Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giống gia cầm lương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.8 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHÙNG THANH TÙNG

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỒNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHÙNG THANH TÙNG

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỒNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông
nghiệp (chăn nuôi. trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu: Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt.
trứng. sữa) cho đời sống con người; Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp; Cung cấp sức kéo; Cung cấp phân bón cho trồng trọt. thức ăn cho nuôi
trồng thuỷ sản; Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền
vững. tạo việc làm. tăng thu nhập. góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông
nghiệp. nông thôn hiện nay.
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời.
đầu tư ít. tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thấp quay vòng
nhanh phát triển được khắp mọi miền của đất nước. sản phẩm dễ tiêu thụ. được
coi là món ăn "bổ dưỡng" và chưa có sản phẩm động vật nào thay thế được[2].
Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ được thành lập từ năm 1975
do Chính phủ Cu Ba giúp đỡ xây dựng và lấy tên là Xí nghiệp gà sinh sản 2/12.
sau đó đổi tên thành xí nghiệp gà Gramma. Năm 1993 đổi tên thành Công ty
giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam; đến
năm 2003. Công ty tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là Công ty cổ phần giống

gia cầm Lương Mỹ.
Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ có bề dày lịch sử. nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giống gia cầm và chuyển giao kỹ thuật chăn
nuôi gà cho dân; Dây truyền công nghệ tiên tiến. quy trình khép kín đảm bảo an
toàn trong sản xuất chăn nuôi; Đội ngũ cán bộ. công nhân có trình độ chuyên
môn tốt. đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra; Thị trường rộng. truyền thống
và ổn định trong nhiều năm.


2

Nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm ở Công ty cổ phẩn
giống gia cầm Lương Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát
triển của đơn vị. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng
hoá. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu người tiêu dùng. Tiêu thụ là khâu lưu thông
hàng hoá. là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước. Các
đơn vị sản xuất kinh doanh được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ. tự hạch toán
cân đối trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tự do quyết định
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào" số lượng bao nhiêu? bán cho ai? với mức
giá nào? Vì vậy họ phải quan tâm sử dụng chi phí đầu vào như thế nào? Tổ
chức tiêu thụ ra sao? để đạt được kết quả cao nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho
doanh nghiệp.
Do vậy. để tồn tại và phát triển trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng năng động tìm ra hướng đi
cho mình. Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp quan tâm là khách hàng.
phải tìm được mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất. giảm giá thành sản
phẩm sản xuất có sức cạnh tranh và được người tiêu dùng chấp nhận.
Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành chăn nuôi nói chung và chăn

nuôi gia cầm nói riêng. Để nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm giống gia cầm của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ chúng
tôi lựa chọn đề tài: " Giải pháp góp phần Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty cổ phẩn giống gia cầm Lương Mỹ Thành phố Hà Nội ".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ
phẩn giống gia cầm Lương Mỹ. trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm tại Công ty.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp chăn nuôi giống gia cầm.
- Đánh giá được thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh giống gia cầm tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển. nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
3. Đối tượng. phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản
xuất kinh doanh giống gia cầm tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong kinh doanh giống gia cầm
của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
-Về không gian:
+ Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ có cơ sở tại 2 địa điểm:

Miền Bắc (xã Hoàng Văn Thụ). chi nhánh miền Trung (tỉnh Quảng Nam). Để
có sự tập trung trong nghiên cứu. chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là sản
phẩm gia cầm giống của Công ty Cổ phần gia cầm giống Lương Mỹ. xã Hoàng
Văn Thụ. huyện Chương Mỹ. thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ giống gia
cầm trong một số năm gần đây 2010 – 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất kinh doanh và đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp chăn nuôi.
- Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần giống gia
cầm Lương Mỹ.
- Các giải pháp đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả SXKD trong lĩnh vực chăn nuôi.
1.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi
1.1.1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông
nghiệp (chăn nuôi. trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu sau:
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt. trứng.
sữa) cho đời sống con người.
Khi kinh tế ngày càng phát triển. mức sống của con người ngày càng

được nâng lên. Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công
nghiệp hoá. hiện đại hoá cao đòi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày
càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ
cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu cầu
đó.
Một lợn nái một năm đẻ trung bình 2 lứa. mỗi lứa 10 lợn con cai sữa. nếu
đưa vào nuôi thịt sau 6 tháng sẽ cho ra 2000 kg thịt lợn.
Một con gà mái đàn bố. mẹ trung bình một năm đẻ 250 trứng. ấp nở ra
170 -180 gà con một ngày tuổi. đưa vào nuôi thịt sau 8 tuần thu được 370 - 400
kg thịt gà.
Một con bê nuôi thịt sau 10 - 12 tháng cho 250 - 300 kg thịt hơi. Một bò
sữa chuyên dụng mỗi năm cho 5000 - 6000 lít sữa... là nguồn cung cấp thực
phẩm quan trọng cho con người.
Các sản phẩm chăn nuôi đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có


