Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý củ dòm (stephania dielsiana y c WU) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 129 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằ ng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Nô ̣i dung nghiên cứu và kế t quả trong đề tài này là do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực và phù hợp với thực tế, chưa được công bố ở
trong công trình nào.
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Phạm Công Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển nguồn gen loài cây thuốc quý Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu)
tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”. Luận văn được hoàn thành theo Chương
trình đào tạo Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp khóa học 2012-2014 tại trường
Đại học Lâm nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy, cô giáo đã
giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Ngọc Hải - người hướng dẫn khoa học, đã
tận tình hướng dẫn và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình
triển khai nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý Vườn quốc
gia Ba Vì; nhóm sinh viên K56 – Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường – Trường Đại học Lâm nghiệp ..., đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ


tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu ngoại nghiệp.
Tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn
thành công trình nghiên cứu này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn bản luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp để Luận văn thêm hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Phạm Công Nam


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 3

1.1. Tổng quan về các công trình đã công bố vấn đề nghiên cứu ................. 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới .................................................... 3

1.1.2. Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 7
1.1.3. Nghiên cứu về loài Củ dòm và chi Stephania ............................... 10
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................... 12
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 14

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 14
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 14
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 14
2.3. Nội dung ............................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp luận.......................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp kế thừa..................................................................... 14
2.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA) ...................................................................................................... 15


iv

2.4.4. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................. 15
2.4.5. Xử lý số liệu nội nghiệp ................................................................ 22
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................................. 27

3.1. Điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia Ba Vì ...................................... 27
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình ......................................................................................... 27
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ..................................................................... 28
3.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 29
3.1.5. Chế độ thủy văn: ........................................................................... 30

3.1.6. Các yếu tố khác cần lưu ý: ............................................................ 31
3.1.7. Tài nguyên rừng ............................................................................ 31
3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .................................................................... 34
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động .......................................................... 34
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ................................................ 35
3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm............... 37
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................. 37
3.3.1. Thuận lợi ....................................................................................... 37
3.3.2. Khó khăn ....................................................................................... 38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 40

4.1. Đặc điểm sinh vật học của loài Củ dòm. ............................................. 40
4.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 40
4.1.2. Đặc điểm vật hậu........................................................................... 45
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu sinh lý ............................................................ 46
4.2. Đặc điểm phân bố của loài tại VQG Ba Vì .......................................... 51
4.2.1. Phân bố theo đai cao ..................................................................... 53
4.2.2. Đặc điểm phân bố tự nhiên cây Củ dòm theo vị trí địa hình: ....... 54


v

4.2.3. Đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm theo trạng thái rừng....... 55
4.3. Đặc điểm đất ........................................................................................ 55
4.4. Thực trạng khai thác, sử dụng loài ở vùng đệm................................... 58
4.4.1. Tình hình khai thác Củ dòm.......................................................... 60
4.4.2. Tình hình sử dụng ......................................................................... 60
4.4.3. Tình hình gây trồng ....................................................................... 60
4.4.4. Mức độ bảo tồn của loài ................................................................ 61
4.5. Thử nghiệm nhân giống và trồng Củ dòm bằng hạt ............................ 62

4.5.1. Ảnh hưởng của thời gian thu hái, bảo quản và phương thức xử lý
hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm và thời gian nẩy mầm ............................... 63
4.5.2. Ảnh hưởng chế độ chăm sóc tới sinh trưởng cây con ở vườn ươm
................................................................................................................. 65
4.5.3. Sinh trưởng Củ dòm trồng ở hộ gia đình ...................................... 75
4.5.4. Tình hình sâu bệnh hại .................................................................. 76
4.6. Một số đề xuất giải pháp ...................................................................... 79
KẾT LUẬN –TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
BBT

Biểu bì trên

BBD

Biểu bì dưới

CTT

Cu tin trên


CTD

Cu ti dưới
Convention on International Trade in Endangered

CITES

species (Công ước về buôn bán quốc tế những loài
động thực vật hoang dã nguy cấp)

Dcủ

Đường kính củ

Doo

Đường kính gốc

ĐDSH

Đa dạng sinh học
International Union for Coservations of

IUCN

Nature

(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thế
giới)


KBTT

Khu bảo tồn thiên nhiên

Lvn

Chiều dài của loài

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

MD

Mô dậu

MK

Mô khuyết

MH

Mô hình

VQG

Vườn quốc gia

WWF
WHO


Worl Wide Fund For Nature (Quỹ quốc tế Bảo vệ
thiên nhiên)
Word Heath Organization (Tổ chức y tế thế giới )


