Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thái nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 231 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

LÊ QUANG ĐĂNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

LÊ QUANG ĐĂNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Văn Lƣơng
2. TS. Hồ Trung Thanh

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu và trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Lê Quang Đăng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hƣớng dẫn
khoa học: TS. Ngô Văn Lƣơng và TS. Hồ Trung Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện KHXH, các quý thầy
cô giáo, cán bộ quản lý Khoa Kinh tế, các phòng, ban chức năng của Học viện
KHXH đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Hệ thống thông tin kinh
tế, các phòng, ban chức năng của Trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình
công tác và Nghiên cứu sinh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Văn phòng Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban

nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở VHTT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Kế hoạch và Đầu tƣ và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tƣ liệu, số liệu, đóng góp ý kiến
cho việc nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ của tôi.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp
đỡ, động viên, khích lệ từ bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân trong gia đình. Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành với những tình cảm tốt đẹp đó./.

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 16
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 16
1.1.1. Các nghiên cứu CNTT với ngành du lịch nói chung .................................... 16
1.1.2. Các nghiên cứu ứng dụng CNTT với mộ số bộ phận của kinh tế du lịch ... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 23
1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch.............................................................. 23
1.2.2. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin ............................................ 26
1.2.3. Các nghiên cứu tại Thái Nguyên .................................................................... 27
1.2.4. Đánh giá chung ................................................................................................ 28
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 30
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..................................................................................... 31
2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 31
2.1.1. Công nghệ thông tin, phát triển công nghệ thông tin ................................... 31
2.1.2. Kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch ....................................................... 34
2.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đối với công nghệ
thông tin và phát triển kinh tế du lịch ....................................................................... 44
2.2. Công nghệ thông tin với kinh tế du lịch................................................. 53
2.2.1. Công nghệ thông tin du lịch ............................................................................ 53
2.2.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch ...... 54
2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên .................................................. 65
iii


2.3.1. Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 65
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 66
2.3.3. Các phương pháp thực hiện đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin với sự
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 68
2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công nghệ thông tin với sự
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế ................................................................................................. 69
2.4.1. Những nhân tố chủ quan ................................................................................. 69
2.4.2. Những nhân tố khách quan ............................................................................. 72
2.5. Ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của một số quốc gia
trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 75
2.5.1. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của một số

quốc gia trên thế giới.................................................................................................. 75
2.5.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch ở một số tỉnh,
thành phố của Việt Nam. ............................................................................................ 78
2.5.3. Bài học kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch cho tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................................ 80
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 82
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN ............ 83
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên .............. 83
3.1.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................................ 83
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên........................... 86
3.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên ......... 90
3.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 92
3.2.1. Về hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông ............................................. 92
3.2.2. Về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước................ 93
iv


3.2.3. Về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp ....................... 94
3.2.4. Về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử truyền thông .... 95
3.2.5. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng CNTT của tỉnh Thái Nguyên ........ 95
3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du
lịch của tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 96
3.3.1. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin du lịch ........................................... 96
3.3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông với quảng bá du
lịch, phát triển thị trường du lịch .............................................................................. 98
3.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động quản lý nhà nước
về du lịch .................................................................................................................... 104
3.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp du lịch ......................................................................................... 110
3.3.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục khách du lịch và
cộng đồng ................................................................................................................. 116
3.3.6. Đánh giá chung .............................................................................................. 118
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 124
CHƢƠNG 4. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...................................................... 125
4.1. Dự báo xu hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế
du lịch trên thế giới và Việt Nam ................................................................ 125
4.1.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch trên thế giới .................. 125
4.1.2. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch tại Việt Nam ................. 127
4.2. Quan điểm ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................... 128
4.2.1. Quan điểm của Trung ương .......................................................................... 128
4.2.2. Quan điểm của tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 130
4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc ứng dụng công nghệ
thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................... 131
4.3.1. Ma trận SWOT................................................................................................ 131
v


