Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ (HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ)
Mã môn học: 07
Thời gian môn học: 60 giờ;
(Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành: 20 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
- Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề
kế toán doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy ngay từ đầu học
kỳ 1 của năm học thứ nhất.
- Tính chất: Là môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung
kiến thức về kinh tế chính trị, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập về vấn
đề kinh tế.
+ Chỉ ra được sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đề ra các quan
điểm, đường lối và chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội hiện
nay.
- Kỹ năng:
+ Giải thích được các hiện tượng và quá trình kinh tế một cách khoa học gắn
với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế
+ Vận dụng cơ sở lý luận để nhận thức và học tập tốt các môn khoa học khác
như: kế toán doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp, lao động tiền lương, tài chính… và
vận dụng vào công tác cụ thể sau này.
- Thái độ:
+ Ủng hộ và bảo vệ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết những
vấn đề kinh tế của thực tiễn đất nước hiện nay.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên chương, mục
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Tổng
số
Thời gian (giờ)
Lý
Thảo
Kiểm
thuyết luận/ tra (Lý
Trang 1
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
Bài
tập
I
II
III
IV
V
Sơ lược lịch sử hình thành và phát
triển Kinh tế chính trị
Những tư tưởng kinh tế chủ yếu
trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở
cho sự ra đời kinh tế chính trị học
Sự phát sinh phát triển kinh tế chính
trị học tư sản cổ điển
Những khuynh hướng và học thuyết
kinh tế phê phán có kế thừa kinh tế
chính trị học tư sản cổ điển
Một số trường phái kinh tế chính trị
học tư sản hiện đại
Sản xuất hàng hoá và các quy luật
sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá và điều kiện ra đời
của nó
Hàng hoá
Tiền tệ
Thị trường và quy luật cung cầu
Quy luật cạnh tranh
Quy luật giá trị
Tái sản xuất xã hội
Các phạm trù của tái sản xuất
Các quy luật kinh tế của tái sản xuất
xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền
lương và lợi nhuận trong doanh
nghiệp
Tuần hoàn và chu chuyển vốn
Giá thành sản phẩm
Tiền lương
Lợi nhuận, các hình thái vốn và các
thu nhập
Nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thực trạng và vai trò của nền kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay
Nội dung và xu hướng vận động của
kinh tế thị trường ở nước ta.
Điều kiện, khả năng và giải pháp
phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
9
6
3
9
6
2
9
6
3
5
4
6
4
thuyết/
thực
hành)
1
1
2
Trang 2
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
VI
Cơ cấu thành phần kinh tế và xu
hướng vận động cơ bản của nền
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Xã hội hoá sản xuất- xu hướng vận
động cơ bản của nền kinh tế trong
thời kỳ quá độ
VII Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Con đường xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Nội dung của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá
độ
Những tiền đề cần cần thiết để xây
dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ở nước
ta
VIII Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Khái niệm cơ chế kinh tế
Sự cần thiết khách quan phải chuyển
sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước ở nước ta
Cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta
Cộng
7
4
3
5
4
10
6
3
1
60
40
16
4
1
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH
TRỊ
Thời gian: 09 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những tư tưởng cơ bản, những lý luận tiêu biểu của mỗi học
thuyết kinh tế (đặc biệt là học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết Mác- Lênin và
các học thuyết kinh tế hiện đại).
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 3
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
- Vẽ được sơ đồ về lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị.
- Xác định nghiên cứu của từng trường phái kinh tế.
- Nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị học
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở cho sự
ra đời kinh tế chính trị học
2. Sự phát sinh phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
3. Những khuynh hướng và học thuyết kinh tế phê phán có kế thừa kinh tế
chính trị học tư sản cổ điển
4. Một số trường phái kinh tế chính trị học tư sản hiện đại
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 1
Mục/Tiểu mục/....
