Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Phương pháp luận trong nghiên cứu y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 237 trang )

Health research methodology: A guide for training in research methods

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
ĐÀO TẠO VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TÁI BẢN LẦN MỘT

WORLD HEALTH
ORGANIZATION Regional Office for
the Western Pacific Manila, 2001

i


MỤC LỤC
Lời Nói Đầu

v

Lời Giới Thiệu

vii

Lời cảm ơn

ix

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu khoa học

1



Chương 2: Các chiến lược và thiết kế nghiên cứu

11

Chương 3: Các nghiên cứu dịch tễ học mô tả và thử nghiệm lâm sàng

43

Chương 4: Các nghiên cứu thử nghiệm và thử nghiệm lâm sàng

55

Chương 5: Phương pháp lấy mẫu và kích thước mẫu

71

Chương 6: Sai số hệ thống và nhiễu

85

Chương 7: Đo lường nguy cơ cơ bản

97

Chương 8: Các trắc nghiệm có ý nghĩa

107

Chương 9: Mối liên quan và quan hệ nhân quả


125

Chương 10: Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu Y học

141

Chương 11: Cấu trúc đề cương nghiên cứu khoa học

147

Phụ lục:
Phụ lục 1:

Thiết kế bộ câu hỏi

169

Phụ lục 2:

Thống kê mô tả: Bảng, biểu đồ và đồ thị

187

Phụ lục 3:

Tổ chức một hội thảo về phương pháp nghiên cứu
khoa học trong Y học

211



Health research methodology: A guide for training in research methods
WHO Library Cataloguing in Publication Data
Health Research Methodology: A guide for training in research methods. Second
Edition.
1. Health services research - methods.
2. Research design.
I. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific
ISBN 92 9061 157 X

The World Health Organization welcomes requests for permission to reproduce or
translate its publications, in part or in full. Applications and enquiries should be
addressed to the Office of Publications, World Health Organization, Geneva, Switzerland
or to the Regional Office for the Western Pacific, Manila, Philippines, which will be glad to
provide the latest information on any changes made to the text, plans for new editions,
and reprints and translations already available.
© World Health Organization 2001
Publications of the World Health Organization enjoy copyright protection in accordance
with the provisions of Protocol 2 of the Universal Copyright Convention. All rights
reserved.
The designations employed and the presentation of the material in this publication do not
imply the expression of any opinion whatsoever on the part of the Secretariat of the
World Health Organization concerning the legal status of any country, territory, city or
area or of its authorities, or concerning the delimitation of its frontiers or boundaries.
The mention of specific companies or of certain manufacturers’ products does not imply
that they are endorsed or recommended by the World Health Organization in preference
to others of a similar nature that are not mentioned. Errors and omissions excepted, the
names of proprietary products are distinguished by initial capital letters.


ii


Health research methodology: A guide for training in research methods

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu khoa học đóng một vai trò rất quan trọng trong
công tác chăm sóc sức khỏe và chống chọi với các bệnh tật. Nghiên
cứu khoa học giúp chúng ta tạo ra được những hiểu biết mới và
phát triển các công cụ thích hợp cho việc sử dụng các kiến thức đã
có sẵn. Nghiên cứu không chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe chẩn đoán và điều trị bệnh, mà còn cung cấp các
bằng chứng cho việc đưa ra các chính sách và quyết định cho các
vấn đề về sức khỏe và phát triển.
WHO và các nước thành viên đã nhận thức được tầm quan
trọng của nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã
không được trở thành một vấn đề ưu tiên ở nhiều nước đang phát
triển vùng. Thiếu sót về phương pháp luận trong nghiên cứu và sự
vắng mặt các nhà nghiên cứu có trình độ đã gây cản trở cho nhiều
nước đang phát triển trong việc tiến hành các nghiên cứu Y tế do
chính bản thân các nước đó thực hiện.
WHO đã cam kết hỗ trợ nghiên cứu khoa học ở các nước
đang phát triển. An articulate and clearly defined WHO
framework and vision on research and partnership with Member
States sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu ở các nước đang phát
triển. Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã tổ chức
hơn 20 khóa đào tạo về thiết kế và phương pháp luận trong nghiên
cứu Y học trong hai thập kỷ qua. Năm 1992, Văn phòng khu vực đã
xuất bản một cuốn hướng dẫn đào tạo với tiêu đề Phương pháp

luận trong nghiên cứu Y học: đào tạo về phương pháp nghiên cứu.
Kể từ đó, cuốn hướng dẫn, được đón nhận bởi độc giả trên toàn thế
giới, đã được dịch sang tiếng Trung Quốc, Khmer, Lào, Mông Cổ
và Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu từ độc giả nhằm tích hợp những phát
triển gần đây về phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm của các
khóa đào tạo trong quá khứ, cuốn hướng dẫn đã được sửa đổi và tái
bản.

vii


Health research methodology: A guide for training in research methods

Chúng tôi hy vọng phiên bản sửa đổi của cuốn sách hướng
dẫn mang tính bước ngoặt này sẽ giúp cho các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu, những người hành nghề Y và các nhà quản lý có
thể học hỏi và thực hành các khái niệm và nguyên tắc của nghiên
cứu khoa học. Những kiến thức về các phương pháp khoa học sẽ
giúp họ thiết kế và thực hiện các dự án nghiên cứu có độ chính xác
cao ở mỗi quốc gia của họ. Việc xuất bản lần này cũng nhắc lại cam
kết của chúng tôi với các quốc gia đang phát triển trong khu vực
trong việc giúp họ xây dựng và củng cố hệ thống nghiên cứu y tế.
Tiến sĩ. Bác sĩ Shigeru Omi
Giám Đốc Khu Vực
Văn phòng WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương

vi



Health research methodology: A guide for training in research methods

LỜI GIỚI THIỆU
Đây là phiên bản sửa đổi của một trước đó về Phương pháp
luận trong nghiên cứu Y học và đưa ra những khái niệm và nguyên
tắc cơ bản trong phương pháp nghiên cứu khoa học với sự quan tâm
đặc biệt về nghiên cứu trong lĩnh vực y tế.
Quá trình nghiên cứu là nền tảng cho việc đưa ra quyết định
đúng đắn và hiệu quả, và không thể tách rời với những nỗ lực của
các quốc gia trong việc cải thiện sức khỏe người dân và hiệu quả
của hệ thống y tế của bản thân nước đó, đặc biệt trong những thời
điểm có sự thay đổi dịch tễ học, nhân khẩu và kinh tế đáng kể ảnh
hưởng sâu sắc đến hệ thống y tế. Nghiên cứu về (1) chính sách Y tế
và hệ thống Y tế, (2) dịch tễ học đối với bệnh không lây và và các
bệnh lây nhiễm đang tồn tại, mới và đang nổi lên, (3) sức khỏe sinh
sản, sức khỏe trẻ em và dinh dưỡng, bao gồm cả bạo lực gia đình
hoặc tình dục, và (4) hành vi xã hội, bao gồm phân tích các quá
trình mọi người tìm kiếm thông tin về sức khỏe và niềm tin, kiến
thức, thực hành của họ về sức khỏe và bệnh tật, được thực hiện bởi
các nhóm liên ngành sẽ tăng cường nỗ lực của các nước đang phát
triển trong việc chống lại dịch bệnh và giữ gìn sức khỏe cho người
dân.
Cuốn sách mô tả các phương pháp cho việc lập kế hoạch và
tiến hành nghiên cứu khoa học: từ xây dựng các vấn đề, thiết lập
mục tiêu nghiên cứu, đến thiết kế nghiên cứu, bao gồm các phương
pháp thu thập dữ liệu, phân tích thống kê cũng như phiên giải và
công bố kết quả. Cuốn trước đó, được sử dụng như một nguồn lực
và những cho việc tiến hành các cuộc hội thảo về Phương pháp
nghiên cứu Y tế ở những nước khác nhau thuộc khu vực Tây Thái
Bình Dương, đã được mở rộng hơn bao gồm các chi tiết thêm về

