Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện mỹ đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VÕ THỊ HẢI HIỀN

GIảI PHÁP PHÁT TRIểN CHĂN NUÔI VịT THEO HƯớNG
AN TOÀN SINH HọC TRÊN ĐịA BÀN HUYệN Mỹ ĐứC, HÀ NộI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NộI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VÕ THỊ HẢI HIỀN

GIảI PHÁP PHÁT TRIểN CHĂN NUÔI VịT THEO HƯớNG
AN TOÀN SINH HọC TRÊN ĐịA BÀN HUYệN Mỹ ĐứC, HÀ NộI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NộI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Võ Thị Hải Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của
bản thân, Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế của mình, Tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến toàn thể Quý Thầy giáo, Cô giáo trong Trường đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam, Quý Thầy Cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
đã trang bị cho Tôi những kiến thức quý báu trong học tập.
Đặc biệt, cho phép Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ
bảo hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng nông nghiệp và Trạm khuyến nông huyện
Mỹ Đức, Huyện ủy - HĐND – UBND và bà con nông dân các xã Tuy Lai, Phù
Lưu Tế, An Phú đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi trong quá trình thực tế tại
địa bàn.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Võ Thị Hải Hiền


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. ......... 4
1.1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của phát triển chăn nuôi theo hướng an
toàn sinh học .................................................................................................. 4
1.1.3. Các biện pháp thực hành chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh
học ................................................................................................................. 9
1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học . 9
1.1.5. Một số nội dung thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi .............. 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh
học ............................................................................................................... 12
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH trên thế giới ............. 12
1.2.2. Tình hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học tại một số địa
phương ở Việt Nam ...................................................................................... 18
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Đức............................................ 21
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 23
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Mỹ Đức, Hà Nội ........................................ 23
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................. 23


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 30
2.1.3. Đánh giá chung................................................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát .............................. 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................. 38

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .............................. 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 44
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt của huyện Mỹ Đức ......................... 44
3.1.1. Quy mô chăn nuôi vịt huyện Mỹ Đức, Hà Nội.................................... 44
3.1.2. Tình hình tổ chức chăn nuôi vịt tại huyện Mỹ Đức ............................. 48
3.1.3. Chủ trương của Huyện về phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng
ATSH ........................................................................................................... 52
3.2.2. Quy mô và cơ cấu đàn vịt ATSH tại các hộ điều tra ........................... 55
3.2.3. Quy trình chăn nuôi vịt ATSH tại các hộ điều tra ............................... 58
3.2.4. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi vịt ATSH tại các hộ điều
tra ................................................................................................................. 60
3.2.5. Công tác cung ứng vật tư, kỹ thuật cho chăn nuôi vịt ATSH tại các hộ
điều tra ......................................................................................................... 63
3.2.6. Quản lý và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi vịt ATSH tại các hộ
điều tra ......................................................................................................... 68
3.2.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm vịt ATSH tại hộ điều tra ......................... 70
3.2.8. Hiệu quả chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học của các hộ điều tra
..................................................................................................................... 71
3.3.3. Cơ hội trong chăn nuôi vịt theo hướng ATSH trên địa bàn Huyện ...... 77
3.3.4. Thách thức trong chăn nuôi vịt theo hướng ATSH trên địa bàn Huyện77
3.4. Những thành công, tồn tại trong phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an
toàn sinh học trên địa bàn Huyện.................................................................. 80
3.4.1. Những thành công .............................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải nội dung

ATSH

An toàn sinh học

PTBQ

Phát triển bình quân

CC

Cơ cấu

CN

Chăn nuôi

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐVT


Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

H5N1

Dịch cúm gia cầm

HTX

Hợp tác xã

KN

Khuyến nông

KHKT

Khoa học kỹ thuật


STT

Số thứ tự

SX

Sản xuất

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB


Xây dựng cơ bản


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới

13

1.2

Sản lượng thịt gia cầm năm 2014 của một số nước trên thế giới

14

1.3

Sản lượng trứng gia cầm năm 2014 của một số nước trên thế

15


giới
2.1

Các loại đất huyện Mỹ Đức

26

2.2

Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo mục đích năm 2015

28

2.3

Tình hình dân số và lao động của huyện trong 3 năm (2013-

31

2015)
2.4

Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất 2013 – 2015

35

2.5

Thu thập thông tin thứ cấp


39

2.6

Bảng phân bổ phiếu điều tra

40

3.1

Quy mô đàn vịt của Huyện trong 3 năm (2013 – 2015)

