Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái tại xã toàn sơn, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 69 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhâ ̣n đươ ̣c sự giúp đỡ tâ ̣n tiǹ h của khoa
Lâm học, Khoa sau đại học, Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiệp Việt Nam, sự đô ̣ng
viên kip̣ thời của gia đình và ba ̣n bè giúp tôi vượt qua những trở nga ̣i, khó
khăn để hoàn thành chương trình đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c của Trường Đại học lâm
nghiê ̣p Việt Nam.
Nhân dip̣ này tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n TS. Trần Việt Hà,
người hướng dẫn khoa học của tôi bởi những chỉ dẫn kỹ càng, những lời da ̣y
bảo sâu sắ c. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầ y cô đã giúp đỡ tôi trong qua trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cũng qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến lañ h đa ̣o Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình,
lãnh đạo Chi cục Định canh định cư tỉnh Hoà Bình, Ban giám đốc Công ty cổ phần
Năng Lượng Xanh Hoà Bình, Đảng Uỷ, HĐND, UBND xã Toàn Sơn, xóm Phủ, xóm
Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Do thời gian ha ̣n chế cộng với kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân tôi chưa
nhiều nên đề tài này không tránh khỏi những thiế u sót, kính mong nhâ ̣n đươ ̣c
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầ y cô, các nhà khoa ho ̣c và ba ̣n
đồ ng nghiêp.
̣
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả


ii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trồng
rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái tại xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình”. Chuyên ngành lâm học, là công trình nghiên cứu khoa học của


riêng cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên
cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, của các nhân và tập thể và các thông tin trích dẫn được sử dụng
đều được ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tác giả


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ..................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 2
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................13
2.2.1. Mục tiêu tổng quát. ......................................................................... 13
2.2.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................. 13
2.4.2. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá. ...................................................... 15
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu nội nghiệp. ................... 15
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 15

2.5.2. Xử lý số liệu nội nghiệp: ................................................................ 18
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 22
3.1.2. Địa hình ........................................................................................... 22
3.1.3. Khí hậu thủy văn ............................................................................. 22
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ..................................................................... 23


iv
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 24
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ............................................................ 24
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp ................................ 24
3.2.3.Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
4.1. Đánh giá kết quả thực hiện Dự án ........................................................ 27
4.1.1. Kết quả lập kế hoạch trồng rừng ..................................................... 27
4.1.2. Kết quả quy hoạch đất đai............................................................... 27
4.1.3. Kết quả điều tra lập địa ................................................................... 29
4.1.4. Kết quả hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ ................................. 30
4.1.5. Kết quả quy hoạch loài cây trồng rừng ........................................... 32
4.1.6. Kết quả trồng rừng và khoanh nuôi làm giàu rừng......................... 32
4.1.7. Công tác xây dựng các tổ chức cộng đồng ..................................... 36
4.1.8. Công tác giám sát và đánh giá ........................................................ 37
4.1.9. Đánh giá chung kết quả thực hiện của dự án .................................. 38
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của Dự án ................ 39
4.2.1. Hiệu quả kinh tế của dự án ............................................................. 39
4.2.2. Hiệu quả xã hội của Dự án.............................................................. 44
4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của Dự án ....................................... 47

4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Dự án ........................................... 53
4.4.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện Dự án ............................................ 53
4.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cộng đồng ......................................... 54
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 55
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Các đặc trưng về khí hậu khu vực nghiên cứu

23

4.1

Quy hoạch sử dụng đất của dự án

28

4.2


Sinh trưởng của các mô hình rừng trồng

33

4.3

Tổ thành loài cây ở rừng khoanh nuôi

34

4.4

Sinh trưởng rừng tự nhiên được khoanh nuôi và làm giàu

35

4.5

Khối lượng công việc trồng rừng, chăm sóc rừng và làm giàu

35

rừng từ năm 2009 đến năm 2012
4.6

Thu nhập và chi phí của 3 nhóm hộ

40


4.7

Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của các mô hình

43

phát triển rừng
4.8

Tình hình thu hút lao động hàng năm cho các hoạt động ...............................
45
45

4.9

của Dự án

45

4.10 Kết quả phân tích kinh tế hộ gia đình trong các hộ điều tra

48

4.11 Một số đặc điểm lý hoá tính của đất dưới tán rừng ở các khu

48

vực nghiên cứu



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
4.1

Tên hình
Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trước năm 2009 và tại năm

