Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng thâm canh cây bương mốc (dendrocalamus sp1) tại huyện ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------------

VŨ QUỐC PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT
TRỒNG THÂM CANH CÂY BƯƠNG MỐC (Dendrocalamus sp1)
TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN

Hà Nội - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng, được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận
văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.


Mọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân cho việc hoàn thành luận văn
đều được tác giả chân thành cảm ơn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
Người làm cam đoan

Vũ Quốc Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng thâm
canh cây Bương Mốc (Dendrocalamus sp1) tại huyện Ba Vì – Hà Nội” được hoàn
thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ khóa 2010 - 2012 tại trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm
nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm
nghiệp; Các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc
sản. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và
giúp đỡ quý báu đó. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Văn Thành đã
cho tác giả kế thừa số liệu và làm cộng tác viên của đề tài để hoàn thành luận văn
này.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS.
Nguyễn Huy Sơn, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý
báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu chưa
nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được

sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vũ Quốc Phương


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hính, sơ đồ, biểu đồ ................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Phân loại và phân bố các loài tre trúc trên thế giới ................................. 3
1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống tre trúc................................................. 3
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc .............................................. 9
1.1.4. Nghiên cứu kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng măng và thân khí
sinh .................................................................................................................. 11
1.1.5. Nghiên cứu về cây Bương mốc ............................................................. 14
1.2. Trong nước ............................................................................................... 15
1.2.1. Phân loại và phân bố các loài tre trúc ở Việt Nam ............................... 15

1.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật chọn và nhân giống tre trúc ............................. 15
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc ............................................ 15
1.2.4. Nghiên cứu kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng măng và thân khí
sinh .................................................................................................................. 16
1.3. Nghiên cứu về cây Bương mốc ................................................................ 17
1.4. Thảo luận .................................................................................................. 18


iv

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 19
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 19
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 19
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
2.3.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái cây Bương mốc tại Ba Vì ............ 19
2.3.2. Đánh giá thực trạng gây trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ
măng Bương mốc tại Ba Vì............................................................................. 20
2.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật chiết cành và giâm hom cây Bương mốc ............ 20
2.3.4. Bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây
Bương mốc ...................................................................................................... 20
2.3.5. Nghiên cứu kỹ thuật phục tráng rừng Bương mốc đã già cỗi ............... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát....................................................... 20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 21
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI - KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
3.1. Vườn Quốc gia Ba Vì............................................................................... 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng đệm ....................................................... 34
3.2. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì............................................................... 35
3.2.1. Vị trí địa lý và địa hình ......................................................................... 35
3.2.2. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 36


v

3.2.3. Đất đai ................................................................................................... 36
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 38
4.1. Đặc điểm sinh thái cây Bương mốc tại Ba Vì.......................................... 38
4.1.1. Đặc điểm khí hậu. ................................................................................. 38
4.1.2. Đặc điểm đất đai.................................................................................... 39
4.1.3. Một số đặc điểm địa hình nơi gây trồng Bương mốc ........................... 43
4.2. Thực trạng gây trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ măng Bương mốc tại
Ba Vì................................................................................................................ 44
4.2.1. Về diện tích gây trồng ........................................................................... 44
4.2.2 Kỹ thuật trồng ........................................................................................ 45
4.2.3. Khả năng sinh trưởng của Bương mốc ................................................. 48
4.2.4. Thực trạng kỹ thuật khai thác và chế biến măng .................................. 50
4.2.5. Thực trạng thị trường tiêu thụ măng Bương mốc ................................. 52
4.3. Kỹ thuật chiết cành và giâm hom Bương mốc......................................... 54
4.3.1. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành Bương mốc.......... 54
4.3.2. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom Bương mốc .......... 63
4.4. Kết quả bước đầu của 1 số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh ............ 66
4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây Bương
mốc .................................................................................................................. 66

4.4.2. Ảnh hưởng đồng thời của loại giống và phân bón đến sinh trưởng của
Bương mốc ...................................................................................................... 70
4.5. Kỹ thuật phục tráng rừng Bương mốc già cỗi.......................................... 73
4.5.1. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất măng trên mô hình cải tạo .... 73
4.5.2. Ảnh hưởng của biện pháp chặt tỉa cây già đến năng suất măng ........... 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1

Ký hiệu

Giải thích

CT

Công thức

2

CTTN

Công thức thí nghiệm

3


D05

Đường kính lóng thứ 5

4

Doo

Đường kính gốc

5

D buị

Đường kính bụi

6

F

Tiêu chuẩn Fisher

7

Hvn

Chiều cao vút ngọn

8


HSSM

Hệ số sinh măng

9

IAA

Acid-3- indolaxetic

10

IBA

Indole Butyic Acid

11

NAA

Naphthalence acetic acid

12

N

Mật độ

13


NXB

Nhà xuất bản

14

OTC

Ô tiêu chuẩn

15

ppm

Đơn vị tính nồng độ (phần triệu)

16

PTPS

Phân tích phương sai

17

S

Sai tiêu chuẩn

18


SPSS

Statistical Products for Social Services

19

TB

Trung bình


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

4.1

Đặc điểm khí hậu khu vực đã trồng Bương mốc ở Ba Vì năm 2009

38

4.2

Tính chất vật lý của đất dưới tán rừng Bương mốc


41

4.3

Tính chất hóa học của đất dưới tán rừng Bương mốc

42

4.4

Đặc điểm địa hình nơi gây trồng Bương mốc

44
46

4.6

Kết quả tổng hợp kinh nghiệm và các biện pháp kỹ thuật trồng
Bương mốc tại Ba Vì
Khả năng sinh trưởng của Bương mốc ở các vị trí khác nhau