T.Số
1. Những tư tưởng kinh tế chủ
yếu trong thời cổ đại và trung
cổ - cơ sở cho sự ra đời kinh tế
chính trị học
1.1. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại
1.2. Tư tưởng kinh tế thời trung
cổ
2. Sự phát sinh phát triển kinh
tế chính trị học tư sản cổ điển
2.1. Chủ nghĩa trọng thương
2.2. Kinh tế chính trị tư sản cổ
điển Pháp
2.3. Kinh tế chính trị cổ điển
Anh
3. Những khuynh hướng và học
thuyết kinh tế phê phán có kế
thừa kinh tế chính trị học tư sản
cổ điển
3.1. Những khuynh hướng và
học thuyết phê phán và kế thừa
thiếu triệt để
3.2. Kinh tế chính trị học MácLênin- học thuyết kinh tế kế
thừa, phát triển có phê phán
kinh tế chính trị tư sản cổ điển
4. Một số trường phái kinh tế
01
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Thời gian (giờ)
Lý
TL/BT
thuyết
01
KT*
Hình thức
giảng dạy
Thuyết
trình, trực
quan kết
hợp giảng
giải
02
02
Phương
pháp trực
quan bằng
sơ đồ, giảng
giải
1.5
1.5
Phương
pháp thuyết
trình, phát
vấn
1.5
1.5
Phương
Trang 4
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
chính trị học tư sản hiện đại:
4.1. Trường phái “Tân cổ điển”
4.2. Học thuyết kinh tế của
J.Kênxơ
4.3. Trường phái chủ nghĩa tự
do mới
4.4. Lý thuyết kinh tế của
trường phái chính hiện đại
4.5. Các lý thuyết về phát triển
kinh tế đối với các nước chậm
phát triển
Thảo luận
pháp thuyết
trình, phát
vấn
03
Viết bài ở
nhà
CHƯƠNG 2: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CÁC QUY LUẬT SẢN XUẤT HÀNG
HÓA
Thời gian: 09 giờ
Mục tiêu:
- Phân tích hai điều kiện ra đời của kinh tế hàng hoá.
- Trình bày được khái niệm hàng hoá và 2 thuộc tính của hàng hoá..
- Xác định được lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị hàng hoá.
- Trình bày nguồn gốc ra đời, bản chất và các chức năng của tiền tệ.
- Phân biệt các loại thị trường.
- Trình bày yêu cầu và tác dụng của quy luật cung cầu và quy luật giá trị.
- Phân biệt được kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá.
- Phân biệt hàng hoá với sản phẩm.
- Vận dụng quy luật cung cầu, quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam.
- Nhận thức đúng đắn về các quy luật kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá.
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Sản xuất hàng hoá và điều kiện ra đời của nó
2. Hàng hoá
3. Tiền tệ
4. Thị trường và quy luật cung cầu
5. Quy luật cạnh tranh
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 5
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
6. Quy luật giá trị
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 2
Mục/Tiểu mục/....
1. Sản xuất hàng hoá và
điều kiện ra đời của nó:
1.1. Sản xuất tự cấp, tự
túc và sản xuất hàng hoá
1.2. Hai điều kiện ra đời
của nền kinh tế hàng hoá
1.3. Ưu thế của kinh tế
hàng hoá so với kinh tế tự
nhiên
2. Hàng hoá
2.1. Hàng hoá và 2 thuộc
tính của nó
2.2. Tính chất 2 mặt của
lao động sản xuất hàng
hoá
2.3. Lượng giá trị của
hàng hoá
3. Tiền tệ
3.1. Nguồn gốc (lịch sử ra
đời và bản chất của tiền
tệ)
3.2. Chức năng của tiền tệ
3.3. Quy luật lưu thông
tiền tệ và lạm phát
4. Thị trường và quy luật
cung cầu
4.1. Thị trường
4.2. Quy luật cung- cầu
T.Số
01
1.5
1.5
Phương
pháp trực
quan, thuyết
trình kết
hợp nêu vấn
đề
01
01
Phương
pháp trực
quan, thuyết
trình kết
hợp nêu vấn
đề
01
0.5
6. Quy luật giá trị
1. Nội dung qui luật giá
trị
2. Tác dụng của quy luật
giá trị
01
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp trực
quan, thuyết
trình kết
hợp nêu vấn
đề
5. Quy luật cạnh tranh
Thảo luận/ Bài tập
Kiểm tra
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TL/BT
01
01
02
01
Phương
pháp trực
quan, thuyết
trình kết
hợp nêu vấn
đề
Thuyết
trình
Phương
pháp trực
quan, thuyết
trình kết
hợp nêu vấn
đề
Làm bài tập
Lý thuyết +
Trang 6
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
Bài tập
CHƯƠNG 3: TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI
Thời gian: 09 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tái sản xuất.
- Trình bày được các khâu, nội dung chủ yếu của quá trình tái sản xuất.
