Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tác phẩm tốt nghiệp nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và nhiệm vụ đặt ra:
a. Mục đích:
Thực hiện một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự truyền hình. Nội
dung chủ đề và đời sống xã hội, cụ thể là đề tài về con người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn. Nhân vật chính trong tác phẩm là ông Nguyễn Đình
Chiểu đang sinh sống tại Cụm 9, thôn Vương Điện, xã Nhật Tảo, Phúc Thọ,
Tp Hà Nội. Ông bị mắc căn bệnh lạ hiếm gặp ở Việt Nam, biểu hiện là trên
người mọc nhiều mụn thịt, hầu như là toàn thân đều có. Khi chọn đề tài
này, em muốn đi sâu vào khai thác con người ông Chiểu, không hẳn chỉ là
nói về căn bệnh lạ của ông ấy. Sở dĩ ông Chiểu bị mắc căn bệnh lạ và hầu
như bị mọi người xa lánh từ khi còn là cậu bé cắp sách đến trường. Nhưng
khi lớn lên bỏ qua mặc cảm và vốn dĩ sống với con người của ông, ông đã
bỏ qua rào cản với hàng xóm, hơn nữa mến mộ con người cần cù chất phác
của ông. Bà Vũ Thị Mơ đã đồng ý lấy ông và nên duyên vợ chồng từ đó.
Tuy xấu xí nhưng ông Chiểu hết lòng yêu thương vợ con và mẹ già. Có thể
nói cả cuộc đời ông như là một tấm bi kịch mà một nhà viết kịch nào đã
viết và giáng xuống nhân vật chính là ông. Lấy vợ và sinh con, niềm hạnh
phúc hân hoan khi hai cô cn gái không có bệnh giống bố. Nhưng một lần
nữa số phận nghiệt ngã lại trêu ngươi với ông, bà Mơ vợ ông đổ bệnh và bị
tai biến mạch máu não mất hoàn toàn khả năng lao động. Gánh nặng cơm
áo đổ hết lên vai người đàn ông bé nhỏ đó. Để có tiền chữa bệnh cho vợ
ông đã gom góp và bán mọi thứ có thể trong nhà nhưng cuối cùng ông cũng
đành bất lực nhìn bệnh của vợ ngày càng nặng và kết thúc cho sự đau đớn
tột cùng, vợ của ông đã không qua khỏi trong một lần bệnh tái phát. Cảnh
gà trống nuôi con và nuôi cả thêm bà mẹ già đã ngoài 90, cái tuổi xưa nay
hiếm.Cụ nay đã không còn minh mẫn như người thường. Ông Chiểu lại
lầm lũi đi thu rác và kiếm thêm đồng thu nhập từ đống chai lọ bỏ đi mà ông
kiếm được trong những ngày đi thu rác. Cả cuộc đời ông toàn phải chịu sự
1



tủi cực mà chúng ta không nhiều người biết đến nó.Xong ông vẫn chăm chỉ
là việc, ông sống để gánh vác công việc để nuôi mẹ và nuôi con. Sự cảm
động lớn nhất đối với chúng ta và cả bản thân em đó chính là tình thương
và đức hi sinh ông giành cho gia đình, cho vợ cho mẹ và cho con. Cảm
phục trước con người có tấm lòng cao cả này em đã quyết định chọn ông là
nhân vật chính trong tác phẩm tốt nghiệp của mình. Thật may thay người
đàn ông này rất dễ gần và đồng ý cho chúng tôi thực hiện tác phẩm. Qua
tác phẩm này em muốn nhắn nhủ tới tất cả chúng ta. Chúng ta hãy chia se
và cảm thông cho những con người có số phận bất hạnh, hơn nữa chúng ta
nên cảm phục và nêu gương họ.Ho kém mắn nhưng họ biết vượt lên số
phận và hơn cả đó là tấm lòng, tình cảm và lòng yêu thương họ giành cho
những người thân trong gia đình và cả cộng đồng.
b. Nhiệm vụ đặt ra:
- Ngày đầu tiên đi liên hệ với nhân vật, xin phép họ để làm phóng sự.
- Ngày thứ 2, đến thật sớm và chờ họ đi làm để mình đi theo xem công
việc cụ thể và lên kịch bản quay chi tiết.
- Tranh thủ khi họ rảnh rỗi sẽ ngồi nghe họ nói chuyện, tập trung khai
thác các góc độ câu chuyện mình cần để tiện cho việc sắp xếp phân cảnh và
lời bình cũng như phỏng vấn.
- Sau khi làm việc với nhân vật thành công, bắt đầu kế hoạch để đi
quay. Trước khi đi làm tác phẩm cần có những khâu chuẩn bị trước khi đi
bao gồm:
+ Chuẩn bị máy
+ Đèn chiếu sáng
+ Xe đi
+ Kinh phí trong ngày đi làm
- Tất cả công việc trên đã hoàn thành, hẹn trước với nhân vật ngày
quay để họ chuẩn bị và chúng ta tiến hành quay.