một số phương pháp thống kê thường được sử dụng và làm rõ các
điểm nêu ra trong các hội thảo. Các phần thảo luận về các sai số hệ
thống (Bias) cũng được mở rộng đáng kể.

vii


Health research methodology: A guide for training in research methods

Cuốn này hy vọng sẽ được sử dụng bở Văn phòng WHO khu
vực Tây Thái Bình Dương như một cuốn tham khảo trong việc đào
tạo các nhà khoa học trẻ về tiến hành nghiên cứu Y học. Nó sẽ được
sử dụng như một điểm khởi đầu và không phải là một cuốn sách
giáo khoa toàn diện về phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhiều
cuốn sách giáo khoa tuyệt vời đã được xuất bản cho mục đích này
và được tham khảo trong cuốn . Chúng tôi đã cố gắng sử dụng
những ví dụ thực tế từ các khu vực để minh họa các nguyên tắc và
phương phá được sử dụng trong cuốn để làm cho nó phù hợp hơn
với bối cảnh khu vực
Cuốn này sẽ hữu ích trong việc lập kế hoạch một dự án
nghiên cứu, đặc biệt trong việc chuẩn bị một lá đơn xin hỗ trợ
nghiên cứu từ một nhà tài trợ. Đặc biệt, các bản sao của các mẫu
đơn xin tài trợ kèm theo đây của WHO đóng vai trò như một tài liệu
. Các vấn đề được thảo luận trong cuốn này sẽ giúp cho các nhà
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề quan trọng trước khi nghiên
cứu được đề xuất và thực hiện. Ngoài ra, cuốn sách cũng sẽ rất hữu
ích khi viết một luận án để đáp ứng yêu cầu học tập của việc đào tạo
trong lĩnh vực Y tế.
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ không chỉ cung
cấp các thông tin cơ bản về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực

Y tế, mà còn kích thích người đọc tìm hiểu sâu hơn vào những
vùng phức tạp của phương pháp nghiên cứu cũng như tăng năng
suất của các nhà nghiên cứu trẻ trong khu vực. Chúng tôi hy vọng
nó sẽ thu hút các nhà nghiên cứu tiến hành nhiều nghiên cứu hơn
nữa trong lĩnh vực Y tế, có thể là một thử nghiệm lâm sàng hoặc
dịch tễ học cộng đồng hoặc nghiên cứu về dịch vụ Y tế.

viii


Health research methodology: A guide for training in research methods

LỜI CẢM ƠN

Tổ chức Y tế Thế giới – Văn phòng Khu Vực Tây Thái Bình Dương xin chân thành cảm ơn
những đóng góp của Giáo sư Yung-Han Parik, Giáo sư Ung-Ring Ko and Tiến sĩ Kamini
Mohan Patwary cho phiên bản đầu của cuốn này.
Chúng tôi cũng mong muốn gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Rama Nair and Tiến sĩ Lye Munn
Sann về những nỗ lực hợp tác của họ trong bản sửa đổi của cuốn này

ix


Health research methodology: A guide for training in research methods

Chương 1

Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
1.1


Định nghĩa
Nghiên cứu là một cuộc tìm kiếm những kiến thức thông qua
việc tìm kiếm hoặc điều tra hoặc thử nghiệm chăm chỉ nhằm mục
đích phát hiện và giải thích các kiến thức mới. Phương pháp khoa
học là một tổng thể có hệ thống các quy trình và kỹ thuật được áp
dụng để tiến hành điều tra hoặc thí nghiệm nhằm vào việc tiếp thu
những kiến thức mới. Trong ngữ cảnh của cuốn hướng dẫn này,
nghiên cứu và các phương pháp mang tính khoa học có thể được
cho là một loạt các câu hỏi mang tính quyết định dẫn đến các phát
hiện thực tế hoặc thông tin mà làm tăng khả năng hiểu biết của
chúng ta về sức khỏe và bệnh tật của con người.

1.2

Các loại nghiên cứu
1. Nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết
Cách tiếp cận triết học trong nghiên cứu được chia làm hai
loại cơ bản: thực nghiệm và lý thuyết. Nghiên cứu Y học chủ yếu
theo hướng tiếp cận thực nghiệm, dựa trên sự quan sát và thử
nghiệm nhiều hơn dựa trên các lý thuyết và sự tưởng tượng. Ví dụ:
nghiên cứu dịch tễ học là nghiên cứu dựa trên sự thu thập có hệ
thống các quan sát, trên các hiện tượng liên quan đến sức khỏe được
quan tâm trong những quần thể xác định. Hơn nữa, kể cả trong việc
trừu tượng hóa các mô hình toán học, những tiến bộ trong sự hiểu
biết về sự xuất hiện và nguyên nhân của bệnh không thể được thực
hiện mà không có một sự so sánh những cấu trúc lý thuyết với
những điều mà chúng ta quan sát được trong quần thể. Nghiên cứu
thực nghiệm và lý thuyết bổ sung cho nhau trong việc phát triển
một sự hiểu biết về hiện tượng, trong việc dự đoán các biến cố trong
tương lai, và trong việc phòng chống các biến cố có hại cho phúc

lợi chung của cộng đồng được quan tâm.
.