4.7

Giá bán măng trong 3 năm (2009 -2011) ở thôn Yên Sơn

53

4.8


Ảnh hưởng của tuổi cành và nồng độ thuốc đến tỉ lệ ra rễ

55

4.9

Chất lượng rễ của cành chiết ở các tuổi và nồng độ IBA khác nhau

57

4.5

4.10

49

Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ của cành
chiết

58

4.11 Chất lượng rễ trong các CTTN sau 4 tuần

62

4.12 Kết quả sau 50 ngày giâm hom với 2 loại hom khác nhau

64

4.13 Bảng kết quả sau 50 ngày với các loại thuốc và nồng độ khác nhau


65

4.14 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng giống gốc

67

4.15

Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng bằng
giống hom cành.

69

4.16 Ảnh hưởng của giống và phân bón đến sinh trưởng của Bương mốc
4.17 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất măng

71

4.18 Ảnh hưởng của chặt bỏ cây già đến năng suất măng

76

4.19 Ảnh hưởng của thời gian để cây mẹ đến năng suất măng.

77

73



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên Hình

TT

Trang

4.1

Hình thái phẫu diện đất tại Ba Vì

40

4.2

Sinh trưởng Bương mốc tại Ba Vì

50

4.3

Măng đạt tiêu chuẩn khai thác

51

4.4

Khai thác và sơ chế măng


52

4.5

Cành 1 tuổi trước khi bó bầu

56

4.6

Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với IBA (500ppm)

56

4.7

Cành 1 tuổi trước khi bó bầu

60

4.8

Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với IBA (500ppm)

60

4.9

Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với IBA (1000ppm)


60

4.10 Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với IBA (2000ppm)

60

4.11 Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với IBA (1500ppm)

61

4.12 Cành 1 năm tuổi sau 2 tuần chiết với NAA (2000ppm)

61

4.13 Bương mốc trồng bằng giống gốc sau 1 tháng

72

4.14 Bương mốc trồng bằng giống cành sau 1 tháng

72

4.15 Giống gốc và giống cành sau khi trồng 3 tháng

72

4.16 Mô hình chưa được cải tạo

74


4.17 Mô hình đã cải tạo

75

4.18 Mô hình không chặt cây già

76

4.19 Mô hình chặt bỏ cây già

76

4.1
4.2

Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của tuổi cành và nồng độ thuốc đến
tỉ lệ ra rễ
So sánh tỷ lệ ra rễ giữa cành 1 năm tuổi và cành 2 năm tuổi khi
sử dụng IBA theo các nồng độ

55
57


ix

4.3
4.4


Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của loại thuốc kích thích ra rễ đến
chất lượng cây giống
So sánh tỷ lệ ra rễ của các công thức thí nghiệm

theo các

nồng độ khác nhau trong chiết cành

59
62

4.5 So sánh tỷ lệ ra rễ của 2 loại hom

64

4.6 Tỷ lệ ra rễ của các loại thuốc với các nồng độ khác nhau

66

1.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới tre trúc có khoảng 1250 loài thuộc 75 chi và phân bố ở
hầu hết các châu lục trừ châu Âu. Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc
họ Hòa thảo (Poaceca hoặc có khi còn gọi là Gramineae), dễ trồng, sinh

trưởng nhanh, sớm khai thác, dễ chế biến và có nhiều đặc tính phù hợp với
nhu cầu sử dụng của con người nên được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như làm vật liệu xây dựng nhà cửa (tre, luồng), nguyên liệu sản xuất
giấy, làm thực phẩm (các loại măng), làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, làm
nhạc cụ…Hiện nay diện tích rừng tre trúc trên thế giới có khoảng 14 triệu ha
và tre trúc đã trở thành loài cây quan trọng đối với người dân nghèo nông
thôn (Rao and Rao,1999) [19].
Việt Nam có thành phần loài tre khá phong phú, nhưng hiện nay chỉ
mới có một số ít loài được nghiên cứu gây trồng như Luồng, Diễn trứng, Vầu
đá, Tre gai…Bương mốc là một trong những loài tre có kích thước lớn nhất ở
Việt Nam, chiều cao từ 13-15m, đường kính từ 20-25cm. Loài tre này được
người Dao mang đến vùng Ba Vì trồng trên sườn và chân núi Ba Vì khoảng
100 năm trước đây khi họ di cư đến vùng này. Diện tích trồng tập trung chủ
yếu ở một số xã vùng đệm của vườn Quốc gia Ba Vì. Bương mốc cho măng
ăn ngon, năng suất cao, nên giá trị cao hơn so với các loài tre cho măng khác
trong vùng, kể cả tre Bát độ nhập từ Trung Quốc, kỹ thuật chăm sóc Bương
mốc lại đơn giản, không cần phải thâm canh với cường độ cao như tre Bát độ.
Nhưng hiện nay việc gây trồng loài cây này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là
việc mở rộng diện tích gây trồng do hệ số nhân giống thấp, chủ yếu nhân
giống bằng gốc, mỗi cây chỉ cho 1 hom gốc, nên số lượng giống cung cấp cho
sản xuất còn rất hạn chế. Bên cạnh đó những hiểu biết về đặc điểm sinh thái
cũng như kỹ thuật trồng thâm canh của loài cây này còn chưa đầy đủ. Chính