- Phân tích được các quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội (quy luật thực hiện
tổng sản phẩm xã hội, quy luật tiến bộ KHKT, quy luật phân phối, quy luật tích luỹ.
- Nêu được khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phân biệt được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
- Phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Làm được các bài tập liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
- Có nhận thức đúng đắn về tái sản xuất xã hội.
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Các phạm trù của tái sản xuất
2. Các quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội
3. Tăng trưởng kinh tế
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 3
Mục/Tiểu mục/....
1. Các phạm trù của tái
sản xuất
1.1. Khái niệm tái sản
xuất
1.2. Các khâu của quá
trình tái sản xuất
1.3. Những nội dung chủ
yếu của tái sản xuất
2. Các quy luật kinh tế
của tái sản xuất xã hội
2.1. Quy luật thực hiện
tổng sản phẩm xã hội
trong tái sản xuất xã hội
2.2. Quy luật về tiến bộ
khoa học kỹ thuật
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
T.Số
01
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH/BT
01
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp trực
quan bằng
sơ đồ,
thuyết trình
04
04
Phương
pháp thuyết
trình, giảng
giải
Trang 7
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
2.3. Quy luật về phân
phối trong tái sản xuất xã
hội
2.4. Quy luật tích luỹ
3. Tăng trưởng kinh tế
3.1. Khái niệm
3.2. Các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng
kinh tế
3.3. Phát triển kinh tế
3.4. Tiến bộ xã hội
Thảo luận/Bài tập
01
Phương
pháp thuyết
trình, giảng
giải
03
Bài tập
CHƯƠNG 4: TÁI SẢN XUẤT VỐN, GIÁ THÀNH, TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI
NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
Thời gian: 05 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và nguyên tắc vốn trong doanh nghiệp.
- Trình bày được tuần hoàn và chu chuyển vốn
- Phân tích được cơ cấu giá thành sản phẩm.
- Trình bày được bản chất, các hình thức của tiền lương và các nhân tố ảnh
hưởng đến tiền lương.
- Trình bày khái niệm, nguồn gốc, vai trò của lợi nhuận.
- Trình bày các hình thái vốn và thu nhập của nó
- Viết được các công thúc tính giá thành sản phẩm, công thức tính tỷ suất lợi
nhuận
- Làm được các bài tập về lơị nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
- Áp dụng các kiến thức này vào trong ngành nghề được đào tạo
1. Tuần hoàn và chu chuyển vốn
2. Giá thành sản phẩm
3. Tiền lương
4. Lợi nhuận, các hình thái vốn và các thu nhập
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 4
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
T.Số
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
KT*
Hình thức
giảng dạy
Trang 8
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
1. Tuần hoàn và chu
chuyển vốn
1.1.Vốn trong doanh
nghiệp
1.2. Tuần hoàn vốn
1.3. Chu chuyển vốn
2. Giá thành sản phẩm
1.5
1.5
0.5
0.5
3. Tiền lương
3.1. Bản chất của tiền
lương
3.2. Các hình thức cơ
bản của tiền lương
3.3.Những nhân tố ảnh
hưởng đến tiền lương
4. Lợi nhuận, các hình
thái vốn và các thu
nhập
4.1. Lợi nhuận
4.2. Các hình thái vốn
và thu nhập của nó
Kiểm tra
0.75
0.75
Phương
pháp thuyết
trình, thảo
luận nhóm
Phương
pháp thuyết
trình, giảng
giải
Phương
pháp thuyết
trình, giảng
giải
1.25
1.25
Phát vấn và
giảng giải
01
Trắc nghiệm
CHƯƠNG 5: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được thực trạng và vai trò của nền kinh tế thị trường của nước ta
hiện nay.
- Trình bày được khái quát những đặc trưng, xu hướng vận động của kinh tế thị
trường ở nước ta
- Trình bày được những điều kiện, khả năng và giải pháp phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Phân biệt được kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường.
- Giải thích được tại sao ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lại phát triển nền kinh
tế thị trường.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 9
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
- Có nhận thức đúng đắn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Thực trạng và vai trò của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
2. Nội dung và xu hướng vận động của kinh tế thị trường ở nước ta
3.