5

nguồn gốc thực vật. Vì vậy. thực phẩm từ chăn nuôi luôn là các sản phẩm quý
trong dinh dưỡng con người.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến. công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng
nguyên liệu từ chăn nuôi. Thịt. sữa là sản phẩm đầu vào của các quá trình công
nghiệp chế biến thịt. sữa. da. lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến. sản
xuất da dày. chăn. đệm. sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm. thuốc chữa
bệnh. vaccine phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa và trứng. nhung
(từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn
cho gia súc...
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo

Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác. khai thác lâm sản. đi lại. vận
chuyển hàng hoá trên các vùng núi cao. đặc biệt hiểm trở nhiều dốc.
Ngày nay tuy nhu cầu sức kéo trong cày kéo có giảm đi. nhưng việc cung
cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở
vùng sâu. vùng cao nhờ sức kéo của trâu. bò. ngựa thồ. ngựa cưỡi phục vụ
nhiệm vụ bảo vệ an ninh. quốc phòng vùng biên giới. du lịch ...
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt. thức ăn cho
nuôi trồng thuỷ sản.
Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể
không kể đến vai trò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi. Phân
chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối. biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý
nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt. nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi năm từ
một con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ. từ một con trâu 10 - 12 tấn (kể cả độn
chuồng). trong đó 2 - 4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu. bò. lợn sau khi xử lý
có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng nuôi thuỷ sản khác.


6

1.1.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi
Các hoạt động kinh doanh chăn nuôi được diễn ra trực tiếp ở các cơ sở
sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Sản xuất sản phẩm chăn nuôi đã có lịch sử
phát triển gắn liền với lịch sử phát triển loài người nói chung. sản phẩm nông
nghiệp nói riêng. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp. chăn nuôi được tách ra
khỏi trồng trọt và trở thành ngành sản xuất độc lập được chuyên môn hóa khi
nên sản xuất xã hội đạt trình độ phát triển nhất định. khi lực lượng sản xuất
được tăng cường. quy mô sản xuất của ngành chăn nuôi đã đạt đến trình độ nhất
định. Giống như ngành trồng trọt. lịch sử phát triển của ngành chăn nuôi đi từ
quảng canh đến thâm canh. từ thâm canh thấp đến thâm canh cao. Tương ứng
với mỗi trình độ đó. nội dung tổ chức hoạt động kinh doanh chăn nuôi được

hình thành và biểu hiện thành các hệ thống chăn nuôi tương ứng. Sự khác biệt
giữa hệ thống chăn nuôi này với hệ thông chăn nuôi khác ở các tiêu thức cơ bản
như: Cách thức sản xuất thức ăn. cơ cấu và chất lượng các loại giống gia súc.
phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng gia súc.
Ngày nay. khoa học công nghệ nói chung. công nghệ sản xuất trong
ngành chăn nuôi nói riêng đã đạt đến trình độ khá cao. Hệ thống chăn nuôi hợp
lý đã được xác lập trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều nước. trong đó
có nước ta. Hệ thống chăn nuôi hợp lý là tổng thể các biện pháp kinh tế. tổ chức
và kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với quy luật sinh học của từng giống vật nuôi
nhằm thu được nhiểu sản phẩm chăn nuôi có chất lượng và độ an toàn cao với
chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm. hoạt động kinh doanh mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Tổ chức hoạt động kinh doanh chăn nuôi với nội dung cơ bản là xây
dựng hệ thống chăn nuôi hợp lý.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong sản xuất kinh doanh giống
gia cầm


7

1.1.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh giống gia cầm
* Khái niệm gia cầm:
- Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân. có lông
vũ. thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ. nhân giống nhằm
mục đích sản xuất trứng. lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình
gồm gà. vịt. ngan. ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi. ưa thích sống trong
môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài
chim khác bị giết để lấy thịt. chẳng hạn như chim bồ câu. chim cút hoặc dùng là
vật cảnh. giải trí như gà lôi hay gà chọi.
- Gia cầm giống là gia cầm 1 ngày tuổi dùng để nuôi với các mục đích

khác nhau như lấy thịt hoặc nuôi sinh sản.
- Gia cầm giống nuôi lấy thịt: Là loại gia cầm 1 ngày tuổi sử dụng nuôi
với mục đích lấy thịt.
- Gia cầm giống nuôi lấy trứng: Là loại gia cầm 1 ngày tuổi sử dụng nuôi
với mục đích lấy trứng.
* Đặc điểm ngành chăn nuôi gia cầm
Nghề chăn nuôi gia cầm được hình thành từ rất lâu đời ở nước ta là một
nghề truyền thống và là nghề mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Gia cầm
giống được hình thành dựa trên đàn giống gia cầm bố mẹ sản xuất ra quả trứng
giống. Quả trứng có phôi sau một thời gian áp dụng các quy trình ấp nở (21
ngày) thì con gia cầm giống 1 ngày tuổi được sản xuất ra. Sau khi nở ra. gia
cầm giống được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình đối với từng mục đích
chăn nuôi khác nhau.
- Đặc điểm của gia cầm giống.
+ Vật nuôi sống ở môi trường cạn.
Từ đặc điểm này tạo ra thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình
chăn nuôi. Người sản xuất có thể đa dạng các phương thức hoạt động kinh tế


