Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PPCT KHXH 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.92 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lớp 6 mô hình trường học mới
(Kèm theo Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT)

I. Khung phân phối chương trình
1. Hướng dẫn chung
Khung phân phối chương trình (PPCT) này quy định thời lượng dạy học
cho từng phần của chương trình, áp dụng cho lớp 6 mô hình trường học mới, từ
năm học 2015-2016.
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức dạy
học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình đảm bảo kết thúc học kì 1 và
kết thúc năm học thống nhất cả nước.
Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
phù hợp với nhà trường. Các trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày có thể
điều chỉnh PPCT và tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.
2. Khung phân phối chương trình
Tổng số tiết
Số tuần Tổng
thực hiện

Liên
môn

Phân môn
Lịch sử

Phân môn
Địa lí


Kiểm tra,
dự phòng

Cả năm

35

70

8

27

25

10

Học kì 1

18

36

5

13

13

5


Học kì 2

17

34

3

14

12

5

Kết thúc Học kì 1
- Phần các bài học liên môn 05 tiết: Bài 1. Tìm hiểu môn khoa học xã hội;
Bài 2. Bản đồ và cách sử dụng bản đồ, được thực hiện trong đầu năm học, trước
khi thực hiện các bài theo phân môn Lịch sử và Địa lí.
- Phân môn Lịch sử 13 tiết: Thực hiện từ Bài 3. Xã hội nguyên thủy đến
hết Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Phân môn Địa lí 13 tiết: Thực hiện từ Bài 11. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ
địa lí đến hết Bài 15. Địa hình bề mặt Trái Đất.
- Ôn tập và kiểm tra định kì học kì I.
Kết thúc Học kì 2
- Phân môn Lịch sử 14 tiết: Thực hiện các bài còn lại.
- Phân môn Địa lí 12 tiết: Thực hiện các bài còn lại.
1



- Phần bài học liên môn 3 tiết: Bài 21. Tìm hiểu quê hương em, thực hiện
vào tuần cuối của năm học, sau khi thực hiện xong các bài học Lịch sử và Địa lí.
- Ôn tập và kiểm tra định kì cuối năm.
II. Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
1. Học kì 1
STT

Tên bài/chủ đề

Số tiết

Liên môn
1

Bài 1. Tìm hiểu môn Khoa học xã hội

2

2

Bài 2. Bản đồ và cách sử dụng bản đồ

3

Phân môn Lịch sử
3

Bài 3. Xã hội nguyên thủy

3


4

Bài 4. Các quốc gia cổ đại trên thế giới

2

5

Bài 5. Văn hóa cổ đại

3

6

Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

5

Phân môn Địa lí
7

Bài 11. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

3

8

Bài 12. Trái Đất, các chuyển động của Trái Đất


3

9

Bài 13. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

2

10

Bài 14. Nội lực và ngoại lực, khoáng sản

2

11

Bài 15. Địa hình bề mặt Trái Đất

3

Ôn tập, kiểm tra và dự phòng

5

2. Học kì 2
STT

Bài học

Số tiết


Phân môn Lịch sử
1

Bài 7. Chăm - pa và Phù Nam

3

2

Bài 8. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và
những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN – thế kỉ X)

3

3

Bài 9. Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiểu biểu (thế kỉ I - IX)

5

2


4

Bài 10. Bước ngoặc lịch sử đầu thế kỉ X

3


Phân môn Địa lí
5

Bài 16. Không khí và các khối khí

2

6

Bài 17. Khí áp và các loại gió

2

7

Bài 18. Thời tiết, khí hậu và một số yếu tố của khí hậu

3

8

Bài 19. Nước trên Trái Đất

3

9

Bài 20. Đất và sinh vật trên Trái Đất

2


Liên môn
10

Bài 21. Tìm hiểu quê hương em

3

Ôn tập, kiểm tra và dự phòng

5

III. Một số vấn đề cần lưu ý
1. Về việc thực hiện chương trình chi tiết
- Không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng số tiết của mỗi bài trong
gợi ý PPCT chi tiết như trên. Tổ/nhóm chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho
phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và trình hiệu trưởng phê duyệt.
- Số tiết còn lại: 10 tiết giáo viên sử dụng để ôn tập, kiểm tra, bổ sung số
tiết của những bài khó, bài dài hoặc dự phòng để bù giờ.
- Nên sắp xếp dạy học các phân môn một cách hợp lí sao cho đảm bảo nội
dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lí trong mỗi học kì được thực hiện song
song. Không nhất thiết phải xếp thời khóa biểu hằng tuần có cùng số tiết.
Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào gợi ý thời lượng của từng bài, từng chương và
mạch kiến thức, phối hợp với các tổ/nhóm chuyên môn liên quan để đề xuất với
hiệu trưởng quyết định xếp thời khóa biểu sao cho hợp lí. Các phiếu ôn tập, giáo
viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.
2. Về tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá
- Lựa chọn và thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực theo chuỗi hoạt động học của mỗi bài học trong sách
Hướng dẫn học; chú ý vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mang đặc

thù bộ môn như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, sử dụng bản đồ, lược
đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê, tường thuật, miêu tả... Các
phương pháp và kĩ thuật dạy học nêu trên được lựa chọn phù hợp với trình độ,
khả năng nhận thức của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phối hợp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: dạy học theo lớp
với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân học sinh, tạo điều kiện phát huy
3


vai trò tích cực, chủ động của từng học sinh; kết hợp dạy học trên lớp, ngoài
thực địa, trải nghiệm thực tế tại di sản, di tích, bảo tàng, làng nghề,...
- Chủ động, sáng tạo trong việc điều chỉnh, phát triển tài liệu Hướng dẫn
học như: tranh ảnh, số liệu thống kê, lược đồ, thông tin, phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học,... đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương,
nhà trường và khả năng của học sinh.
- Khai thác, bổ sung và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học và tài liệu
bổ trợ đặc thù của bộ môn trong mỗi hoạt động học như: bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh, mô hình, mẫu vật, phim giáo khoa,... qua đó học sinh khai thác được kiến
thức và rèn luyện được các kĩ năng, năng lực của môn học.
- Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Riêng đối với bài kiểm tra giữa học kì 1 và giữa học kì 2 về nội dung, thời gian,
hình thức kiểm tra do các nhà trường chủ động quy định. Đối với môn Khoa học xã
hội, trong đánh giá cần chú ý đến đặc thù bộ môn như: tăng cường ra các câu hỏi
mở; câu hỏi gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính
kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; các câu hỏi sâu chuỗi, so
sánh phân tích các sự kiện và số liệu; lập bảng thống kê,... Khi đánh giá kết quả
học tập chú ý đến việc nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh./.

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×