Điều kiện, khả năng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 5
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. Thực trạng và vai trò
của nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện
nay
1.1. Thực trạng nền
kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay
1.2. Vai trò của kinh tế
thị trường và sự cần
thiết hình thành, phát
triển kinh tế thị trường
ở nước ta
2. Nội dung và xu
hướng vận động của
kinh tế thị trường ở
nước ta
2.1. Nền kinh tế thị
trường dựa trên cơ sở
nhiều thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ
đạo
2.2. Nền kinh tế thị
trường nước ta thực
hiện nhiều hình thức
phân phối thu nhập,
trong đó phân phối theo
lao động là chủ yếu
T.Số
01
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
01
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp trực
quan, phát
vấn
1.5
1.5
Phương
pháp thảo
luận nhóm,
diễn giải
2.3. Nền kinh tế thị
trường phát triển theo
cơ cấu kinh tế “mở
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 10
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
cửa” với bên ngoài
2.4. Nền kinh tế thị
trường nước ta phát
triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa được
bảo đảm bằng vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà
nước và vai trò quản lý
vĩ mô của Nhà nước
3. Điều kiện, khả năng
và giải pháp phát triển
kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta
3.1. Điều kiện và khả
năng phát triển kinh tế
thị trường ở nước ta
3.2. Những giải pháp
phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta
Thảo luận
1.5
1.5
Thuyết
trình, phát
vấn
02
Thảo luận
tại lớp
CHƯƠNG 6
CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
CỦA NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Thời gian: 07 giờ
Mục tiêu:
- Phân biệt được cơ cấu sở hữu về tư liệu sản xuất và mối quan hệ với các thành
phần kinh tế trong thời kỳ quá độ của nước ta.
- Trình bày cơ sở khách quan và lợi ích của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ ở nước ta
- Trình bày được khái quát các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
- Trình bày tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế
- Trình bày xã hội hoá sản xuất- xu hướng vận động cơ bản trong thời kỳ quá
độ.
- Phân biệt kinh tế Nhà nước và kinh tế Tư bản nhà nước và vai trò của 2 thành
phần kinh tế này.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 11
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
- Có nhận thức đúng đắn về cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2. Xã hội hoá sản xuất- xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ
quá độ
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 6
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. Cơ cấu thành phần
kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
1.1. Chế độ sở hữu về
tư liệu sản xuất và
thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ
1.2. Cơ sở khách quan
và lợi ích kinh tế của sự
tồn tại nhiều thành phần
kinh tế trong thời kỳ
quá độ ở nước ta
1.3. Các thành phần
kinh tế và việc sử dụng
chúng ở nước ta
1.4. Tính thống nhất và
mâu thuẫn giữa các
thành phần kinh tế
2. Xã hội hoá sản xuấtxu hướng vận động cơ
bản của nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ
2.1. Khái niệm và nội
dung xã hội hoá sản
xuất trên thực tế
2.2. Xã hội hoá sản xuất
và xu hương vận động
cơ bản của sự phát triên
kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội ở nước ta
2.3. Tiêu chuẩn đánh
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
T.Số
03
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
03
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp thuyết
trình, phát
vấn
01
01
Phương
pháp thuyết
trình, phát
vấn
Trang 12
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
giá sự đúng đắn của quá
trình xã hội hoá sản
xuất
Thảo luận
03
Viết tiểu
luận ở nhà
CHƯƠNG 7
XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Thời gian: 05 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm cơ sở vật chất- kỹ thuật
- Trình bày được con đường xây dựng cở sở vật chất- kỹ thuật của Chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
- Trình bày được nội dung của CNH, HĐH ở nước ta trong thời kỳ quá độ.
- Trình bày được những điều kiện và tiền đề cần thiết để xây dựng cơ sở vật
chất- kỹ thuật ở nước ta.
- Phân biệt được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hôi với cơ sở vật chất
kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước đó.
- Có nhận thức đúng đắn về con đường thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. Con đường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
2.
Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ
3. Những tiền đề cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ở nước ta
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 7
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. Con đường xây dựng
cơ sở vật chất- kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội
1.1. Cơ sở vật chât- kỹ
thuật của một phương
thức sản xuấ
1.2. Con đường xây
dựng cơ sở vật chất kỹ
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
T.Số
01
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
01
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp thuyết
trình, trực
quan, liệt kê
sự kiện
Trang 13
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
thuật của chủ nghĩa xã
hội
2. Nội dung của công
nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta trong thời
kỳ quá độ
2.1. Đẩy mạnh cuộc
cách mạng khoa học kỹ
thuật để trang bị kỹ
thuật hiện đại cho nền
kinh tế quốc dân
2.2. Xây dựng cơ cấu
kinh tế và phân công lại
lao động xã hội
2.3. Nội dung công
nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta từ nay
đến năm 2020
3. Những tiền đề cần
thiết để xây dựng cơ sở
vật chất- kỹ thuật ở
nước ta
3.1. Tạo nguồn tích luỹ
vốn cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
3.2. Đẩy mạnh nghiên
cứu và ứng dụng khoa
học công nghệ
3.3. Thực hiện tốt công
tác điều tra cơ bản thăm
dò địa chất
3.4. Đào tạo cán bộ
khoa học- kỹ thuật,
khoa học quản lý và
công nhân lành nghề
cho công nghiệp hoá
3.5. Có chính sách kinh
tế đối ngoại đúng đắn
Kiểm tra
02
02
Phương
pháp thuyết
trình, trực
quan bằng
hình ảnh
01
01
Thảo luận
nhóm
01
Tự luận
CHƯƠNG 8
CƠ CHẾ KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Thời gian: 10 giờ
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 14
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm cơ chế thị trường.
- Trình bày sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước ở nước ta.
- Trình bày được các chức năng của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trình bày các công cụ chủ yếu của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phân biệt được cơ chế kinh tế với cơ chế quản lý kinh tế.
- Phân biệt được vai trò kinh tế của Nhà nước Việt nam với vai trò kinh tế của
Nhà nước tư sản trong quản lý nền kinh tế thị trường.
- Có nhận thức đúng đắn về cơ chế kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
1. Khái niệm cơ chế kinh tế
2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước ở nước ta
3. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
4. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Chương 8
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. Khái niệm cơ chế
kinh tế
2. Sự cần thiết khách
quan phải chuyển sang
cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước ở
nước ta
3. Cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà
nước
3.1. Cơ chế thị trường
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
T.Số
0.5
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
0.5
0.5
0.5
03
03
KT*
Hình thức
giảng dạy
Phương
pháp thuyết
trình, kể
chuyện, trực
quan
Phương
pháp thuyết
trình, kể
chuyện, trực
quan
Thuyết
trình, giảng
giải
Trang 15
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
3.2. Sự quản lý của Nhà
nước trong nền kinh tế
thị trường
4. Vai trò kinh tế của
Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta
4.1. Những điểm chung
và khác biệt cơ bản
giữa vai trò kinh tế của
Nhà nước Việt Nam và
vai trò kinh tế của Nhà
nước tư sản trong quản
lý nền kinh tế thị trường
4.2. Chức năng của Nhà
nước Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ
nghĩa
4.3. Các công cụ quản
lý kinh tế của Nhà nước
ta trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Thảo luận
02
02
Thảo luận
nhóm
03
Kiểm tra
01
Viết tiểu
luận ở nhà
Tự luận
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
- Phòng học lý thuyết
- Giáo trình kinh tế chính trị, đề cương, bài giảng
- Máy tính, máy chiếu
- Câu hỏi thảo luận
- Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học kinh tế chính trị
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Kiểm tra các nội dung sau:
+ Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế chính trị
+ Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất hàng hoá
+ Tái sản xuất xã hội
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 16
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
+ Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi nhuận trong doanh nghiệp
+ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Cơ cấu thành phần kinh tế và xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Xây dựng cơ sơ vật chất- kỹ thuật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
+ Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Viết (tự luận hoặc trắc
nghiệm)
- Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Viết (tự luận hoặc trắc
nghiệm).
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để
giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm.
- Giáo viên trước khi giảng cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Từ chương 2 đến chương 8
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình kinh tế chính trị (Dùng trong các trường trung học kinh tế) - NXB
giáo dục, năm 2005
- Bộ GDĐT, Giáo trình kinh tế chính trị (Dùng trong các trưòng đại học và cao
đẳng)- NXB chính trị quốc gia, năm 2006
- ĐHKTQD, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB thống kê, năm
1995
- Văn kiện Đại hội VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam
- GS.TS Vũ Đình Bách, Một số vần đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam- NXB Chính trị quốc gia, năm 2000
- TS Trần Đình Thiện (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Phác thảo lộ trình, năm 2005
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 17
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
- PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản phát triển
nhận thức KTCT Mac-Lênin trong quá trình đổi mới của nước ta, năm 2000
BÀI MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG
- Nắm được khái niệm về kinh tế chính trị nói chung và kinh tế chính trị
Mác - Lênin nói riêng. Vị trí của kinh tế chính trị Mác - Lênin và vai trò của kinh
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 18
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
tế chính trị Mác - Lênin trong hệ thống các học thuyết kinh tế của xã hội.