Trang
41

2012
4.2

Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trước năm 2009 và tại năm

42

2012
4.3

Số lần phụ nữ tham gia vào các cuộc họp thôn

47


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người biết khai
thác, lợi dụng đúng mức. Tuy nhiên, do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản

tăng để phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác rừng ồ ạt, vượt quá
khả năng tự điều khiển của rừng nên cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mất rừng, suy giảm tài nguyên rừng
đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Tính từ nừ năm 1945 đến năm 1995, diện
tích rừng nước ta bị mất là khoảng gần 6 triệu ha, đồng thời trữ lượng cũng bị
suy giảm nghiêm trọng khả năng bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí) đã
xuống dưới ngưỡng cho phép. Đứng trước tình hình trên Nhà nước và các tổ
chức, cá nhân đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm tăng độ che phủ của
rừng đồng thời với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn vùng núi.
Đà Bắc là huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, có vị trí quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đây cũng là vị trí đảm bảo an toàn
cho hoạt động của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Dự án Trồng rừng phòng hộ
kết hợp du lịch sinh thái do Công ty Cổ phần Năng lượng xanh Hòa Bình
triển khai tại xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từ năm 2009 với
mục tiêu phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và bền vững. Cho đến nay
Dự án đã triển khai giai đoạn một. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các hoạt
động của Dự án là cần thiết góp phần rút ra bài học kinh nghiệm để phát huy
những điểm mạnh và giảm thiểu các hạn chế cho giai đoạn tiếp theo. Đó là lý
do để chúng tôi tiến đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái tại xã Toàn Sơn, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hòa Bình”.


2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Giới thiệu về dự án:
1.Tên công ty: Công ty Cổ phần Năng lượng xanh Hòa Bình.
2.Tên dự án: Trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái và khoanh nuôi

làm rừng phòng hộ tự nhiên.
3.Quy mô đầu tư: Tổng diện tích dự án 357,8 ha, trong đó: trồng mới rừng
phòng hộ 126,8 ha.
4.Vốn đầu tư của dự án: 5.851.525.100 đồng ( Năm tỷ tám trăm năm mươi
một triệu năm trăm năm hai năm nghìn một trăm đồng).
* Nguồn vốn thực hiện:
- Vốn tự có của doanh nghiệp

2.851.525.000 đồng

- Vốn vay ưu đãi của ngân hàng đầu tư :

3.000.000.000 đồng

5. Tính chất dự án đầu tư:
*Giai đoạn I: Đầu tư trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi làm giầu rừng
phòng hộ rừng tự nhiên bằng các loài cây trồng

phòng hộ như: Sấu

(Dracontmelum dunperreannum Pierre), Lát Mexico (Cedrela odrata) và các
loại cây phù hợp như: Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild), Song mật (
Calamus platyacanthus Warb.exBecc), Mây nếp (Calamus tetradactlus
Hance)
- Chu kỳ kinh doanh:
+ Rừng phòng hộ: Căn cứ Quyết định 186/2006/QĐ–TTg ngày 14/8/2006
của thủ tướng chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý rừng, sau chu kỳ
trồng, chăm sóc, bảo vệ 8 năm, đến năm thứ 9 doanh nghiệp được khai thác
toàn bộ cây phù hợp (Keo tai tượng), để lại cây phòng hộ là Sấu, lát Mê hi
cô, vệ sinh sau khai thác và tiếp tục trồng cây phù hợp (Keo tai tượng), chăm

sóc, bảo vệ để khai thác chu kỳ tiếp theo.


3
+ Rừng khoanh nuôi: Đến năm thứ 9 khai thác Song, mây, Dược liệu, vệ sinh
sau khai thác và tiếp tục chăm sóc, bảo vệ để những năm sau tiến hành khai
thác thường kỳ.
* Giai đoạn II: Sau thời gian khoanh nuôi làm giầu rừng phòng hộ tự nhiên,
hệ sinh thái khu vực dự án đã được cải thiện, phong phú về quần thể thực vật,
độ che phủ rừng nâng cao. Công ty đầu tư xây dựng một số hạng mục hạ tầng
phụ vụ nhu cầu du lịch sinh thái vùng hồ Hòa Bình.
6. Thời gian thực hiện dự án: 50 năm ( 2009 – 2059)
II. Tổng quan vấn đề nguyên cứu
2.1. Trên thế giới
Quá trình phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã trải qua bốn giai đoạn
bao gồm: 1) Giai đoạn gỗ củi; 2) Giai đoạn công nghiệp khai thác vận
chuyển; 3) Giai đoạn công nghiệp rừng phát triển toàn diện; 4) Giai đoạn
kinh doanh rừng tổng hợp [3]. Ngày nay, lâm nghiệp thế giới đang bước sang
giai đoạn thứ năm đó là kinh doanh rừng bền vững với các tiêu chí bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Trong giai đoạn gỗ củi, rừng được coi là loại tài nguyên vô tận, cung
cấp cho loài người tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống (lương thực, thực
phẩm, chất đốt, ...). Trong giai đoạn này do dân số thế giới thấp, khai thác
rừng bằng phương pháp thủ công và do chặt phá rừng chỉ để lấy đất canh tác,
lấy gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ nên sức tàn phá rừng chưa lớn. Vì vậy, rừng
vẫn còn khả năng phục hồi và những tác động đến môi trường sinh thái chưa
lớn. Như vậy tác dụng kinh tế, xã hội của rừng đã được khai thác từ khi loài
người xuất hiện và có vai trò quan trọng đối với lịch sử phát triển của nhân
loại. Tuy nhiên khi đó loài người chưa nhận thức được vai trò của rừng đối
với việc cân bằng môi trường sống.

