 14 - 18 m. Thân thẳng, vỏ có nhiều gai
mọc. Cành non và chồi thường phủ lông màu vàng nhạt. Lá kép lông chim

một lần lẻ có từ 13 - 15 lá chét, phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn dần, dài
7-10 cm, rộng 4-7 cm. Mép lá răng cưa, mặt lá nhẵn bóng màu xanh nhạt.
Cuống lá dài 2,0 - 3,0 cm, khi kết quả thường có gai nhỏ mọc xung quanh.
Khi còn non toàn thân và cuống lá phủ nhiều gai nhỏ, thân có màu tím nhạt và
khó phân biệt so với cây trưởng thành; Hoa mọc thành chùm màu xám trắng
giống như hoa Xoan ta; mùa ra hoa tháng cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, quả
chín vào tháng 10-11 trong năm, mỗi cây mẹ từ tuổi 7 trở đi cho từ 24-27
kg/cây, trung bình sản lượng khoảng 16,8 kg/cây; quả hình tròn đường kính từ
0,3-0,4 cm, khi chín vỏ tách thành đôi và rơi xuông đất, cuống quả thô, dài
14-20 cm; hạt hình bầu dục dài 0,2 cm màu đen thẫm óng ánh, vỏ hạt khá
cứng, dùng răng cắn có thể cảm thấy vị cay đặc trưng của loài gia vị này.
Bề ngoài vỏ của cây Mắc khén màu xám nhạt loang lổ, gỗ màu vàng
tươi có vòng năm phân biệt không rõ rệt, có sợi gỗ, gỗ mềm có mùi thơm
[24].
b. Đặc điểm phân bố của cây Mắc khén
Cây Mắc khén phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc
Việt Nam và một số nơi khác, thường gặp ở độ cao từ 600 - 1.500m so với
mặt nước biển, phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng xen


11
cây lá kim á nhiệt đới núi thấp, kiểu rừng này ở vùng Tây Bắc có diện tích
khá nhiều. Ở nước ta, mới thấy ghi nhận Mắc khén phân bố ở Biên Hòa
(Phạm Hoàng Hộ, 1992) và Mai Châu - Hòa Bình [17]. Theo Nguyễn Văn
Huy (2002, 2003, 2004) [13], [14], [15], cây Mắc khén thường phân bố ở một
số kiểu rừng sau:
- Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (ở độ cao
800m đến 1700), đặc điểm của kiểu rừng này: diện tích khá nhiều, địa hình
nơi phân bố thường là các đỉnh núi hoặc sườn các giông núi chạy từ các đỉnh
núi cao xuống như sườn các ngọn núi thuộc dãy núi chín đỉnh, do khí hậu mát

mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân dưới 20o, nhiều mây mù, độ ẩm cao nên
kiểu thảm này có nhiều thực vật có nguồn gốc là cây bản địa Tây Bắc Việt
nam và Vân nam Trung quốc.
Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ:
+ Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.
+ Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á
nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp (ở độ
cao 800m đến 1700), kiểu rừng này có một số đặc điểm: Phân bố ở sườn và
đỉnh các dông núi có độ cao 800-1700 m. Trong kiểu rừng này có các trạng
thái phổ biến là rừng IIIA1 và IIIA2, IIIB. Độ kép tán đạt cao S = 0,6-0,8.
Chiều cao phổ biến 15-25m. Đường kính cây TB 25cm. Cấu trúc tầng rừng và
thành phần cây lá rộng không khác nhiều so với kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cùng độ cao nhưng số lượng có phần giảm, thành
phần cây lá rộng chủ yếu là các loài Re, Giẻ cau quả bẹt, Giẻ gai, Chè rừng,
Chè lông, Tô hạp, Màng tang, Chắp xanh, Giổi găng, Giổi thơm, Mò gói
thuốc, Chân chim, Cà muối, Thanh thất, Mắc niễng, Chẹo, Thị rừng, Hồng
rừng, Mắc khén.