2

vì vậy, để góp phần làm cơ sở khoa học phát triển cây Bương mốc tại Ba Vì
nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân địa phương, đồng thời
góp phần vào việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái cho khu vực vùng
ven thủ đô Hà Nội thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phương pháp nhân

giống và kỹ thuật trồng thâm canh loài cây này là rất cần thiết, có ý nghĩa cả
khoa học và thực tế sản xuất.
Đề tài luận văn này là một trong những nội dung quan trọng của đề tài
cấp thành phố (Hà Nội) do Thạc sỹ Lê Văn Thành là chủ nhiệm, thực hiện tại
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2010 đến nay, tác giả là cộng
tác viên của đề tài. Tuy đề tài chưa tổng kết nhưng được sự đồng ý của chủ
nhiệm đề tài, tác giả luận văn kế thừa số liệu và mô hình, đồng thời bổ sung
thêm một số thông tin khác để hoàn thành luận văn thạc sỹ theo chương trình
đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam khóa 2010 –
2012.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Phân loại và phân bố các loài tre trúc trên thế giới
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hòa thảo (Poaceca hoặc
có khi còn gọi là Gramineae). Chúng được tìm thấy phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, từ vùng thấp tới độ cao 4000m so với mặt
nước biển, song tập trung ở vùng thấp và đai cao trung bình, mọc hoang dại
hoặc được gây trồng, đặc điểm nổi bật của chúng có mặt trong nhiều hoàn
cảnh sinh thái khác nhau (Dransfield and widjaja, 1995) [32]. Trên thế giới tre
trúc có khoảng 1250 loài thuộc 75 chi và có mặt ở mọi châu lục, trừ châu Âu.
Trong đó, châu Á có số lượng loài phong phú nhất với khoảng 900 loài thuộc
65 chi (Rao and Rao, 1999) [19]. Ở châu Á thì Trung Quốc là nước có nhiều
loài tre trúc nhất với 500 loài thuộc 39 chi. Sau Trung Quốc là Indônexia với
135 loài thuộc 21 chi và xếp thứ 3 là Ấn Độ có 130 loài, thuộc 18 chi. Theo
Dransfield and widjaja (1995) [32] thì ở Đông Nam Á có khoảng 200 loài tre,

thuộc 20 chi. Trong đó chi Bambusa có nhiều loài nhất, khoảng 37 loài, sau
đó đến chi Schizostachyum khoảng 30 loài và chi Dendrocalamus có khoảng
29 loài. Bên cạnh đó có tới 8 chi tre trúc ở Đông Nam Á chỉ có từ 1 đến 2 loài
mà thôi.
1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống tre trúc
* Giâm hom cành:
Nghiên cứu về giâm hom tre đã được nhiều công trình đề cập đến với
các kỹ thuật khác nhau để phục vụ trồng rừng tre trúc. Có thể kể đến một số
công trình đã nghiên cứu điển hình như sau:
Theo nghiên cứu của A.N. Rao và V. Ramanatha (2000) [20] cho thấy
nhân giống sinh dưỡng là phương pháp có thể áp dụng với hầu hết các loài


4

tre. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành là một phương pháp có thể
sử dụng với tính thực tiễn và hiệu quả cao, là một phương pháp phổ biến cho
các vườn ươm thương mại với quy mô lớn. Phương pháp này thường được sử
dụng cho các loài có rễ khí sinh tại gốc của các cành ngang. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng cành lớn có nhiều khả năng ra rễ hơn cành nhỏ. Các rễ khí
sinh thường ít, nhỏ, nhưng trái lại ở trong đất chúng lớn hơn và mọc thành
cụm. Khả năng ra rễ của mỗi loài là khác nhau và phụ thuộc vào kích thước
của đoạn hom và độ dày vách của lóng. Tre vách dày có khả năng ra rễ cao
hơn vì có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho hom nhiều hơn. Khi nghiên cứu
nhân giống cho loài Bambusa vulgaris, tác giả đã chỉ ra rằng hom cành 2-3
năm tuổi là vật liệu tốt nhất để nhân giống, mỗi hom phải có ít nhất một mắt
ngủ hoặc một đốt cành, cành được cắt sát ở cổ, cho vào túi bầu Polyetylen có
kích thước thích hợp bao gồm hỗn hợp đất trộn lẫn xơ dừa vụn với tỷ lệ 1:5,
tưới nước thường xuyên trong thời gian một tuần sau khi cho vào túi, sau 3-4
tuần thì bắt đầu ra chồi và ra rễ.

Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc năm 2001 [21]
đã cho thấy sử dụng các hom cành to cho tỷ lệ sống cao và đạt tới 83,75%,
nếu sử dụng cành nhỏ tỷ lệ sống rất thấp, chỉ khoảng 10%. Hom cành có thể
lấy ở cây 1 năm tuổi, có trên 2 mắt, đường kính cành khoảng 1cm, chiều dài
hom khoảng 30cm và cắt vát ở phần trên với góc 45 độ, để lại 3-5 lá trên cành
là tốt nhất.
Nghiên cứu của Fu Maoyi và các cộng sự (2000) [26] về giâm hom
bằng cành cũng cho thấy chọn cành để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1-2 năm
và lấy từ cây 3 năm tuổi. Kích thước hom dài từ 40-50cm, có từ 2 đến 3 đốt,
khi giâm hom được đặt nghiêng so với luống và lấp đất dày từ 5-6cm, để đầu
trên của cành trồi lên khỏi mặt đất. Luống giâm hom nên được che phủ bằng
lá hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Tác giả cho rằng nhân giống