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

4.1

Mô tả hình thái lá cây Củ dòm đực cây Củ dòm cái 6 tháng tuổi

42

4.2

Vật hậu Củ dòm xuất hiện trong các tháng

45

4.6

Kết quả giải phẫu lá Củ dòm vị trí mẫu cây vườn ươm và trên

cây trưởng thành
Hàm lượng sắc tố quang hợp và cường độ quang hợp ở các tỷ
lệ che sáng của loài Củ dòm trong vườn ươm
Hàm lượng sắc tố quang hợp và cường độ quang hợp ở vị trí
của loài Củ dòm trưởng thành
Cường độ thoát hơi nước loài Củ dòm

4.7

Khả năng chịu nóng của loài Củ dòm

50

4.8

Phân bố cây Củ dòm theo tuyến điều tra

52

4.9

Phân bố cây Củ dòm trên các tuyến theo các dạng đai cao

53

4.3
4.4
4.5

47

48
49
50

4.10 Phân bố của cây Củ dòm theo vị trí địa hình

54

4.11 Phân bố của cây Củ dòm theo trạng thái rừng

55

Tổng hợp kết quả tính chất lý hoá học đất ở các ô điều tra sinh
thái loài Củ dòm
Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng Củ dòm khu vực vùng
4.13
đệm VQG Ba Vì
4.14 Phương thức xử lý hạt ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm
4.12

4.15 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới tỷ lệ nảy mầm
4.16
4.17

Chiều dài trung bình của loài Củ dòm (Lvn) dưới 2 tháng tuổi
trong vườn ươm ở các độ che bóng khác nhau trong 6 tuần
Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình (

Lvn) của cây Củ


dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm

56
59
63
64
66
66

So sánh sinh trưởng chiều dài thân trung bình của loài Củ dòm
4.18 dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm dưới các độ che bóng khác
nhau

67


viii

4.19

So sánh chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài thân của cây dưới hai
tháng tuổi dưới các độ che bóng khác nhau

68

Đường kính gốc trung bình (Doo) của cây Củ dòm dưới 2
4.20 tháng tuổi trong vườn ươm ở các độ che bóng khác nhau trong

69


6 tuần
So sánh chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc trung bình (Doo)
4.21 của cây Củ dòm dưới 2 tháng tuổi trong vườn ươm dưới các độ

70

che bóng khác nhau
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27

So sánh sinh trưởng đường kính gốc sau 4 tháng của cây dưới
2 tháng tuổi dưới các độ che bóng khác nhau tại vườn ươm
Chiều dài thân trung bình của loài Củ dòm 3 tháng tuổi trong
bầu cây dưới tán cây ăn quả trong 6 tuần
Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình (

Lvn ) Củ dòm 3

tháng tui trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả theo tuần
So sánh sinh trưởng chiều dài thân loài Củ dòm 3 tháng tuổi
trồng dưới tán cây ăn quả trong 6 tuần
Đường kính củ trung bình (Dcủ) của cây Củ dòm 3 tháng tuổi
trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả
Tốc độ tăng trưởng đường kính củ (

Dcủ) của cây Củ dòm 3


tháng tuổi trồng trong bầu cây dưới tán cây ăn quả

70
71
72
73
74
74

Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng đường kính củ trung bình (Dcủ)
4.28 của cây Củ dòm 3 tháng tuổi trồng trong bầu cây dưới tán cây

75

ăn quả trong 6 tuần
4.29 Sinh trưởng Củ dòm trồng dưới tán

76

4.30 Tổng hợp tình hình sâu bệnh hại Củ dòm tại vườn ươm

77


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình


TT

Trang

4.1

Cây Củ dòm 20 ngày tuổi

43

4.2

Cây Củ dòm 3 tháng tuổi

43

4.3

Cây Củ dòm 6 tháng tuổi

43

4.4

Cây Củ dòm 6 tháng tuổi quấn quanh giá thể

43

4.5


Chùm hoa Củ dòm

44

4.6

Thân và chồi Củ dòm

44

4.7

Lá Củ dòm

44

4.8

Chùm quả non

44

4.9

Thân rễ Củ dòm

45

4.10


Chùm quả chín

45

4.11

Hình thái giải phẫu thịt lá ở Củ Dòm

46

4.12

Vùng phân bố tự nhiên của Củ dòm ở VQG Ba Vì

53

4.13

Hạt sau khi đã sát bỏ vỏ

65

4.14

Quá trình nảy mầm

65

4.15


Lá bị bệnh nấm phấn trắng

78

4.16

Chùm hoa và lá bị bệnh nấm phấn trắng

78

4.17

Sâu đo đen vằn trắng

78

4.18

Ốc sên nhỏ

78


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây nhu cầu trong nước và quốc tế về thảo dược
trong điều trị bệnh, bổ dưỡng sức khoẻ cho con người ngày càng cao. Các
hoạt động mưu cầu cuộc sống của con người đã và đang gây sức ép lên
sự sinh tồn và phát triển của các loài cây thuốc trong tự nhiên. Hiện nay, công

tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và
nguồn tài nguyên cây thuốc quý nói riêng ở các Vườn quốc gia và các Khu
bảo tồn ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự được quan
tâm chú ý; nguồn tài nguyên cây thuốc chưa được kiểm soát, kiểm kê đầy đủ.
Chính vì thế mà nguồn tài nguyên cây thuốc quý đang ngày càng cạn kiệt
ngay chính nội tại của các Vườn quốc gia trong đó có Vườn quốc gia Ba Vì,
huyện Ba Vì, Hà Nội.
Mặc dù Vườn quốc gia Ba Vì đã có nhiều biện pháp quản lý và bảo vệ
rừng, song các áp lực đối với nguồn tài nguyên cây thuốc vẫn rất lớn bởi việc
khai thác và chế biến cây thuốc là một nghề truyền thống của người Dao, người
Mường và người Kinh dùng làm thuốc và bán để mưu sinh. Một số loài cây
thuốc ở đây hiện nay đang bị khai thác cạn kiệt, mặc dù VQG Ba Vì đang nỗ
lực trong công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh vật như: Điều tra lập danh
lục động vật, thực vật, côn trùng, bò sát lưỡng cư; bảo tồn một số loài thực vật
quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr), Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib), Củ dòm (Stephania
dielsiana Y.C.Wu), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Thông tre
(Podocarpus neriifolius D. Don), Quyết thân gỗ (Gymnosphaera spp)…
Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu) là loài cây thuốc, phân bố chủ
yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có thể chữa được nhiều loại
bệnh. Tại VQG Ba Vì, Củ dòm được đồng bào dân tộc Dao dùng để chữa đau


2

đầu, động kinh, đau lưng, chân tay nhức mỏi, đau dạ dầy, kiết lỵ... nhận thức
được vai trò và tác dụng to lớn của loài cây thuốc này nên đã có một số đề tài
nghiên cứu, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một số kết quả nhất định. Vì vậy để
có cơ sở khoa học đầy đủ làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen
loài cây Củ dòm, từ đó mở ra nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng của loài cây

này trong tương lai. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý Củ dòm (Stephania
dielsiana Y.C.Wu) tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”. Đề tài thành công sẽ
góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển được nguồn gen loài cây
thuốc quý tại VQG Ba Vì đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người lao
động phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời tận dụng được đất đai và không
gian dưới tán rừng nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, bảo vệ môi trường sinh
thái.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các công trình đã công bố vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Những nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng
Trải qua nhiều thế kỷ, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một
nguồn thuốc chủ yếu để phòng và chữa bệnh. Theo WHO đến năm 1985, trên
thế giới đã có khoảng 20.000 trong số 25.000 loài thực vật được dùng trực
tiếp để làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong
đó, vùng nhiệt đới châu Á ước tính có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được
dùng làm thuốc. Ấn Độ 6.000 loài, Trung Quốc 5.135 loài. Bên cạnh việc sử
dụng cây thuốc ở dạng cổ truyền (cao, thuốc ngâm rượu, thuốc sắc,…); thì
nhiều năm nay người ta đã chế được ra nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc
từ tự nhiên. Cho đến nay chưa có con số chính xác thống kê về tổng số lượng
thực vật được sử dụng là bao nhiêu, chỉ đoán là rất lớn [26].
Theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trên thế
giới có khoảng 250.000 - 270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 70.000 loài được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong đó Trung Quốc có
trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài, Indonesia có khoảng

7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có
thể sử dụng được trong y học truyền thống [27].
Châu Mỹ La Tinh nơi có chứa 1/3 số loài thực vật trên thế giới cũng có
truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc, đặc biệt là ở người dân bản địa.
Schule đã phát hiện gần 2.000 loài cây thuốc được sử dụng ở vùng Amazon
thuộc Colombia. Các quốc gia Châu Phi số loài cây thuốc ít hơn như Somalia
có 200 loài, Botswana có 314 loài.
Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ
đại ghi chép trong thời gian khoảng 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và