8

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác. nếu không có biện pháp hợp lý sẽ
dẫn đến dễ bị bệnh dịch và ô nhiễm môi trường.
Nuôi gia cầm có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào phương hướng
chăn nuôi. Do đó. cần phải được chọn lọc giống sao cho phù hợp với mục đích
phát triển sản xuất. Con giống được coi là bước đột phá là yếu tố quan trọng
đem lại hiệu quả chăn nuôi cao của hình chăn nuôi và là một trong những điều
kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi.
Nuôi để sử dụng lấy thịt chọn những giống có khả năng tăng trọng
nhanh. tiêu tốn thức ăn thấp. thịt thơm ngon.

Nuôi để sử dụng lấy trứng chọn giống có khả năng đẻ nhiều trứng. khối
lượng cơ thể nhỏ. khả năng tận dụng thức ăn tốt. Nuôi với mục đích lấy cả thịt
và trứng chọn con giống có khối lượng vừa phải đồng thời có khả năng đẻ trứng
tương đối nhiều.
+ Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia cầm đa dạng.
Thức ăn sử dụng là nền tảng cho việc phát triển chăn nuôi. Người sản
xuất có thể dựa vào sản phẩm của ngành trồng trọt như thóc. ngô. đỗ. lạc.... và
các sản phẩm tự nhiên như tôm. cua. cá. ốc.... Hình thức chăn nuôi này vừa tiếp
kiệm được lượng thức ăn đáng kể nên giảm giá thành. nâng cao hiệu quả chăn
nuôi. Phương thức chăn nuôi này so với phương thức chăn nuôi quảng canh có
thời gian nuôi ít hơn. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Phương thức chăn nuôi gia cầm
Theo số liệu báo cáo của Cục chăn nuôi hiện nay nước ta đang tồn tại 3
phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu. đó là chăn nuôi trong nông hộ (chăn
nuôi nhỏ. lẻ. thả rông). chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa. thả vườn. chạy
đồng). chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn. trang trại).
- Chăn nuôi trong nông hộ:
Chăn nuôi gà theo phương thức phân tán. nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn.
Thống kê trong cả nước. bình quân mỗi hộ gia đình chỉ chăn nuôi 28-30 con gia


9

cầm. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm. chưa được đào tạo. Đây
là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời (nhiều nhà khoa học khẳng định nghề
nuôi gà ở nước ta có từ cách đây khoảng 3.200 - 3.500 năm) và vẫn tồn tại ở
hầu hết các vùng nông thôn.
Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là sự đầu tư thấp. gà được
nuôi thả rông. tự tìm kiếm thức ăn trong vườn là chính. đồng thời tự ấp và nuôi
con. Do chăn thả tự do môi trường chăn nuôi không đảm bảo. không có sự cách

ly của đàn gia cầm của các hộ gia đình cùng thôn. xóm nên vật nuôi dễ mắc
bệnh. dễ lây lan mỗi khi có dịch. tỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt 50 - 60%). hiệu
quả kinh tế không cao.
Tuy nhiên phương thức chăn nuôi truyền thống có một số ưu điểm nhất
định như: dễ thực hiện với quy mô nhỏ trong các hộ gia đình nông thôn. phù
hợp với các giống gia cầm địa phương có thịt thơm ngon.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2004 có 65% hộ gia
đình nông thôn chăn nuôi gia cầm theo phương thức này với số gia cầm sản
xuất hàng năm khoảng 85 - 90 triệu con (chiếm 45% tổng số gia cầm).
- Chăn nuôi bán công nghiệp:
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn
nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Mục đích chăn nuôi đã
mang đậm tính hàng hoá.
Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn gia cầm không
dừng lại ở một vài chục con mà 200 - 500 con. đàn gia cầm vừa thả. vừa nhốt
và được bổ sung thức ăn công nghiệp. đồng thời áp dụng các quy trình phòng
bệnh nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao. thời gian rút ngắn. vòng
quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ. ước tính khoảng
5.1% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gia cầm sản xuất hàng năm
chiếm tỷ lệ 20 - 25%.
- Chăn nuôi công nghiệp:


10

Chăn nuôi gia cầm công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở
nước ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành ngành kinh
tế này. Mặc dù trước đó vào cuối thập kỷ 1960 một số đàn gà công nghiệp lần
đầu tiên đã được nhập khẩu vào miền Nam nhưng vẫn chưa hình thành một
ngành chăn nuôi công nghiệp thực sự.