4.3.2. Phân tích ma trận SWOT về ứng dụng công nghệ thông tin phát triển kinh
tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế........... 132
4.3.3. Những chiến lược cơ bản rút ra từ ma trận SWOT .................................... 134
4.4. Lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành du lịch Thái Nguyên. 136
4.4.1. Lộ trình đến năm 2020................................................................................... 136
4.4.2. Lộ trình giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .......................... 140
4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch

của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. ................ 143
4.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên ........... 143
4.5.2. Tiếp tục phát triển, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho
ngành du lịch ............................................................................................................. 147
4.5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch .... 149
4.5.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao hiệu quả quảng
bá du lịch, phát triển thị trường du lịch .................................................................. 150
4.5.5. Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp tỉnh Thái Nguyên 151
4.5.6. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin cho ngành du
lịch tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 154
4.6. Những điều kiện đảm bảo thành công trong ứng dụng công nghệ
thông tin phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên. ...................... 155
4.6.1. Những điều kiện bên ngoài............................................................................ 155
4.6.2. Những điều kiện bên trong ............................................................................ 157
Tiểu kết chƣơng 4 ......................................................................................... 159
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Xếp hạng các quốc gia Đông Nam Á về thu hút khách quốc tế.............. 49
Bảng 3.1. Các di tích lịch sử văn hóa tại Thái Nguyên ........................................ 85
Bảng 3.2. Thống kê lƣợt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2002 – 2007 87
Bảng 3.3. Thống kê lƣợt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2008 – 2012 87
Bảng 3.4. Thống kê lƣợt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2013 – 2016 88

Bảng 3.5. Thống kê lao động du lịch Thái Nguyên 2015 ................................... 89
Bảng 3.6. Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp du lịch .. 97
Bảng 3.7. Thống kê website du lịch tỉnh Thái Nguyên........................................ 99
Bảng 3.8. Thống kê lƣợt truy cập website du lịch của một số tỉnh 2016........... 100
Bảng 3.9. Website của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành........................... 112
Bảng 3.10. Phƣơng thức khách du lịch mua tour, đặt phòng và thanh toán khi đi
du lịch tại Thái Nguyên ...................................................................................... 114
Bảng 3.11. Phƣơng thức kinh doanh của doanh nghiệp du lịch ........................ 115
Bảng 4.1. Ma trận SWOT về ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của
tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................ 133

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Thống kê số lƣợng ngƣời sử dụng công nghệ thông tin trên thế giới .. 34
Hình 2.2. Mối quan hệ và tƣơng tác giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch ... 35
Hình 2.3. Biểu đồ mô tả lƣợt khách quốc tế đến một số nƣớc Đông Nam Á .......... 50
Hình 2.4. Sơ đồ mô hình cấu trúc Digital Marketing........................................... 55
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP ngành du lịch 2010 - 2015 ........................... 88
Hình 3.2. Phần mềm Quản lý văn bản và Hỗ trợ điều hành .............................. 107
Hình 4.1. Giao diện trang chủ “Hệ thống quản lý thông tin du lịch Thái Nguyên” .. 153
Hình 4.2. Giao diện trang “Du khách” ............................................................... 153

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt

I

Tiếng Việt

1

ATK

An toàn khu

2

BQL

Ban quản lý

3

CBCC

Cán bộ công chức

4

CNTT


Công nghệ thông tin

5

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

6

CPNet

Mạng tin học diện rộng của Chính phủ

7

ĐTTT

Điện tử truyền thông

8

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

9

GS.TS


Giáo sƣ. Tiến sĩ

10

HĐND

Hội đồng nhân dân

11

KH&CN

Khoa học và công nghệ

12

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tƣ

13

KTQT

Kinh tế quốc tế

14

LLSX


Lực lƣợng sản xuất

15

NCS

Nghiên cứu sinh

16

NSLĐ

Năng suất lao động

17

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

18

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

19

TT-TT


Thông tin truyền thông

20

UBND

Ủy ban nhân dân

21

VHTT&DL
Tiếng Anh

Văn hóa, thể thao và du lịch

II
22

ICT

Information and communication technolog (Công nghệ
thông tin và truyền thông)

23

IoT

Internet of Things (Mạng lƣới vạn vật kết nối internet)


24

IT

Information technology (Công nghệ thông tin)

24

LAN

Local Area Network (Mạng máy tính cục bộ)

25

MAN

Metropolitan Area Network (Mạng đô thị)

ix


26

PDA

Personal Digital Assistant (Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân)

27

SEM


Seach Engine Marketing (Marketing trên công cụ tìm kiếm)

28

SEO

Search Engine Optimization (Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm)

29

UNWTO

United Nations - World Tourism Organization (Tổ chức du
lịch thế giới của Liên Hợp Quốc)