2


- 5h00 AM, chuẩn bị đồ đạc và lên đường. Ngoài mình còn có thêm 2
bạn cùng lớp đi cùng giúp đỡ. Hẹn bạn 6h00 có mặt tại Cầu Giấy và xuất
phát.
- Buổi sáng trong ngày làm việc cần phải quay được 4/7 phân cảnh.
Cần nhờ người trong gia đình chuẩn bị cho phân cảnh bữa cơm trưa. Và đi
theo nhân vật ra bãi rác.
- Buổi chiều quay tiếp 3 phân cảnh còn lại và quay phỏng vấn. Dự
tính hơn 8h30 sẽ kết thúc ngày làm việc.
Phương pháp thực hiện:
Để thực hiện công việc đúng tiến độ, trước tiên em phải có sự chuẩn
bị từ lúc liên hệ nhân vật. Sau khi liên hệ thành công là xin số điện thoại và
hẹn họ ngày thực hiện. Sau đó là những kế hoạch mượn hoặc thuê máy và
đèn chiếu sáng, bạn đi cung để giúp đỡ. Tất cả phải có trong bản kế hoạch
công việc mà mình đã đề ra trước đó. Tóm lại, để có buổi làm việc hiệu quả
và tác phẩm thành công cần phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết.
2. Mô tả chung về tác phẩm tốt nghiệp:
Tác phẩm thuộc thể loại phóng sự truyền hình có đề tài là cuộc sống
mưu sinh của những con người có số phận bất hạnh. Nội dung của tác
phẩm là nhân vật ông Nguyễn Đình Chiểu sống tại xã Nhật Tảo, Phúc Thọ,
Hà Nội. Ông mắc phải căn bệnh kỳ lạ khi toàn cơ thể nổi nhiều mụn thịt
trông rất xấu xí và kinh hãi đối với những người khi tiếp xúc lần đầu. Con
người xấu xí là vậy nhưng ông có tấm lòng hết mực yêu thương mọi người
và là người nông dân thật thà và chất phác. Khi có thời gian trò chuyện với
ông lâu hơn chúng ta sẽ hiểu hơn về con người ông. Tưởng chừng như câu
chuyện đơn giản của một người nông dân không có gì thú vị nhưng qua đó
chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu thương, lòng vị tha và cả nỗ lực vượt
lên số phận của một con người. Câu chuyện và cả con người đàn ông này

xứng đáng được chúng ta trân trọng và học tập nghị lực sống của ông. Tác
phẩm phóng sự có thời lượng dư tính khoảng 11p 30s , sẽ được trình chiếu
3


trước hội đồng phản biện khoa phát thanh truyền hình của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền ngày 10/06/2013. Trong quá trình thực hiện tác phẩm
này, em là người chọn đề tài và nhiệm vụ làm phim tốt nghiệp. Vì thế, các
công việc để sản xuất tác phẩm đúng hạn, bao gồm:
- Kịch bản
- Lời bình
- Quay phim
- Đạo diễn
- Tổ chức sản xuất
- Hậu kỳ
Tất cả các công việc này đều do bản thân em đảm nhiệm. Ngoài ra có
thêm bạn bè giúp đỡ trong quá trình quay phim. Rất may mắn, công việc
diễn ra xuôn se và công việc hoàn thành đúng tiến độ. Trong quá trình thực
hiện tác phẩm nếu không có bạn bè giúp đỡ đó là một sư thiếu sót nặng nề.
Bởi lẽ, chúng ta khi làm việc thường có phong cách riêng và với con mắt
chủ quan của bản thân sẽ khó phát hiện ra lỗi của mình trong chọn góc
quay và có bạn ta sẽ học hỏi những góc quay tốt của bạn. Điều đặc biêt hơn
nữa, sự thành công của tác phẩm còn có sự tham mưu của giáo viên hướng
dẫn. Thạc sĩ.Nhà báo Nguyễn Hồng Hải đã có những chỉ bảo tận tình và
kịp thời để e hoàn thiện hơn trong cách làm việc và kỹ năng chuyên môn.
Tác phẩm này thành công là đóng góp to lớn của thầy giáo hướng dẫn.
b. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm:
Về mặt lý luận:
Tác phẩm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là động lức sống cho mỗi
con người chúng ta và sẽ thật ý nghĩa cho những con người có số phận bất