- Nắm được đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác
- Lênin nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sau này (nghiên cứu các nội dung của
học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin)
- Thấy được ý nghĩa và sự cần thiết nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin.
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Từ xa xưa, trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ đại
như Xênôphông, Platôn, Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư tưởng
thời phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ... đã đề cập những vấn đề kinh tế. Đầu tiên là
thuật ngữ “Kinh tế học” do Aritxtôt (nhà triết học cổ Hy Lạp) đưa ra cách đây vào
khoảng 2300 năm, đây là thời kỳ bắt đầu xuất hiện các tư tưởng kinh tế. Theo
Aritxtôt: Kinh tế là mức sống, là tiết kiệm, là thu nhập, sinh hoạt vật chất, là các
ngành sản xuất vật chất. Là người đầu tiên phân tích về giá trị trao đổi, giá trị và
vạch ra quan hệ hàng tiền. Mác cho rằng ông đã tiếp cận đến học thuyết Giá trị Lao động.
Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ hình
thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên - nhà kinh tế học
người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ "kinh tế chính trị" để đặt tên cho môn
khoa học này vào năm 1615 (trong tác phẩm “Chuyên luận về kinh tế chính trị học”).
Theo ông, kinh tế chính trị học là khoa học nghiên cứu những quy tắc thực tiễn cho
hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính
chất tổng kết kinh nghiệm, còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa có học
thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập.
Kinh tế chính trị học chỉ trở thành một khoa học thực sự bởi các nhà kinh tế
chính trị tư sản cổ điển và được Mác - Ăngghen phát triển bổ sung hoàn thiện, sau
này Lênin tiếp tục phát triển trong điều kiện lịch sử mới (bước vào đầu thế kỷ 20,
chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền và đặc biệt sự thành công của
cách mạng tháng mười Nga)
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin được xác định dựa trên
quan điểm duy vật lịch sử. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Nhưng bất
cứ nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất định tức là
trong sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Kinh tế chính trị là
khoa học xã hội, đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 19
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ
sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất. Mặt
khác, quan hệ sản xuất tức là cơ sở hạ tầng xã hội cũng tác động qua lại với kiến trúc
thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý... có tác động trở lại mạnh mẽ
đối với quan hệ sản xuất. Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ
sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Phải nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản
xuất và kiến trúc thượng tầng bởi vì:
- Các quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Các quan hệ sản xuất là cơ sở của kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng
tầng, nhất là quan hệ chính trị, pháp luật … tác động trở lại quan hệ sản xuất và đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, biểu hiện rõ nhất là vai trò kinh tế của nhà
nước trong xã hội hiện đại.
Kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất nhằm tìm ra bản chất
của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở
các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.
Phạm trù kinh tế: là những khái niệm khoa học phản ánh từng mặt bản chất của
các hiện tượng và quá trình kinh tế. Ví dụ: giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ …
Quy luật kinh tế là những mối liên hệ bản chất bền vững và thường xuyên lặp đi
lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Cũng như các quy luật tự nhiên, các
quy luật kinh tế có tính khách quan, không lệ thuộc vào ý chí và nhận thức chủ quan
của con người. Nhưng, khác với quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế là quy luật hoạt
động xã hội của con người, nó chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh tế của con
người. Các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện lịch sử
nhất định.
Có những quy luật kinh tế tồn tại trong mọi phương thức sản xuất, gọi là quy luật
chung (như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất; quy luật tiết kiệm thời gian; quy luật nâng cao nhu cầu …); có
những quy luật kinh tế chỉ hoạt động trong một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định,
như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ …
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 20
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
Do các quan hệ sản xuất biến đổi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất
nên đa số các quy luật kinh tế biểu hiện bản chất của quan hệ sản xuất, chỉ tồn tại và
tác động trong phạm vi một phương thức sản xuất nhất định, gọi là quy luật kinh tế đặc
thù.
Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là hai vấn đề khác nhau. Chính sách kinh
tế là tổng thể các biện pháp kinh tế của nhà nước nhằm tác động vào nền kinh tế theo
những mục đích nhất định, thuộc hoạt động chủ quan của nhà nước còn các quy luật
kinh tế có tính khách quan. Khi tình hình kinh tế thay đổi thì chính sách kinh tế cũng
thay đổi theo.