30

WAN

Wide Area Network (Mạng diện rộng)

31

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới)

x



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc. Những lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên, giá trị
lịch sử, giá trị văn hóa - tinh thần đã mang lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên du
lịch phong phú, đa dạng. Với ―vẻ đẹp bất tận‖ (Vietnam - Timeless Charm), Việt
Nam đã trở thành điểm đến lý tƣởng cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Tính
đến năm 2016, Việt Nam đã đón khoảng 10 triệu lƣợt khách quốc tế và 62 triệu lƣợt
khách nội địa, tổng doanh thu đạt 400.000 tỷ đồng, mức tăng trƣởng ngành du lịch
tăng 25% so với năm 20151.
Hòa chung với xu thế phát triển du lịch của cả nƣớc, du lịch Thái Nguyên
trong những năm qua cũng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Từ một tỉnh trung
du, miền núi còn nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào
nông nghiệp và công nghiệp luyện kim, khai khoáng, du lịch chƣa đƣợc chú trọng
phát triển. Năm 2002, Thái Nguyên mới chỉ đón 232.500 lƣợt khách (672 lƣợt
khách quốc tế), doanh thu du lịch đạt 15 tỷ đồng. Năm 2015, du lịch Thái Nguyên
đã đón trên 1,9 triệu lƣợt khách (với 65.000 lƣợt khách quốc tế), mang lại doanh thu
185,9 tỷ đồng2.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam còn cách một khoảng cách
khá xa so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử so sánh với Thái
Lan - quốc gia có tốc độ phát triển du lịch mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, trong 5
năm (2010 - 2015) khách quốc tế đến Việt Nam chỉ tăng từ 5,0 lên 7,9 triệu lƣợt,
trong khi Thái Lan tăng từ 15,9 lên 29,9 triệu lƣợt. Doanh thu du lịch của Thái Lan
năm 2015 đạt 37,6 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt 14,9 tỷ USD. Có nhiều
nguyên nhân khiến du lịch Thái Lan vƣơn lên vị trí số một Đông Nam Á, trong đó
phải kể đến nguyên nhân quốc gia này ngày càng hiện đại hóa ngành công nghiệp
1
2


http:// /> />
1


không khói, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho ngành du lịch,
đặc biệt là trong công tác quảng bá du lịch và quản lý du lịch.
Hiện nay, trƣớc sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
các quốc gia ngày càng đẩy mạnh triển khai ứng dụng những thành tựu của khoa
học và công nghệ (KH&CN) hiện đại vào ngành du lịch. Để phát triển du lịch Việt
Nam nói chung và du lịch Thái Nguyên nói riêng mang tầm cỡ quốc tế thì cần thiết
phải hiện đại hóa ngành du lịch, phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ
hiện đại vào phát triển kinh tế du lịch. Phát triển kinh tế du lịch là vấn đề mang tính
vĩ mô, tổng hợp, cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài việc phải
kết nối các yếu tố: Nhà nƣớc (Government) – Doanh nghiệp (Enterprises) – Nhân
dân (People) – Du khách (Tourists) thì cũng phải giải quyết tốt các bài toán về
nguồn lực phát triển kinh tế nhƣ: Vốn (Kapital) – Lao động (Labour) – Tài nguyên
(Resources) – Công nghệ (Technology). Trong đó, yếu tố công nghệ hiện đang là
vấn đề đƣợc quan tâm, chú trọng nhiều nhất, không chỉ ở ngành kinh tế du lịch mà
còn ở tất cả các ngành kinh tế khác. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
sâu, rộng nhƣ hiện nay thì yếu tố công nghệ càng chiếm lĩnh vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Tác động
của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đã
làm thay đổi căn bản tƣ duy chiến lƣợc, phƣơng thức kinh doanh và hoạt động quản
lý về du lịch. Với sự phát triển nhƣ vũ bão của các sản phẩm CNTT, internet, mạng
xã hội cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử và sự xuất hiện các
phƣơng thức thanh toán trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, quản lý trực tuyến,… đã đặt
kinh tế du lịch trƣớc những thời cơ và thách thức to lớn. Vì thế, để xây dựng và phát
triển kinh tế du lịch Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tất yếu
phải nghiên cứu ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch.