5

bằng hom cành có nhiều thuận lợi, sẽ không hoặc có rất ít tổn thương và khả
năng ra măng ở gốc cây mẹ. Thời vụ giâm hom có thế tiến hành vào tháng 2
đến tháng 9 hàng năm, tốt nhất từ tháng 2-3 cho tỷ lệ sống cao hơn, cành lấy
hom có kích cỡ nhỏ thường dễ dàng xử lý, vận chuyển và có chi phí thấp hơn
cành lớn. Trồng cây hom có sự phát triển tốt về hệ rễ và cho tỷ lệ sống cao.
Một nghiên cứu khác của trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc
(2008) [23] cho thấy nhân giống hom vào mùa xuân từ tháng 3-4 thì tốt hơn
vì nhiệt độ và độ ẩm thời gian này thường cao, thuận lợi cho hom nảy chồi và
cây mẹ không sinh măng trong thời gian này, do đó giàu dinh dưỡng để cung
cấp cho hom cành, vì vậy cho tỷ lệ hom sống cao. Vào mùa thu khi măng đã
lên cao, chất dinh dưỡng giảm. Nếu sử dụng cành trong thời gian này sẽ dễ
dàng mọc mầm nhưng không ra rễ. Vì vậy, tỷ lệ sống rất thấp. Giâm hom
bằng cành chỉ chọn những cành chính tròn mập, mắt khoẻ từ 3 năm tuổi,
đường kính lóng cành lớn hơn 1cm. Sau khi cắt hom cành được ngâm trong

nước để ở nơi râm mát, sau khi ngâm vào thuốc kích thích ra rễ NAA (20100ppm) trong 12 giờ. Tạo rãnh sâu 30cm và rộng 30cm để giâm cành với
khoảng cách từ 15-18cm, sau đó phủ đất và chỉ để 3 đốt có lá thò lên trên mặt
đất. Giẫm đất chặt xung quanh và phủ rơm rạ, tưới nước đủ ẩm.
* Giâm hom thân khí sinh:
Victor Cusack (1997) [31] nghiên cứu sử dụng hom thân cho thấy tỷ lệ
thành công của nhân giống bằng hom thân có sự khác nhau giữa các loài tre
và phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật áp dụng, thời gian nhân giống tốt
nhất thường vào mùa xuân. Chọn những cây mẹ trưởng thành khoảng 2-3
năm tuổi, cắt thành các đoạn với chiều dài từ 1,5-2m, cắt bỏ tất cả các cành và
lá, có thể để lại các cành chính ở một số đốt. Đoạn hom thân được giâm trong
rãnh đất ở độ sâu 15cm, các cành dài để nhô lên khỏi mặt đất, tưới nước hàng
ngày trong tuần đầu, sau đó trong khoảng 3 tuần tiếp theo mỗi tuần tưới 2 lần,


6

thường xuyên giữ đất đủ ẩm ở những tuần kế tiếp. Sau 4 tuần thì bắt đầu xuất
hiện cành và lá mới phát triển từ các mắt, nếu gặp điều kiện thuận lợi rễ sẽ
phát triển và tạo thân ngầm và măng mới. Tác giả đã đề xuất sử dụng 2 loại
hom là hom thân 1 đốt và hom thân 2 đốt.
A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) [20] nghiên cứu về giâm hom
thân cũng cho rằng đây là một phương pháp có hiệu quả để nhân giống các
loài tre có vách dày và kích thước lớn (đường kính từ 8-12cm) như Bambusa
blumeata…. Chọn những cây 1 năm tuổi để nhân giống bằng hom thân, có thể
cắt đoạn hom có từ 1 đến 2 đốt. Hom được cắm xuống đất với một góc 450 và
độ sâu 20cm. Phần đốt được đặt trong các môi trường ra rễ với một mắt hở ở
bên trên, tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày, sau 2 - 4 tuần chồi mới có thể xuất hiện.
Khi nghiên cứu nhân giống hom thân 1 đốt, Fu Maoyi và cộng sự
(2000) [26] cũng cho thấy nên chọn cây mẹ từ 1 - 2 năm tuổi, hạ cây và cắt
thành từng khúc, mỗi khúc có từ 1 - 2 lóng. Nếu cây mẹ có đường kính

khoảng 4cm thì có thể chọn được ra 10 đốt để làm hom. Nếu cây mẹ có
đường kính ≥ 6cm có thể chọn từ 15 – 20 đốt để làm hom. Sau khi chọn được
đoạn hom làm giống, vận chuyển đến vườn ươm phải cẩn thận, tránh làm tổn
thương các hom, nhất là tổn thương các mắt ngủ. Hom được cắt ở phần lóng,
cách đốt có mắt về 2 phía từ 6 – 9cm. Khi giâm hom cần phải tủ lên trên
luống bằng rơm rạ để giữ ẩm. Tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Ngoài ra, tác giả
cũng chỉ ra rằng các loài tre có vách mỏng thường nhân giống bằng phương
pháp này cho tỷ lệ thành công thấp, chỉ đạt khoảng 30%. Vì vậy phương pháp
này áp dụng cho các loài tre vách dày thích hợp hơn.
Fu Maoyi và cộng sự (2000) [26] đã đưa ra một phương pháp nhân
giống bằng cách chặt ngọn của những cây tre non đã đạt chiều cao tối đa để
kích thích sự phát triển của mắt. Khi mắt đủ lớn, ngả cây xuống luống có độ
rộng và độ sâu từ 10-15cm, phủ cây bằng hỗn hợp phân bón và đất dày từ 2-3


