Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.82 KB, 9 trang )

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
***
A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KỸ NĂNG – KIẾN THỨC
- Trình bày được thí nghiệm Hécxơ về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng quang điện là gì.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được nội dung cơ bản của giả thuyết plăng và thuyết lượng tử ánh sáng.
- Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.
- Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.
- Nêu được ứng dụng của hiện tượng quang điện trong : quang điện trở và pin quang điện là gì.
- Nêu được nội dung hai tiên đề về mẫu nguyên tử Bo
- Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô.
- Nêu được sự phát quang là gì.? Phân biệt huỳnh quang và lân quang , nội dung định luật về bước sóng ánh sáng
huỳnh quang
- Nêu được laze là gì và một số ứng dụng của laze.
- Các dạng bài tập về định luật giới hạn quang điện , năng lượng phôtôn , quang phổ vạch của H

B.TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Bài 30.HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN.THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. Định nghĩa hiện tượng quang điện
Hiện tượng ánh sáng thích hợp ( có bước sóng ngắn ) làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi
là hiện tượng quang điện (ngoài).
II. Định luật về giới hạn quang điện
Đối với kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện λ0
của kim loại đó mới gây ra hiện tượng quang điện.
λ ≤ λo hay f ≥ f o
hc
Giới hạn quang điện λ0 =
với A : là công thoát
A
LƯU Ý
c


λ0
* Công thoát A và giới hạn quang điện λ0 của mỗi kim loại là đặc trưng riêng của kim loại đó
*Giới hạn quang điện của kim loại thường là các bức xạ có bước sóng ngắn
*Đối với một số kim loại kiềm và kiềm thổ giới hạn quang điện có thể trong vùng ánh sáng
nhìn thấy
*Tia hồng ngoại không gây ra được hiện tượng quang điện ngoài
*Giới hạn quang điện là bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích mà hiện tượng quang điện
xảy ra với kim loại đó
*Thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện
* Để hiện tượng quang điện xảy ra năng lượng phôton của ánh sáng kích thích ε ≥ A

*Tần số giới hạn của hiện tượng quang điện :

fo =

III. Thuyết lượng tử ánh sáng :
1. Giả thuyết Plăng
Lượng năng lượng mà mỗi lần nguyên tử hay phân tử hâp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác
địnhvà bằng hf ,trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra, còn h là 1 hằng số.

1


2. Lượng tử năng lượng :
ε = hf
Với h = 6,625. 10−34 (J.s): gọi là hằng số Plăng.( có thể đọc được hằng số h ở nắp máy tính )
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
- Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn
- Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau. Mỗi phôtôn mang năng lượng
bằng hf.

- Phôtôn bay với vận tốc c=3. 108 m/s dọc theo các tia sáng.
- Mỗi lần 1 nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ 1
phôtôn.
LƯU Ý
hc
* ε = hf =
với λ là bước sóng của ánh sáng trong chân không
λ
* Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác tần số không đổi ,năng
lượng photon không đổi
* Năng lượng của một phôtôn chính là một lượng tử năng lượng
* Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phô tôn có trong chùm sáng
* Phô tôn chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động không có phô tôn đứng yên
* Hiện tượng quang điện xảy ra do sự hấp thụ phô tôn trong ánh sáng kích thích của electron
trong kim loại
*Công suất của nguồn sáng P = nε .ε với ε là năng lượng phôtôn
nε là số phô tôn phát ra trong 1 giây
1
eV
*Đơn vị : 1eV = 1, 6.10−19 J ⇒ 1J =
1, 6.10−19
1MeV = 1,6.10−13 J
III.Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng :
- Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. Vậy ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
- Ánh sáng có bước sóng ngắn tính chất hạt thể hiện rõ nét , ánh sáng có bước sóng dài tính chất
sóng thể hiện rõ nét
- Các biểu hiện của tính chất hạt : hiện tượng quang điện , khả năng đâm xuyên , ion hóa chất
khí , làm phát quang một số chất …Các biểu hiện của tính chất sóng : hiện tượng giao thoa ,
hiện tượng tán sắc , khúc xạ , nhiễu xạ ….
-----------------------------------------------------Bài 31. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG

1. Chất quang dẫn :
Chất bán dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng
thích hợp.( nghĩa là điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào )
2. Hiện tượng quang điện trong :
Hiện tượng ánh sáng thích hợp giải phóng các êlectron liên kết trong chất bán dẫn để cho chúng trở
thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lổ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong
LƯU Ý
* Hiện tượng quang điện trong xảy ra đối với bán dẫn
*Giới hạn quang dẫn thường trong vùng ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại ( khác hiện tượng quang
điện ngoài )
* Electron liên kết trong quang dẫn khi được giải phóng trở thành electron dẫn tham gia quá trình
dẫn điện không bứt ra khỏi chất quang dẫn ( khác hiện tượng quang điện ngoài )
2


* Năng lượng giải phóng một electron liên kết trong hiện tượng quang điện trong nhỏ hơn công
thoát A giải phóng electron ra khỏi kim loại trong hiện tượng quang điện ngoài
3. Ứng dụng
a. Quang điện trở :
làm bằng chất quang dẫn , có tính chất là biến trở thay đổi được từ M Ω → vài chuc Ω
b. Pin quang điện :
là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng, nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng,
Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
----------------------------------------------------Bài 32. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
1. Hiện tượng quang – phát quang :
Là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
2. Huỳnh quang và lân quang :
- Sự huỳnh quang : Ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Chất huỳnh quang là chất lỏng , chất khí
- Sự lân quang : Ánh sáng phát quang kéo dài 1 khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích

thích . Chất lân quang là chất rắn
3. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang : Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước
sóng của ánh sáng kích thích.
LƯU Ý :
* λhq f λkt
* ε hq p ε kt
Bài 33.MẪU NGUYÊN TỬ BO
1. Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo
Hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử:
Tiên đề về các trạng thái dừng.
Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định,gọi là các trạng thái dừng, khi ở
trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.
Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ
đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng
rn = n 2 r0 với ro = 5,3.10-11m: bán kính Bohr.
Bán kính:
ro, 4ro; 9ro; 16ro; 25ro; 36ro
Tên quỹ đạo: K, L; M;
N; O;
P
Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng ( En ) sang trạng thái dừng có năng lượng
thấp hơn ( Em ) thì nó phát ra một phôtôncó năng lượng đúng bằng hiệu En - Em :
( ε = hf m = En - Em )
Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trong trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một
phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En .
2. Quang phổ phát xạ và hấp thụ của hidrô :
- Khi electron chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp thì nó phát ra một phôtôn
có năng lượng hf = Ecao - Ethấp
- Mỗi phôton có tần số f ứng với 1 sóng ánh sáng có bước sóng λ ứng với 1 vạch quang phổ

phát xạ
- Ngược lại : Khi nguyên tử hidrô đang ở mức năng lượng thấp mà nằm trong vùng ánh sáng
trắng thì nó hấp thụ 1 phôtôn làm trên nền quang phổ liên tục xuất hiện vạch tối.
--------------------------------------------------3


Bài 34. SƠ LƯỢC VỀ LAZE
1. Laze
là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát
xạ cảm ứng.
2. Tia laze có đặc điểm :
Tính đơn sắc cao, tính định hướng, tính kết hợp rất cao và cường độ lớn.
3. Các loại laze :
Các loại laze : Laze khí, laze rắn, laze bán dẫn.
4. Ứng dụng laze :
a. Trong y học : Làm dao mổ, chữa 1 số bệnh ngoài da
b. Trong thông tin liên lạc : Vô tuyến định vị, truyền tin bằng cáp quang
c. Trong công nghiệp : Khoan, cắt kim loại, compôzit
d. Trong trắc địa : Đo khoảng cách, ngắm đường

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm
A. mất dần điện tích dương . B. mất dần điện tích âm.
C. trở nên trung hòa điện.
D. có điện tích không đổi.
2. Ở hiện tượng quang điện, khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại thì tại đây bật
ra các
A. prôtôn. B. phôtôn. C. nơtrôn. D. electron
3. Hiện tượng quang điện ngoài chỉ xảy ra đối với
A.kim loại. B. thủy tinh. C. chất điện môi. D. chất điện phân.