Vùng trung du và miền núi phía Bắc đƣợc đánh giá có nhiều tiềm năng và thế
mạnh để phát triển du lịch. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái
Nguyên đƣợc coi là trung tâm giao lƣu kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - giáo
dục của cả vùng. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch

2


của tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng, nếu thành công sẽ tạo đà để nghiên
cứu triển khai diện rộng trên toàn vùng. Nghiên cứu CNTT với sự phát triển kinh tế
du lịch của tỉnh Thái Nguyên nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nhƣ: Vai trò, tác động
của CNTT với kinh tế du lịch; lợi ích thực tế và hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng
CNTT với kinh tế du lịch; nội dung chính của việc ứng dụng CNTT với kinh tế du
lịch; phƣơng pháp, cách thức, lộ trình triển khai ứng dụng CNTT với kinh tế du
lịch; thực tiễn ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch ở một số nƣớc trên thế
giới và tại Việt Nam; điều kiện, lộ trình, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn “Công nghệ thông tin
với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế
phát triển.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa CNTT với
sự phát triển kinh tế du lịch và nghiên cứu ứng dụng CNTT nhằm góp phần tích cực
vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế
du lịch nói chung, thực tiễn và kinh nghiệm ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh
tế du lịch của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam
từ đó rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời phân tích các khả năng, điều
kiện của việc ứng dụng CNTT tại tỉnh Thái Nguyên.

3


- Nghiên cứu, đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp ứng dụng CNTT nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, luận án đề
xuất một số kiến nghị để đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn các giải pháp.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là công nghệ thông tin với sự phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu và đặc thù của chuyên ngành đào tạo,
luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề ―mối quan hệ giữa CNTT với
kinh tế du lịch‖ và ―ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch
của tỉnh Thái Nguyên‖ chứ không nghiên cứu tính kỹ thuật của CNTT hay phân
tích chiều ngƣợc lại giữa phát triển kinh tế du lịch với phát triển CNTT. Yếu tố “hội
nhập kinh tế quốc tế” do đang là một xu thế tất yếu của thế giới nên luận án chỉ
phân tích nhƣ một bối cảnh, môi trƣờng thúc đẩy ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch chứ không đi sâu vào nghiên cứu tính lý luận hay phân tích bản chất,
nội dung, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và của tỉnh Thái Nguyên.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các hoạt động du lịch và ứng
dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án từ năm
2013 đến năm 2016. Tuy nhiên, thời gian luận án nghiên cứu, khảo sát, phân tích
thực trạng phát triển kinh tế du lịch và thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên là từ năm 1997 - 2016. Các giải pháp ứng
dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên đƣợc
luận án đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn tới năm 2030.
- Phạm vi về nội dung và lĩnh vực nghiên cứu: Luận án nghiên cứu “CNTT
với phát triển kinh tế du lịch” - trƣờng hợp cụ thể tại một địa phƣơng (tỉnh Thái
Nguyên). Nội dung nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh vực kinh tế phát triển.

4


Do “kinh tế du lịch” và “công nghệ thông tin” là hai lĩnh vực rất rộng nên
luận án xác định rõ phạm vi về nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
+ Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng
và tính xã hội hóa cao, thuộc khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân; có
chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên du lịch quốc gia nhằm tạo ra
các hàng hóa và dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách; mang lại lợi ích
kinh tế - văn hóa - xã hội thiết thực và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
đất nƣớc (Nguồn: Định nghĩa do NCS xây dựng dựa trên cơ sở phân tích lý luận
trong chƣơng 2).
Phạm vi kinh tế du lịch đƣợc đề cập trong luận án bao gồm các yếu tố về tài
nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, thị trƣờng du lịch, khách du lịch, marketing du
lịch, thu nhập du lịch, đầu tƣ du lịch, kinh doanh du lịch,... Để đảm bảo tính đồng
bộ trong quá trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch có sự quản lý, điều tiết của
nhà nƣớc, luận án có đề cập thêm yếu tố quản lý nhà nƣớc về du lịch.
+ Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi
thông tin số [33].