4

trên 700 cây thuốc trong đó có cây Lô hội, Kỳ nham, Gai dầu. Người Trung
Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần nông bản thảo 365 vị và loài cây thuốc
(khoảng 5.000 năm trước đây).
Nền y học cổ truyền của Trung Quốc và Ấn Độ đều ghi nhận lịch sử sử
dụng các cây cỏ làm thuốc có cách đây 3.000 - 5.000 năm. Vào đầu thế kỷ thứ
II ở Trung Quốc, người ta đã biết dùng các lá của cây chè (Thea siamensis L.)
đặc để rửa các vết thương và tắm ghẻ. Thần Nông là người đầu sưu tầm, ghi
chép nên 365 vị thuốc Đông Y trong cuốn sách "Mục lục thuốc thảo mộc" từ
hàng ngàn năm trước đây. Từ thời cổ xưa các chiến binh La Mã đã dùng cây
Lô hội (Aloe barbadensis Mill.) để rửa các vết thương cho chóng lành sẹo mà
ngày nay đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh. Kinh
nghiệm của người cổ Hy Lạp và La Mã dùng vỏ quả Óc chó (Juglans regia L.)
dùng để chữa loét vết thương lâu ngày.
Trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên khu
vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực
vật và dược liệu đã được công bố và được các nhà khoa học kiểm chứng và
tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á

"Medicinal Plants of East and South east Asia" 1985.
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thế Giới (IUNC)
cho biết trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này có thông tin, hiện
tại có khoảng 30.000 loài được coi là tuyệt chủng ở mức độ khác nhau. Nhiều
quốc gia trên Thế giới đã có nhiều chính sách cụ thể để vừa bảo tồn, vừa khai
thác hợp lý nguồn gen cây thuốc. Đáng chú ý ở Nam Ninh (Trung Quốc) có
vườn thuốc rộng 250 ha, đã thu thập và trồng được 2.500 loài cây thuốc, vườn
phát triển cây thuốc ở Bắc Kinh rộng hơn 70ha đã trồng được hơn 1.000 loài
cây thuốc [28].


5

Hiện đại hóa nền y học cổ truyền được nhiều Tổ chức; Chính phủ quan
tâm nhằm tạo ra những dạng bào chế mới; thuốc mới đáp ứng nhu cầu làm
thuốc dự phòng và chữa bệnh. Cho tới nay có hơn 30.000 hoạt chất được tách
chiết từ nguồn thực vật, rất nhiều hoạt chất có giá trị cao. Nhu cầu về hoạt
chất có nguồn gốc thực vật ngày càng tăng, trong khi đó nguồn thực vật cung
cấp có hạn, phụ thuộc vào nhiều vấn đề: Năng suất, điều kiện khí hậu, thiên
tai, dịch bệnh, điều kiện thổ nhưỡng,… Chính vì vậy, nuôi cấy sinh khối tế
bào thực vật được nhiều quốc gia quan tâm, đầu tư phát triển… Những sản
phẩm của sinh khối tế bào thực vật đã được thương mại hóa, có giá trị cao
trong nhiều lĩnh vực: dược phẩm (thuốc điều trị các bệnh đái đường, bệnh tim
mạch, bệnh gan mật, thuốc bổ dưỡng,.., các thực phẩm bổ dưỡng, mỹ phẩm,
chất phụ gia thực phẩm (chất màu, hương liệu, gia vị, các chất dùng trong chế
biến thực phẩm), các chất dùng trong nông nghiệp,…
Các hoạt động mưu cầu cuộc sống của con người ngày nay đã và đang
gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài
thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988)

trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị
tuyệt chủng, khoảng 60.000 loài bị gặp rủi ro hoặc sự tồn tại bị đe dọa vào thế
kỷ sau. Trong số những loài thực vật bị đe dọa có một tỷ lệ không nhỏ của
thực vật có khả năng làm thuốc, hoặc khả năng này con người chưa phát hiện
mà đã bị tuyệt chủng.
Theo Tổ chức Ngân hàng Thế Giới (WB), tri thức truyền thống về y
học ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh rất dễ bị đe dọa. Tri thức này
đang bị mất với tốc độ nhanh hơn các di sản trí tuệ bản địa khác. Trên thế giới
có khoảng 1.000 loài cây thuốc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong


6

số đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Maroc, 61
loài ở Thái Lan và 35 loài ở Băngladet...
Trước tình hình suy thoái các nguồn gen động thực vật nói chung, trên
thế giới đã quan tâm đến vấn đề ngăn chặn sự tuyệt chủng, bảo vệ các nguồn
gen quý hiếm từ rất sớm. Công ước CITES (ngày 01 tháng 03 năm 1973) tại
Washington với mục tiêu về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã
nguy cấp. Đây chính là công cụ hỗ trợ các quốc gia ngăn chặn buôn bán quốc
tế bất hợp pháp không bền vững động thực vật hoang dã, nâng cao nhận thức
về bảo tồn loài [29].
Tại Hội nghị quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp từ ngày 21 - 27
tháng 03 năm 1983 tại Chiềng Mai - Thái Lan, hàng loạt các công trình
nghiên cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc đã được đặt ra. Công
ước đa dạng sinh học của hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Rio de
Janiero năm 1992 có các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng các
thành phần của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc
sử dụng nguồn gen. Công ước nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo
tồn trong các điều kiện tự nhiên với các hoạt động hỗ trợ cho bảo tồn các khu