7

cm sau đó phủ tiếp một lớp cỏ khô. Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khi cây được ngả từ tháng 2 -3 măng sẽ mọc từ
tháng 4 -5 và rễ sẽ phát triển vào tháng 7 – 8. Sau 1 năm cây đạt chiều cao
khoảng 120cm và có thể đem trồng. Phương pháp này được khuyến cáo áp
dụng cho các loài tre có vách dày trung bình. Ngoài ra, ông cũng đưa thêm
phương pháp nhân giống hom thân 2 đốt. Trong phương pháp này việc lựa
chọn cây mẹ, lựa chọn số đốt để làm hom, cách cắt hom cũng tương tự như
phương pháp nhân giống hom thân1 đốt, chỉ khác ở chỗ mỗi khúc sẽ bao gồm
2 đốt. Nhân giống với 2 đốt có thể cho tỷ lệ sống của cây cao hơn so với loại
1 đốt nhưng thấp hơn so với toàn bộ cây.
* Nhân giống gốc:
Nhân giống gốc được một số tác giả đánh giá là có tỷ lệ thành công
cao. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu của Zhou Fangchun (2000) [30] chỉ ra rằng sử dụng giống
gốc thích hợp cho các loài thuộc các chi Bambusa, dendrocalamus,
sinocalamus… Gốc được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh, từ 2-3 năm tuổi,
không sâu bệnh. Chọn gốc có một ít rễ, cắt phần thân khí sinh chỉ để lại chiều
dài khoảng 1m, giữ lại rễ, thân ngầm và 5-6 cành lá ở các đốt gần gốc.
Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [31] cho thấy nhân giống bằng
gốc có thể đạt được tỷ lệ sống 100%. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những
loài tre có kích thước nhỏ. Trong phương pháp này, gốc được đào bao gồm rễ
và phần đất xung quanh, mỗi gốc có từ 3-4 mắt, phần trên của thân khí sinh
để lại từ 3-4 đốt.
Nghiên cứu của A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) [20] cũng cho
thấy nhân giống tre sử dụng giống gốc 1 năm tuổi là tốt nhất, vì gốc có khả
năng ra rễ mạnh nhất. Phương pháp này thành công ở các loài tre vách dày,
trồng tốt nhất vào mùa mưa. Tác giả cũng cho thấy có khoảng 3-7 mắt to của


8

gốc cây mẹ 1 năm tuổi có xu hướng sinh măng đồng thời, nhưng chỉ 1 hoặc 2
mắt mọc hoàn chỉnh. Đây là một hạn chế của phương pháp trồng thân củ,
ngoài ra phương pháp này có chi phí cao và hệ số nhân giống thấp.
* Nuôi cấy mô:
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các loài tre cũng đã
được một số nước trên thế giới thử nghiệm và đã đạt được những thành công
nhất định. Có thể kể đến một công trình như sau:
Trung tâm nghiên cứu tre Trung quốc (2008) [23] đã đưa ra một số loại
môi trường và mô cấy thường được sử dụng là: Phần mô cắt ở mắt có chứa 1
chồi nách được đặt trong môi trường bao gồm muối khoáng cơ bản MS,
vitamin bổ xung với đường mía saccarozơ 88 µm, 6g thạch trắng/lít, NAA
(2,7; 5,4 hoặc 10,8 µm), và BA (2,2; 4,4; 8,8; 22,0 hoặc 44,0µm). Phần mô lá

(1cm2) từ măng non dưới đất được đặt trong môi trường MS bổ xung 2,4 –
dichlorophenoxyacetic acid (2,4D) (4,5; 13,5; 27,0; 40,5; hoặc 81,1 µm) và
NAA (2,7 hoặc 5,r4µm). Phần mô phân sinh đỉnh cắt từ măng (0,1cm) sử
dụng môi trường MS + 2,4D (0,45; 2,3; 4,5 hoặc 9,0) + NAA (0,54; 2,7 hoặc
5,4) hoặc thay NAA bằng BA (2,2 hoặc 4,4mm) với nước dừa (10%, 20%).
Phần cụm hoa non gồm hoa mới kích thước nhỏ hơn 0,1cm được nuôi trong
tối và sáng trên môi trường MS+ 2,4D (11,3; 22,5; hoặc 45,0 µm) + NAA
(5,4µm). Phần hạt non với môi trường MS + BA (0,44; 1,1; 2,2; 4,4; hoặc 8,8)
+ NAA (2,7 hoặc 5,4) + 2,4D (0,45; 2,3; 4,5; 9,0; 13,5 hoặc 27).
Kết quả nghiên cứu của Rungnapar Pattanavibool (1998) [29] cho 2
loài tre gồm Dendrocalamus membranaceus và D. brandisii tại Thái Lan cho
thấy cây con sau 4 tháng nuôi cấy mô đã đủ tiêu chuẩn cấy ra môi trường
ngoài và sinh trưởng tốt trong vườn ươm. Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều
loài tre được phát triển bằng phương pháp nuôi cấy mô đã không có sự bất
thường sau khi trồng sau từ 4-6 năm.