1


Chapter 1: Research and scientific methods

Nghiên cứu thực nghiệm trong Y học có thể định tính hoặc
định lượng trong tự nhiên. Nhìn chung, nghiên cứu Y học dề cập về
thông tin có tính chất định lượng, và cuốn hướng dẫn chỉ đề cập đến
loại nghiên cứu này. Phần lớn, điều này bao gồm việc xác định
cộng đồng ta quan tâm, các đặc tính (các biến) của các cá nhân (các
đơn vị) trong quần thể, và nghiên cứu những thay đổi các đặc tính
này giữa các cá nhân trong quần thể. Do đó, định lượng trong
nghiên cứu thực nghiệm đạt được bởi ba quy trình liên quan đến số
học: (a) đo lường các biến số; (b) ước tính các thông số quần thể
(thông số của sự phân phối xác suất mà nắm bắt được sự biến đổi
các quan sát trong quần thể); và (c) kiểm định mang tính thống kê
các giả thuyết, hoặc ước tính mức độ mà sự chỉ với sự may rủi có
thể giải thích cho sự biến đổi giữa các cá nhân hoặc các nhóm được
quan sát.
Sử dụng sự may rủi, hoặc xác suất trong việc giải thích là
hoàn toàn quan trọng trong nghiên cứu sinh học, và là bản chất của
thiết kế nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu, trên hết, phải chiếm và
duy trì vai trò của may rủi để đảm bảo tính giá trị. Nó là các phương
pháp mang tính thống kê cho việc bảo oàn các quy luận xác suất
trong các câu hỏi của chúng ta, và cho phép phân tích và phiên giải
kết quả. Thống kê là công cụ cho phép nghiên cứu Y tế trở thành
thực nghiệm chứ không phải chỉ là trên sự tưởng tượng; chúng cho

phép chúng ta xác nhận các phát hiện mà chúng ta tìm được bằng
các cuộc quan sát và thử nghiệm được tiến hành thêm.
2. Cơ bản và ứng dụng
Dựa và chức năng, nghiên cứu có thể chia làm nghiên cứu cơ
bản (hoặc thuần túy) và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản
thường được cho là liên quan đến việc tìm kiếm kiến thức mà
không định rõ mục tiêu hữu ích hay cụ thể nào. Nghiên cứu ứng
dụng là nghiên cứu định hướng dựa vào vấn đề, và trực tiếp hướng
đến giải pháp cho một vấn đề đang tồn tại. Có một sự tranh cãi
đang xảy ra về những lợi ích tương đối và giá trị cho xã hội của
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Một số cho rằng khoa học, phụ
thuộc nhiều vào xã hội mà nó hỗ trợ, nên trực tiếp chuyên tâm vào
các giải pháp của các vấn đề liên quan đến con người, trong khi có
những ý kiến tranh luận khác cho rằng sự tìm hiểu mang tính khoa
học có hiệu quả nhất khi nó được thực hiện một cách tự do, và
những tiến bộ lớn nhất trong khoa học có kết quả từ nghiên cứu
thuần túy. Điều thường được thừa nhận là cần có một sự cân bằng
lành mạnh giữa hai loại nghiên cứu, với những xã hội giàu có và có
công nghệ tiên tiến hơn có thể hỗ trợ một tỷ lệ lớn hơn các nghiên
cứu cơ bản so với những xã hội có ít tài nguyên để dự trữ.

2


Health research methodology: A guide for training in research methods

3. Bộ ba nghiên cứu Y tế
Ngoài thực nghiệm hoặc lý thuyết, cơ bản hoặc ứng dụng, các
nghiên cứu Y tế cũng được phân loại theo ba hoạt động nối kết với
nhau là nghiên cứu y sinh học, dịch vụ y tế và hành vi, do đó được

gọi là bộ ba nghiên cứu Y tế. Nghiên cứu Y sinh học đề cập chủ yếu
trong các nghiên cứu cơ bản liên quan đến các quy trình ở mức độ
tế bào, nghiên cứu Y tế đề cập đến các vấn đề trong môi trường
xung quanh con người, thúc đẩy sự thay đổi ở cấp độ tế bào; và
nghiên cứu hành vi đề cập đến sự tương tác giữa con người với môi
trường thông qua phản ánh niềm tin, thái độ và thực hành của cá
nhân trong xã hội.
1.3

Các cơ sở khoa học của nghiên cứu
Một số các nguyên tắc cơ sở được sử dụng trong sự tìm hiểu
mang tính khoa học:
1. Trình tự
Phương pháp mang tính khoa học khác với “cảm giác” ở việc
đưa đến các kết luận thông qua sử dụng một sự quan sát có tổ chức
các thực thể hoặc các sự kiện được phân loại hoặc sắp xếp trên cơ
sở các đặc tính và hành vi thông thường. Đó là tính phổ biến của
các đặc tính và hành vi cho phép các dự đoán, mà mang đến điều
cuối cùng, trở thành các luật lệ.
2. Suy luận và cơ hội
Lý luận, hoặc suy luận là động lực của các tiến bộ trong
nghiên cứu. Về mặt logic, nó có nghĩa là một tuyên bố hoặc kết
luận phải được chấp nhận vì một hoặc nhiều tuyên bố hoặc cơ sở
(bằng chứng) khác là đúng. Các giả định, sự suy đoán hoặc lý
thuyết mang tính suy luận có thể được phát triển, thông qua việc
giải thích cẩn thận, để đặt ra các giả thuyết có thể kiểm chứng. Việc
kiểm định giả thuyết là phương pháp cơ bản trong việc nâng cao
kiến thức trong khoa học.
Có hai cách tiếp cận hoặc lập luận riêng biệt được rút ra trong
sự phát triển của suy luận: diễn dịch và quy nạp. Trong phương

pháp diễn dịch, kết luận được suy ra từ các cơ sở lập luận, như
trong phép tam đoạn luận (tất cả A là B, tất cả B là C, do vậy tất cả
A là C) hoặc trong các phương trình toán học đại số. Diễn dịch đi từ
tổng quát đến cụ thể, và không có chỗ cho những điều tình cờ hoặc
không chắc chắn. Do đó, các suy luận diễn dịch thường phù hợp với
nghiên cứu mang tính lý thuyết.

3


Chapter 1: Research and scientific methods

Nghiên cứu Y tế, chủ yếu là thực nghiệm, phụ thuộc gần
như hoàn toàn vào phương pháp lập luận quy nạp. Các kết luận
không nhất thiết phải xuất phát từ các giả thuyết hoặc bằng chứng
(các sự thật). Chúng ta có thể chỉ nói rằng kết luận này có nhiều
khả năng có giá trị nếu các giả thuyết là đúng, tức là có một khả
năng rằng các giả thuyết có thể đúng nhưng kết luận thì sai. Do đó,
sự may rủi phải được tính đến. Hơn nữa, lập luận quy nạp được
phân biệt qua việc nó đi từ cụ thể đến tổng quát – cái mà nó xây
dựng nên.
3. Sự thẩm định xác suất
Yêu cầu quan trọng trong việc thiết kế các nghiên cứu, để
đảm bảo tính giá trị, là thẩm định xác suất từ bắt đầu cho đến khi
kết thúc. Các yếu tố nổi bật nhất trong việc thiết kế, nhằm đảm bảo
tính toàn vẹn của xác suất và để ngăn ngừa các sai chệch, là: lấy
mẫu đại diện, ngẫu nhiên trong việc lựa chọn các nhóm nghiên
cứu, duy trì các nhóm so sánh như các nhóm chứng, làm mù các
thí nghiệm và các đối tượng, sử dụng các phương pháp xác suất
(mang tính thống kê) trong phân tích và phiên giải kết quả.

