Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PPCT GDCD 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.53 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Lớp 6 mô hình trường học mới
(Kèm theo Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT)

I. Khung phân phối chương trình
1. Hướng dẫn chung
Khung phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 6 theo mô hình
trường học mới, từ năm học 2015-2016.
Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho mỗi học kì và cả năm học.
Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức dạy
học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình đảm bảo kết thúc học kì I và kết
thúc năm học thống nhất cả nước.
Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
phù hợp với nhà trường. Các trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày có thể điều
chỉnh PPCT và tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.
2. Khung phân phối chương trình
Số tuần thực hiện

Số tiết

Dự phòng

Cả năm

35 tuần

33 tiết

02 tiết



Học kì I

18 tuần

17 tiết

01 tiết

Học kì II

17 tuần

16 tiết

01 tiết

Kết thúc học kì I: Bài 5 Giao tiếp có văn hóa và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
Kết thúc học kì II: Bài 9 Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và
tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
II. Gợi ý phân phối chương trình chi tiết
TT
1
2
3
4
5
6


Tên bài/Chủ đề
Học kì I
Em là công dân Việt Nam
Tự chăm sóc sức khỏe
Sống cần kiệm
Biết ơn
Giao tiếp có văn hóa
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Số tiết
3
2
2
2
3
2


7
Ôn tập/Kiểm tra
Tổng
8
9
10
11
12
13
Tổng

Học kì II

Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
Cuộc sống hòa bình
Quyền trẻ em
Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Ôn tập/Kiểm tra

3
17
2
3
2
3
3
3
16

III. Một số vấn đề cần lưu ý
1. Về việc thực hiện chương trình chi tiết
- Không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng số tiết của mỗi bài trong
gợi ý PPCT chi tiết như trên. Tổ/nhóm chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù
hợp với đối tượng học sinh, tình hình thực tế của nhà trường và trình hiệu trưởng
phê duyệt.
- Số tiết còn lại giáo viên sử dụng để kiểm tra, bổ sung số tiết của những bài
khó, bài dài hoặc dự phòng để bù giờ.
2. Về tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá
- Dạy học Giáo dục công dân cần coi trọng tính thuyết phục để học sinh thấy
đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo. Giáo viên cần lựa chọn và thực hiện một cách
linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo chuỗi hoạt
động học của mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học; chú ý vận dụng các phương

pháp, kĩ thuật dạy học mang đặc thù bộ môn như: nêu gương, đóng vai, xử lý tình
huống, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, phương pháp dự án, trải nghiệm
sáng tạo,...; tăng cường sử dụng các tình huống, các sự việc, các vấn đề, hiện tượng
thực tế xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh để phân tích, đối chiếu, minh họa
vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả.
Hành vi đạo đức, văn hóa pháp luật, kĩ năng sống… chỉ có thể được hình
thành và trở nên có giá trị thông qua các hoạt động trải nghiệm cuộc sống. Trong
mỗi học kỳ, chương trình dành thời gian cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà
trường cần yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể hoạt động trải nghiệm phù
hợp đặc trưng bộ môn và điều kiện thực tế, gắn với nội dung các bài đã học để nâng
cao hiệu quả dạy học, giáo dục; Đồng thời, tăng cường các sinh hoạt tập thể, câu lạc
bộ, công tác đoàn, đội của học sinh; tổ chức cho học sinh rèn luyện, thực hành các kỹ
năng, hành vi ứng xử trong các tình huống cụ thể của đời sống.


- Chủ động, sáng tạo trong việc điều chỉnh, phát triển tài liệu hướng dẫn học
để đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường và khả
năng của học sinh. Giáo viên khi tổ chức dạy học có thể tìm và thay thế một số tình
huống, câu chuyện, tranh ảnh, số liệu, hoạt động… ở các bài trong Tài liệu Hướng
dẫn học bộ môn sao cho gần gũi, sinh động, phù hợp, cập nhật hơn nhưng phải đảm
bảo mục tiêu của bài học và mục tiêu của hoạt động.
- Khai thác, bổ sung và sử dụng có hiệu quả các tư liệu, thiết bị, đồ dùng dạy
học như thông tin, tranh ảnh, băng hình,... giúp học sinh học tập hứng thú và hiệu
quả hơn.
- Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT,
trong đó chú ý đến đặc thù bộ môn Giáo dục công dân. Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh cần thực hiện trong suốt quá trình dạy học, giáo dục, không
chỉ dừng lại ở điểm số các bài kiểm tra định kỳ, mà còn phải chủ yếu dựa vào
những nhận định, nhận xét cụ thể, thường xuyên dựa trên các biểu hiện về năng lực
nhận thức, thái độ, các hành vi ứng xử trong toàn bộ quá trình các hoạt động học

tập, sinh hoạt của học sinh trên lớp, ở trường, ở nhà và ở cộng đồng; Từ đó động
viên, khích lệ những cố gắng tiến bộ, những thái độ, hành vi ứng xử lành mạnh,
tích cực, phù hợp; góp ý sửa chữa các thiếu sót, vượt qua các trở ngại về tâm lí của
học sinh./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×