Giai đoạn 2 và 3 được bắt đầu bằng thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển ở


4
Châu Âu và Bắc Mỹ. Lúc này, nhu cầu về gỗ tăng cao để phục vụ công nghiệp
đồng thời những tiến bộ về khoa học là động lực thúc đẩy ngành lâm nghiệp khai
thác rừng chuyển từ thủ công sang quy mô công nghiệp. Đây là hai giai đoạn
rừng bị phá hoại nhiều nhất trong lịch sử loài người, đồng thời thiên tai trên thế
giới hay hậu quả của việc phá rừng cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Mác và Ănghen rất coi trọng mối quan hệ giữa rừng với sản xuất nông
nghiệp, rừng được coi là “Trung tâm tích nước và giữ nước” [3]. Năm 1892,
Ănghen cho rằng nước Nga mất mùa không phải do thiên tai ngẫu nghiên mà do
hậu quả của tàn phá rừng từ năm 1861 đồng thời ông cũng khẳng định rằng các
sa mạc lớn hiện nay trên hành tinh đều hình thành do quá trình phá rừng tạo ra.
Như vậy, hai chức năng quan trọng khác của rừng là bảo vệ đất, chống xói mòn
và duy trì nguồn nước đã được con người nhận thức được ngay từ cuối thế kỷ
IXX. Từ đây loài người đã biết thúc đẩy quá trình nghiên cứu hiệu quả tổng hợp
của rừng theo một hướng khác để phát triển kinh tế, xã hội. Lịch sử nghiên cứu
hiệu quả tổng hợp của rừng có thể chia ra làm 2 bước như sau:
Bước I: Từ khi loài người xuất hiện đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đây
là giai đoạn con người nhận thức và tiến hành các nghiên cứu riêng rẽ hiệu
quả kinh tế, môi trường của rừng. Công trình nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả
sinh thái là công trình nghiên cứu xói mòn đất đã được nhà khoa học người
Đức Volni tiến hành (1877 - 1895). Ông đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của thực vật, độ dốc, loại đất đến cường độ xói mòn đất. Tuy nhiên, nghiên
cứu này mới chỉ là định tính những nhân tố ảnh hưởng, mà chưa tìm ra
nguyên nhân đầu tiên gây xói mòn đất [12]. Đến năm 1944, nhà khoa học
Ellinson đã phát hiện ra vai trò quan trọng của hạt mưa rơi trong hoạt động
xói mòn. Thí nghiệm của Ellinson đã chứng minh rằng, việc giảm tốc độ hạt
mưa bằng các dàn che nhân tạo hoặc tán lá của thảm thực vật sẽ giảm cường

độ xói mòn hàng trăm lần. Phát hiện trên của Ellinson đã làm thay đổi quan


5
điểm nghiên cứu xói mòn và khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật. Các
nghiên cứu xói mòn chuyển sang thời kỳ định lượng, áp dụng phương pháp
thực nghiệm hiện trường và phương pháp nhân tạo trong phòng thí nghiệm
[12]. Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất về xói mòn và bảo vệ đất là xây
dựng phương trình mất đất tại trường đại học Phadun

(Mỹ) và được

Wischmeier W.H hoàn chỉnh (1957)[31]. Phương trình có dạng:
A = S.K.L.R.C.P
Trong đó: A là lượng đất mất đi, K là chỉ số xói mòn của đất, L là hệ
số chiều dài sườn dốc, S là hệ số độ dốc, C là hệ số cây trồng, P là hệ số bảo
vệ đất. Phương trình trên đã làm sáng tỏ vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng
đến xói mòn. Nó có tác dụng định hướng cho các nghiên cứu nhằm xác định
quy luật xói mòn ở các khu vực có điều kiện địa lý khác nhau. Tuy nhiên, sử
dụng phương trình trên gặp phải khá nhiều khó khăn do sự khác biệt về điều
kiện địa lý, địa chất, tự nhiên, kinh tế, xã hội và việc canh tác nông lâm
nghiệp so với điều kiện nơi xây dựng phương trình.
Ngoài các nghiên cứu về xói mòn đất, nhiều nhà khoa học trên thế giới
đã đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả nuôi dưỡng nguồn nước của rừng. Năm
1937, Vư-sôp-xki đã nghiên cứu khả năng thấm nước của lớp phủ thực vật
thông qua lượng thoát hơi nước của thực vật và dòng chảy bề mặt. Trên cơ sở
đó ông đã lập công thức tính lượng dòng chảy vào đất như sau:
W = P0 – (E0 + T +S)
Trong đó: W là dòng chảy vào đất, P0 là lượng mưa trung bình năm tại
khu vực nghiên cứu, E0 là lượng bốc hơi nước trung bình năm, T là lượng

thoát hơi nước của thực vật, S là dòng chảy bề mặt đất .
Công thức của Vư-sôp-xki ra đời rất sớm, nhưng hiện nay nó vẫn đang
được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và đem lại các kết quả đáng tin cậy.
Theo Vư-sôp-xki, chỉ tiêu quan trọng đánh giá vai trò giữ nước và điều hoà