45

3.2

Quy mô cơ sở chăn nuôi vịt trên toàn huyện năm 2015

47

3.3

Tình hình sản xuất và cung cấp vịt giống tại Huyện

49

3.4

Tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Huyện


50

3.5

Tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Huyện qua 3 năm

51

(2013-2015)
3.6

Tình hình chung của các hộ điều tra

54

3.7

Quy mô và cơ cấu đàn vịt 3 xã của các HGĐ điều tra

57

3.8

Cơ sở hạ tầng của các hộ chăn nuôi theo hướng ATSH năm 2015

61

3.9


So sánh cơ sở hạ tầng của các hộ chăn nuôi theo hướng ATSH

62

và hộ nuôi truyền thống năm 2015
3.10 So sánh quy hoạch về diện tích chăn nuôi hộ theo hướng ATSH

63

và hộ nuôi truyền thống năm 2015
3.11 Tỷ lệ hộ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH theo nguồn mua
giống năm 2015

64


vii

3.12 So sánh tỷ lệ theo nguồn mua giống của hộ chăn nuôi vịt theo

64

hướng ATSH và hộ nuôi truyền thống năm 2015
3.13 Tình hình vay vốn của hộ chăn nuôi điều tra năm 2015

66

3.14 Tham gia lớp tập huấn của các hộ chăn nuôi theo hướng ATSH

67


2015
3.15 Tình hình thực hiện 1 số chỉ tiêu kỹ thuật của các hộ chăn nuôi

67

theo hướng ATSH năm 2015
3.16 So sánh thực hiện 1 số chỉ tiêu kỹ thuật giữa nuôi theo hướng

68

ATSH và chăn nuôi truyền thống năm 2015
3.17 Tình hình thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh của hộ

69

chăn nuôi vịt theo hướng ATSH năm 2015
So sánh tình hình thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh
3.18 của hộ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH và hộ nuôi truyền thống

69

năm 2015
3.19
3.20
3.21
3.22

Đối tượng tiêu thụ của hộ chăn nuôi vịt theo hướng ATSH năm
2015

So sánh đối tượng tiêu thụ của hộ chăn nuôi vịt theo hướng
ATSH và hộ nuôi truyền thống năm 2015
Tổng hợp chi phí trong chăn nuôi vịt theo hướng ATSH của các
hộ điều tra năm 2015
So sánh chi phí trong chăn nuôi vịt theo hướng ATSH và hộ
truyền thống của các hộ điều tra năm 2015

70
71
72
73

3.23 Tỷ lệ các hình thức thụ sản phẩm của các hộ điều tra năm 2015

74

3.24 Tỷ lệ nuôi sống trong chăn nuôi vịt tại các hộ điều tra năm 2015

75

3.25 So sánh kết quả chăn nuôi vịt của các hộ điều tra năm 2015

76

3.26 Bảng phân tích SWOT

79

3.27


Tình hình tiếp cận các kiến thức về chăn nuôi ATSH của các
hộ tại địa phương

81


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

3.1

Cơ cấu số lượng vịt giống chăn nuôi theo hướng ATSH năm 2015

58

3.2
3.3
3.4

Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo hướng ATSH theo nguồn mua thức ăn
năm 2015
Nguồn cung cấp dịch vụ thú y tại 3 xã năm 2015
So sánh tỷ lệ sống giữa chăn nuôi vịt theo hướng ATSH và truyền
thống của các hộ điều tra năm 2015