tự nhiên, giải quyết các nhu cầu xác định và giám sát các thành phần đa dạng
sinh học quan trọng..... Công ước là chìa khóa quan trọng để ngăn chặn sự
tuyệt chủng của các loài động thực vật hoang dã nói chung và thực vật làm
thuốc nói riêng trong thế kỷ 21.
Xu hướng trên thế giới hiện nay là vừa bảo tồn những cây, con thuốc
quý hiếm, vừa có kế hoạch khai thác có hiệu quả những nguồn gen này để
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo
ra những sản phẩm mới có chất lượng cao; giá thành phù hợp.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Củ dòm trên thế giới
Củ dòm là một loài thực vật có hoa được Y.C. Wu miêu tả khoa học
đầu tiên năm 1940.


7

Tên khoa học: Stephania dielsiana Y.C. Wu, Bot, Jahrb. Syst. 71: 174. 1940
Tên Trung Quốc: Xue san shu
Thuộc: Họ Tiết dê (Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).
Hình thái: Củ dòm đã được nhiều tác giả ở nhiều quốc gia và tổ chức
mô tả. Việc mô tả nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả. Theo
cuốn Hệ thực vật rừng Trung Quốc. Củ dòm là cây thân thảo, sống nhiều
năm, rễ củ to, dạng khối cầu, kích thước biến đổi nhiều. Thân nhỏ mọc leo 2 –
3 mét, thân già màu nâu bạc, thân non tím nhạt, thân, lá, cụm hoa không có
lông. Lá đơn nguyên, mọc cách. Hoa đơn tính khác gốc [30].
- Sinh học và sinh thái học: Phân bố ở bìa rừng, ven suối. Mọc chồi
thân từ cổ rễ vào đầu mùa xuân. Sau khi bị chặt phần còn lại vẫn có khả năng
tái sinh, cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc ở rừng kín
thường xanh ẩm đã trở nên thứ sinh, ở độ cao 300 – 500 m.
- Phân bố: Củ dòm mọc ở bìa rừng hoặc nơi có đá lộ đầu ven suối, hiện
còn phân bố ở Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam của Trung Quốc.

- Giá trị sử dụng:
Theo viện dược liệu Trung Quốc, Củ dòm có giá trị rất đặc biệt trong
việc điều trị các bệnh liên quan đến đau xương khớp và các bệnh liên quan
đến hệ thần kinh, giảm đau.
- Tình trạng: Sẽ nguy cấp, cây có trữ lượng ít, bị khai thác nhiều, mức
đe dọa bậc V.
- Phân hạng: Trong danh lục sách đỏ IUCN thuộc nhóm VU.B1+2b,c.
- Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong sách đỏ của tổ chức bảo tồn
IUCN 1992 với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (V), bảo vệ các cá thể còn sót lại
trong tự nhiên, thu thập về trồng nghiên cứu bảo tồn ngoại vi (ex-situ). Trồng
được bằng hoặc cây con mọc tự nhiên.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Những nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng


8

Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong
phú và đa dạng sinh vật. Trong đó có hệ thực vật. Hiện nay đã biết 10.386 loài
thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể tới 12.000 loài. Trong đó có khoảng
6.000 loài cây có ích, được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, thuốc nhuộm...
Việt Nam có nguồn y học cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về
các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Cùng với 4.000 năm dựng nước và giữ
nước người Việt Nam phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh,
dần dần đã tích lũy được kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc.
Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ
sách lớn thứ hai "Y tông tâm lĩnh" cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển
đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Trong thời kỳ thực
dân Pháp xâm lược có một số nhà thực vật học, dược học người Pháp đã đến
nước ta nghiên cứu. Điển hình là các nhà dược học Crevot, Petelot đã thống

kê được 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương [31].
Năm 1980 Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" [4].
Tập thể các nhà khoa học Viện dược liệu đã xuất bản cuốn "Dược liệu
Việt Nam" tập I, II tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong
những năm qua. Viện dược liệu này cùng với hệ thống các trạm nghiên cứu
trên toàn quốc, đến năm 1985 đã thống kê nước ta có 1.863 loài và dưới loài,
phân bố trong 1.033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp 11 ngành được xếp theo hệ
thống của nhà thực vật học Takhtajan.
Năm 1996, Võ Văn Chi cho ra đời quyển "Từ điển cây thuốc Việt
Nam" đã mô tả kỹ 3.200 cây thuốc Việt Nam. Đây là một công trình có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và các nhà thực
vật học [9].