6
nguồn nước của rừng là sự tăng thêm lưu lượng nước của các sông và hồ
chứa. Tuy nhiên, việc xác định dòng chảy bề mặt và thoát hơi nước ở thảm
thực vật rất phức tạp, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm, chế độ
mưa, địa hình, đất, loài cây trồng và độ che phủ, vv.
Bước II: từ thập kỷ 70 cho đến nay, các nghiên cứu tập trung vào mối
quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái hay hiệu quả tổng hợp của
rừng. Năm 1974, trường đại học tổng hợp thuộc bang Michigan (Mỹ) đã xuất
bản giáo trình “Những vấn đề trong đánh giá đầu tư lâm nghiệp” [28]. Nội dung
chủ yếu của giáo trình đưa ra cơ sở đánh giá hiệu quả của rừng trồng. Đây là
giáo trình tương đối hoàn chỉnh về cơ sở và các chỉ tiêu đánh giá từ đơn giản
đến phức tạp hiệu quả tổng hợp của rừng trồng. Năm 1979, Tổ chức Nông
nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) đã xuất bản giáo trình “Phân tích dự án
lâm nghiệp” do Hans M-Gregersen và Amoldo H.Contresal biên soạn [29].
Cuốn sách đã đề cập đến các nội dụng: tiếp cận phân tích dự án, phương pháp
phân chi phí đầu vào và ra, phương pháp phân tích hiệu quả của dự án. Hiệu quả
kinh tế của dự án trồng rừng bao hàm cả hiệu quả về mặt xã hội và sinh thái.
Trong nhiều năm, FAO đã nghiên cứu vấn đề canh tác trên đất dốc và đưa ra các
mô hình canh tác có hiệu quả như: SALT 1, SALT 2 và SALT 3.
Đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự phát triển của kinh tế thế giới đã gây
ra suy thoái tài nguyên và ô nhiễm nặng nề trên toàn thế giới (thủng tầng ô
zôn, hiệu ứng nhà kính, hạn hán, lũ lụt, ...) Để giải quyết mâu thuẫn giữa phát
triển và bảo vệ môi trường cần có quan điểm phát triển bền vững nhằm thoả
mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng tới tương lai.

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra năm 1987,
trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới họp tại
Brundland theo chủ đề “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn
mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng


7
phát triển để thoả mãn mọi nhu cầu của những thế hệ tiếp theo” [11]. Đối với
kinh doanh rừng bền vững phải đảm bảo 6 nguyên tắc: Duy trì và cải thiện độ
phì của đất, bảo đảm tái sinh rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, ổn định và năng
suất ngày càng tăng, tăng cường sức chống chịu của rừng, đáp ứng các yêu
cầu về mặt xã hội và nhân văn. Như vậy, nguyên tắc kinh doanh rừng bền
vững là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu tổng hợp của mô hình rừng, trong đó
hiệu quả kinh tế được đánh giá qua nguyên tắc thứ nhất, hiệu quả môi trường
được đánh giá qua nguyên tắc thứ 2 và 3, ... Trong các nguyên tắc trên,
nguyên tắc duy trì và không ngừng nâng cao năng suất của các phương thức
canh tác hay các mô hình rừng trồng là tiêu chí quan trọng nhất, vì chỉ tiêu
năng suất phản ánh hiệu quả kinh tế vừa phản ánh khả năng duy trì, nâng cao
độ phì của đất. Đây còn là chỉ tiêu sinh thái quan trọng đánh giá hiệu quả môi
trường của mô hình rừng.Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững kinh tế,
xã hội đã trở thành một quan điểm chính thống và bắt buộc mọi người không
thể bỏ qua. Tại hội nghị quốc tế về môi trường năm 1992 ở Riodejaneiro đã
đi tới tiếng nói chung là phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững trong từng nước và
trên toàn thế giới.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, trên thế giới đang hình thành
một xu hướng mới đánh giá toàn bộ lợi ích của rừng thông qua phương thức
tiền tệ, các giá trị của rừng đã đươc thống nhất ở phạm vi thế giới (lâm sản gỗ
và tre nứa, hấp thụ cacbon, điều hòa nguồn nước, bảo vệ đất đai, du lịch sinh
thái, giá trị bảo tồn và các giá trị phi vật chất khác). Một số nước trên thế giới

đã áp dụng việc chi trả tiền cho các lợi ích đầu nguồn, như ở Costa Rica
(1998) một công ty thuỷ điện đã thoả thuận tự nguyện chi trả 10 USD/ha/năm
cho các chủ rừng thuộc vùng đầu nguồn. Mặt khác, Costa Rica còn đánh thuế
vào nước sinh hoạt với đơn giá 0,0057 USD/m3 dùng để đầu tư lại cho bảo