4. Ở hiện tượng quang điện ngoài các electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi kim loại
A. bị đốt nóng.
B. đặt trong điện trường đủ mạnh.
C. được chiếu sáng bởi chùm sáng thích hợp. D. bị bắn phá bởi chùm tia âm cực.
5.Để giải thích hiện tượng quang điện ta dựa vào
A. thuyết sóng ánh sáng.
B. thuyết lượng tử ánh sáng.
C. giả thuyết của Macxoen về điện từ trường. D. thuyết điện từ ánh sáng.
6. Giới hạn quang điện của các kim loại
A. phụ thuộc vào bản chất của kim loại đó.
B. nhỏ hơn và bằng bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích.
D. phụ thuộc tần số ánh sáng kích thích.
7.Khi ánh sáng truyền trong các môi trường thì năng lượng của phôtôn có giá trị
A. không thay đổi.
B. thay đổi, tùy thuộc vào môi trường lan truyền.
C. thay đổi, tùy thuộc vào khoảng cách lan truyền. D. chỉ không thay đổi khi truyền trong chân không.
8. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì giá trị năng lượng
A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.
B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.
C. giảm dần khi phôtôn càng rời xa nguồn.D. của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đó.
9. Trong hiện tượng quang điện ngoài, khi một electron của kim loại hấp thụ một phôtôn của ánh sáng kích
thích thì
A. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho nhiều electron.
B. phôtôn vào chiếm chỗ của electron trong kim loại.
C. phôtôn truyền toàn bộ năng lượng của nó cho electron này.
D. năng lượng của phôtôn chuyển hóa toàn bộ thành động năng ban đầu của quang electron.
4



10. Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra khi phôtôn của chùm sáng chiếu vào kim loại có năng lượng
A. tối thiểu bằng công thoát electron của kim loại. B. luôn bằng công thoát electron của kim loại.
C. bất kỳ, không phụ thuộc vào công thoát.
D. nhỏ hơn công thoát electron của kim loai
11. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của một chùm sáng luôn luôn bằng một số nguyên lần
A. năng lượng nghỉ của phôtôn.
B. động lượng của phôtôn.
C. động năng ban đầu cực đại của quang electron.
D. lượng tử năng lượng.
12.Trong thí nghiệm Hecxơ về hiện tượng quang điện, khi dùng tấm thủy tinh dày và không màu để chắn
chùm tia hồ quang thì tấm kẽm không bị mất điện tích âm vì thủy tinh
A. không hấp thụ các tia tử ngoại. B. hấp thụ mạnh tia tử ngoại.
C. phản xạ mạnh tia tử ngoại. D. làm khúc xạ tia tử ngoại.
13.Gọi A là công thoát của electron, h là hằng số Plăng, c là tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không,
λ là bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại. Điều kiện để hiện tượng quang điện xảy ra là
hc
hc
A
A. λ ≥
.
B. λ ≤
.
C. λ ≥
.
D. λ ≤ hcA .
A
A
hc
14. Chọn câu SAI .Gọi A là công thoát của electron, h là hằng số Plăng, c là tốc độ truyền của ánh sáng
trong chân không, λo là giới hạn quang điện , fo là tần số giới hạn quang điện , λ là bước sóng , f là tần số ,