9

* Nhân giống bằng hạt:
Nhân giống bằng hạt cũng đã được thực hiện ở một số nước như Thái
Lan, Trung Quốc,… Tuy nhiên, nhân giống bằng hạt có nhiều hạn chế do tre
có chu kỳ ra hoa rất dài, trung bình 60-70 năm mới có một lần ra hoa, mặt
khác nhiều loài cho hạt nhưng khả năng nảy của hạt mầm thấp. Nghiên cứu
tại trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung quốc (2008) [23] cho thấy hạt tre phải
để ở trạng thái khô nhất định, nhưng mức độ khô phụ thuộc vào từng loài, độ
ẩm phần lớn được giữ ở giới hạn từ 5-12%, hạt được đóng trong túi vải hoặc
túi đay và bảo quản lạnh, khô và ở nơi thoáng gió. Lưu trữ hạt không quá nửa
năm, trong trường hợp cần lưu trữ lâu hơn, có thể bảo quản ở điều kiện lạnh
với nhiệt độ từ 0-50C, ở điều kiện này khả năng nảy mầm của hạt giống có thể

duy trì được trên 1 năm. Xử lý hạt bằng cách rửa bằng nước sạch sau đó tuyệt
trùng bằng thuốc tím 0,3% trong 2-3 giờ sau đó rửa lại lần nữa, hạt sau khi xử
lý có thể đem gieo ngay. Sau khi hạt nảy mầm 10-15 ngày, tưới phân đạm với
nồng độ từ 0,2-0,3%.
Nghiên cứu tại Thái Lan (1997) cũng cho thấy hạt tre được bảo quản ở
độ ẩm 5-8%, nhưng nhiệt độ dưới 50C là tốt nhất. Tuy nhiên thời gian bảo
quản tuỳ thuộc vào từng loài khác nhau.
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc
Năm 1998 trong công trình “Bamboo Research and Deverlopment in
Thailand” [29] Rungnapar Pattanavibool đã đề cập đến kỹ thuật trồng một số
loài tre trúc lấy măng ở Thái Lan như: Dendrocalamus asper (Pai Tong),
Dendrocalamus brandissi (Pai Bongyai), Dendrocalamus strictus (Pai
Sangdoi),...Trong đó, Dendrocalamus asper là loài đã được nhập vào trồng ở
Việt Nam từ thời kỳ chế độ cũ. Khi lựa chọn các loài tre trồng rừng công
nghiệp, Yang Yuming và các cộng sự (2000) đã sử dụng những tiêu chí về
sinh thái và năng xuất để lựa chọn như: đất tốt sẽ cho sản lượng cao, cây to,


10

đẻ nhiều măng, giá trị sử dụng lớn. Đất nghèo, xấu, đồi trọc bạc màu tre vẫn
sống được, nhưng sản lượng thấp. Tre mọc tản thường ở nơi nhiệt độ bình
quân năm trên 14oC, mùa đông trên 4oC, lượng mưa từ 1000mm trở lên.
* Về điều kiện đất đai
Theo nghiên cứu của A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) [20] thì
đất thích hợp cho gây trồng tre thường là đất thoát nước tốt, đất cát mùn, đất
sét pha cát và có nhiều dinh dưỡng, đất bằng phẳng hoặc đất đồi có độ dốc
thấp. Đất thường có màu vàng, nâu vàng hoặc màu đỏ vàng, tầng đất sâu. Tại
Bangladesh, một số loài tre được trồng trên đất có độ pH từ 6-8, hoặc đất đồi
có độ pH 4,5-5,5.

* Nghiên cứu về phân bón cho tre trúc:
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc (2008) [22] cho
thấy hàng năm bón phân từ 1 - 3 lần đã làm tăng sản lượng của măng. Bón
phân lần đầu vào tháng 3, lần 2 vào tháng 8 và lần 3 vào tháng 12.
Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [31] về thâm canh một số loài tre
cho thấy đối với loài D. asper hàng năm bón 300kg phân NPK (15:15:15) /ha
kết hợp với khoảng 40-60kg rơm rạ hoặc cỏ khô/bụi và 0,65kg silic dioxyt
/ha. Đối với loài D. latiflorus bón 40kg NPK (40:10:30)/ha và bón 4 lần trong
năm kết hợp 0,65kg silic dioxyt/ha/năm và 20-25kg phân compost trước mùa
sinh trưởng. Tác giả cho rằng do tre là một loài rễ nông nên bón phân một
lượng nhỏ hơn nhưng bón nhiều lần trong năm sẽ tốt hơn. Ở Indonesia sau
khai thác măng, nông dân thường pha trộn một lượng lớn phân bón cùng với
một lớp hữu cơ phủ gốc, bón theo rãnh đào xung quanh bụi khoảng 2m. Cách
bón này cắt đứt một phần rễ và rễ sẽ phát triển trực tiếp vào rãnh có phân bón.
Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung quốc (2001) [21]
về loài D. oldhami cho thấy mật độ trồng tốt nhất là khoảng 600-750 bụi/ha


11

với kích thước hố cho trồng bằng giống hom cành là 60x50x40cm. Trong năm
đầu chăm sóc bón phân hỗn hợp hoặc phân Urê mức 0,1-0,2kg cho mỗi bụi
vào tháng 9, năm thứ 2 bón 230kg Urê kết hợp với 800kg các nguyên tố Ca,
Mg, P trên 1 ha vào tháng 4 và tháng 9, hàng năm nên bón từ 1-3 lần phân
Urê hoặc phân hỗn hợp với liều lượng từ 750-900kg/ha.
Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc đã đề xuất mật độ cho loài
Phyllostachys heterocycla là khoảng từ 3000-3750 cây trên ha, trong đó trên
mỗi bụi có 10 cây với tỷ lệ số lượng theo tuổi là 3 cây 1 năm tuổi, 3 cây 2
năm tuổi, 3 cây 3 năm tuổi và 1 cây 4 năm tuổi. Cũng theo nghiên cứu này thì
hàng năm vào mùa Xuân và mùa Thu bón 375kg/ha phân vô cơ và bón