9

Nhóm tác giả của Viện dược liệu (2003) đã tiến hành biên soạn bộ sách
"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với hơn 1.000 loài, trong đó
920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc được đề cập.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003 - 2005) đã công bố bộ sách "Danh
lục các loài thực vật Việt Nam" đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra
cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng [1].
Theo "Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam" (2006) của tác giả
Nguyễn Tập, hiện ở Việt Nam có 400 loài thực vật và nấm có giá trị làm
thuốc, trong đó có hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong
các quần xã rừng [24+25].
Hiện nay ở Việt Nam đã điều tra phát hiện được gần 4.000 loài thực vật
và muốn có công dụng làm thuốc; trong đó có tới hơn 90% là cây mọc tự
nhiên tập trung chủ yếu ở rừng. Hàng năm, đã khai thác một khối lượng lớn

các loài dược liệu sử dụng cho nhu cầu làm thuốc trong nước và xuất khẩu.
Nguồn tài nguyên thuốc của Việt Nam đã và tiếp tục đang bị suy giảm
nghiêm trọng về số lượng loài, trữ lượng cũng như diện tích phân bố do
những nguyên nhân chính như: Khai thác liên tục trong nhiều năm; diện tích
rừng tự nhiên bị suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng
do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cây thuốc tăng mạnh. Trong Hội thảo tổng
kết 20 năm bảo tồn cây thuốc, vấn đề trên cũng được nhấn mạnh thông qua
một số tham luận.
Một số khu vực vùng núi trước đây có nhiều loài cây thuốc quý phong
phú, nay không còn, trở nên hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như Sâm
vũ diệp, Tam thất hoàng, đang ở tình trạng bị nguy cấp như các loài Hoàng
tinh (trong đó có loài Hoàng tinh hoa trắng), các loài Bình vôi (trong đó có
loài Củ dòm).


10

Vùng sinh thái Lâm nghiệp Đông Bắc (có 9 tỉnh) và vùng sinh thái lâm
nghiệp Tây Bắc (có 6 tỉnh) là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc.
Đây là những vùng có nhiều kiểu rừng và trạng thái rừng, đai độ cao, độ dốc
và đá mẹ khác nhau nên thành phần cây thuốc cũng rất phong phú. Với vốn
kiến thức bản địa có từ lâu đời trong thu hái sử dụng cây làm thuốc của người
dân nơi đây sinh sống đã giữ được nhiều bài thuốc quý để bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe.
Như vậy, mặc dù chưa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu kể trên cũng
đã nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc
Việt Nam. Đáng tiếc rằng hiện nay nguồn tài nguyên thực vật nói chung và
nguồn cây thuốc nói riêng không còn nguyên vẹn nữa. Nạn phá rừng, đốt
nương làm rẫy, khai thác ồ ạt dẫn tới nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng
cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc bị giảm mạnh về trữ lượng như Bình vôi nhị

ngắn (Stephania brachyandra), Tục đoạn (Dipsacus asper).... Đặc biệt đối với
những loài cây quý hiếm tình trạng suy kiệt càng trở nên gay gắt hơn như
Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus)...
hiện lâm vào tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng.
1.1.3. Nghiên cứu về loài Củ dòm và chi Stephania
Hiện nay ở trong nước có rất ít các công trình nghiên cứu về loài Củ dòm.
Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu về loài này tại Việt Nam như:
- Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật (2007) đã lần đầu tiên đề cập
đến các đặc điểm sinh học, sinh thái học, giá trị và tình trạng của loài Củ dòm
[5]. Qua đó công trình đã phân cấp loài thuộc nhóm “sẽ nguy cấp” và danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (nhóm 2) của nghị định
32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác sử
dụng vì mục đích thương mại [5].
- Nguồn gen loài Củ dòm đã được bảo tồn chuyển chỗ tại Lâm Viên


11

Sơn La thuộc đề tài: “Nghiên cứu thu thập nguồn gen thực vật rừng đặc hữu,
quý hiếm vùng lòng hồ thủy điện Sơn La” giai đoạn 2007-2009; được bảo tồn
tại chỗ và chuyển chỗ ở Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2009-2012 [14].
- Công trình nghiên cứu của 2 tác giả: Bùi Thế Đồi, Lê Thị Diên (2011)
về “Kỹ thuật trồng ba loài cây thuốc Nam Nhàu, Chóc Máu và Củ dòm trên
đất rừng” – Nxb nông nghiệp [11]. Ở đây các tác giả đã nghiên cứu khá đầy
đủ về các đặc điểm đặc tính sinh học và sinh thái học của loài, đã dẫn chứng
được rất nhiều tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về loài nghiên cứu. Đặc
biệt các tác giả đã cung cấp một số thông tin về kỹ thuật gây trồng loài Củ
dòm cho công tác bảo tồn và nghiên cứu loài.
- Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Huy
(2010) trường Đại học Dược Hà Nội [18] đã nghiên cứu về thành phần hóa