8
tồn và trồng lại rừng. Hay ở Burkina Faso, Chính phủ đã quy định trích 3%
thuế đánh vào thuốc lá, xăng dầu đầu tư cho trồng lại rừng .
Tuy nhiên, đây chỉ là các thoả thuận tự nguyên và chưa có một phương
pháp khoa học nào cho phép tính toán được cụ thể các lợi ích từ rừng. Mặt
khác, các nước phát triển thừa nhận các giá trị của rừng nhưng nhiều nước
không coi hiệu quả sinh thái của rừng là một loại hàng hoá, do đó loại hàng
hoá này không có thị trường và công cụ để thanh toán. Dự đoán trong lai,
thuế đánh vào các ngành sản xuất có ảnh hưởng bất lợi đên môi trường sống
hoặc các ngành sử dụng các lợi ích từ rừng sẽ là nguồn đầu tư chính cho bảo
tồn và phát triển rừng trên thế giới.
2.2. Ở Việt Nam
Những nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của rừng ở Việt Nam được tiến
hành từ những năm 1960 như Lâm Công Định đã tiến hành nghiên cứu về
rừng phòng hộ ven biển, đến năm 1970 Bùi Ngạnh nghiên cứu tác động
chống xói mòn của các kiểu rừng, trường đại học Lâm nghiệp tiến hành
nghiên cứu khả năng xói mòn ở các trạng thái thực bì khác nhau tại Cầu Hai Phú Thọ .Tuy nhiên, phần lớn các công trình đánh giá hiệu quả của rừng
trong giai đoạn này chủ yếu nghiên cứu về các mặt chống xói mòn, bảo vệ
nguồn nước, còn tác động kinh tế, xã hội của rừng chưa được đề cập tới và
đối tượng nghiên cứu chính là rừng tự nhiên.
Từ năm 1980 đến nay, nhiều dự án trồng rừng của nước ngoài hỗ trợ
Việt Nam và các dự án trồng rừng trong nước được triển khai, do đó diện tích
rừng trồng tăng lên nhanh chóng. Một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng và đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả của chúng. Năm 1989, trong chương trình hợp tác
lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển, cố vấn Heine Krekula đã soạn thảo
chương trình đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng nguyên liệu giấy [9]. Tác


9
giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế gồm giá trị lợi nhuận dòng
(NPV), tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR), ... và có tính đến lạm phát. Tuy nhiên,
tác giả chưa đề cập tới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội, môi trường.
Năm 1990, Per - H stahl, chuyên gia lâm sinh cùng với Heine Krekula
tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng bạch đàn vùng nguyên
liệu giấy. Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá hiệu quả cho các loài
cây trồng rừng nguyên liệu giấy như: Bạch đàn (Eucaliptus camaldulensis),
Mỡ (Manglieta glauca) và Bồ đề (Styrax tonkinensis) . Trong công trình này,
các tác giả cũng chủ yếu đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu sinh thái,
xã hội mới được nhắc đến chứ không đưa vào phân tích. Do đó, các kết luận
cuối cùng của công trình về hiệu quả sinh thái, xã hội chỉ là những dự đoán
chung chung. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam bắt đầu có
những nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững.
Công trình đầu tiên thuộc loại này do TS Hoàng Sỹ Động nghiên cứu rừng lá
rộng rụng lá ở miền Nam Việt Nam . Trong công trình này, tác giả đã nghiên
cứu tổng thể về rừng Khộp từ cấu trúc rừng, lập địa, sinh trưởng, kết cấu lâm
sản và môi trường sinh thái. Sử dụng công cụ máy tính và các phần mềm
chuyên dụng xây dựng mô hình toán học để tính giá trị tổng thể thu được từ
các mô hình rừng Khộp. Phương trình có dạng như sau:
Y = a + b.x1 + c.x2 + d.x3
Trong đó: Y là tổng giá trị thu được từ mô hình.
x1, x2, x3 là giá trị kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học của mô hình.
a, b, c, d là các tham số.
Các giá trị: Y, x1, x2, x3 được trị số hoá trên cơ sở đặc điểm cấu trúc

rừng, khả năng cho sản phẩm, bảo vệ đất, nước và đặc trưng đa dạng sinh học
của rừng Khộp. Tuy nhiên, việc trị số hoá các giá trị trên đòi hỏi cán bộ có
nhiều kinh nghiệm và có thang điểm chi tiết, phù hợp với từng đối tượng.