5000kg phân hữu cơ vào mùa Đông.
1.1.4. Nghiên cứu kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng măng và thân
khí sinh
Công trình nghiên cứu “Cultivation of Bamboo”(2008) [23] của Trung
tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc cho thấy sinh trưởng của măng loài D.
latiflorus được chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất kéo dài khoảng 20 ngày,
măng non sinh trưởng chậm và rễ bắt đầu phát triển; Thời kỳ 2 sinh trưởng
nhanh hơn; Thời kỳ 3 tỷ lệ tăng trưởng của măng là cao nhất và đạt khoảng
hơn 10cm một ngày, có khi đạt tới 30-40cm một ngày. Thời kỳ sau cùng, tỷ lệ
tăng trưởng của măng chậm dần cho tới khi dừng hẳn. Toàn bộ thời kỳ sinh
trưởng của măng D. latiflorus dài khoảng 3 tháng và phải mất 10 tháng để
phát triển từ măng đến cây hoàn chỉnh.
Công trình nghiên cứu trồng và sử dụng tre ở Trung Quốc (2001) [21]
cho thấy sau khi trồng tre, măng sẽ mọc vào tháng 6-7 hàng năm. Trong 3
năm đầu nếu được chăm sóc cẩn thận và giữ cấu trúc rừng tre tốt, lượng măng
sẽ ngày càng tăng. Không nên chọn lứa măng đầu tiên của năm đầu để lại làm
cây mẹ. Mặt khác, măng sớm thường nhỏ và khả năng sinh trưởng chậm.


12

Theo kinh nghiệm, măng ra sớm khi đạt độ cao từ 1 – 1,5m cần cắt cách mặt
đất 3-6cm. Có thể để lại 2 măng khoẻ mạnh vào tháng 8-9 làm cây mẹ. Trong
năm tiếp theo, trên mỗi cây mẹ 1 năm tuổi giữ lại 2 măng, trong năm thứ 3 để
lại 1-2 cây mới trên cây mẹ 2 tuổi và tổng số không nên vượt quá 10 cây/bụi.
Về khai thác, măng tươi nên cắt khi đạt chiều cao từ 20-50cm, nếu làm măng
khô thì chiều cao có thể đạt từ 1-1,5m. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau của
vụ măng, măng sinh trưởng chậm, định kỳ thu hoạch măng thường từ 5-7
ngày một lần. Ở giai đoạn giữa, măng sinh trưởng nhanh nên từ 3-5 ngày thu
hoạch một lần. Thời gian cắt măng trong ngày tốt nhất là trước lúc mặt trời

mọc, vì khi đó nhiệt độ thấp, độ ẩm cao có lợi cho cây mẹ. Khi cắt măng cố
gắng tránh làm ảnh hưởng đến cây mẹ. Sau khi cắt, do gốc còn lại dễ bị nhiễm
khuẩn nên không phủ đất ngay mà phải chờ cho đến khi vết cắt khô mới lấp
đất.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc (2001) [21] đã
đưa ra biện pháp tăng sản lượng măng là: Phát quang sao cho các mắt tre phơi
ra sáng vào tháng 2-3 hàng năm để kích thích các mắt mọc chồi sớm và nuôi
các chồi khoẻ mạnh, chú ý bảo vệ mắt và rễ tránh các tác nhân gây hại. Sau 610 ngày phơi dưới ánh sáng mặt trời, thì tiến hành bón phân phân hữu cơ (hay
phân xanh) cho các bụi tre. Sự lên men của phân trong đất làm cho nhiệt độ
đất tăng, không khí lưu thông, nước được đi qua đất tác động và kích thích
măng mọc sớm làm tăng sản lượng măng. Nếu bón phân nhiều hơn thì sản
lượng của măng sẽ tăng tương ứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở giai
đoạn sớm và giai đoạn giữa nên sử dụng phân bón tác dụng nhanh nhưng
không nên để phân tiếp xúc tới chồi mới để tránh làm tổn thương.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc (2008) [22]
khai thác măng trong giai đoạn đầu, định kỳ từ 3-5 ngày, ở giai đoạn giữa
mùa (giai đoạn tăng nhanh) có thể khai thác hàng ngày và ở giai đoạn cuối


13

mùa (giai đoạn ngưng) là từ 3-5 ngày. Khai thác tất cả măng ở giai đoạn đầu
và cuối, giữ lại một số măng ở giai đoạn giữa mùa làm cây mẹ. Khai thác khi
đỉnh măng (đầu chót măng) nhô ra khỏi mặt đất từ 3-5cm. Trong năm đầu,
mỗi bụi chỉ có 2-4 cây mới mọc lên, năm tiếp theo mỗi bụi để lại từ 4-6 măng.
Vào năm thứ 3, mỗi cây mẹ để lại 2 măng, chặt bỏ tất cả những cây mẹ gốc
ban đầu. Vào năm thứ 4 khi đã bước vào giai đoạn ổn định thì tốt nhất để lại 5
cây mẹ trên bụi.
Nghiên cứu loài D. oldhami của trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung
Quốc (2001) [21] cho thấy cây 3 năm tuổi là bước vào giai đoạn ổn đinh, các