học và một số tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Stephania Lour. Ở Việt
Nam, trong đó có loài Củ dòm. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã
lần đầu tiên đề cập đến khá chi tiết các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và
sinh sản của cây đực, cây cái và xác định tên khoa học của loài S.dielsiana
Y.C.Wu. ở Ba Vì. Xác định tên khoa học đã giúp cho các kết quả nghiên cứu
về hóa học và sinh học được khẳng định rõ nguồn gốc, lần đầu tiên công bố
đặc điểm vi học của thân cây, cuống lá và đặc điểm bột của loài. Đồng thời đã
thăm dò khả năng nhân giống từ hom và hạt loài S.dielsiana và theo dõi cây
trồng 2 năm đều phình thành củ, điều này rất có ý nghĩa vì loài này đã được
đưa vào sách Đỏ. Đã xác định được hàm lượng L-trtrahidropalmatin trong Củ
dòm là 0.40+0.01%. Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học được 21 chất,
trong đó có 15 alcaloid isostephaoxocamin phân lập từ thiên nhiên. 1 alcaloid:
orinentalin; 3 flavonoid: kaempferin, juglanin, quercetin và 3 terpenoid:
acideuscaphic a. Maslinic và a. Arjunic lần đầu tiên công bố trong chi
Stephnia. Dehidrocrebanin và oxostephanin phân lập từ Củ dòm.


12

- Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Hải về “Kỹ thuật trồng
một số cây thuốc quý hiếm dưới tán rừng và vườn nhà”, Nxb Nông Nghiệp,
2013 [15]. Tác giả đã đưa ra đặc điểm hình thái nhận biết của cây 3 tháng tuổi
và sau 3 tháng tuổi (trồng tại vườn hộ); mô tả được hình thái lá cây Củ dòm
đực và lá cây Củ dòm cái 6 tháng tuổi; đặc điểm vật hậu Củ dòm; đặc biệt tác
giả đưa ra kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật trồng, chăm sóc Củ dòm
theo từng bước tại vườn hộ hay dưới tán rừng. Điều tra sơ bộ được các loài
sâu bệnh hại cây Củ dòm chủ yếu bao gồm: sâu róm, ốc sên nhỏ, sâu đo xanh,
đặc biệt chú ý đến các loài sâu đục thân và sâu đo đen vằn trắng phá hại cây
rất mạnh.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Liễn (2011) trường Đại học

Lâm nghiệp [16] đã nghiên cứu về đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống
loài Củ dòm (Stephania dielesiana) tại VQG Ba Vì – Hà Nội. Tuy nhiên kết
quả nghiên cứu còn ít đề cập đến đặc điểm sinh học, phân bố, tình hình khai
thác, sử dụng về nhân giống hữu tính loài Củ dòm.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Từ các tài liệu tham khảo trong nước và thế giới cho thấy nghiên cứu
về các loài cây thuốc trên thế giới khá phong phú, với nhiều công trình nghiên
cứu từ thời cổ đại đến thời đại ngày nay.
Trên thế giới các công trình nghiên cứu về dược liệu là tương đối nhiều
tuy nhiên các công trình nghiên cứu về loài Củ dòm lại không nhiều nhưng
được nghiên cứu khá toàn diện về mặt phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, giá trị
sử dụng, các đặc tính sinh lý,….Những nghiên cứu này tạo ra cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn loài cây này ở các nước trên thế giới trong những năm qua.
Ở nước ta, Củ dòm là loài cây dược liệu khá thông dụng đối với người
dân vùng núi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên các nghiên
cứu về đặc điểm sinh học, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng về nhân


13

giống hữu tính loài Củ dòm tại khu vực VQG Ba Vì còn ít. Vì vậy cần phải có
những nghiên cứu tiếp theo để góp phần hoàn thiện hơn những nghiên cứu về
loài Củ dòm phục vụ cho mục tiêu bảo tồn và phát triển sau này.
Để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây thuốc quý hiếm phải có cơ
sở khoa học dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của
loài, từ đó đề xuất giải pháp kỹ thuật trong tạo giống, trồng và chăm sóc thích
hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Củ dòm là loài có giá trị về mặt y học, nhưng hiện nay Củ dòm vẫn
chưa được nghiên cứu ở nhiều nơi, còn thiếu rất nhiều những kiến thức về
loài cây này mà số lượng loài Củ dòm trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Đây

là những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển nguồn gen loài cây thuốc quý Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu) tại
Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội” được thực hiện sẽ góp phần quan trọng trong
việc bảo tồn và phát triển được nguồn gen loài cây thuốc quý tại VQG Ba Vì
đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người lao động phát triển kinh tế hộ
gia đình, đồng thời tận dụng được đất đai và không gian dưới tán rừng nâng
cao hiệu quả sử dụng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.