Xác suất là một thước đo của sự không chắc chắn hoặc thay
đổi của đặc tính giữa các cá nhân trong quần thể. Nếu toàn bộ quần
thể được quan sát, việc tính toán tần số tương đối của các biến
cung cấp tất cả thông tin về sự thay đổi. Nếu chỉ là một mẫu của
các cá nhân trong quần thể được quan sát, suy luận từ mẫu đến
quần thể (từ cụ thể đến tổng quats) sẽ liên quan đến việc xác định
các xác suất cho các sự kiện được quan sát thấy, cũng như các quy
luật của xác suất cho phép chúng ta đo lường lượng không chắc
chắn trong các suy luận của chúng ta. Các mục tiêu này có thể đạt
được chỉ bằng thiết kế nghiên cứu thích hợp có sự kết hợp các quy
luật của xác suất.
4. Giả thuyết
Các giả thuyết là những lời phát biểu được xây dựng cẩn thận
về một hiện tượng trong quần thể. Các giả thuyết có thể được tạo ra
từ các suy luận diễn dịch, hoặc dựa trên suy luận quy nạp từ những
quan sát trước đó. Một trong những công cụ hữu ích nhất của
nghiên cứu Y tế là sự phát sinh các giả thuyết mà, khi kiếm tra, sẽ
dẫn đến việc xác định các nguyên nhân có thể xảy ra nhất của bệnh
hoặc những thay đổi trong điều kiện được quan sát. Mặc dù chúng
ta không thể đưa ra những kết luận rõ ràng, hoặc khẳng định bằng
chứng thông qua việc sử dụng phương pháp quy nạp, chúng ta có
thể đến gần hơn với sự thật bằng cách đánh ngã các giả thuyết hiện
có và thay thế chúng bởi giả thuyết đánh tin cậy hơn.

4


Health research methodology: A guide for training in research methods

Trong nghiên cứu Y tế, các giả thuyết thường được xây dựng

và thử nghiệm để xác định các nguyên nhân của bệnh và giải thích
sự phân bố của bệnh trong các quần thể. Tiêu chuẩn của Mill về lập
luận quy nạp được sử dụng thường xuyên trong việc hình thành các
giả thuyết liên quan đến sự kết hợp và quan hệ nhân quả. Ngắn gọn
lại, những phương pháp này bao gồm:

1.4

(a)

Sự khác biệt – khi tần số của một bệnh khác nhau rõ rệt
theo hai trường hợp, và một yếu tố có thể được xác định
trong một trường hợp và không xác định được trong
trường hợp còn lại, yếu tố đó, hoặc sự vắng mặt của nó,
có thể là nguyên nhân của bệnh (ví dụ, sự khác nhau giữa
tần số bị ung thư phổi ở những người hút thuốc và không
hút thuốc).

(b)

Sự đồng thuận – nếu một yếu tố, hoặc sự vắng mặt của nó
là phổ biến trong một số trường hợp khác nhau được tìm
thấy có liên quan đến sự hiện diện của một bệnh, thì yếu
tố đó, hoặc sự vắng mặt của nó có thể là nguyên nhân
liên quan đến bệnh (ví dụ: sự xuất hiện của viêm gan A
liên quan đến sự tiếp xúc giữa các bệnh nhân, điều kiện
vệ sinh kém, các yếu tố này đều tạo thuận lợi cho sự lan
truyền của virus viêm gan);

(c)


Biến đổi đồng thời, hoặc liều đáp ứng hiệu lực – sự biểu
hiện ngày càng tăng của bệnh bướu cổ với sự giảm mức
độ iod trong chế độ ăn uống, sự gia tăng tần số bệnh bạch
cầu với việc tăng phơi nhiễm với phóng xạ, sự tăng lên
về tỷ suất hiện mắc của bệnh giun chỉ trong những vùng
có sự tăng lên trong việc lưu hành giun chỉ, là mỗi ví dụ
của sự thay đổi đồng thời này.

(d)

Sự tương tự – sự phân bố và tần số của một bệnh hoặc
ảnh hưởng có thể tương tự như một bệnh hoặc ảnh hưởng
khác, cho thấy sự phổ biến của các nguyên nhân (ví dụ
nhiễm virus viêm gan B và ung thư gan)

Thiết kế nghiên cứu
Cách tiếp cận dịch tễ học được dựa trên các nguyên tắc thống
kê trong cấu trúc của thiết kế nghiên cứu. Trong phương pháp tiếp
cận này, nghiên cứu có thể được chia thành nghiên cứu thuộc loại
quan sát và nghiên cứu thuộc loại thử nghiệm.

5


Chapter 1: Research and scientific methods

Các nghiên cứu thuộc loại quan sát thường sử dụng các
phương pháp điều tra mẫu, trong đó nhiều đặc tính của một mẫu
trong quần thể được quan sát. Điều này có thể tiến hành thông qua

phỏng vấn thực tế các đối tượng, sử dụng các phép đo đạc đạc các
đặc tính vật lý, hoặc chỉ đơn giản bằng cách lấy thông tin từ các
nguồn số liệu sẵn có, chẳng hạn như số đăng ký bệnh, hồ sơ lao
động, hồ sơ bệnh viện. Các cuộc điều tra của loại nghiên cứu cắt
ngang (nơi thông tin về nguyên nhân và hệ quả được thu thập cùng
lúc, và trình tự thời gian không thể xác định được) được coi là các
nghiên cứu hình thành giả thuyết, trong khi các cuộc khảo sát nơi
mà các quan sát trên nguyên nhân và hệ quả khác nhau trong một
giai đoạn thời gian ( như các nghiên cứu bệnh-chứng và các nghiên
cứu thuần tập) được cho là mang tính phân tích tự nhiên, và từ đó
chúng ta có thể suy luận ra được mối liên quan.
Kiểm định các giả thuyết tốt nhất là thực hiện thông qua thử
nghiệm, khi mà tất cả các yếu tố khác đang được xem xét có thể
được kiểm soát. Tuy nhiên, trong các bệnh của con người, điều này
không thường xuyên xảy ra, do phải cân nhắc các yếu tố về đạo đức
và thực tiễn. Vì vậy, nó thường được thay thế bằng cái gọi là các
thử nghiệm “tự nhiên”, hoặc bằng các nghiên cứu quan sát được
thiết kế cẩn thận (các nghiên cứu bệnh-chứng, nghiên cứu thuần
tập) với đầy đủ các thông tin về các yếu tố “không liên quan” để có
thể điều chỉnh các yếu tố này trong việc đưa ra các suy luận. Các
nghiên cứu quan sát phân tích này có thể là hồi cứu (bệnh-chứng)
hoặc tiến cứu (nghiên cứu thuần tập và thuần tập hồi cứu). Các
phương pháp này so sánh sự khác nhau giữa các nhóm cá thể trong
việc phơi nhiễm hoặc khác nhau trong việc mắc bệnh. Chúng khác
với các thử nghiệm mà trong đó không có các can thiệp trực tiếp bởi
các nhà điều tra, và các nhà điều tra không thể kiểm soát các yếu tố
không liên quan với tất cả các cá nhân được quan sát.
Trong một phương pháp tiếp cận khác, lý luận thống kê sử
dụng các quy luận xác suất dẫn dắt quá trình suy luận. Một số giả
định cơ bản về quần thể được tạo ra, các đặc trưng của nó và sự

phân phối xác suất, và khả năng hỗ trợ hoặc mâu thuẫn với giả
thuyết được nêu của các quan sát, đều được đánh giá.
Quá trình dịch chuyển từ việc tạo ra các giả thuyết đến thử
nghiệm các giả thuyết được minh họa dưới đây.
Một sự quan sát, hoặc hàng loạt các quan sát tạo nên một giả
thuyết; một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để tạo ra các giả
thuyết thích hợp; một nghiên cứu quan sát thiết lập được các mối
liên quan và hỗ trợ (hoặc phủ nhận) giả thuyết, và một nghiên cứu
thử nghiệm được tiến hành để thử nghiệm giả thuyết.