εlà năng lượng phôtôn của ánh sáng chiếu vào kim loại. Điều kiện để hiện tượng quang điện xảy ra là
hc
hc
≤ A D. λ ≤
A. ε ≥ A B. f ≥ f o C.
A
λ
14. Bức xạ dưới đây, gây ra hiện tượng quang điện đối với bạc (có giới hạn quang điện 0,26 μm ) là
A. ánh sáng màu tím B. ánh sáng màu chàm.
C. bức xạ hồng ngoại. D. tia X.
15. Khi truyền từ không khí vào nước thì năng lượng của phôtôn
A. không thay đổi. B. tăng lên.
C. giảm xuống. D. không xác định được.
16.Bức xạ nào dưới đây không gây hiện tượng quang điện đối với một kim loại có giới hạn quang điện là
0,3μm
14
13
13
14
A. f = 10 Hz B. f = 8.10 Hz C. f = 15.10 Hz D. f = 2,5.10 Hz
17.Gọi năng lượng phôtôn của các ánh sáng đơn sắc vàng , lụcvà tia hồng ngoại là ε1 ; ε 2 ; ε 3 sắp xếp theo
thứ tự giảm dần
A. ε1 > ε 2 > ε 3 B. ε 2 > ε1 > ε 3 C. ε 3 > ε 2 > ε1 D. chưa đủ dữ kiện kết sắp xếp
18. Phát biểu nào sau đây nói về lưỡng tính sóng hạt là không đúng ?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện tính chất sóng.
B. Hiện tượng quang điện, ánh sáng thể hiện tính chất hạt.
C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng.
D. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng thể hiện rõ hơn tính chất hạt
19.Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
20. Chất quang dẫn
A. dẫn điện kém khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thích hợp. B. dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng.
C. dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thich hợp. D. không dẫn điện khi bị chiếu sáng.
21.Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo
ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là
A. sự ion hóa các chất.
B. hiện tượng quang điện trong.
C. hiện tượng quang điện ngoài. D. sự phát xạ các electron.
22.Quang điện trở là điện trở được làm bằng
B. A. kim loại.
B. chất điện phân.
C. chất quang dẫn. D. chất điện môi.
23. Pin quang điện , chọn câu sai
5


A. là nguồn điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
B. hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong
C. còn gọi là pin mặt trời
D. là nguồn điện biến đổi điện năng thành quang năng
24. Trong hiện tượng quang điện trong , electron dẫn là các electron được giải phóng ra khỏi
A. bề mặt của kim loại
B. mối liên kết trong mạng tinh thể kim loại.
C. bề mặt của chất quang dẫn.
D. mối liên kết với các nguyên tử của chất quang dẫn.
25 Một chất có giới hạn quang dẫn là 0,50 µm. Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ
không xảy ra hiện tượng quang điện trong ?

A. 0,45 µm. B. 0,55 µm. C. 0,49 µm. D. 0,48 µm.
26, Khi chiếu vào chất quang dẫn bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn thì điện trở của
chất quang dẫn sẽ
A. tăng dần. B. giảm dần. C. tăng đột ngột. D. không đổi.
27. Sự phát quang có đặc điểm là
A. có thể tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. chỉ phát quang trong thời gian có ánh sáng kích thích.
C. khi tắt ánh sáng kích thích sự phát quang kéo dài mãi mãi.
D. ánh sáng phát quang có bước sóng bằng với bước sóng của ánh sáng kích thích.
28 Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng
A. một chất hấp thụ ánh sáng, sau đó phát ra ánh sáng có bước sóng dài hơn .
B. một chất có thể phát ra ánh sáng khi chất đó bị đun nóng đến nhiệt độ cao.
C. các phân tử của một chất khí phát ra ánh sáng khi bị va chạm mạnh với các electron.
D. phát sáng của các chất khi có các phản ứng hóa học xảy ra.
29. Sự phát huỳnh quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là
A. ánh sáng phát quang kéo dài sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. ánh sáng phát quang tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có thể tự phát sáng mà không cần ánh sáng kích thích
D. chỉ phát sáng khi được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng.
30 Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng
A. dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích. B. ngắn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. bằng bước sóng của ánh sáng kích thích.
D. không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
31. Nếu ánh sáng kích thích có màu cam thì ánh sáng huỳnh quang có thể là
A. màu vàng. B. màu lục.
C. màu đỏ. D. màu tím.
32. Nếu ánh sáng huỳnh quang có màu vàng thì ánh sáng kích thích không thể là ánh sáng
A. màu đỏ. B. màu lục. C. màu lam D. màu tím.
33. Một trong những thành công của mẫu nguyên tử Bo là giải thích được
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng.