65
70
75


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm luôn được quan tâm và phát triển
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu dùng thực phẩm trong nước. Với tốc độ
phát triển chăn nuôi như hiện nay để đảm bảo tính bền vững và mang lại hiệu quả
cao, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng dịch bệnh trong tình hình dịch cúm gia cầm đã
và đang diễn biến hết sức phức tạp thì giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh
học là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm góp phần phát triển bền vững trong
sản xuất nông nghiệp.
Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thay đổi phương thức chăn nuôi gia cầm từ
chăn nuôi truyền thống (chăn thả nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn tự nhiên, mua bán tự do),
sang chăn nuôi theo qui trình an toàn sinh học (nuôi tập trung, có quản lý, chích ngừa
đầy đủ các loại vacxin, mua bán, giết mổ tập trung). Đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm,
an toàn cho người chăn nuôi, an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho môi trường
sống của cộng đồng. Đảm bảo sạch và an toàn từ nơi sản xuất đến bàn ăn.
Nước ta có tổng đàn vịt đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc là một trong
10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất trên thế giới, được đánh giá là
đối tượng vật nuôi có tiềm năng. Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành chăn nuôi vịt
nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói chung đang đối mặt với nhiều khó khăn
như: giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, chưa chủ động con giống nội địa, dịch
bệnh đàn gia cầm diễn biến phức tạp... nhất là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Tận dụng lợi thế về địa hình nhiều ao hồ mà những năm gần đây, nhiều hộ
gia đình trên địa bàn Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đã tiến hành và phát triển
chăn nuôi vịt.Trong đó có nhiều hộ nuôi với quy mô lớn, trên 1.000 con. Nhờ chăn
nuôi vịt mà những hộ dân trong Huyện từ chỗ khó khăn đã vươn lên phát triển kinh
tế, mang lại thu nhập cao.
Nhưng đa số người chăn nuôi chủ yếu là nuôi vịt chạy đồng, thả lan, tận
dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng, vẫn còn mang tính chất tự phát, chăn nuôi theo
hướng lấy công làm lãi hoặc tận dụng những sản phẩm phụ như chất thải để phục vụ


2

trong trồng trọt, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm.
Chính vì vậy mà mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học được các hộ
chăn nuôi quan tâm và chú trọng. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn cho ngành
chăn nuôi vịt, định hướng cho người chăn nuôi lựa chọn hình thức chăn nuôi vịt,
con giống phù hợp theo điều kiện của từng địa phương và khả năng thị trường tiêu
thụ, giúp hộ chăn nuôi thay đổi tập quán chăn nuôi, từ nuôi truyền thống kém hiệu
quả, chuyển sang đầu tư nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đồng thời cũng đề xuất
các chính sách phù hợp, quy hoạch vùng chăn nuôi vịt tập trung và đưa ra các giải
pháp phát triển nuôi vịt bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
góp phần thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.
Từ những lý do trên, để góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi, sản
phẩm từ vịt đảm bảo an toàn thực phẩm, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển
chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội”
làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi, phân tích những yếu
tố thuận lợi và khó khăn, Luận văn đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt

theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học.
- Đánh giá được thực trạng phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh
học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Chỉ ra được những thành công, tồn tại trong phát triển chăn nuôi vịt theo
hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Đề xuất được các giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an
toàn sinh học trên địa bàn nghiên cứu


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chăn nuôi vịt theo hướng an
toàn sinh học quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh sau đây:
- Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý các hoạt động chăn nuôi vịt theo
hướng an toàn sinh học.
- Các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt
- Các biện pháp quản lý phát triển chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh
học trên địa bàn Huyện.
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội
+ Phạm vi về thời gian:
- Các số liệu về tổ chức quản lý sản xuât chăn nuôi vịt theo hướng an toàn
sinh học trên địa bàn Huyện được thu thập trong thời gian từ năm 2013 – 2015