6


Health research methodology: A guide for training in research methods

Loạt bệnh

Điều tra ngang

Bệnh – chứng
Thuần tập
Thuần tập hồi cứu

NC phân tích

Thử nghiệm
Thử nghiệm LS
Giả - thử nghiệm

1.5


Lập kế hoạch và quản lý nghiên cứu
1. Chương trình nghiên cứu
Như một hoạt động phức tạp, trong việc phát triển và triển
khai thực hiện, nghiên cứu yêu cầu việc lập kế hoạch, quản lý và
điều hành một cách cẩn thận. Trong phạm vi bị giới hạn bởi xu thế
ngân sách nghiên cứu bị hạn chế trên toàn cầu trong thời điểm hiện
tại, nghiên cứu Y tế trở thành một loại nghiên cứu được lập trình,
với những mục tiêu cần đạt hoàn toàn được xác định và mang tính
khả thi, ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Các bước cơ bản cần thiết trong việc phát triển một chương
trình nghiên cứu bao gồm:
(a)

Xác định vai trò và phạm vi mong đợi của các đơn vị thực
hiện nghiên cứu;

(b)

Xác định khả năng và nguồn lực của các đơn vị nghiên cứu,
bao gồm nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thời
gian và ngân sách, và khả năng tiếp cận tài liệu nghiên cứu;

(c)

Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, tính đến các yếu tố như


Tầm quan trọng của vấn đề và ảnh hưởng của nó;



Sự cấp bách của nhu cầu cần có giải pháp giải quyết
vấn đề;

7


Chapter 1: Research and scientific methods



Có liên quan đến các mục tiêu của cơ quan tài trợ không;



Việc chịu trách nhiệm cho vấn đề được khảo sát;



Tính khả thi của phương pháp tiếp cận;



Khả năng thành công;



Dự kiến ảnh hưởng nếu nghiên cứu thành công;




Lợi ích khác trong việc đào tạo các nhà quản lý và tăng
cường khả năng nghiên cứu các yếu tố khác;

(d)

Xây dựng các đề cương nghiên cứu mà sẽ được sử dụng như
các tài liệu hướng dẫn việc thực hiện, theo dõi và đánh giá
trong nghiên cứu;

(e)

Thiết lập một cấu trúc quản lý được xác định rõ ràng với các
quy tắc về chỉ đạo, giám sát, tư vấn và hợp tác dựa trên các
công việc nhiệm vụ được mô tả cụ thể;

(f)

Xây dựng một lịch trình các mục tiêu cho việc củng cố các
kết quả và chuẩn bị cho việc phổ biến các kết quả này, bao
gồm công bố trên các sách báo khoa học.

2. Thực hiện nghiên cứu
Các cơ chế của việc tiến hành nghiên cứu tuân theo các bước
cơ bản bao gồm xây dựng vấn đề, lập kế hoạch tiếp cận (thiết kế
nghiên cứu) và thực hiện các hoạt động trong một mạng lưới chiến
lược đưa đến các mục tiêu cụ thể mà từ đó có thể đưa ra các giải
pháp cho vấn đề. Dưới đây sẽ cung cấp một khung xương cho một
đề cương nghiên cứu với các yếu tố cơ bản của một nghiên cứu có
thể được đưa vào (được thảo luận chi tiết hơn trong chương 11):

a.

8

Khái niệm hóa các vấn đề:


xác định vấn đề (vấn đề ở đây là gì);



Cần ưu tiên vấn đề nào (tại sao vấn đề này lại quan
trọng?);



Cơ sở hợp lý (liệu vấn đề có thể được giải quyết, và
cộng đồng có thể có những lợi ích gì nếu vấn đề được
giải quyết?);


Health research methodology: A guide for training in research methods

Cơ sở:

b.

• Tổng quan tài liệu (chúng ta đã biết những gì?);
Xây dựng các mục tiêu nghiên cứu:


c.

• Xây dựng khung câu hỏi theo các mục tiêu chung và mục
tiêu cụ thể;
• Phát triển một giả thuyết có thể kiểm tra được nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra;
Phương pháp nghiên cứu:

d.

• Xác định quần thể, các đặc điểm ta quan tâm và phân phối
xác suất;
• Loại nghiên cứu (Quan sát hoặc phân tích, điều tra hoặc
thử nghiệm);
• Phương pháp cho việc thu thập, quản lý và phân tích số liệu:
Chọn mẫu;
Dụng cụ đo lường (độ tin cậy và tính hợp lý);
Đào tạo phỏng vấn viên;
Kiểm soát chất lượng các phép đo;
Vi tính hóa, kiểm tra và xác nhận các
phép đo;
Vấn đề trong thiếu đối tượng quan sát;
Tổng hợp thống kê các thông tin;
Kiểm định giả thuyết;
Việc cân nhắc đạo đức;
Kế hoạch làm việc:

e.




Nhân lực;



Thời gian (ai sẽ làm gì và khi nào?);



Người quản lý dự án;
Phổ biến kế hoạch:

f.


Trình bày cho các cơ quan chức năng sẽ triển khai
thực hiện các kết quả của nghiên cứu (nếu nó có thể
ứng dụng được);

9


Chapter 1: Research and scientific methods



Công bố trên các tạp chí khoa học và các ấn phẩm
khác (bao gồm những ấn phẩm của các cơ quan tài trợ)
nhằm phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu..


Một đề cương tốt cũng sẽ bao gồm một bản tóm tắt chính
đưa ra cái nhìn tổng quan về các chủ đề trên với ngôn ngữ rõ ràng
và đơn giản, dễ hiểu cho những người không có chuyên môn, và
một danh sách các tài liệu tham khảo.
1.6

Những người thực hiện nghiên cứu
Những phẩm chất quan trọng liên quan đến việc một nghiên
cứu thành công bao gồm:


Một tinh thần dám mạo hiểm trong việc tìm ra một sự thật
mới;



Tính kiên trì và kiên nhẫn;



Thành thật với bản thân và với giá trị của phương
pháp khoa học;
Có một đầu óc phân tích có thể tham gia vào tư
duy phản biện;
Lĩnh hội những lời chỉ trích góp ý;
Mở rộng đầu óc và có khả năng nhìn thấy một
điều có ý nghĩa từ những quan sát bất thường;
Khách quan.