Phạm vi nghiên cứu CNTT trong luận án là nghiên cứu ứng dụng (không
nghiên cứu về mặt kỹ thuật) một số khía cạnh của CNTT với sự phát triển kinh tế
du lịch. Nghĩa là, luận án tìm hiểu vai trò, tác động của CNTT đối với sự phát triển
của kinh tế du lịch; tìm hiểu các sản phẩm và lĩnh vực ứng dụng cụ thể của CNTT
với kinh tế du lịch nhƣ: hạ tầng CNTT du lịch; cơ sở dữ liệu ngành du lịch; các
phần mềm CNTT (ví dụ các phần mềm, ứng dụng chủ chốt của CNTT với quản lý
nhà nƣớc về du lịch, với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và với khách du lịch);
internet và các ứng dụng của nó đối với kinh tế du lịch (ví dụ marketing du lịch trực
tuyến, công nghệ GIS và bản đồ du lịch trực tuyến, wifi với các hoạt động của
khách du lịch); xu hƣớng ứng dụng IoT (internet of Things) và Virtual Reality
(công nghệ thực tại ảo) với kinh tế du lịch;…

5


4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Cơ sở lý thuyết
*) Lý thuyết kinh tế và các mô hình kinh tế
- Lý thuyết kinh tế của Các Mác (Karl Marx: 1818 - 1883): Toàn bộ trọng
tâm lý thuyết kinh tế của Mác nằm trong tác phẩm ―Tư bản‖ (tiếng Đức: Das
Kapital). Ông cho rằng, các yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế bao gồm: đất
đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Mác đặc biệt quan tâm đến yếu tố lao động,
theo đó ông cho rằng sức lao động của ngƣời công nhân là nhân tố quyết định tạo ra
giá trị thặng dƣ (m). Tuy nhiên, Mác cũng khẳng định vai trò quan trọng của tiến bộ
kỹ thuật trong việc làm tăng năng suất lao động. Nếu chỉ dựa vào sức lao động cơ
bắp của ngƣời công nhân thì chỉ tạo ra đƣợc giá trị thặng dƣ tuyệt đối, việc đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao
động, giúp nhà tƣ bản tạo ra giá trị thặng dƣ tƣơng đối và giá trị thặng dƣ siêu
ngạch. Mác cũng khẳng định, nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa càng phát triển thì cấu
tạo hữu cơ tƣ bản (c/v) cũng ngày càng tăng lên. Điều này nghĩa là: yếu tố máy

móc, kỹ thuật đƣợc hiện đại hóa thì sẽ ngày càng làm giảm số lƣợng lao động thủ
công trực tiếp; áp dụng KHCN và kỹ thuật hiện đại làm tăng năng suất lao động
nhƣng cũng đồng thời gây ra nạn thất nghiệp.
Lý thuyết kinh tế của Mác cho phép khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc
biệt của việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào phát triển kinh tế nói chung. Mặc dù kinh
tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, lệ thuộc chủ yếu vào hiệu quả khai thác tài
nguyên du lịch, tuy nhiên nếu ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KHCN đặc biệt là
CNTT cũng sẽ giúp ngành kinh tế này tạo ra “giá trị thặng dƣ siêu ngạch”.
- Mô hình Cobb - Douglas (C. W. Cobb: 1875 - 1949; P. H. Douglas: 1892 1976): Hoạt động sản xuất luôn có ba yếu tố để đảm bảo cho nó vận hành và phát
triển đó là: vốn, lao động, khoa học kỹ thuật và hiệu quả quản lý. Sự phát triển
nhanh hay chậm của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào mức độ sử dụng hiệu quả
của ba yếu tố này. Để đánh giá tác động của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất
ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình Cobb - Douglass:

6


Trong đó:
Y = sản lƣợng
L = số lƣợng lao động
Y = ALαKβ

K = lƣợng vốn
A = các yếu tố tổng hợp (tiến bộ công nghệ, hiệu
quả quản lý,…)
α, β là các hệ số co giãn.

Hàm sản xuất Cobb - Douglas biểu thị giá trị tổng sản lƣợng phụ thuộc vào
các nguồn lực: lao động, vốn và khoa học công nghệ. Hệ số α, β là các hệ số co giãn
theo sản lƣợng của vốn và lao động, chúng cố định và do công nghệ quyết định.