- Các số liệu khảo sát thực tiễn được thực hiện trong khoảng từ tháng 10 đến
tháng 12 năm 2015
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
- Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Những thành công, tồn tại trong phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn
sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Một số giải pháp phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên
địa bàn nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo hướng an
toàn sinh học.
Chương 2. Đặc điểm cơ bản huyện Mỹ Đức, Hà Nội và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
1.1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn
sinh học
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
 Khái niệm về phát triển chăn nuôi
 Chăn nuôi:
Chăn nuôi là hệ thống các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, kĩ thuật cần

được áp dụng đúng quy trình để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhằm đáp ứng nhu
cầu cần thiết của con người [1]
 Phát triển:
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới
sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá
trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật
ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn [1]
 Phát triển kinh tế:
Có thể hiểu phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi nền kinh tế quốc
dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với các
nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình mà nền kinh tế chậm phát
triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện CNH - HĐH. Đó là sự tăng trưởng
kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp luật,
thậm chí về kĩ năng quản lí, phong tục và tập tục. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề
và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng không đồng nghĩa với phát triển
kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sản phẩm bình quân đầu người.


5

Phát triển kinh tế bao gồm cả sự tăng về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội [1]
 Phát triển chăn nuôi:
Khi nói đến phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến các khía
cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi.
Phát triển về mặt số lượng: số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào
mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với mục tiêu

chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi không nuôi
số lượng lớn và không quan tâm đến hạch toán chi phí. Với mục tiêu hàng hóa thì
số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với chăn nuôi để giải quyết
thực phẩm gia đình. Chăn nuôi là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô [1].
Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan
trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi có những điều kiện tốt về mặt bằng sản xuất,
vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ thuận lợi
trong việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn và ngược lại[1].
Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng phát triển chăn nuôi có thể được
đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau về sự tăng trưởng ổn định trong một thời
kỳ nhất định, khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị
trường, năng suất lao động đạt được khi phát triển chăn nuôi, lợi ích thu được của
người chăn nuôi và của cộng đồng xã hội [1].
Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có các
yếu tố quan trọng là: Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn
nuôi của người chăn nuôi là cao hay chất lượng chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao
hay thấp, thu nhập và lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm cao hay thấp, tổng thu
nhập và lợi nhuận thu được của người chăn nuôi cao hay thấp [1].
Các hình thức tổ chức chăn nuôi: Chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức sản
xuất khác nhau phụ thuộc mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị trường
tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức tổ chức chăn


6

nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm chăn nuôi là
chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung [1].
Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái. Hộ nông
dân chăn nuôi nhỏ lẻ với mục tiêu chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản

phẩm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và phần lớn chỉ
được thực hiện khi các hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi
nhỏ lẻ rất tiện dụng đối với các hộ nông dân nhưng đây lại là hình thức chăn nuôi
có hiệu quả thấp, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh [1].
Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh
nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công nghệ
và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn nuôi theo những hình
thức này là chăn nuôi hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam hiện nay số
lượng các chủ hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tập trung tuy không
nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị
trường xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những thuận lợi nhất định trong
việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm soát dịch cúm lây lan.
 Khái niệm về an toàn sinh học trong chăn nuôi
An toàn sinh học trong chăn nuôi là những biện pháp tổng hợp nhằm bảo vệ
vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn gia súc, gia
cầm có sức đề kháng tốt nhất [Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia, 2009 ].
Các biện pháp tổng hợp bao gồm: Chế độ cách ly, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, quy trình thú y phòng trị bệnh, xử lý chất thải trong
chăn nuôi, quản lý việc ấp nở gia cầm, vận chuyển và giết mổ gia cầm. Các biện
pháp này phải được thực hiện đồng bộ.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học sẽ mang lại lợi ích cao nhất
cho người chăn nuôi, vật nuôi sẽ đạt được năng suất cao, chi phí sản xuất thấp,
giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh, hạn chế việc lây lan dịch bệnh từ vùng này
sang vùng khác, từ trại này sang trại khác và cuối cùng là tạo ra được những sản
phẩm chăn nuôi an toàn cho người sử dụng.