2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU KINH
TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
2.1. Vị trí, chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành Chủ
nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học và chủ nghĩa
xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là biểu hiện mẫu mực của sự vận dụng
quan điểm duy vật lịch sử vào sự phân tích kinh tế. Kinh tế chính trị Mác - Lênin thực
hiện những chức năng sau:
+ Nhận thức: Đây là chứng năng chung của mọi khoa học. Kinh tế chính trị
cung cấp những tri thức về sự vận động của các quan hệ sản xuất, về tác động qua lại
giữa lực lượng sản xuất với kiến trúc thượng tầng, về những quy luật kinh tế trong
những trình độ phát triển khác nhau của xã hội, là cơ sở để đề ra đường lối, chính sách
và mục tiêu kinh tế.
+ Thực tiễn: Nhận thức nhằm thực hiện nhiệm vụ cải tạo thế giới. Tính khoa
học và tính cách mạng của kinh tế chính trị là ở chỗ, nó nêu lên những yếu tố quyết
định hành động thực tiễn của con người, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người
trong thực tiễn.
Chức năng thực tiễn và chức năng nhận thức có quan hệ chặt chẽ với nhau: từ
việc nhận thức kinh tế chính trị chỉ ra cơ chế và những hình thức vận dụng các quy
luật kinh tế phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể trong thời kỳ nhất định. Muốn vậy kinh tế
chính trị phải xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu và tổng kết đời sống hiện thực để rút
ra những kết luận có tính khái quát nhằm trở lại chỉ đạo thực tiễn.
+ Tư tưởng: Kinh tế chính trị góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và
cách mạng cho người học, hình thành niềm tin của người học vào cuộc đấu tranh giai
cấp và dân tộc, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong xã hội có giai cấp thì kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ: Các quan điểm lý
luận của nó xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi ích của những giai cấp và tầng lớp nhất
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 21
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
đinh. Kinh tế chính trị Mác – Lênin bảo vệ lợi ích cho người lao động, phê phán chế
độ bóc lột.
+ Phương pháp luận: Kinh tế chính trị là môn khoa học lý luận cho tổ hợp các
ngành khoa học kinh tế khác, là nền tảng lý luận của các môn kinh tế cụ thể và cũng là
cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác.
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Học tập môn
kinh tế chính trị giúp cho người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển kinh
tế;
Kinh tế chính trị cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho sự hình
thành đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp
kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể
của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.
Học tập kinh tế chính trị, nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế, là cơ sở
cho người học hình thành tư duy kinh tế, không những cần thiết cho các nhà quản
lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp của
mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế.
Học tập kinh tế chính trị, hiểu được sự thay đổi của các phương thức sản
xuất, các hình thái kinh tế - xã hội là tất yếu khách quan, là quy luật của lịch sử,
giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng
Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn là phù hợp với quy luật khách
quan, đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
trên đất nước ta.
3. PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
3.1. Phương pháp biện chứng duy vật
Là phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị Mác-Lênin, phương pháp biện
chứng duy vật đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt
trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động phát triển không ngừng, trong đó sự
tích luỹ những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Phép biện chứng
duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập.
3.2. Phương pháp lôgic kết hợp chặt chẽ với phương pháp lịch sử, các
phương pháp khoa học chung
Kinh tế chính trị không trình bày đơn thuần tiến trình lịch sử, mô tả đơn
thuần các sự kiện lịch sử mà căn cứ vào tiến trình lịch sử phát triển của các quan
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 22
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
hệ sản xuất, dùng phương pháp tư duy và lý luận lôgic để vạch ra những quy luật
kinh tế chi phối sự vận động của mỗi phương thức sản xuất.
Kinh tế chính trị cũng sử dụng các phương pháp khoa học chung như: quan
sát thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch quy nạp, mô hình hoá, thử nghiệm,…
3.3. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
Khái niệm: trừu tượng hoá khoa học là sự gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu
những cái ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt hoặc tạm gác lại những nhân tố nào đó để
tách ra những cái bền vững, ổn định, điển hình, nhờ đó mà nắm được bản chất của
sự vật hiện tượng (đối tượng) và dần dần khái quát thành phạm trù, quy luật biểu
hiện bản chất ấy.