Nếu (α + β) = 1 thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô, sản lƣợng Y
thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của K và L. Nếu (α + β) > 1 thì hàm sản
xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ
hơn % tăng sản lƣợng đầu ra. Nếu (α + β) < 1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần
theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lƣợng đầu
ra. Hàm sản xuất Cobb - Douglas tuy có dạng đơn giản nhƣng thuộc loại dễ ứng
dụng và dễ ƣớc lƣợng, mặt khác cũng phản ánh đƣợc xu thế của sản xuất do vậy
đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới ứng dụng.
- Mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ: Mô hình Solow (Robert Merton
Solow sinh ngày 23/8/1924 - Mỹ) cho đến giờ vẫn là một công cụ hữu hiệu để phân
tích mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tƣ, tăng dân số, sản lƣợng, và tăng trƣởng kinh
tế. Phƣơng trình cơ bản của mô hình Solow đƣợc biểu diễn:
Trong đó:
∆k là sự thay đổi của vốn
k tỷ lệ vốn trên lao động, k = K/L
∆k = sy - (n + d)k (*)

s là tỷ lệ tiết kiệm
y là sản lƣợng trên lao động, y = Y/L
n là tỷ lệ dân số
d là tỷ lệ khấu hao

7


Khi có sự thay đổi yếu tố công nghệ, phƣơng trình (*) đƣợc điều chỉnh thành:
Trong đó:
∆ke là sự thay đổi của vốn
ke tỷ lệ vốn trên lao động hiệu quả,
ke = K/TL, T là công nghệ

∆ke = sye - (n + d + θ)ke

ye là sản lƣợng trên lao động hiệu quả,
ye = Y/TL, T là công nghệ
s là tỷ lệ tiết kiệm
n là tỷ lệ dân số
d là tỷ lệ khấu hao
θ là sự thay đổi công nghệ, θ = ∆T/T

Thêm vào yếu tố công nghệ có thể sản xuất ra nhiều sản lƣợng hơn với cùng
một lao động (hiệu quả hơn, năng suất cao hơn). Giá trị mới (n + d + θ)ke lớn hơn
giá trị ban đầu (n + d)k cho thấy rằng cần có nhiều vốn hơn để giữ cho sản lƣợng
trên lao động hiệu quả không đổi. Nhƣ vậy, mô hình Solow với sự thay đổi công
nghệ giải thích đƣợc sự tăng trƣởng đều đặn của thu nhập bình quân đầu ngƣời ở
một số nƣớc là do sự thay đổi của công nghệ (θ). Còn tốc độ tăng trƣởng tổng sản
lƣợng Y là do sự kết hợp giữa tăng trƣởng dân số và thay đổi công nghệ (n + θ). Do
đó, khi ta đƣa thêm yếu tố công nghệ vào mô hình Solow thì mô hình có thêm khả
năng là nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững của thu nhập trên đầu ngƣời với
tỉ lệ θ. Cơ chế này mang lại một cách giải thích hợp lý hơn cho câu hỏi tại sao các
nƣớc công nghiệp dƣờng nhƣ chẳng bao giờ đạt đến trạng thái dừng với sản lƣợng
trên lao động hay thu nhập bình quân đầu ngƣời không đổi.
Mô hình Cobb - Douglas và mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ cho
phép khẳng định việc thêm vào yếu tố công nghệ (hay đổi mới công nghệ) sẽ làm
tăng hiệu quả của các yếu tố đầu vào của nền kinh tế, tạo nên sự tăng trƣởng bền
vững. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT với kinh tế du lịch sẽ phát huy hiệu quả tốt
hơn của các đồng vốn đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả lao động, tăng thu nhập
của ngành du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

8



*) Khung phân tích
- Khung phân tích vấn đề nghiên cứu:
Khung lý thuyết:
- Du lịch
- Kinh tế du lịch
- Hội nhập KTQT
- CNTT
- CNTT du lịch

Hội nhập
KTQT

Thực tế ứng dụng CNTT
vào phát triển kinh tế du
lịch tại Thái Nguyên

Thực tế ứng dụng CNTT
vào phát triển kinh tế du
lịch tại Việt Nam

Hội nhập KTQT

Hội nhập KTQT

Thực tế ứng dụng CNTT
vào phát triển kinh tế du
lịch trên thế giới
Giải pháp


Điều
kiện
thực
hiện

Lộ
trình
thực
hiện

Hội nhập
KTQT

Đầu ra (kết quả) nghiên cứu là các bộ giải pháp cũng nhƣ các điều kiện và lộ
trình thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch của
tỉnh Thái Nguyên. Để có đƣợc kết quả đầu ra (chƣơng 4), luận án phải tiến hành xử
lý nghiên cứu qua 03 bƣớc chính (thuộc các chƣơng 1, 2 và 3 của luận án):
Bƣớc 1: Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu về những vấn đề có liên
quan đến luận án trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, xác
định các yếu tố mà luận án kế thừa, phát triển và các khoảng trống cần khỏa lấp.
Bƣớc 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề “công nghệ thông tin với sự
phát triển kinh tế du lịch”, hệ thống hóa và làm sáng rõ hơn về mặt học thuật các
khái niệm, thuật ngữ, các vấn đề lý thuyết có liên quan. Đặc biệt, luận án phải làm
sáng tỏ đƣợc mối quan hệ giữa CNTT với phát triển kinh tế du lịch, trả lời các câu