1.7


Kết luận
Yêu cầu khoa học là một trong những sự nghiệp mang tính
thách thức nhất của nhân loại, và sự hỗ trợ mà nó nhận được là
thước đo để đánh giá sức mạnh, sinh lực và tầm nhìn của một xã
hội. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đã dần dần phát
triển để trở nên hiệu quả và chính xác hơn bao giờ hết. Công nghệ
có sẵn giúp chúng ta khám phá thêm những điều mà chúng ta chưa
biết. Tuy nhiên, sự thành công này hơn bao giờ hết phụ thuộc vào
khả năng của các cá nhân và tập thể các nhà nghiên cứu dưới sự
ràng buộc của các nguyên lý khoa học, chẳng hạn như có những
người tham gia giải quyết vấn đề về trình tự, suy luận cũng như cơ
hội, như việc giải thích và hoàn thiện phương pháp luận và thiết kế
nghiên cứu một cách chắc chắn nhất.

10


Health research methodology: A guide for training in research methods

Chương 2

Các chiến lược và thiết kế nghiên cứu

2.1

Giới thiệu
Việc lựa chọn một chiến lược nghiên cứu là cốt lõi của một
thiết kế nghiên cứu và có lẽ là quyết định quan trọng nhất mà các
nhà nghiên cứu cần làm. Vì vậy, việc phát triển một chiến lược

nghiên cứu là trọng tâm chính của cuốn cẩm nang này. Các thành
phần thiết yếu của một thiết kế nghiên cứu và cơ sở khoa học cho
các thành phần này sẽ được thảo luận trong các chương tiếp theo.
Chiến lược nghiên cứu phải bao gồm việc xác định quần thể
được quan tâm, xác định được các biến số (đặc tính của các cá nhân
trong quần thể này), trạng thái của chúng và các mối quan hệ giữa
các biến số với nhau. Ví dụ trong kiểm định một giả thuyết, một
nhà nghiên cứu có thể gán các biến độc lập hoặc biến tiếp xúc với
một số lượng các đối tượng trong nghiên cứu, và không gán trong
các đối tượng khác (nhóm chứng) trong khi kiểm soát các biến
không liên quan hoặc các biến số gây nhiễu khác. Chiến lược này
cấu thành nên một thử nghiệm và bao gồm kiểm định giả thuyết
thông qua các can thiệp.
Một nhà nghiên cứu khác có thể chọn so sánh những người
có hoặc không phơi nhiễm với một yếu tố, và phân tích tỷ suất mới
mắc của một bệnh trong các nhóm này để tìm ra liệu bệnh này có
liên quan đến yếu tố phơi nhiễm này không. Điều này cấu thành nên
một nghiên cứu phần tích, mà trong đó có rất nhiều loại; loại nghiên
cứu nào cũng tồn tại việc kiểm định các giả thuyết. Vẫn có những
nhà nghiên cứu khác có thể chỉ mô tả đơn giản phân bố của một
hiện tượng hoặc kết quả của một chương trình. Điều này cấu thành
nên một nghiên cứu mô tả với việc không có một sự can thiệp nào
và không có một giả thuyết nào trước đó

11


Chapter 2: Research strategies and design

Trong tất cả các trường hợp trên, các quan sát được tạo ra

trong một nhóm người, và các suy luận được tạo ra về các mối quan
hệ hoặc các mối liên quan giữa giữa “các phơi nhiễm” khác nhau và
“các kết quả” khác nhau. Các suy luận đạt được luộn luôn là điều
không chắc chắn do sự biến đổi các đặc tính trên quần thể. Vì vậy,
sự chính xác của các suy luận phụ thuộc vào sự chính xác của thông
tin ta thu thập được, và tính đại diện của các chủ thể được quan sát
trong một nhóm đối tượng lớn trong quần thể, cũng như dựa vào
tính chính xác của phương pháp thống kê được sử dụng để đưa ra
các suy luận này. Để phát triển một chiến lược nghiên cứu tốt, chún
ta cần phải hiểu bản chất của các “sai số” hoặc “biến số “ này và các
phương pháp có sẵn để đo lường các sai số.
2.2

Các sai sót trong suy luận
Hai nguồn phổ biến của sai số mà cần phải được kiểm soát
do các vấn đề với “độ tin cậy” và “tính giá trị”. Suy luận của chúng
ta nên có độ tin cậy cao (nếu các quan sát được lặp lại dưới những
điều kiện giống nhau, các suy luận nên tương đồng với nhau) và
tính giá trị cao (một suy luận nên phản ánh bản chất thật của mối
quan hệ). Độ tin cậy và tính giá trị của các suy luận phụ thuộc vào
độ tinh cậy và tính giá trị của các phép đo lường (liệu chúng ta đo
lường đã đúng chưa, và đã chính xác chưa?) cũng như độ tin cậy và
giá trị của các mẫu được chọn (chúng ta đã chọn đúng đại diện của
quần thể mà chúng ta định đưa ra kết luận từ đó chưa?). Độ tin cậy
của một mẫu đạt được bằng cách chọn một mẫu lớn, và tính giá trị
đạt được bằng cách đảm bảo việc lựa chọn mẫu không bị sai số hệ
thống. Về mặt thống kê, độ tin cậy được đo bằng việc sử dụng “sai
số ngẫu nhiên” và tính giá trị được đo bằng “sai số hệ thống”
2.2.1 Độ tin cậy
Độ tin cậy của các phép đo lường

Nếu lặp lại các phép đo lường của một đặc tính trên cùng một
cá nhân dưới những điều kiện giống hệt nhau, đưa ra những kết quả
tương tự nhau, chúng ta có thể nói rằng phép đo lường này là đáng
tin cậy. Nếu thực hiện các quan sát được lặp lại độc lập và phân
phối xác suất được xác định, độ lệch chuẩn của các quan sát cung
cấp tính tin cậy của một phép đo lường/ Nếu phép đo lường này có
độ tin cậy cao, độ lệch chuẩn sẽ nhỏ. Một cách để tăng độ tin cậy là
lấp trung bình của một số lượng các quan sát (trung bình có một độ
lệch chuẩn nhỏ hơn – được biết đến là sai số chuẩn của trị số trung
bình [sem] – so với độ lệch chuẩn của một quan sát đơn độc).