10
Đồng thời, phải có trang bị máy tính, đặc biệt là các phần mềm chuyên dụng.
Hoàng Xuân Tý (1994) đã nghiên cứu với đề tài “Bảo vệ đất và đa
dạng sinh học trong các dự án trồng rừng bảo vệ môi trường”. Trong đề tài
này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, nhưng trong
cách đánh giá, tác giả không đánh giá một cách toàn diện các yếu tố kinh tế,
xã hội, môi trường mà thiên về một yếu tố nào đó . Cũng trong năm 1994, Lê
Thạc Cán đã công bố công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường
với phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn”. Đây là tài liệu giúp cho các
nhà nghiên cứu môi trường có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ
nghiên cứu cho các đề tài sau này [2].
Năm 1996 Võ Đại Hải đã thực hiện công trình “Nghiên cứu các dạng
cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam”, tác giả đã mô
hình hóa mối quan hệ giữa lượng mưa (x) và dòng chảy mặt (y) bằng dạng
phương trình:
Log(y) = a + bLog(x)
Tác giả cho rằng đây là phương trình mô phỏng khá tốt mối quân hệ
giữa dòng chảy mặt với lượng mưa và cường độ mưa. Đồng thời Võ Đại Hải
đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lớp cây bụi, thảm tươi trong
việc làm giảm dòng chảy mặt tăng dòng chảy ngầm .
Hiện nay, về mặt phương pháp đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng
đang có những phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp cho điểm thành phần
(có hoặc không sử dụng trọng số), phương pháp chỉ số canh tác của FAO,
phương pháp hệ số đường ảnh hưởng .
Phương pháp cho điểm các thành phần là phương pháp ra đời sớm, đơn

giản nhất và dễ thực hiện mà vẫn cho những kết quả đáng tin cậy. Vì vậy,
phương pháp này đã và đang được hoàn thiện, được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực như: Chọn giống, đánh giá cây trồng, chọn mô hình canh tác, ... Đặc biệt,


11
nó được sử dụng như một công cụ đắc lực trong chương trình lâm nghiệp xã hội
. Nếu coi hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường là như nhau thì sẽ không sử dụng
trọng số, ngược lại cần nhấn mạnh hiệu quả nào đó, lúc đó các nhà nghiên cứu
sẽ đưa ra hệ số thông qua các cuộc điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Phương pháp chỉ số canh tác (ECT) của FAO đưa ra để đánh giá hiệu
quả tổng hợp của các phương thức canh tác, phương pháp này đã được W.P.
Rola sử dụng để đánh giá các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các phương
thức nông lâm kết hợp .
Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được sử dụng để đánh giá hiệu
quả tổng hợp của các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp [21]. Nhìn chung,
phương pháp cho những kết quả đáng tin cậy, nhưng đòi hỏi phải có tương
đối đầy đủ thông tin về các mô hình.
Phương pháp hệ số đường ảnh hưởng được giáo sư Nguyễn Hải Tuất
nghiên cứu và ứng dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường trong nông
- lâm nghiệp từ năm 1995. Đây là phương pháp thống kê nhiều biến số dựa
trên sự mô phỏng mối quan hệ giữa 2 nhân tố kinh tế (Y) và môi trường (X)
trong mối quan hệ của hiện trạng rừng (A) với mức độ khai thác (B). Các
mối quan hệ trên có sự ràng buộc lẫn nhau, có quan hệ tỷ lệ thuận và có quan
hệ tỷ lệ nghịch. Muốn hiệu quả của mô hình lớn nhất thì các nhân tố X, Y, A,
B phải đạt được một giới hạn nào đó. Việc áp dụng phương pháp này vào
thực tế chưa nhiều, song những kết quả bước đầu đạt được cũng rất khả quan.
Hiện nay một phương pháp mới đánh giá hiệu quả của các phương
thức canh tác và các mô hình đang được đưa vào thử nghiệm, đó là phương
pháp tính trọng số bằng tương quan. Phương pháp này đã được áp dụng ở

Đức đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất bò sữa (1992). ở Việt
Nam, Chu Đức (Đại học quốc gia Hà Nội) đã sử dụng phương pháp trên để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như đạm, mùn, ... đến sinh trưởng của


12
bạch đàn. Giáo sư Nguyễn Hải Tuất cũng đã bước đầu sử dụng phương pháp
này để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các dự án lâm
nghiệp. Một số học viên cao học cũng đã sử dụng phương pháp mới trong các
đề tài tốt nghiệp (Cao Danh Thịnh (1998) với đề tài “Thử nghiệm ứng dụng
một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và
môi trường của một số dự án lâm nghiệp tại khu vực đầu nguồn sống Đà”).
Tuy nhiên, đây là một phương pháp mới, phức tạp, đòi hỏi cán bộ nghiên cứu
phải có trình độ tin học nhất định và số liệu thu thập phải chi tiết. Do đó,
phương pháp này rất khó áp dụng tại các địa phương cũng như ở các cơ sở
sản xuất vì trình độ cán bộ và phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng được.
Như vậy, về mặt phương pháp cũng như thực tiễn nghiên cứu đánh giá
tác động kinh tế - môi trường nói chung và trong lâm nghiệp nói riêng đã
được đầu tư nghiên cứu đáng kể. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện được hiệu
quả tổng hợp của các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng phần lớn
các kết quả chưa đồng bộ và toàn diện.