7

Đảm bảo an toàn sinh học cũng giúp cho người chăn nuôi hạn chế đến mức

tối đa sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh từ con vật sang con người cũng như sự
ô nhiễm của môi trường chăn nuôi đưa lại.
1.1.1.2. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động
vật và mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là
những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở trang trại của người nông dân.
Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả chăn nuôi quy
mô nhỏ và qui mô lớn. Với các trại chăn nuôi gia cầm ở qui mô nhỏ, an toàn sinh
học gồm nhiều hình thức khác nhau, đơn giản và không tốn kém như ngăn chặn
không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm hoặc giữ gia cầm không cho tiếp xúc
với mầm bệnh.
- Chuồng trại cần được thiết kế thoáng mát về mùa hè, đảm bảo kín ấm vào
mùa đông. Có hàng rào ngăn cách nhằm quản lý sự ra vào, tránh sự tiếp xúc với đàn
khác hoặc với vật nuôi khác và động vật hoang.
- Con giống được mua về nuôi có nguồn gốc rõ ràng. Con giống cũng là biện
pháp rất tốt để quản lý dịch bệnh.
- Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cũng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Thức
ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho các giai đoạn phát triển (tuổi)
của vật nuôi.
- Tiêm phòng định kỳ (theo lịch) và vệ sinh khu vực chăn nuôi thường xuyên
là biện pháp quan trọng để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của các mầm
bệnh vào đàn vật nuôi.
- Thực hiện nguyên tắc “cùng nhập, cùng xuất”.
1.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân
ngày một tăng do đó cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự thay
đổi. Càng ngày tỷ trọng về lương thực trong bữa ăn càng có xu hướng giảm xuống
nhường chỗ cho các sản phẩm từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do đó vai trò của



8

ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên. Vì vậy, mật độ gia cầm tăng cao ở các vùng
chăn nuôi thâm canh, dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm trở nên trầm trọng hơn như:
cúm gia cầm, niucátxơn, gumboro, hen, bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu…
Tình trạng vận chuyển và buôn bán gia cầm gia tăng trong khi khả năng kiểm
soát dịch bệnh chưa đáp ứng được làm tăng khả năng lây nhiễm. Một số bệnh của
gia cầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã bùng phát và lây nhiễm . Vì
vậy, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn về sản phẩm gia cầm chất lượng
và an toàn.
Các biện pháp an toàn sinh học chính là công cụ đắc lực để tránh được các
rủi ro về bệnh dịch cho gia cầm, tăng hiệu quả sản xuất chăn nuôi và hướng đến an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho chăn nuôi gia cầm mang lại
những lợi ích cụ thể:
- Giữ cho gia cầm khỏe mạnh và có năng suấtcao
- Giảm chi phí thuốc thú y, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi
- Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm gia cầm có chất lượng cao hơn.
1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
1.1.2.1. Các mục tiêu của chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học
Có 4 mục tiêu cơ bản trong chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.
Bao gồm:
- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại
- Không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực trong trại
- Không để gia cầm trong trại phát bệnh
- Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm theo hướng an
toàn sinh học
Trong quá trình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, cần phải
tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ


9

- Đàn gia cầm phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt
- Tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại và giữa các khu vực trong trại đều phải
được kiểm soát.
1.1.3. Các biện pháp thực hành chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học
- Chuồng trại: Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có vành đai
trắng tính từ tường rào đến chuồng nuôi. Chuồng trại phải thoáng, mát và phải có
khu cách ly mới nhập gây bệnh [1].
- Giống: Chỉ nhập giống ở những trại có uy tín, không mang mầm bệnh.
Đàn giống mới nhập về phải có thời gian cách ly để theo dõi sau đó mới cho
vào chuồng nuôi. Loại thải triệt để những con giống nhiễm bệnh để tránh làm
lây lan mầm bệnh cho những con gia cầm khoẻ trong trại. Thực hiện quy trình
“cùng vào - cùng ra” trên cùng một dãy chuồng hay trong trại. Không nuôi “gối
đầu” dễ làm lây truyền mầm bệnh từ lứa này sang lứa khác [1].
-Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật nuôi: Tiêm phòng vaccin đúng lịch một
số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp trên vật nuôi. Tăng sức đề kháng trên cơ thể
vật nuôi bằng cách cho ăn đủ đầy dinh dưỡng. Nước uống phải luôn sạch và đầy
đủ. Bổ sung thuốc tăng lực tăng sức. Cần chú ý vào thời điểm giao mùa, và những
giai đoạn thường xảy ra stress cho vật nuôi (như tiêm phòng, cai sữa, lẻ bầy,
chuyển chuồng, ồn ào, tiếng động đột ngột…) [1].
- Giảm mật độ mầm bệnh từ môi trường nuôi: Thực hiện việc vệ sinh
chuồng trại nuôi mỗi ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và đàn gia
cầm. Không đưa sản phẩm vật nuôi từ bên ngoài vào chuồng trại (thịt, trứng …).
Khi gia cầm chết do bệnh, hay chết đột ngột không rõ nguyên nhân phải được tiêu
hủy. Không được giết mổ bán thịt. Không bán chạy gia cầm bệnh, hay đang điều
trị bệnh. Khách tham quan, thăm viếng, xe chuyên chở ra vào trại nuôi phải vệ sinh

sát trùng kỹ lưỡng. Đối với hộ chăn nuôi gia đình nên tự thực hiện công tác thú y.
Chỉ tham khảo ý kiến, báo với cán bộ thú y khi có dịch bệnh xảy ra [1].
1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học
Nghề chăn nuôi vịt thịt đã có từ lâu đời ở Việt Nam, nhưng chủ yếu là quy


10

mô nhỏ, phân tán, mang tính tự cung tự cấp. Phương thức nuôi cổ truyền là sử
dụng các giống vịt cỏ địa phương năng suất thấp, nuôi thả đồng tự nhiên, chịu tác
động của mùa vụ và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, nhất là
dịch cúm gia cầm H5N1.
Trước tình hình đó, chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học ngày
càng được triển khai rộng rãi với những biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ thực
hiện:
Thứ nhất: Vịt giống
Chỉ nên mua vịt giống từ những cơ sở giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và
chỉ chọn những con vịt giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Con giống cần được tiêm
phòng đầy đủ và đảm bảo.
Nên nhốt riêng đàn vịt giống mới mua về (cách xa đàn gia cầm nhà đang
nuôi) và cho uống thuốc bổ trong vòng 10 ngày đến 15 ngày, khi thấy khỏe mạnh
mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà.
Thứ hai: đảm bảo điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi được vệ
sinh
Trước khi nuôi: Cần chuẩn bị tốt chuồng trại trước khi mua vịt về.
- Trại cần phải có mái che để vịt trú nắng, mưa. Mật độ nuôi cần vừa phải:
nếu nuôi quá đông, vịt hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật.
- Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng,
dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vịt vào nuôi.
Trong thời gian nuôi:

- Nên giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa
tạt gió lùa.
- Sân thả vịt cần khô sạch sẽ, có hàng rào bao quanh.
- Nếu chuồng nuôi có chất độn chuồng thì độn chuồng phải luôn khô ráo,
nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng nuôi.
- Cần định kỳ quét phân, thay chất độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm
ướt, quét vôi chuồng nuôi, sân thả vịt, phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.