Điểm đáng chú ý của ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ở Việt Nam
là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ. các doanh nghiệp Nhà nước
và các Công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm
1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài. ít hoặc không chú ý đến tự xây
dựng và sản xuất giống ông bà. cụ kỵ hoặc nuôi gia cầm thịt. trứng thương
phẩm. Tỷ trọng hàng hoá sản xuất chăn nuôi công nghiệp vẫn thấp chỉ mới đạt
khoảng 35 - 40% trong tổng sản phẩm gia cầm.
1.1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi giống gia cầm
Gia cầm có khả năng tự ấp trứng để nở ra con. Ngày nay số lượng gia
cầm giống được chăn nuôi nhiều nhưng với sự trợ giúp của máy móc chuyên
dụng như (máy ấp trứng và máy nở) thì việc ấp nở được thực hiện dễ dàng hơn.
số lượng cũng lớn hơn. Người sản xuất chỉ cần đưa trứng giống vào máy ấp hay
máy nở và thực hiện thao tác đúng theo quy trình sau 23 ngày thì gia cầm giống
con ra đời.
Một trong những khâu quan trọng làm tăng khả năng sản xuất của đàn
mái sinh sản là biện pháp bảo quản và ấp trứng nhân tạo. Công tác này không
ngừng phát triển. góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá. hiện đại hoá trong ngành
chăn nuôi gia cầm.
+ Ấp trứng nhân tạo: Ngoài phương pháp sử dụng đàn gà bố mẹ ấp
khoảng 20 - 30 quả còn có nhiều cách khác nhau.
+ Ấp bằng đèn: Sử dụng những sọt bằng đèn dầu hoặc bóng đèn điện để
ở giữa. trứng được xếp xung quanh. trứng được đựng trong những túi lưới mỗi
túi 30 quả trứng.


11

+ Ấp bằng thóc: Dùng thóc rang nóng rồi sử dụng thóc đó để ủ trứng.
+ Ấp bằng nước nóng: Sử dụng nước nóng để cung cấp nhiệt cho trứng
+ Ấp nhiệt phôi: Sử dụng trứng già để ấp trứng non. xếp xen kẽ nhau.

+ Ấp bằng tủ thủ công: Sử dụng bếp dầu. bếp than để đốt két nước trong
tủ cung cấp nhiệt để ấp.
Các phương pháp ấp trên. đến giai đoạn nở đều phải làm pho giải (ủ
trứng ở ngoài tủ ấp).
+ Ấp bằng tủ ấp nở bán thủ công: Sử dụng ấp bằng điện. bếp than hoặc
bếp dầu.
+ Ấp bằng máy ấp nở công nghiệp: Sử dụng hoàn toàn bằng điện để ấp
nở.
Hiện nay đa số gia cầm giống được sản xuất bằng máy nở công nghiệp.
chỉ còn tỷ lệ nhỏ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ tự sản xuất con giống bằng
phương pháp dùng gia cầm để ấp.
- Chọn trứng và khử trùng trứng.
Trước khi đưa trứng vào ấp. khâu chọn trứng và khử trùng trứng cũng là
khâu quan trọng. ảnh hưởng không nhỏ đến việc đạt tỷ lệ phôi cao hay thấp.
Trứng được chọn là những quả có ngoại hình cân đối. khối lượng đủ tiêu
chuẩn của giống. Nếu trứng bẩn phải tiến hàng rửa trứng bằng foocmol 0.9%.
Sau khi nhặt chọn. chuyển về kho phải được xông. sát trùng và được chuyển về
kho bảo quản.
- Bảo quản trứng
Là việc rất cần thiết. Mục đích là giữ cho phôi không phát triển trong giai
đoạn từ khi gà đẻ đến khi vào ấp. làm sao cho khối lượng trứng và đơn vị
Haugh giảm ít nhất (Chất lượng được đo lường bằng các đơn vị Haugh – do
Raymond Haugh phát triển năm 1937 – một đơn vị làm tương quan trọng lượng
và chiều cao của lòng trắng trứng. hay phần dày nhất của lòng trắng trứng.
Đơn vị này là “tiêu chuẩn vàng” để xác định chất lượng trứng bên trong ).