13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng chính của nghiên cứu này là các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội và rừng phòng hộ của Dự án trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tại 1 xã điển hình là xã Toàn
Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các hoạt động của Dự án trồng
rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế, xã hội và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn khu vực nghiên
cứu.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái của các hoạt động
tại Dự án trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động Dự
án trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng triển khai các hoạt động của dự án.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Đánh giá hiệu quả môi trường.
- Đề xuất các giải pháp.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Hiệu quả của rừng trồng có thể được hiểu là toàn bộ lợi ích do hoạt


14
động trồng rừng mang lại. Nó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả sinh thái. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng bao gồm các khoản thu nhập
có thể tính được bằng tiền từ sản phẩm gỗ, củi, thức ăn gia súc, dược liệu, thực
phẩm, nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, ... Hiệu quả kinh tế của rừng trồng
phụ thuộc vào năng suất các sản phẩm của rừng trồng, giá cả thị trường và thời
gian được khai thác sản phẩm hay chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu thường được sử

dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của rừng trồng là lợi nhuận dòng (NPV), tỷ
lệ thu hồi nội tại (IRR), tỷ suất thu nhập so với chi phí (BCR). Vì vậy, để nghiên
cứu hiệu quả kinh tế của rừng trồng, đề tài phải thu thập các yếu tố có ảnh
hưởng đến năng suất rừng trồng như đất đai, khí hậu, loài cây, cấu trúc và sinh
trưởng rừng trồng, mức độ đầu tư, giá cả các loại sản phẩm, kỹ thuật tạo rừng,
chu kỳ kinh doanh, lãi suất tiền vay, ...
Hiệu quả sinh thái của rừng trồng có thể được hiểu là những tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến các thành phần môi trường. Ở vùng đồi núi, các
thành phần môi trường quan trọng nhất cho sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên là đất, nước, đa dạng sinh học. Vì vậy, để đánh giá
hiệu quả sinh thái của rừng trồng, đề tài cần thu thập và phân tích các nhân
tố liên quan đến tình trạng xói mòn đất, khả năng giữ nước và mức độ đa dạng
sinh học dưới tán rừng trồng. Hiệu quả xã hội của rừng trồng thường được
nghiên cứu là hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu
nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và giải quyết những mẫu thuẫn
trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, để phân tích hiệu quả xã
hội của rừng trồng, đề tài sẽ thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến
nhu cầu và phân bổ lao động cho trồng, chăm sóc rừng, các nguồn thu nhập
khác từ lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ, ... Tình trạng nhận thức và
kiến thức được nâng lên, những phong thục tập quán được đổi mới, tổ chức
làng xã được hoàn thiện, ... nhờ phát triển rừng trồng.


15
Rừng trồng vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể kinh tế - xã
hội. Vì vậy những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nó cũng gồm những
nhân tố về tự nhiên, kinh tế và xã hội; những giải pháp nâng cao hiệu
quả của rừng trồng cũng gồm những giải pháp tác động vào các mối quan
hệ của rừng trồng với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Chúng là những
giải pháp kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ.

2.4.2. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
a) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Nâng cao thu nhập của hộ gia đình
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV).
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR).
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR).
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm:
- Giải quyết việc làm tại địa phương.
- Giảm tỷ lệ nghèo đói
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Cải thiện các vấn đề về giới.
c) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường bao gồm:
- Nâng cao độ che phủ của rừng.
- Khả năng cải thiện độ phì đất.
- Khả năng bảo vệ nguồn nước.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu nội nghiệp.
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.5.1.1. Phương pháp kế thừa:
- Đề tài kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu liệt kê dưới đây để
đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Những thông tin về Dự án, các văn bản của nhà nước như các văn bản


16
pháp luật, các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ,
ngang bộ, hiệp định ký kết của Dự án, quyết định thực hiện Dự án.
- Các báo cáo, hồ sơ thiết kế, theo dõi giám sát và các báo cáo tổng kết
thường kỳ của Dự án .
- Diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng qua từng năm thực hiện.
- Các chính sách về khoa học công nghệ.

- Chính sách về thị trường thương mại.
- Bản đồ hiện trạng, bản đồ qui hoạch, bản đồ thổ nhưỡng, văn kiện Dự án.
- Điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng Dự án.
- Các qui trình, qui phạm, các kết quả nghiên cứu, các bảng Bảng có
liên quan.
2.5.1.2. Sử dụng một số công cụ của bộ công cụ RRA và PRA:
- Điều tra phỏng vấn linh hoạt
Lựa chọn 30 hộ gia đình tham gia Dự án được lựa chọn theo kết quả
điều tra sơ bộ và tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn phụ trách Dự án.
Họp dân là khoảng thời gian được người dân tham gia với số lượng đông đảo
tại buổi họp mọi người chủ động đưa ra ý kiến của mình và cùng nhau trao
đổi. Kết quả quan trọng là phân loại hộ gia đình theo các tiêu chí do chính
người dân đưa ra trước và sau khi thực hiện Dự án. Phỏng vấn linh hoạt: Đây
là phương pháp điều tra được sử dụng để giao tiếp với người dân và cán bộ
địa phương nhằm thu thập những thông tin cần thiết trong việc đánh giá tác
động của các Dự án nông - lâm nghiệp, với phương pháp phỏng vấn định
hướng và bán định hướng đặt người dân vào quá trình đàm thoại qua một loạt
câu hỏi thích hợp giữa người phỏng vấn với người được phỏng vấn.
- Phân tích kinh tế hộ