Các điều kiện đảm bảo trừu tượng hoá khoa học: Phải chú ý tới tổng thể,
không phải chú ý tới các sự kiện riêng biệt bởi vì đời sống kinh tế xã hội rất phong
phú đa dạng, phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Nếu từ một sự vật hiện tượng riêng lẻ
có thể dẫn đến những kết luận trái ngược nhau. Cần biết vạch ra cái điển hình từ
tổng thể các hiện tượng.
Trừu tượng hoá phải đảm bảo làm bộc lộ rõ bản chất mà không mất đi nội
dung hiện thực của các quan hệ được nghiên cứu. Tức là cần loại bỏ, gạt bớt cái gì
và không được loại bỏ cái gì?
Hoàn thiện quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại. Thống nhất
giữa cái chung- cái riêng và cái đơn nhất.
Đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử, tiêu chuẩn cao nhất
để đánh giá là thực tiễn xã hội. Phương pháp này là phương pháp đặc thù của kinh
tế chính trị.
Theo Mác: “Phân tích những hình thái kinh tế người ta không thể dùng
kính hiển vi hay những chất phản ứng hoá học được. Sức trừu tượng hoá phải thay
thế cho cả hai cái đó.”
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin là gì? Vì sao nó phải
nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng?
2. Trình bày các phương pháp của KTCT Mác - Lênin. Hãy lấy ví dụ về sự
vận dụng các phương pháp đó.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 23
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
Chương 1
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MỤC TIÊU, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN ĐẠT
- Trình bày được những tư tưởng cơ bản, những lý luận tiêu biểu của mỗi học
thuyết kinh tế (đặc biệt là học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết Mác - Lênin và
các học thuyết kinh tế hiện đại).
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 24
Bài giảng Môn Kinh tế chính trị
- Vẽ được sơ đồ về lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị.
- Xác định nghiên cứu của từng trường phái kinh tế.
- Nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị học
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu
1. NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG THỜI KỲ CỔ ĐẠI
VÀ TRUNG CỔ - CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI KINH TẾ HỌC
1.1. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại
a. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện tư tưởng kinh tế cổ đại
Thời kỳ cổ đại bắt đầu từ khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm
hữu nô lệ ra đời. Thời kỳ này tồn tại và phát triển đến khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị
tan rã, xuất hiện chế độ phong kiến. Về thời gian, thời kỳ cổ đại ở Phương Đông xuất
hiện vào những năm 4000 TCN, còn ở Phương tây xuất hiện chậm hơn, vào những
năm 3000 TCN và kết thúc vào khoảng thế kỷ V.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất nên chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, thủ
công nghiệp tách khỏi nghề nông, việc buôn bán sản phẩm giữa các vùng phát triển.
Trong các công xã nguyên thuỷ, dần dần có tích luỹ sản phẩm dư thừa, cuộc sống gia
đình dần dần tách khỏi cuộc sống cộng đồng nguyên thuỷ, chế độ tư hữu xuất hiện mà
hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ.
Sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đời của nhà nước thống trị
đầu tiên trong lịch sử. Hai giai cấp chủ nô và nô lệ cùng với mâu thuẫn đối kháng lợi
ích giữa chúng dẫn đến hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo. Trong bối
cảnh đó, các tư tưởng xã hội phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế đe doạ sự tồn tại
của chế độ chiếm hữu nô lệ.
b. Đặc điểm của tư tưởng kinh tế cổ đại
- Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế cổ đại coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ
là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là tất nhiên. Coi xã hội nô lệ
là tất yếu và duy nhất. Platon coi xã hội nô lệ là một “xã hội lý tưởng”. Còn Arixtot thì
coi xã hội đó là do giới hạn tự nhiên sáng tạo ra, từ đó ông cho rằng là làm thế nào để
có nhiều nô lệ và sử dụng nô lệ. Ông khẳng định chiến tranh là nguồn bổ sung nô lệ;
chiến tranh là không tránh khỏi, chiến tranh cướp đoạt nô lệ được ông coi là chiến
tranh chính nghĩa.
- Thứ hai, coi khinh lao động chân tay, xem đó là điều hổ thẹn và nhục nhã, làm
hỏng con người. Platon cho rằng cần cấm công dân Aten (kể cả nô lệ) làm nghề thủ
công và chuyển giao việc này cho người nước ngoài. Còn Arixtot cho rằng: công dân
Thạc sĩ Lê Đức Thọ
Trang 25