12

Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam mùa hè. thu thì việc bảo quản trứng

càng cần thiết hơn.
Trong thời gian bảo quản. mỗi ngày nên đảo trứng một lần kết hợp với
chuyển trứng ra khỏi kho lạnh 1 - 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ trên 240C để
đánh thức phôi. Công tác này sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình ấp nở sau này.
tránh hiện tượng phôi nghỉ trong thời gian bảo quản.
Trong phòng bảo quản phải đảm bảo độ ẩm. duy trì độ ẩm 70 - 80%. Nếu
bảo quản ở độ ẩm thấp trong quá trình bảo quản trứng sẽ bị mất nhiều nước.
đến giai đoạn ấp thì phôi phát triển yếu. tỷ lệ trứng chết tắc cao. tỷ lệ nở sẽ thấp.
Nếu bảo quản ở ẩm độ quá cao tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động xâm nhập
vào trứng làm cho tỷ lệ chết phôi cao khi ấp.
Các tổ chức trong hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi có quan hệ mật thiết
chặt chẽ. phục vụ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu có sai sót trong hệ thống tổ chức chăn
nuôi thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. làm cho kết
quả và hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi sẽ không cao.
Để thúc đẩy sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng hàng hoá. chúng ta
cần phải xây dựng một hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi thống nhất trong cả
nước từ hệ thống cung cấp giống. dịch vụ thú y. chế biến thức ăn gia súc đến hệ
thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Giữa sản xuất và tiêu thụ gia cầm giống có mối quan hệ khăng khít với
nhau. trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra
khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Sản xuất gia cầm giống phải đảm
bảo đủ số lượng cho nhu cầu của người chăn nuôi. ngược lại tiêu thụ gia cầm
giống lại có tác động trở lại với quá trình sản xuất gia cầm giống. Chỉ có tiêu
thụ được sản phẩm thì mới quyết định có nên sản xuất tiếp. quy mô bao nhiêu?
Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gia cầm giống hiện nay cũng rất quan trọng
bởi vì tiêu thụ gia cầm giống nhiều. giá bán hợp lý sẽ kích thích sản xuất phát
triển.


13


Quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu gia cầm giống: Cần lợi dụng lợi
thế so sánh của từng vùng trong sản xuất gia cầm giống để cung cấp cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời có thể tiến hành nhập khẩu
những loại sản phẩm gia cầm giống mà ta không có khả năng hoặc không có lợi
thế sản xuất.
1.1.3. Đánh giá hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp nông nghiệp
1.1.3.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù khoa học của kinh tế vi
mô cũng như nền kinh tế vĩ mô nói chung. Nó là mục tiêu mà tất cả các
nhà kinh tế đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao. sẽ
mở rộng được doanh nghiệp. sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao
uy tín của mình trên thương trường. Vậy hiệu quả kinh tế nói chung cũng như
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Về mặt này có
rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế cụ thể như một vài quan
điểm mang tính chất hiện đại.
Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội
không tăng sản lượng một loại hàng hoá mà cũng không cắt giảm một loại hàng
hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất của nó.
Thực chất quan điểm này muốn đề cập đến vấn đề phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên phương diện này. việc phân bổ các
nguồn lực của nền kinh tế sao cho việc sử dụng mọi nguồn lực sản xuất trên
đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả.
Một số tác giả khác lại cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện
ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí. nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết
luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí
tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ quan điểm này đánh giá một cách chung



14

chung hoạt động của doanh nghiệp. ví dụ như: Doanh thu lớn hơn chi phí.
nhưng do khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp do vậy tiền chi lại lớn
hơn doanh thu thực tế. khi đó doanh nghiệp bị thâm hụt vốn. khả năng chi trả
kém cũng có thể dẫn đến khủng hoảng mà cao hơn nữa là có thể bị phá sản.
Cũng có tác giả cho rằng ( Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định
bởi quan hệ tỉ lệ Doanh thu/Vốn hay lợi nhuận/vốn...) quan điểm này nhằm
đánh giá khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm. khả năng sinh lời của một đồng
vốn bỏ ra cao hay thấp. đây cũng chỉ là những quan điểm riêng lẻ chưa mang
tính khái quát thực tế.
Nhiều tác giả khác lại đề cập đến hiệu quả kinh tế ở dạng khái quát. họ
coi: (hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó). Quan điểm này đánh giá được tốt nhất trình độ
lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện "động" của hoạt động kinh tế. Theo
quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế cùng sự biến
động và vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế. chúng phụ thuộc vào
quy mô và tốc độ biến động khác nhau. Qua các định nghĩa cơ bản về hiệu
quả kinh tế đã trình bày trên. Chúng ta cũng hiểu được rằng: Hiệu quả kinh
tế hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế nó phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động. máy móc. thiết bị. khoa học
công nghệ và vốn) nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà doanh nghiệp đã đặt
ra.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh doanh. phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động. thiết
bị máy móc. nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng



15

của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận.
Tuy nhiên. để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh. cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu
quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà
doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. kết quả
cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là
những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại.
doanh thu. lợi nhuận. thị phần. ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh
mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp. là
chất lượng sản phẩm... Như thế. kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh
nghiệp.
Trong khi đó. khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử
dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh
doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị
hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên. sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu
quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng
một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại
lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ.
Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của
sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh?
Trong thực tế. nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu
cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ

để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp nông nghiệp


16

* Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây
để đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hóa tính trên 1 lao động. 1
đồng vốn. 1 đồng chi phí sản xuất của một hoạt động hay nhóm hoạt động phi
nông nghiệp.
- Chỉ tiêu lợi nhuận và lợi nhuận tính trên 1 lao động. 1 đồng vốn. 1 đồng
chi phí
- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí.
- Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí.
- Giá trị sản xuất tính trên một ngày - người lao động.
- Giá trị gia tăng tính trên một ngày - người lao động.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một ngày - người lao động.
1.2. Thực tiễn nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
chăn nuôi
1.2.1. Trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế
giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua.
Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt
lợn. Năm 1970. sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 15.1 triệu tấn. thịt lợn là
38.3 triệu tấn. thịt bò 60.4 triệu tấn nhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại

thịt này tăng lên tương ứng là: 81; 102.5 và 60.4 triệu tấn.
Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và
bằng 25% sản lượng thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng thịt gia cầm đã tăng


17

cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia cầm tăng từ 19.5
triệu tấn năm 1970 lên 59.2 triệu tấn năm 2005.
Bảng 1.1. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai đoạn 1975 - 2010
Đơn vị tính: 1000 tấn
Năm

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

Trứng gia cầm

1975

38.349

35.799

15.101

19.538


1980

43.724

41.674

18.684

22.232

1985

45.551

52.683

25.965

26.251

1990

49.285

59.973

31.206

30.764


1995

53.363

69.873

41.041

35.232

2000

54.207

80.091

54.771

42.857

2005

56.951

90.095

69.191

51.690


2010

60.437

102.523

81.014

59.233

Tốc độ tăng (%)

57.6

186.4

436.5

203.2

(Nguồn: Theo số liệu Cục chăn nuôi)
Sản lượng thịt và trứng của các nước đang phát triển cao hơn các nước
phát triển. Hiện tại. sản lượng thịt của các nước đang phát triển chiếm 55% sản
lượng thịt thế giới. sản lượng trứng chiếm 68%. Mặt khác. do tốc độ phát triển
nhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc. Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thị
phần bởi các nước châu Á. Mỹ La tinh như: Trung Quốc. Brazil [41].
Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm
giữa của thập kỷ 80 thịt gà chiếm 88.3% tổng lượng thịt gia cầm sau đó giảm
xuống và ổn định ở mức 86%. phần còn lại là các loại thịt gia cầm khác như thịt

gà tây. thịt vịt. thịt ngan và thịt ngỗng. Ở các nước đang phát triển chủ yếu sản
xuất các loại thịt gia cầm (gà. vịt. ngan. ngỗng). còn thịt gà tây chỉ được sản
xuất với lượng nhỏ ở các nước phát triển [41].


18

Bảng 1.2. 10 quốc gia đứng đầu về sản lượng thịt gia cầm trên thế giới
Sản lượng
Quốc gia

Stt

năm 1975
(1.000 tấn)

Tỷ lệ
(%)

Sản lượng
năm 2010
(1000 tấn)

Tỷ lệ
(%)

1

Mỹ


4.645

30.8

18.538

22.9

2

Liên Xô

1.071

4.1

14.689

18.1

3

Trung Quốc

971

6.4

8.895


11.0

4

Pháp

637

4.2

2.272

2.8

5

Italia

626

4.1

1.971

2.4

6

Anh


578

3.8

1.965

2.4

7

Tây Ban Nha

499

3.3

1.573

1.9

8

Nhật Bản

490

3.2

1.341


1.7

9

Canada

447

3.0

1.268

1.6

10

Brazil

378

2.5

1.240

1.5

Tổng 10 nước

10342


68.4

53.752

66.3

Thế giới

15101

100

81.014

100

(Nguồn: Theo số liệu Cục chăn nuôi)
Ngành chăn nuôi gia cầm có biến động mạnh trong những năm qua: sản
lượng tăng mạnh theo thời gian. sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước
đang phát triển tăng cao hơn so với các nước phát triển.
Các nước ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ đặc biệt là Trung Quốc và
Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm. Sản lượng trứng
gia cầm năm 2010 của các nước đang phát triển chiếm 68% tổng sản lượng
trứng thế giới. chỉ riêng Trung Quốc chiếm 41.1%; Sản lượng thịt chiếm 55%
sản lượng thịt thế giới. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh ở một số nước Đông.
Nam Á và Nam Mỹ như Trung Quốc và Brazil.
Ngược với Trung Quốc. Brazil là quốc gia có nhiều hạn chế về khả năng
cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia cầm như khô dầu đậu tương. Do