17
Để làm rõ tác động của Dự án đến cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình,
chúng tôi đã tiến hành phân tích kinh tế của 30 hộ gia đình trong vùng có tham gia
Dự án. Các hộ này được phận loại thành 03 nhóm để phân tích kinh tế.
+ Nhóm I: Hộ có thu nhập khá là những hộ gia đình có thu nhập năm
2009 trên 16 triệu đồng/năm, và năm 2012 trên 19 triệu đồng/năm.
+ Nhóm II: Hộ có thu nhập trung bình là những hộ gia đình có thu nhập
năm 2009 từ 10 đến 16 triệu đồng/năm, và năm 2012 trừ 10 đến 19 triệu
đồng/năm.

+ Nhóm III: Hộ có thu nhập thấp là những hộ gia đình có thu nhập
năm 2009 dưới 10 triệu đồng/năm và năm 2012 dưới 10 triệu đồng/năm.
- Phỏng vấn cá nhân
Công cụ này được sử dụng để đánh giá hiệu quả xã hội. Để đánh giá
hiệu quả về mặt xã hội, theo Vũ Nhâm có thể sử dụng những tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Người dân tham gia Dự án và sống trong hoặc gần khu vực
có được ưu tiên gì không ?
Tiêu chí 2: Bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi công cộng
cho người lao động.
Tiêu chí 3: Đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và tham gia thảo luận của các
hộ gia đình về vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
Tiêu chí 4: Chủ Dự án tham gia tích cực vào hoạt động văn hoá, xã hội
của địa phương.
2.5.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình
Dựa vào bản đồ hiện trạng để lập các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời
để thu thập các số liệu nhằm đánh giá hiệu quả môi trường tại các mô hình
khoanh nuôi (ÔTC 1000m2) và mô hình trồng rừng (ÔTC 500m2). Mỗi mô
hình lập 3 ÔTC tại các vị trí điển hình. Các số liệu thu thập bao gồm:
+ Độ tàn che của tầng cây cao.


18
+ Độ che phủ của cây bui thảm tươi.
+ Các chỉ tiêu sinh tưởng của tầng cây gỗ.
+ Mỗi ÔTC lấy 01 mẫu đất ở độ sâu 0-30 cm để phân tích trong phòng
thí nghiệm.
2.5.2. Xử lý số liệu nội nghiệp:
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế:
Tính toán các chỉ tiêu kinh tế theo các công thức truyền thống.
Giá trị hiện tại của thu nhập:


Giá trị hiện tại của chi phí:

Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế: Giá trị hiện tại thuần
tuý NPV
NPV: là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động
sản xuất khi đã chiết khấu để qui về thời điểm hiện tại
Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV)
n

NPV =
Trong đó:

Bi  Ci

 (1r)

t

i 0


19
Bi: giá trị thu nhập ở năm thứ i (đồng)
Ci: giá trị chi phí ở năm thứ i (đồng)
r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%)
i: Thời gian của một chu kỳ sản xuất một mô hình (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình cây trồng.
Nếu NPV > 0 kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận.
Nếu NPV < 0 kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận.

Chỉ tiêu này cho biết qui mô của lợi nhuận về mặt số lượng giữa các
phương án có qui mô và kết quả đầu tư như nhau. Cho phép lựa chọn phương
án nào có NPV lớn hơn.
Những chỉ tiêu này không nói được mức độ chất lượng của các chi phí
để được giá trị NPV tức là chưa biết được chất lượng đầu tư là tốt hay xấu.
Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế ta cần kết hợp một số chỉ tiêu khác.
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) hay còn gọi là tỷ lệ lãi suất hồi qui, là một tỷ
lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm NPV = 0 có nghĩa là:

Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thu hồi vốn đầu tư hay nó phản ánh
mức độ quay vòng vốn.
Vì vậy từ IRR cho phép ta xác định được thời điểm hoàn trả vốn đầu
tư, phương án nào có IRR lớn sẽ được lựa chọn.
Nếu IRR > 0 phương án có khả năng hoàn trả vốn sẽ được chấp nhận.
Nếu IRR < 0 phương án không có khả năng hoàn trả vốn và sẽ không
được chấp nhận.
Quá trình tính toán các chỉ tiêu trên chúng tôi sử dụng phần mềm tính
toán Microsoft Exel 7.0 với các hàm tài chính và máy tính chuyên dụng.


×