9


hỏi liệu có khả năng ứng dụng CNTT để phát triển kinh tế du lịch hay không? Nếu
có thì ở các góc độ nào? Việc gắn CNTT với kinh tế du lịch sẽ làm xuất hiện thuật

ngữ “công nghệ thông tin du lịch” - luận án sẽ phải xây dựng khái niệm và một số
lý thuyết cho vấn đề này.
Bƣớc 3: Sau khi nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận, luận án sẽ phải khảo
sát thực tế về tình hình ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch ở cả ba khía
cạnh là trên thế giới (lựa chọn một số nƣớc điển hình), tại Việt Nam (lựa chọn một
số tỉnh, thành phố) và tại tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, thực trạng ứng dụng CNTT
với phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Thái Nguyên là trọng tâm mà luận án sẽ phải
làm sáng tỏ để tạo tiền đề quan trọng cho việc đề xuất các bộ giải pháp trong
chƣơng 4.
Do hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hƣớng tất yếu trên thế giới (cùng
với toàn cầu hóa và cách mạng KH&CN hiện đại), nên luận án chỉ khai thác yếu tố
hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ một bối cảnh để thúc đẩy ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch. Luận án sẽ không đi sâu vào phân tích tính hàn lâm học thuật
của vấn đề này.
- Khung phân tích trọng tâm nghiên cứu:
Hội nhập
KTQT

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
DU LỊCH
- Tài nguyên du lịch
- Khách du lịch
- Loại hình du lịch
- Dịch vụ du lịch
- Điểm đến du lịch
- ….

ỨNG DỤNG
CNTT


Hội nhập
KTQT

PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH
- ↑ Kinh doanh du lịch
- ↑ Thị trƣờng du lịch
- ↑ Khách du lịch
- ↑ Thu nhập du lịch
- ↑ GDP du lịch.

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
Hội nhập
KTQT

Hội nhập
KTQT

10


Luận án xác định “du lịch” và “kinh tế du lịch”, “phát triển du lịch” và “phát
triển kinh tế du lịch” là các cặp khái niệm khác nhau (nhƣng không tách rời nhau).
Mục đích nghiên cứu của luận án hƣớng tới là “phát triển kinh tế du lịch”. Muốn
nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch thì không thể tách rời mà phải đặt nó trong mối
tƣơng quan chung của du lịch và các nhân tố tác động khác nhƣ yếu tố điều tiết vĩ
mô của nhà nƣớc hay các nguồn lực khác (vốn, lao động, tài nguyên, KH&CN,…).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và
trƣớc bối cảnh của sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (cách mạng
công nghiệp 4.0), luận án lựa chọn yếu tố “công nghệ thông tin với sự phát triển

kinh tế du lịch” làm trọng tâm nghiên cứu. Mọi hƣớng nghiên cứu của luận án đều
phải nhắm tới hai mục tiêu: một là, mối quan hệ giữa CNTT với phát triển kinh tế
du lịch; hai là, ứng dụng CNTT nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
CNTT là một lĩnh vực khoa học công nghệ rất rộng và mang tính kỹ thuật. Vì
vậy, luận án chỉ nghiên cứu, khai thác tính ứng dụng của CNTT đối với hiệu quả
của phát triển kinh tế du lịch (ứng dụng cái gì, ứng dụng nhƣ thế nào để mang lại
hiệu quả phát triển kinh tế du lịch). Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch sẽ đƣợc luận án khai thác ở các khía cạnh nhƣ: CNTT với các hoạt
động quản lý nhà nƣớc về du lịch; CNTT với hoạt động kinh doanh du lịch; CNTT
với hoạt động quảng bá du lịch, tiếp thị du lịch, phát triển thị trƣờng du lịch, thu hút
du khách; CNTT với việc hỗ trợ khách du lịch; CNTT góp phần tăng thu nhập
ngành du lịch và đóng góp vào GDP chung của nền kinh tế. Việc đánh giá tổng
quan, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp của luận
án sẽ tập trung vào các luận điểm theo khung phân tích mà luận án đã nêu.
b) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ bản chất và mối quan hệ biện chứng giữa CNTT
với phát triển kinh tế du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