19

vậy để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi gia cầm như hiện nay có
thể đẩy giá khô dầu đậu tương lên cao làm cho giá gia cầm thế giới cũng tăng
theo và đây cũng là bài học giống như đối với thị trường thép trong mấy năm
qua.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm
Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất. vòng đời ngắn
nhất. vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt. vì vậy trong những năm gần
đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm
nghèo. Gia cầm được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Đàn gà 75%
tập trung ở các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 cũ trở ra). trong khi đàn vịt lại phân bố
tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (hơn 50% tổng đàn vịt cả nước).
Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức quảng canh. bán
thâm canh trong các nông hộ. mỗi hộ 20 - 30 con. một số ít nuôi thâm canh
(công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con. Thịt gia cầm
sản xuất ra chiếm 15% lượng thịt các loại. chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
Trứng gia cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (dưới 50
quả/người/năm). Các giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương
(80%) năng suất thấp. các giống cao sản nhập nội năng suất cao hãy còn ít
(20%). Những năm gần đây xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn. lông
màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh.
Theo số liệu của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT sau gần 20
năm đổi mới chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ tăng
trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn. Ngành chăn nuôi đạt 9059.8
tỷ đồng năm 1986 và tăng lên 21.199.7 tỷ đồng năm 2006 chiếm 17.8 đến
21.3% giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1.701
tỷ đồng năm 1986 tăng lên 3.712.8 tỷ đồng năm 2006 chiếm 18 - 19% trong



20

chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia cầm chỉ đứng sau chăn nuôi lợn. có vai trò
quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Tổng đàn gia cầm năm 1989 có 99.9 triệu con đến 2012 đạt 284 triệu con
(gà 185 triệu con; vịt. ngan. ngỗng 69 triệu con). tốc độ tăng bình quân
7.85%/năm. Trong đó số lượng đàn gà thời gian 1990 - 1993 tăng từ 80.18 triệu
con lên 185 triệu con. tốc độ tăng bình quân 7.7%/năm. Một số vùng kinh tế
sinh thái có số lượng gia cầm lớn như: Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông
Bắc Bộ là hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 50 và 34.5 triệu
con; vùng Bắc Trung Bộ 27 triệu con; Đồng bằng Sông Cửu Long 26.6 triệu
con (chủ yếu là thuỷ cầm); Đông Nam Bộ 20.4 triệu con .
Sản lượng trứng gia cầm năm 2012 đạt 5.79 tỷ quả. trong đó có khoảng
3.90 tỷ quá trứng gà và 1.89 tỷ quả trứng vịt các loại. Trong cơ cấu tổng thu từ
ngành chăn nuôi từ ngành chăn nuôi của hộ gia cầm. mức thu nhập từ các vật
nuôi có sự khác biệt lớn: thu từ chăn nuôi lợn 68%. thu từ chăn nuôi gia cầm
19.02%. thu từ chăn nuôi khác 12.6% (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống
kê). ước tính giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm năm 2012 đạt khoảng 28 ngàn
tỷ đồng [6].
Bảng 1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn vị

2008

2009

2010


2011

2012

SL gia cầm

Tr. con

218.2

219.9

220.9

226.03

247.3

Số lượng gà

Tr. con

159.2

159.9

152.0

157.97


179.0

SL thịt gia cầm

Ng. tấn

316.4

321.9

340.4

358.77

417.0

(Nguồn: Theo số liệu Cục chăn nuôi)
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản
xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đoạn 2008 - 2012 đạt
2.74% về số lượng đầu con. trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9.02% và


21

giảm trong dịch cúm gia cầm 6.67%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 218.2 triệu
con năm 2008 và đạt cao nhất vào năm 2012: 247.3 triệu con. Do dịch cúm gia
cầm. năm 2008. đàn gà giảm còn 159.23 triệu con. bằng 86.2% năm 2006; năm
2009. đàn gà đạt 159.89 triệu con. tăng 0.9% so với 2007. Chăn nuôi gà chiếm