12


Health research methodology: A guide for training in research methods

Độ tin cậy của một nghiên cứu
Một kết quả được coi là đáng tin cậy nếu một kết quả
tương tự thu được khi nghiên cứu này được lặp lại dưới những
điều kiện giống nhau. Sự biến đổi tự nhiên trong các quan sát
giữa các cá nhân trong một quần thể thường được biết đến là sai
số ngẫu nhiên. Ví dụ, nếu sự biến đổi này xảy ra trong việc đo
lường huyết áp tâm thu (SBP) của các cá nhân, SBP được ghi
lại là các số đo trong các nhóm dân cư lớn sẽ tuân theo một
phân bố “chuẩn”, do vậy độ lệch chuẩn của SBP được sử dụng
như là một biện pháp đo lường sai số ngẫu nhiên trong các số
đo SBP. Rõ ràng, nếu độ lệch chuẩn nhỏ, các nghiên cứu lặp lại
từ quần thể này sẽ bị ràng buộc để có những kết quả tương tự.
Nếu độ lệch chuẩn này lớn, các mẫu khác nhau trong cùng một
quần thể sẽ có xu hướng khác biệt đáng kể. Từ khi chúng ta

thường phải xử lý các phép đo lường giản lược từ các mẫu có
độ lệch chuẩn tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của cỡ mẫu, việc tăng
cỡ mẫu sẽ làm tăng độ tin cậy của các phép đo này (chi tiết về
các vấn đề này sẽ được đề cập trong chương 5.)
2.2.2 Tính giá trị
Một phép đo được coi là có giá trị nếu nó đo lường đúng
bản chất. Nếu một phép đo lường không có giá trị, chúng ta gọi
nó là “sai chệch”. Sai chệch là một sai số hệ thống (trái ngược
với sai số ngẫu nhiên) làm lệch sự quan sát sang một bên của
sự thật. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng một đĩa cân mà nó chưa
được điều chỉnh về giá trị không, các cân nặng mà chúng ta thu
được khi sử dụng cái cân này sẽ trở thành sai chệch. Tương tự
như vậy, nếu một mẫu bị sai chệch (ví dụ, nhiều nam trong
mẫu hơn tỷ lệ nam trong quần thể, hoặc lựa chọn các trường
hợp bệnh từ một bệnh viện và nhóm chứng từ một cộng đồng
chung trong một nghiên cứu bệnh – chứng), các kết quả có xu
hướng trở thành sai số hệ thống. Vì thường rất khó để sửa sai
các sai số hệ thống này một khi dữ lieu jđã được thu thập, việc
tránh các sai số hệ thống khi thiết kế một nghiên cứu thường
xuyên được nhắc đến (Chi tiết về sai số hệ thống và làm thế
nào để tránh nó, xem chương 6.)
2.3

Chiến lược thử nghiệm so với chiến lược quan sát
Mặc dù một thử nghiệm là một bước quan trọng để thiết
lập quan hệ nhân quả, nhưng nó vừa khó khả thi lại vừa vi
phạm quy tắc đạo đức khi đưa con người tiếp xúc với các yếu
tố nguy cơ trong nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh. Thay vào
đó, các nhà dịch tễ học thường sử dụng các “thử nghiệm tự
nhiên” khi chúng có sẵn, hoặc họ viện đến (thường xuyên) các

nghiên cứu quan sát phân tích hoặc giả thực nghiệm. Tuy

13


Chapter 2: Research strategies and design

nhiên, có một lĩnh
vực của dịch tễ học mà trong đó các chiến lược thử nghiệm
được sử dụng rộng rãi: đó là trong lĩnh vực thử nghiệm lâm
sàng và thử nghiệm cộng đồng trong việc thử nghiệm các loại
thuốc mới hoặc các chương trình can thiệp.
Những ưu điểm của phương pháp thử nghiệm bao gồm
những điều sau đây:

14



Khả năng kiểm soát hoặc chỉ định các biến độc lập. Đây là
lợi thế khác biệt nhất của các chiến lược thử nghiệm. Có thể
dễ dàng minh họa bằng những thử nghiệm lâm sàng, được
mô tả ở chương 4, trong đó những trường hợp của một bệnh
cụ thể chỉ định một cách có chủ ý (theo thứ tự ngẫu nhiên,
hoặc bằng cách kết hợp) trong nhóm được chữa bệnh và
nhóm chứng. Ví dụ, trong một đánh giá về hiệu quả của các
dụng cụ đặt trong tử cung, những người phụ nữ ở một độ tuổi
nhất định và với một số đặc điểm khác có thể được chỉ định
ngẫu nhiên hoặc ghép cặp với các thầy thuốc và các điều
dưỡng. Một tiêu chí để đánh giá, chẳng hạn như tần suất của

các biến chứng, được so sánh trong cả hai nhóm. Nó cũng có
thể kiểm soát cả mức độ phơi nhiễm hoặc liều điều trị.



Khả năng lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng vào trong nhóm
thử nghiệm và nhóm chứng. Tính ngẫu nhiên làm cho nó có
nhiều khả năng cho thấy sự phân bố của các yếu tố không
liên quan sẽ được cân bằng giữa hai nhóm, mặc dù có thể nó
vẫn còn cần thiết trong việc phân tích để so sánh sự phân bố
của các biến này nhằm đảm bảo tính hợp lệ của kết luận được
rút ra từ nghiên cứu.



Khả năng kiểm soát nhiễu và loại bỏ các nguồn liên kết giả
tạo. Hầu hết các yếu tố gây cản trở cho các mối liên hệ trong
nghiên cứu có thể được kiểm soát dễ dàng hơn trong các
nghiên cứu thực nghiệm (đặc biệt với động vật) so với trong
các nghiên cứu quan sát.



Khả năng bảo đảm tạm thời. Việc xác định các biến nào đi
trước và cái gì là hậu quả của một can thiệp có vẻ khả thi
trong các nghiên cứu thực nghiệm hơn trong các nghiên cứ
phân tích, đặc biệt là các nghiên cứu bệnh-chứng và thuần
tập.




Khả năng sử dụng lại kết quả. Kết quả của các nghiên cứu
can thiệp được sử dụng lại nhiều hơn các nghiên cứu quan
sát. Việc sử dụng lại các kết quả thu được đáp ứng những
yêu cầu nhất quán trong hệ nhân quả. Tuy nhiên trong thực
tế, rất ít kết quả của các thử nghiệm lâm sàng được sử dụng
lại một cách chính xác.


Health research methodology: A guide for training in research methods

Trên tất cả, bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả sẽ thuyết
phục hơn nếu nó đến từ một nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện
cẩn thận, các yếu tố lựa chọn tình cờ làm sai chệch các nghiên cứu
quan sát có thể được loại bỏ nhờ quá trình lựa chọn ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, các nguồn sai chệch khác không thể tự động kiểm soát
bởi yếu tố ngẫu nhiên.
Những hạn chế của tiếp cận can thiệp thỉnh thoảng bị bỏ qua,
vì những điểm mạnh ấn tượng của nghiên cứu can thiệp khiến
nhiều người không chấp nhận bằng chứng về nguyên nhân nếu nó
không dựa trên một nghiên cứu can thiệp. Tuy nhiên, nễu chúng ta
chỉ giới hạn trong nghiên cứu can thiệp, chúng ta sẽ từ bỏ hầu hết
các bằng chứng khoa học khác được thực hiện dựa trên các tiến bộ
quan trọng trong y tế công cộng. Các nghiên cứu can thiệp cũng có
các hạn chế sau:


Thiếu tính thực tế. Trong hầu hết các trường hợp ở người,
không thể chọn ngẫu nhiên tất cả các yếu tố nguy cơ ngoại
trừ những yếu tố được kiểm tra. Các phương pháp quan sát

giải quyết với nhiều tình huống thực tế hơn.



Ngoại suy khó khăn. Các kết quả của nghiên cứu thử nghiệm
trên mô hình động vật, được kiểm soát một cách chặt chẽ,
không thể dễ dàng ngoại suy ra cho loài người.