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. sự tạo thành quang phổ của nguyên tử hyđrô. D. hiện tượng quang điện trong chất bán dẫn.
34.Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron
A. chỉ dao động quang hạt nhân.
B. luôn thay đổi quỹ đạo với các bán kính khác nhau.
C. chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định.
D. chuyển động về hạt nhân nguyên tử.
35. khi hấp thụ năng lượng, nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích và
A. không trở lại trạng thái cơ bản được nữa.
B. tồn tại rất lâu rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.
C. tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi cuối cùng trở về trạng thái cơ bản.
D. ổn định ở trạng thái này .
36 tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
A. nguyên tử hấp thụ phô tôn chuyển sang trạng thái dừng khác
B. nguyên tử bức xạ phô tôn chuyển sang trạng thái dừng khác
C. mỗi khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nguyên tử bức xạ hay hấp thụ năng
phô tôn có năng lượng đúng bằng độ chênhn lệch giữa 2 trạng thái dừng đo
D. nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có bước sóng đó
6


37 khi ở trạng thái dừng , nguyên tử
A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng
C. không hấp thụ nhưng có thể bức xạ năng lượng D. vẫn có thể hấp thụ hay bức xạ năng lượng
38 Nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E m thấp sang trạng thái dừng có năng lượng En cao
hơn thì nó
A. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En – Em . B. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .
C. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En + Em . D. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .
39. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử hyđrô có năng lượng
A. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.

B. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.
C. thấp nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất.
D. cao nhất và elctron chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân nhất.
40.Tìm phát biểu SAI .
A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó đang ở trạng thái dừng.
B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ năng lượng.
C. Khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử luôn phát ra phôtôn.
D. Nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron chuyển động trên các quỹ đạo dừng.
41.Nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E m thấp sang trạng thái dừng có năng lượng E n cao
hơn thì nó
A. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .
B. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En – Em .
C. sẽ phát ra phôtôn có năng lượng bằng : En + Em
D. hấp thụ phôtôn có năng lượng bằng : En + Em .
42.Bán kính quỹ đạo dừng ứng với mức năng lượng n của nguyên tử hiđrô
A. tỉ lệ thuận với n .
B. tỉ lệ thuận với n. C. tỉ lệ thuận với n2. D. tỉ lệ nghịch với n2.
43.Bán kính quỹ đạo dừng không có giá trị nào trong các giá trị sau
A. 25r0 B. 4r0 C. 36r0 D. 12r0
44..Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc cao. B. Độ định hướng cao.
C. Cường độ lớn.
. Công suất lớn.
45.Laze là nguồn sáng phát ra:
A. Chùm sáng song song, kết hợp, cường độ lớn.
B. một số bức xạ đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn.
C. chùm sáng đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn.
D. chùm sáng trắng song song, kết hợp, cường độ lớn.
46.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s. Chiếu vào một
bản kim loại, có công thoát A = 4,5 eV, đồng thời hai bức xạ điện từ có tần số f 1 = 10,3.1014 Hz và bước

sóng λ 2 = 0,17μm thì hiện tượng quang điện
A. xảy ra do bức xạ có bước sóng λ 2 . B. xảy ra do bức xạ có tần số f1. .
C. xảy ra do cả hai bức xạ.
D. không xảy ra.
-34
47. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s . Năng lượng
phôtôn của ánh sáng có bước sóng 402 nm là
A. 4,94.10-19 eV. B. 4,94.10-28 J.
C. 3,09 J.
D. 3,09 eV.
48. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8m/s. Công thoát của
electron ra khỏi bề mặt của xesi , biết xesi có giới hạn quang điện là 0,66 μm là
A. 30,1.10-20 J.
B. 3,01.10-25 J.
C. 0,188 eV.
D. 3,01.10-19 eV.
49. Giới hạn quang điện của xesi là 0,66 μm . Công thoát của electron ra khỏi bề mặt của natri lớn hơn của
xesi 1,32 lần. Giới hạn quang điện của natri có giá trị là
7