72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm[36].
1.2.2.2. Tình hình kinh doanh gia cầm
* Tình hình buôn bán. giết mổ. chế biến gia cầm
Hệ thống giết mổ. chế biến gia cầm ở nước ta hết sức lạc hậu. Hầu hết
gia cầm (cả gà và vịt) được giết mổ thủ công. phân tán ở khắp mọi nơi (tại chợ
buôn bán gia cầm. trên hè phố. trong thôn xóm. trong hộ gia đình v.v...); vệ sinh
an toàn thực phẩm không bảo đảm. Cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến
thịt. nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò. sản lượng thịt
gà. vịt không đáng kể. Vì vậy. hơn 95% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụ ở
dạng tươi sống .
Do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. nhiều địa phương. doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở. dây
chuyền giết mổ. chế biến sản phẩm gia cầm.
Tính đến ngày 01/3/2012. toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ. chế biến gia
cầm. và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó. Đồng bằng sông Cửu
Long có 45 cơ sở. Đông Nam Bộ: 26. Đồng bằng sông Hồng: 26. Nam Trung
Bộ: 11. Tây Nguyên: 11. Đông Bắc: 9. Bắc trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở.
với công suất giết mổ gần 90.000 con/ngày. Một số tỉnh. thành phố tổ chức tốt
việc giết mổ. chế biến tập trung như Đà Nẵng. Hà Nội. đặc biệt là Thành phố
Hồ Chí Minh. với công xuất giết mổ gần 60.000 con/ngày nhưng đã quy hoạch
từ hơn 50 cơ sở nhỏ lẻ tập trung thành 3 cơ sở giết mổ tập trung để giám sát
chặt chẽ cả đầu vào. đầu ra.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghiệp. tự động. với
công xuất lớn như Công ty Phú An Sinh. An Nhơn. Vinafood. Huỳnh Gia


22

Huynh Đệ. Công ty cổ phần Phúc Thịnh v.v...Nhiều doanh nghiệp đã phát triển
chăn nuôi gắn liền với giết mổ. chế biến của đơn vị để đảm bảo khép kín. an

toàn nguồn nguyên liệu.
* Tình hình thị trường sản phẩm
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước.
Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi. trong các chợ nông thôn. chợ phiên.
chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến. không bao gói.
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Tập quán. truyền thống chợ làng quê. thói quen sử dụng sản phẩm tươi
sống của người tiêu dùng đã hình thành từ lâu. khó thay đổi ngay.
+ Nguồn thu nhập thấp. khó chấp nhận sản phẩm chế biến. giá thành cao.
+ Chăn nuôi tự cung. tự cấp. giết mổ tại nhà.
+ Nhà nước và các địa phương chưa có quy hoạch và chính sách hỗ trợ
công nghiệp chế biến. giết mổ.
Từ những nguyên nhân trên. làm cho thị trường sản phẩm qua giết mổ.
chế biến trong thời gian dài không thể phát triển.
Do tâm lý e ngại lây truyền bệnh dịch. do không có công nghiệp chế
biến. giết mổ. sản phẩm không được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm nên người dân không sử dụng sản phẩm gia cầm. Trong thời gian từ tháng
9-12/2006. thị trường gần như hoàn toàn đóng băng. sản phẩm thịt. trứng ứ
đọng. gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và gây thiệt hại cho cả
người tiêu dùng. Điều đó cho thấy. khi công nghiệp chế biến. giết mổ chưa phát
triển thì cả chăn nuôi và thị trường đều không bền vững.
Hiện nay một số tỉnh. thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách
hỗ trợ. khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây
dựng các cơ sở giết mổ. chế biến tập trung. cung cấp cho thị trường một lượng
sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định. bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử
dụng sản phẩm qua chế biến. giết mổ cho người tiêu dùng.


23


Tuy nhiên. trong thời gian gần đây. sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng.
việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng. xu hướng vận chuyển.
buôn bán. sử dụng gia cầm sống. nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều
hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong
việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp.
1.2.2.3. Những tồn tại và khó khăn trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Chăn nuôi gia cầm mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ
nhưng còn mang nặng tính tự cấp tự túc và manh mún.
Hệ thống giống gia cầm còn nhiều bất cập. năng suất và tiềm năng di
truyền các giống trong nước còn quá thấp. chưa được chọn lọc. cải tạo. phục
tráng. Mặc khác. chăn nuôi trong nông hộ chưa được đầu tư. người dân nuôi lẫn
cả gia cầm đẻ. thịt nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Trong thời gian qua một số giống gia cầm cao sản nhập nội chủ yếu là
giống bố mẹ. thương phẩm. Mặt khác nuôi trong điều kiện trang thiết bị lạc hậu
xuống cấp. chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên không phát huy được tiềm năng
con giống. sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn nhiều hạn chế.
Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tại chỗ hợp lý. mất cân đối về giá trị dinh
dưỡng; bảo quản. chế biến nguyên liệu thức ăn kém nên bị mốc. mọt. độc tố
nhiều. Thức ăn sản xuất ra bán với giá cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế của người chăn nuôi.
Công tác thú y tuy có nhiều tiến bộ nhưng chưa bảo đảm được an toàn
dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm nuôi chăn thả trong dân thấp. đặc
biệt dịch cúm gia cầm còn đang phức tạp gây cản trở cho sự phát triển sản xuất.
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy như pháp lệnh thú y. pháp
lệnh về quản lý giống vật nuôi nhưng trên thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống.
Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém. giống và sản phẩm chăn nuôi
nhập lậu chưa được ngăn chặn triệt để để gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất
trong nước đồng thời không kiểm soát được nguồn lây lan dịch bệnh .



×