cây mẹ lớn hơn 3 tuổi cần phải chặt bỏ. Chặt những cây ở nơi có mật độ cao
và để lại những cây ở nơi có mật độ thấp. Để lại các cây mẹ 1 năm tuổi với
cấu trúc hợp lý, những cây 2 tuổi yếu kém cũng cần chặt bỏ, sau đó chặt toàn
bộ cây 3 năm tuổi vào mùa đông. Vào tháng 11 khi D. oldhami đã ngừng sinh
trưởng và ở vào giai đoạn ngủ là thời gian khai thác thích hợp nhất. Nhưng để
tích luỹ đủ dinh dưỡng và cây có chất lượng tốt, thời gian khai thác tốt hơn là
từ giữa tháng 12 năm trước tới tháng 2 năm sau. Cấu trúc mật độ của
D.oldhami thích hợp trong khoảng từ 600-750 bụi/ha, mỗi bụi giữ lại 7-8 cây
mẹ. Mật độ cây đứng khoảng 4000-6000 cây/ha, chủ yếu những cây có đường
kính khoảng 5-6cm. Cấu trúc tuổi: cây 1 - 2 năm tuổi chiếm 80-90% và 3 năm
tuổi là 10-20%. Sản lượng măng đạt khoảng từ 7,5-10 tấn/ha, với cấu trúc này
sản lượng của thân khí sinh đạt khoảng từ 8-10 tấn/ha.
Một nghiên cứu khác về cấu trúc tuổi để tăng sản lượng măng cho loài
D. latiflorus tại Trung Quốc [23] cho thấy trong bụi tre cần có các cây từ 1-4
năm tuổi, các cây 1-2 năm tuổi chiếm 80%, cây 3-4 năm tuổi chiếm 20%. Nếu
sử dụng thân, các cây mẹ để lại phải có đường kính ≥ 8cm. Nếu sử dụng
măng, đường kính trung bình của cây mẹ để lại là lớn hơn 6cm. Nếu sử dụng
cả măng và thân, đường kính trung bình của cây mẹ để lại phải ≥ 7cm.


14

Sau 10 năm nghiên cứu về sinh lý tre trúc, Koichiro Ueda (1976) [33]
đã cho thấy số măng bị thui hàng năm của loài Phyllostachys edulis chiếm từ
60-80%, loài Phyllostachys reticulata từ 30-50%. Vì thế, cần khai thác tận
dụng lấy măng. Ngoài ra, cần bón phân hàng năm để nâng cao năng suất
măng và thân khí sinh. Với công trình “Cultivation & Utilization on
Bamboos” Xiao Jianghua (1996) [25] đã xác định được những nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là:
độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh.

Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp
thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh.
Nhìn chung, ở nước ngoài tre trúc được gây trồng với 3 mục đích kinh
doanh: chuyên măng, chuyên thân khí sinh hoặc kết hợp kinh doanh cả măng
và thân khí sinh. Nhân giống chủ yếu sử dụng cành, thân khí sinh và gốc. Các
loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác
động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm
canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực hiện chủ yếu là: Bón
phân, điều chỉnh mật độ khóm/hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại
cho mỗi khóm, mỗi thế hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ
sâu bệnh cho từng loài cụ thể. Ngoài ra, điều kiện khí hậu như lượng mưa,
nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố có ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và được chọn làm
những tiêu chí khi lựa chọn biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên cứu của
nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt đối với những
loài có quan hệ thân thuộc với những loài Việt Nam.
1.1.5. Nghiên cứu về cây Bương mốc
Hiện nay trên thế giới chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào nói về
cây Bương mốc. Vì vậy, đây có thể là một mảng trống, cần phải nghiên cứu
bổ sung.


15

1.2. Trong nước
1.2.1. Phân loại và phân bố các loài tre trúc ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những trung tâm phân bố tự nhiên của các loài
tre trúc trên thế giới. Hầu hết các loài tre trúc phân bố tự nhiên ở vùng đồi núi,
trong các khu rừng tự nhiên và thường nằm ở tầng thứ 2 trong cấu trúc rừng.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [12] thì Việt Nam có 216 loài tre trúc

thuộc 25 chi. Theo QĐ 1116/QĐ/BNN – KL đến hết ngày 31/12/2004 tổng
diện tích rừng tre trúc ở Việt Nam hiện có là 1.563.256 ha. Trong đó, diện
tích rừng tre trúc tự nhiên thuần loài là 799.130 ha, diện tích rừng tre trúc tự
nhiên pha gỗ là 682.642 ha và diện tích tre trúc trồng 81.484 ha (chủ yếu là
rừng Luồng).
1.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật chọn và nhân giống tre trúc
Ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ thuật chọn giống và nhân giống tre trúc còn
rất hạn chế, kỹ thuật nhân giống chủ yếu là nhân giống gốc, mỗi cây chỉ lấy
được 1 hom gốc, nên rất lãng phí và hạn chế giống để gây trồng mở rộng. Tuy
nhiên, cũng đã có một số công trình nghiên cứu nhân giống cho một số loài
tre trúc, điển hình là công trình nghiên cứu nhân giống luồng bằng phương
pháp chiết cành của Lê Quang Liên (2001) [11], kết quả cho thấy hỗn hợp bó
bầu chủ yếu là đất bùn và rơm rạ, ngoài được bọc bằng bao nilon, sau 25 ngày
kiểm tra thì ra rễ. Tỷ lệ ra rễ ở công thức tốt nhất đạt 97,5%.
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc
Khi nghiên cứu gây trồng tre trúc Ngô Quang Đê (1994) [6] đã đề xuất
kỹ thuật gây trồng cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu
ươm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.
Lê Quang Liên và cộng sự (2000) [10] đã nghiên cứu kỹ thuật trồng tre
trúc lấy măng cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus membranaceus) và tre Gầy
(Dendrocalamus sp.), trong đó có khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và


×