A. 1,98 μm . B. 0,5 μm .
C. 0,8712 μm . D. 87,12 nm.
50.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, một bức xạ điện từ có tần số 5.10 17 kHz thì năng lượng của phôtôn
bằng
A. 2,07 MeV.
B. 3,3125.10-13 eV. C. 3,3125.10-16 J. D. 2070 eV.
51.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s. Phôtôn mang
năng lượng 3,88 eV ứng với bức xạ điện từ có bước sóng
A. 5,1.10-26 m.

B. 0,32 μm . C. 3, 2.107 m. D. 5,1.10-6 μm .
52.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8m/s. Công thoát
electron của một kim loại là 2eV thì giới hạn quang điện của kim loại đó có giá trị là
A. 0,621 μm . B. 9,9375 μm .
C. 0,126 μm . D. 6,21 μm .
53. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s , tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8m/s.
Công thoát electron của đồng là 7,15.10-19 J, giới hạn quang điện của kim loại đồng có giá trị là
A. 2,78 μm . B. 278 nm. C. 359 nm. D. 3,59 μm
45.Catôt của tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát là A= 2,13eV. Người ta chiếu đồng thời hai
ánh sáng kích thích vào tế bào quang điện mà năng lượng phôtôn là ε1 = 2,25eV và ε 2 = 1,45eV. Bức xạ
nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. ε1
B. ε 2
C. ε1 và ε 2
D.Không có bức xạ nào.
-34
55. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 Js . Một tấm kim loại làm bằng asen có công thoát 5,15 eV. Chiếu
một chùm sáng đơn sắc có tần số 1015 Hz vào tấm kim loại trên thì hiện tượng quang điện
A. không xảy ra. B. xảy ra và số electron quang điện bứt ra không đổi.
C. xảy ra và số electron quang điện bứt ra tăng dần. D. xảy ra và số electron quang điện bứt ra giảm dần.
56.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34Js , công thoát của electron ra khỏi kali là 2,256 eV, của canxi là 2,756
eV và của nhôm là 3,45 eV. Chiếu bức xạ có tần số f = 7,2.10 8 MHz lần lượt vào các kim loại trên thì hiện
tựơng quang điện không xảy ra đối với
A. kali. B. canxi. C. nhôm. D. canxi và nhôm.
57. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s . Công thoát
êlectrôn của một kim loại là A = 7,5.10 -19 J. Xét các bức xạ có bước sóng sau: λ1 = 0,18 µm; λ2 = 0,21 µm;
λ3 = 0,28 µm. Bức xạ gây được hiện tượng quang điện ở kim loại trên là
A. λ1 và λ 2 . B. λ1 và λ 3 . C. λ 2 và λ 3 . D. λ1 , λ 2 và λ 3 .
58.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s . Công thoát
êlectrôn của một kim loại là 2,26 eV, giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

A. 0,55 μm . B. 0,5 μm . C. 0,66 μm . D. 0,36 μm .
59.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s.
Năng lượng của phôtôn là 1,75 eV thì bước sóng của ánh sáng là
A. 0,66 μm . B. 0,71 μm . C. 1,136.10-25 m. D. 0,45 μm .
60.Một chất có giới hạn quang dẫn là 0,50 µm. Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây sẽ
không xảy ra hiện tượng quang điện trong ?
A. 0,45 µm.
B. 0,55 µm. C. 0,49 µm. D. 0,48 µm.
61.Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s. Một nguồn
phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm với công suất 12 W thì số phôtôn phát ra trong 1s là
A. 6.1019 . B. 1,51.1019 . C. 4,53.1019. D. 3,02.1019 .
62. Một chùm sáng gồm các bức xạ có tần số lần lượt là f 1 = 3.1014 Hz ; f2 = 2,5.1014 Hz ; f3 = 3,5.1014 Hz
chiếu vào một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn 0,90µm. Bức xạ gây ra hiện tượng quang dẫn có tần số