11


Các phương pháp cụ thể: Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, quá trình thực hiện luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc sử dụng để thu thập thông tin qua
tài liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến luận án từ các công trình luận văn, luận
án, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet,...
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra số liệu qua bảng hỏi

(questionnaire) để thăm dò ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp, du khách; khảo sát
thực tế hoạt động du lịch và thực tế ứng dụng CNTT tại một số cơ quan, doanh
nghiệp, điểm đến du lịch đƣợc lựa chọn nghiên cứu. Cụ thể, đối tƣợng đƣợc lựa
chọn điều tra nhƣ sau:
+ Cơ quan quản lý nhà nƣớc (tỉnh Thái Nguyên): điều tra số liệu về cơ sở vật
chất - kỹ thuật và hạ tầng CNTT tại Sở VHTT&DL, Sở TT-TT. Kết quả điều tra sử
dụng trong phân tích thực trạng về hạ tầng CNTT đối với phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và đối với phát triển kinh tế du lịch nói riêng.
+ Điều tra hoạt động kinh doanh du lịch tại 20 đơn vị kinh doanh lữ hành và
330 đơn vị kinh doanh lƣu trú. Kết quả điều tra đƣợc sử dụng để phân tích thực
trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
+ Điều tra khoảng 300 - 500 du khách đến Thái Nguyên, kết quả chỉ dùng để
tham khảo trong việc nắm đƣợc mức độ hài lòng của du khách khi đến Thái Nguyên
từ đó gợi ý thêm trong việc đề xuất các giải pháp về quảng bá du lịch, nâng cao chất
lƣợng dịch vụ du lịch.
- Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Thống kê số liệu, dữ liệu,
sự kiện liên quan đến hoạt động du lịch và ứng dụng CNTT trong ngành du lịch ở
Thái Nguyên. Việc phân tích và xử lý số liệu thống kê đƣợc thực hiện bằng phần
mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu về thực trạng phát triển
du lịch và ứng dụng CNTT vào ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh,
thành phố khác trong nƣớc và với một số nƣớc trên thế giới.

12


- Phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp chuyên gia:
+ Phỏng vấn một số nhà quản lý du lịch và nhà quản lý trong lĩnh vực CNTT.
+ Phỏng vấn chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực CNTT và du lịch.
Kết quả phỏng vấn đƣợc sử dụng tham khảo trong việc phân tích xu hƣớng

phát triển và ứng dụng CNTT đối với lĩnh vực du lịch và tham khảo trong việc đề
xuất các giải pháp (chƣơng 4).
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Để nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch
của một tỉnh thì phải tiếp cận từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Sử dụng phƣơng
pháp phân tích tổng hợp để liên kết lại các vấn đề trong một sự kiện hoặc chuỗi các
sự kiện khác nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới sau:
- Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết, luận án đã làm sáng tỏ các vấn đề liên
quan đến công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, luận án đã xây dựng một số khái niệm cũng nhƣ bổ
sung một số lý thuyết còn thiếu hoặc còn tranh cãi nhƣ: kinh tế du lịch, phát triển
kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch, công nghệ thông tin du lịch,…
- Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung ứng dụng CNTT với sự phát triển
kinh tế du lịch (04 nội dung): ứng dụng CNTT với quảng bá, tiếp thị và phát triển
thị trƣờng du lịch; ứng dụng CNTT với hoạt động QLNN về du lịch; ứng dụng
CNTT với hoạt động kinh doanh du lịch; ứng dụng CNTT hỗ trợ khách du lịch;…
Đồng thời, luận án xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ và hiệu
quả ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch và chỉ ra các nhân tố ảnh
hƣởng đến ứng dụng CNTT với ngành du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.
- Luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng ứng dụng CNTT
với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế
và nguyên nhân của nó, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp.
- Luận án đã khái quát tình hình ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du
lịch tại một số quốc gia trên thế giới và tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.

13



×