11

- Phân vịt, chất độn chuồng lẫn phân cần được gom và ủ để diệt bệnh.
- Trong thời gian này cần định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại sử
dụng các loại hóa chất sát trùng như: cloramin, iodine, benkocid… để sát trùng
chuồng, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi… nhằm giảm thiểu mầm
bệnh.
Sau mỗi đợt nuôi:
Cần tổng vệ sinh sát trùng và để trống chuồng 7 - 15 ngày mới nuôi lứa
khác để cắt đứt các loại mầm bệnh.
Thứ ba: Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh
- Nên hạn chế người ra vào nơi nuôi vịt. Nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa
phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi vịt không được
đến nơi xảy ra dịch.
- Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho vịt nuôi tiếp xúc với các động vật
khác như chim hoang, heo, chuột...
- Thường xuyên loại thải những con vịt gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
Thứ tư: Chủng ngừa
Đây là biện pháp chủ động phòng bệnh có hiệu quả nhất, cần làm vacxin
đầy đủ và đảm bảo đúng lịch.
- Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đối với vịt lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc

21 ngày tuổi.
- Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) cho vịt lần đầu lúc 15 ngày
tuổi, lần 2 lúc 45 ngày tuổi.
- Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho vịt lúc 60 ngày tuổi.
1.1.5. Một số nội dung thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi

Chuồng trại: Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có vành đai
trắng tính từ tường rào đến chuồng nuôi. Chuồng trại phải thoáng, mát và phải
có khu cách ly mới nhập gây bệnh [1].
Giống: Chỉ nhập giống ở những trại có uy tín, không mang mầm bệnh.
Đàn giống mới nhập về phải có thời gian cách ly để theo dõi sau đó mới cho


12

vào chuồng nuôi. Loại thải triệt để những con giống nhiễm bệnh để tránh làm
lây lan mầm bệnh cho những con gia cầm khoẻ khỏe trong trại. Thực hiện quy
trình “cùng vào - cùng ra” trên cùng một dãy chuồng hay trong trại. Không nuôi
“gối đầu” dễ làm lây truyền mầm bệnh từ lứa này sang lứa khác [1].
Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật nuôi: Tiêm phòng vaccin đúng lịch
một số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp trên vật nuôi. Tăng sức đề kháng
trên cơ thể vật nuôi bằng cách cho ăn đủ đầy dinh dưỡng. Nước uống phải luôn
sạch và đầy đủ. Bổ sung thuốc tăng lực tăng sức. Cần chú ý vào thời điểm giao
mùa, và những giai đoạn thường xảy ra stress cho vật nuôi (như tiêm phòng, cai
sữa, lẻ bầy, chuyển chuồng, ồn ào, tiếng động đột ngột…) [1].
Giảm mật độ mầm bệnh từ môi trường nuôi: Thực hiện việc vệ sinh
chuồng trại nuôi mỗi ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và đàn gia
cầm. Không đưa sản phẩm vật nuôi từ bên ngoài vào chuồng trại (thịt, trứng
…). Khi gia cầm chết do bệnh, hay chết đột ngột không rõ nguyên nhân phải
được tiêu hủy. Không được giết mổ bán thịt. Không bán chạy gia cầm bệnh, hay

đang điều trị bệnh. Khách tham quan, thăm viếng, xe chuyên chở ra vào trại
nuôi phải vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng. Đối với hộ chăn nuôi gia đình nên tự thực
hiện công tác thú y. Chỉ tham khảo ý kiến, báo với cán bộ thú y khi có dịch
bệnh xảy ra [1].
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới
phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh
hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt
53.363 triệu tấn thì năm 2014 là 89.477 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ
xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và 25% thịt bò nhưng năm 2014, sản lượng thịt gia cầm
tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia cầm tăng từ 35.232
ngàn tấn năm 1990 tăng lên 76.089 ngàn tấn năm 2014 [Bảng 1.1].


13

Bảng 1.1: Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới
(ĐVT: 1000 tấn)
Năm

Thịt gia cầm

Trứng gia cầm

1990

53.363

35.232


1995

54.207

42.857

2000

56.951

51.690

2005

65.437

59.233

2010

79.389

64.399

2014

89.477

76.089

[Nguồn: www.fao.org.com]