14

Chương 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bảo tồn và phát triển được nguồn gen loài
cây thuốc quý Củ dòm của VQG Ba Vì nói riêng, vùng núi phía Bắc nói chung.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh được thực trạng phân bố, sinh trưởng và khai thác sử dụng
Củ dòm ở khu vực VQG Ba Vì.
- Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật cho công tác phát triển nguồn
gen loài cây thuốc quý Củ dòm.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Loài Củ dòm phân bố tự nhiên ở VQG Ba Vì và trồng trong nhân dân.
2.3. Nội dung
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Củ dòm.
- Đặc điểm phân bố của loài Củ dòm ở VQG Ba Vì.
- Thực trạng khai thác, sử dụng Củ dòm ở vùng đệm VQG Ba Vì
- Thử nghiệm nhân giống, trồng Củ dòm.
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật cho nhân giống và trồng Củ dòm.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Muốn bảo tồn và phát triển được một loài thì cần hiểu về đặc điểm
phân bố, đặc điểm sinh vật học, sinh thái của loài từ đó mới triển khai các
nooij dung bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ nguồn gen.
2.4.2. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình nghiên cứu đề tài kế thừa các tài liệu về điều kiện tự
nhiên, tình hình dân sinh kinh tế xã hội trong vùng; các tài liệu đã nghiên cứu


15

về loài Củ dòm và chi Stephania và các công trình có liên quan đã nghiên cứu
trước đây.
2.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA)
Phỏng vấn hộ gia đình về tình hình khai thác sử dụng, chế biến, gây
trồng và bảo tồn loài. Nội dung phỏng vấn cụ thể được trình bày ở mục
2.4.4. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Củ dòm
- Tiến hành mô tả các đặc điểm hình thái: Lá, dây, củ,… của cây tái
sinh giai đoạn dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi, đồng thời kết hợp giữa tham khảo tài
liệu và phỏng vấn người dân và cán bộ VQG, thu thập các thông tin về vật
hậu như: Ra lá non, lá vàng, mầm hoa…
Mẫu biểu 01: Điều tra vật hậu loài Củ dòm
Bộ
phận
Đặc điểm T1 T2
quan
quan sát

sát
Nảy chồi
Ra lá non

Lá vàng,
rơi rụng
Chồi hoa
Hoa bắt
đầu nở
Hoa
Hoa nở rộ
Hoa tàn
Quả non
Quả
Quả già
Hạt non
Hạt già
Hạt
Hạt rơi
rụng

Thời điểm quan sát
T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T1
2

ư
Chú thích: Đánh dấu x xuất hiện vật hậu


16


- Xác định cấu tạo giải phẫu lá Củ dòm để đánh giá tính chịu bóng của
loài Củ dòm.
Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy từ 02 vị trí
+ Mẫu 1: Lấy mẫu ở vị trí vườn ươm;
+ Mẫu 2: Lấy mẫu ở cây trưởng thành hơn một năm tuổi.
Mẫu biểu 02: Các chỉ tiêu giải phẫu lá Củ dòm
Vị trí mẫu

Chỉ tiêu giải phẫu (mm)
CTT

BBT

MD

MK

MD/MK

BBD

CTD

BDL

MĐH

Vườn ươm
Cây trưởng

thành

Ghi chú: - CTT: Cu tin trên; BBT: Biểu bì trên; MDH: Mô đồng hóa
- KK: Khí khổng; BBD: Biểu bì dưới; CTD: Cu tin dưới
- BDL: Bề dày lá; KK/BDL: Khí khổng/ bề dày lá
- Phân tích hàm lượng diệp lục.
Mẫu biểu 03: Hàm lượng diệp lục ở các vị trí
Vị trí mẫu

Ca(mg/l) Cb(mg/l)

C-

DLa+b

a+b(mg/l)

(mg/lá tươi)

a/b

Vườn ươm
Cây trưởng
thành
2.4.4.2. Đặc điểm phân bố của loài
- Căn cứ vào bản đồ, tài liệu và các thông tin liên quan, lập các tuyến
điều tra đặc điểm phân bố của loài tại VQG Ba Vì. Tuyến phải đảm bảo đại
diện đi qua các sinh cảnh, đai cao các đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. Trên
các tuyến lập tiến hành lập 25 ÔTC: 500 m2/ÔTC.



×