Vấn đề về đạo đức. Trong các thử nghiệm trên con người,
mọi người hoặc cố tình được tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
(ở các nguyên cứu nguyên nhân bệnh) hoặc các phương pháp
điều trị được giấu diếm một cách cố ý với bệnh nhân (các thử
nghiệm can thiệp). Việc này đồng thời cũng diễn ra trong
việc kiểm tra hiệu quả hoặc tác dụng phụ của một phương
pháp chữa trị mới mà không có một đánh giá quan trọng
trong một nhóm nhỏ các đối tượng. (Xem thêm ở chương
10).



Những khó khăn trong việc thao tác với các biến độc lập. Ví
dụ, việc gán các thói quen hút thuốc lá một cách ngẫu nhiên
giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng là điều không thể.



Mẫu không đại diện. Rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm
được tiến hành trên quần thể bị bắt giũa hoặc các tình nguyện

viên, những người không nhất thiệt phải đại diện cho một
quần thể lớn. Thử nghiệm trong bệnh viện (nơi cách tiếp cận
thử nghiệm là khả thi nhất và thường được sử dụng) phải
chịu nhiều nguồn của sự sai chệch có lựa chọn.

15


Chapter 2: Research strategies and design

2.4

Các nghiên cứu mô tả
Định nghĩa
Khi một nghiên cứu dịch tễ học không được xây dựng cấu
trúc chính thức như một nghiên cứu phân tích hay nghiên cứu can
thiệp, tức là nó không phục vụ mục đích kiểm định giả thuyết một
cách cụ thể, thì nghiên cứu đó được gọi là nghiên cứu mô tả, thuộc
loại nghiên cứu quan sát. Sự phong phú của các tài liệu thu được
trong nghiên cứu mô tả cho phép tạo ra các giả thuyết có thể được
kiểm định sau đó trong các thiết kế nghiên cứu phân tích hay thiết
kế nghiên cứu can thiệp. Một cuộc điều tra, chẳng hạn như điều tra
tỷ lệ mắc chung cũng có thể được định nghĩa là một nghiên cứu mô
tả bởi vì nó bao phủ các yếu tố của một nghiên cứu mô tả.
Tiến hành các nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả bao gồm việc thu thập, phân tích và phiên
giải số liệu. Ta có thể sử dụng cả các kỹ thuật định tính và định lượng,
bao gồm việc sử dụng bộ câu hỏi, phỏng vấn, quan sát đóng vai, thống
kê dịch vụ, cũng như tài liệu mô tả cộng đồng, các nhóm, các tình
huống, chương trình và các đơn vị cá nhân hay đơn vị sinh thái học

khác. Điều đặc biệt của cách tiếp cận này là việc nó quan tâm chủ yếu
tới việc mô tả hơn là kiểm định giả thuyết hay chứng minh mối quan
hệ nhân quả. Tuy nhiên, nghiên cứu mô tả có thể được tích hợp bổ
sung các phương pháp giúp giải quyết các vần đề đó và có thể cung
cấp thêm đáng kể các cơ sở thông tin..
Các loại nghiên cứu mô tả
Mô tả loạt bệnh
Loại nghiên cứu này dựa trên bênh án của một loạt các ca
bệnh trong cùng một điều kiện cụ thể, hay một loạt các ca
điều trị mà không sử dụng nhóm chứng. Nghiên cứu này đại
diện cho tử số của sự xuất hiện bệnh, và không nên được sử
dụng để ước tính yếu tố nguy cơ
Để ấn tượng hơn, các nhà lâm sàng có thể tính toán sự phân
bố theo tỷ lệ, bao gồm chỉ đơn giản là tỷ lệ phần trăm của
tổng số ca mắc phân loại theo tuổi, giới, dân tộc hay các đặc
trưng khác nhau. Những con số này không phải là tỷ suất bởi
vì mẫu số vẫn đại diện cho các trường hợp bệnh mà không
phải là quần thể nguy cơ.

16


Health research methodology: A guide for training in research methods

Đánh giá nhu cầu và chẩn đoán cộng đồng
Loại nghiên cứu này đòi hỏi việc thu thập số liệu về những
vần đề sức khỏe tồn tại, các chương trình, thành tựu, mặt hạn
chế, sự phân tầng xã hội, mô hình lãnh đạo, những điểm
trọng tâm của tỷ lệ mắc bệnh cao; khả năng đề kháng hay về
các nhóm nguy cơ cao. Mục đích của nghiên cứu là xác định

các nhu cầu hiện tại và cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc thiết
kế thêm các nghiên cứu hay hành động trong tương lai.
Mô tả dịch tễ học về các bệnh đang diễn ra
Việc sử dụng phổ biến cách tiếp cận mô tả này đòi hỏi việc
thu thập số liệu về sự xuất hiện và phân bố của bệnh trong
các quần thể theo các đặc trưng cụ thể của cá thể (như tuổi,
giới, trình độ văn hóa, thói quen hút thuốc lá, tôn giáo, nghề
nghiệp, tầng lớp xã hội, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức
khỏe, tính cách), theo nơi sống (nông thôn, thành thị, địa
phương, cấp độ dưới quốc gia, quốc gia, quốc tế) và theo thời
gian (mùa dịch, theo mùa trong năm, chu kỳ, trường kỳ). Ta
cũng có thể đưa ra sự mô tả theo đặc trưng gia đình chẳng
hạn như thứ tự sinh, bình đẳng, quy mô gia đình, tuổi người
mẹ, khỏang cách sinh, kiểu gia đình.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hay điều tra cộng đồng (dân số)
Như thuật ngữ của nó, nghiên cứu cắt ngang bao gồm việc
thu thập số liệu cắt ngang của dân cư, có thể bao gồm toàn bộ
dân cư hay chỉ một tỷ lệ của dân cư (mẫu). Các nghiên cứu
cắt ngang không nhằm mục đích kiểm định một giả thuyết
nghiên cứu về mối quan hệ nào đó, ,mà đơn thuần chỉ là mô
tả. Các nghiên cứu này cung cấp một tỷ lệ mắc bệnh tại một
thời gian cụ thể (tỷ suất hiện mắc điểm) hay tại một khoảng
thời gian (tỷ suất hiện mắc khoảng). Mẫu số để tính tỷ lệhiện
mắc là quẩn thể nghiên cứu có nguy cơ.
Nghiên cứu mô tả bao gồm cả viêc điều tra đánh giá về sự
phân bố của bệnh, về tình trạng bệnh lý, khuyết tật, điều kiện
miễn dịch, tình trạng dinh dưỡng, thể lực, sự thông minh,
v.v… Loại thiết kế nghiên cứu này còn có thể được sử dụng
trong nghiên cứu hệ thống Y tế để mô tả “tỷ suất hiện mắc”
theo những đặc trưng nhất định - mô hình sử dụng và tuân

thủ dịch vụ y tế - hay trong các cuộc điều tra ý kiến. Loại
hình phổ biến được sử dụng trong kế hoạch hóa gia đình và
các dịch vụ khác là điều tra KAP ( điều tra kiến thức, thái độ,
và thực hành).

17


×