Trong các loại thịt gia cầm, thì thịt gà chiếm tỉ lệ cao. Trong những năm giữa
thập kỉ 80, thịt gà chiếm 88,3% tổng sản lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và
ổn định ở mức 86%. Ở các nước đang phát triển, chủ yếu sản xuất các loại thịt gia
cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với sản lượng nhỏ ở các
nước phát triển.
Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập kỉ
90, thế kỉ trước vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng
thế giới. Năm 2014, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực châu Á chiếm hơn 60% và
chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc là 35,6 triệu tấn/ năm (sản lượng của nước này
chiếm gần 40% sản lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực
Bắc và Trung Mỹ chiếm 13,6%. Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh thị trường từ năm
1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường.Sản lượng trứng của 10 nước đứng
đầu thế giới chiếm 72,4% tổng lượng trứng thế giới và tập trung ở khu vực có các
nước dẫn đầu về sản lượng thị trường [Bảng 1.2].


14

Bảng 1.2: Sản lượng thịt gia cầm năm 2014 của một số nước trên thế giới
Quốc gia

Sản lượng (1000 tấn)

Tỉ lệ (%)

Mỹ

24.538


27,42

Trung Quốc

35.612

39,80

Brazil

6.895

9,94

Mêhicô

2.272

2,54

Pháp

1.971

2,20

Italia

1.965


2,20

Anh

1.573

1,76

Tây Ban Nha

1.341

1,50

Indonesia

1.268

1,42

Nhật

1.240

1,39

Tổng 10 nước

78.752


88,25

Thế giới

89.477

100
[Nguồn: www.fao.org.com]

Nếu như năm 1970, sản lượng trứng chủ yếu tập trung ở các nước châu Âu thì
đến năm 2014, sản lượng trứng của thế giới hầu hết được sản xuất ở các nước Trung
Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Điều đó cho thấy, chăn nuôi gia cầm cho trứng đã
chuyển từ châu Âu sang khu vực Nam và Đông Á. Khu vực sản xuất nhiều trứng
cũng chuyển từ châu Âu năm 1970 sang châu Á năm 2014. Số liệu ở bảng 1.3 dưới
đây là số liệu thống kê về sản lượng trứng của 10 quốc gia đứng đầu trên thế giới
[Bảng 1.3].


15

Bảng 1.3: Sản lượng trứng gia cầm năm 2014 của một số nước trên thế giới
Quốc gia

Sản lượng (1000 tấn)

Trung Quốc

Tỷ lệ (%)


44.348

58,28

Mỹ

5.330

7,00

Ấn Độ

2.492

3,28

Nhật Bản

2.465

3,24

Nga

2.054

2,70

Mêhicô


1.906

2,50

Brazil

1.560

2,05

Pháp

1.045

1,37

Indonesia

876

1,15

Thổ Nhĩ Kỳ

830

1,09

Tổng 10 nước


62.906

82,67

Thế giới

76.089

100

[Nguồn: www.fao.org.com]
Ngành chăn nuôi gia cầm có biến động mạnh trong vòng 35 năm qua: sản lượng
tăng mạnh theo thời gian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển
cao hơn so với các nước phát triển. Các nước ở khu vực châu Á và Nam Mỹ đặc biệt là
Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên,
ngành chăn nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh nếu dịch cúm gia cầm không được ngăn
chặn. Dịch xảy ra tại Châu Âu và Châu Phi vào quí 1 năm 2006 đã làm cho người tiêu
dùng lo ngại không dám ăn thịt và trứng gia cầm. Theo ước tính của FAO, do dịch cúm
gia cầm nên lượng tiêu thụ thịt gia cầm năm 2006 đã giảm khoảng 3 triệu tấn và đó là
tổn thất nặng nề đối với các nhà chế biến các sản phẩm gia cầm xuất khẩu.
1.2.1.1. Hình thức chăn nuôi vịt ở Thái Lan
Thái Lan cũng như một số nước Đông Nam Á bị thiệt hại nặng nề trong
dịch cúm gia cầm. Để phòng chống hiệu quả dịch cúm gia cầm, Thái Lan đã đổi
mới chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao an toàn sinh học, trong đó có đổi mới chăn
nuôi vịt. Năm 2003, Thái Lan có khoảng 23,8 triệu con vịt, 80% được nuôi thả


×