A. f1 . B. f2 và f3 . C. f3. D. cả ba bức xạ .
8


63. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n cao xuống trạng thái dừng có năng lượng E m
thấp hơn thì nó phát ra một phô tôn có bước sóng bằng 0,6625 µm. Hiệu En – Em bằng
A. 1,875 eV. B. 1,124 eV.
C. 13,6 eV. D. 0,89 eV.
64.Ánh sáng đơn sắc màu lục , tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) , chọn sắp xếp đúng năng
lượng phô tôn ứng với các tia trên
A. ε luc < ε hn < ε tn < ε γ
B. ε hn < ε luc < ε tn < ε γ C. ε γ < ε tn < ε hn < ε luc D. ε γ < ε tn < ε luc < ε hn
65.Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 47,7.10-11m.
B. 84,8.10-11m.
C. 21,2.10-11m.

D. 132,5.10-11m.
-11
Bán kính Bohr là r0= 5,3.10 m. Bán kính quỹ đạo dừng thứ L của nguyên tử Hyđrô là:
A.0,212.10-9m
B.1,06.10-10m
C.1,59.10-10m
D.0,53.10-9m.
67.Khi nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản hấp thụ phôtôn chuyển lên trạng thái kích thích M thì bán kính
quỹ đạo tăng lên
A. 4 lần
B. 9 lần.
C. 16 lần.
D. 25 lần.
68.Nguyên tử hiđro chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EM = - 1,5eV sang trạng thái dừng có năng
lượng EL = - 3,4eV. Cho c = 3.10-8 m/s , h = 6,625.10-34J.s ; 1eV=1,6.10-19 J. Bước sóng của bức xạ được
phát ra là
A. 0,654 µm
B. 0,872 µm
C. 0,486 µm
D. 0,410 µm
B. Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng thấp En chuyển lên trạng thái dừng có
mức năng lượng cao hơn Em (Em – En= 3,4eV) khi nó hấp thụ một phôtôn có năng lượng:
C. A. ε ≥ 3,4eV.
B. ε =3,4eV.
C. ε ≤ 3,4eV.
D. ε >3,4eV.
-19
-34
8
69.Cho 1eV= 1,6.10 J, h= 6,625.10 Js ; c= 3.10 m/s. Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ

đạo dừng có mức năng lượng Em= -0,2125eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng En= -3,4eV thì nguyên tử
phát ra bức xạ điện từ có bước sóng:
A.0,3897 µ m
B.0,4102 µ m
C.0,4861 µ m
D.0,6563 µ m
70.Xét ba mức năng lượng của nguyên tử hidrô EK< EL< EM của nguyên tử hidrô. Nếu một phôtôn có năng
lượng EM- EK bay đến gặp nguyên tử. Nguyên tử sẽ
A. không hấp thụ phôtôn.
B. hấp thụ phôtôn nhưng không chuển trạng thái.
C.hấp thụ phôtôn rồi chuyển từ K lên L rồi lên M.
D. hấp thụ phôtôn rồi chuyển từ K lên M.
71.Xét ba mức năng lượng của nguyên tử hidrô EK< EL< EM của nguyên tử hidrô, cho biết EL- EK> EM - EL.
Xét ba vạch quang phổ ứng với ba sự chuyển mức nắng lượng sau: vạch
ứng với sự chuyển mức EL
EK ; vạch
ứng với sự chuyển mức EM EL ; vạch
ứng với sự chuyển mức EM EK. Hãy chọn
cách sắp xếp đúng
A.
<
<
B.
>
>
C.
<
<
D.
>

>
72.Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK< EL< EM. Chiếu
vào đám nguyên tử này một chùm ánh sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn có năng lượng EM- EK . Sau đó nghiên
cứu quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử trên ta sẽ thu được mấy vạch quang phổ?
A. Một vạch.
B. Hai vạch.
C. Ba vạch.
D. Bốn vạch.

9



×