12
Các nghiên cứu khác về Mắc khen như:
Đỗ Tất Lợi (1991) [16] trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam”. Hạt Mắc khén dùng làm dầu, dầu này có thể dùng làm xả phòng
cúng rất tốt. Vỏ cây Mắc khén được dùng làm duốc cá.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [18] thì cây bản địa trong đó có Mắc khén
đang rơi vào nghịch cảnh.
Lò Văn En (2010) [8] đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của
một số nồng độ thuốc kích thích IBA đến khả năng ra rễ hom cây Mắc khén
tại vườn ươm”.

Nguyễn Cảnh Sáng năm (2011) [22] đã tiến hành đề tài “Kiểm nghiệm
phẩm chất gieo ươm của hạt Mắc khén được thu hái tại Ban quản lý rừng đặc
dụng Côpia – Thuận Châu - Sơn La”.
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một
trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù
hợp. Tuy nhiên, cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa
dạng, nên ở đây chỉ những đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề tài mới
được đề cập.
Trần Ngũ Phương (1970) [19] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của
các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng
quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1965. Nhân
tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy
luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất.
Thái Văn Trừng (1978) [27] đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt
đới thành 5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán
(A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Việc áp dụng phương pháp vẽ


13
"biểu đồ phẫu diện" sau khi đã đo chính xác vị trí, chiều cao và đường kính
thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ những cây gỗ (tầng A) trên một
dải hẹp điển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davids (1934) đã thể
hiện khá rõ sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng. Bên
cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật
rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập
quần, độ tàn che nền đất đá của tầng ưu thế, hình thái sinh thái lá và trạng thái
mùa của tán lá. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để
trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.

Nguyễn Văn Trương (1983) [28] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài
đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao
một cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ
Đình Phương (1987) [21] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng
thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng
có sự phân tầng rõ rệt (khi đã phát triển ổn định) mới sử dụng phương pháp
định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây. Đào Công Khanh (1996) [15]
đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở
Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục vụ
khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000) [6] đã tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng là IIA
và IIIA1 ở lâm trường Sông Đà - Hoà Bình. Các nghiên cứu này sẽ được đề tài
xem xét và lựa chọn để vận dụng vào các nội dung nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, do có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán
nên có rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng, nổi bật là
các công trình của các tác giả sau: Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] dùng hàm Meyer
và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính
cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.


14
Nguyễn Hải Tuất (1975) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách
để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên
cứu cấu trúc quần thể rừng,...[15].
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên cho thấy trong thời gian qua, việc
nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và
có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong
nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm
phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu

tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài.
Bởi lẽ bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu
thuẫn sinh thái phát sinh trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa chúng
với môi trường. Vì vậy, để đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính
xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên
quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng.
1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Vấn đề nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên một cách hệ thống và đầy đủ
ở nước ta thực sự chưa nhiều. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường
được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo
cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra - Quy hoạch
rừng đã điều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế"
rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng
Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu
(1962 - 1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái
sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [10] đã phân chia khả
năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật


15
độ tái sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ ha, 8.000 - 12.000 cây/ha, 4.000 8.000 cây/ ha, 2.000 - 4.000 cây/ ha. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú
trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh. Cũng từ kết
quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [11] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái
sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của
rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự
như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ kém giá trị
và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số
cây không đều trên mặt đất rừng. Những nhận xét trên sẽ được đề tài vận
dụng trong việc đánh giá mật độ tái sinh của rừng Vối thuốc tự nhiên và tổ

thành tầng cây tái sinh với tổ thành tầng cây cao để có thể nhận biết được
chiều hướng phát triển của rừng trong tương lai.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[27] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát
triển của cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh.
Nguyễn Văn Trương (1983) [28] đã đề cập mối quan hệ giữa cấu trúc quần xã
thực vật rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài. Điều này sẽ được đề tài
vận dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên, đặc biệt là độ tàn che của tán rừng.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã
được Phạm Đình Tam (1987) [26] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây tái
sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây
tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những cây kín tán. Từ đó tác giả đề xuất
phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực
này. Đây là một trong những đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng nhiệt đới,
nhưng đối với loài Mắc khén thì hiện tượng này có gì khác biệt. Điều này


×