hạnh. Xã hội chúng ta được kế thừa bản sắc văn hóa phương Đông nói
chung và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta là lá lành đùm lá rách,
tình cảm vợ chồng, ruột thịt trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội,
gia đình lớn mạnh thì ắt hẳn xã hội sẽ lớn mạnh. Ông Chiểu là nhân vật
4


kém phần may mắn hơn chúng ta. Cả cuộc đời ông là một chuỗi dài của sự
bất hạnh nhưng ông không từ bỏ cuộc sống này. Ông vẫn sống và sống có
ích khi gách vác nhiệm vụ trụ cột trong gia đình. Tất cả tình yêu ông giành
cho gia đình ,đặc biệt là cho vợ đó là điều chúng ta đáng khâm phục. Vậy
chúng ta là những con người lành lặn hãy sống thật có ý nghĩa cho gia đình
và cho cả xã hội nữa.
Về mặt thực tiễn:
Khi tiếp xúc với ông lần đầu, ắt hẳn chúng ta nhiều người sẽ chột dạ
mà thốt lên rằng tại sao lại có con người xấu xí như vậy, đáng sợ như vậy.
Đó chỉ là đặc điểm bề ngoài của con người. Ngày xưa ông cha ta đã có
câu : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và các câu tục ngữ, thành ngữ nói về mối
quan hệ giữa cái đẹp và cái nết. Kinh nghiệm đúc rút lâu đời của ông cha ta
không bao giờ là nhần lẫn. Ông Chiểu là người xấu xí, ông bị mọi người xa
lánh. Ông có buồn nhưng không vì thế ông ghét mọi người, bản thân ông
cũng chia se nếu ông là người bình thường ông thấy có người xấu xí như
vậy ông cũng không muốn tiếp xúc. Để dẹp đi cái kỳ thị của mọi người ông
đã sống và thể hiện được bản lĩnh. Ông đã sống cho thế nào là tốt thế nào là
đẹp và ông đã được mọi người quý trọng và không còn xa lánh ông nữa.
Điều đặc biệt hơn nữa khi tiếp xúc và biết thêm công việc của ông chúng ta
sẽ khâm phục ông hơn. Có lẽ trong số chúng ta có nhiều người nói nghề
nhặt rác là nghề dành cho tầng lớp dưới của xã hội. Cũng đúng thôi vì rác
là cái mà con người ta vứt đi và có người đi nhặt lại cho chúng ta. Nhưng
nó cũng là một nghề mà nghề đó cực kỳ có ý nghĩa. Nó sinh ra trong xã hội

phát triển và có nhiều thứ sản sinh mà do chúng ta tạo ra. Nghề nào cũng có
ý nghĩa nhưng mà nhặt rác để nuôi cả gia đình điều này thì thật phi thường.
Công việc này của ông đã tạo cơ hội cho ông lo được cơm áo, gạo tiền cho
gia đình 4 người của ông. Vậy qua tiếp xúc thực tế ,không những em biết
được ý nghĩa của con người, lòng vị tha, trách nhiệm mà là ý nghĩa của tất
cả những công việc. Các bạn hãy thử trải nghiệm điều này đi, ắt hẳn chúng
ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.

5


II. NỘI DUNG
Kịch bản văn học (lời bình) của tác phẩm:
Nương theo quốc lộ 32 chúng tôi đến thăm một ngôi nhà nhỏ lụp xụp
của một người đàn ông nổi tiếng khắp vùng bởi căn bệnh lạ.
Ông là Nguyễn Đình Chiểu ( cụm 9, Thôn Vương Điện, Ngọc Tảo,
TP. HN). Ông sinh năm 1961, là con thứ 4 trong một gia đình nông dân
nghèo có 6 anh chị em.

Lúc mới sinh, ông Chiểu cũng bình thường, khỏe

mạnh như bao đứa tre khác. Đến năm 18 tuổi thì ông mắc phải một căn
bệnh lạ. trên người ông mọc lên hàng trăm, hàng nghìn các khối u lớn nhỏ
khác nhau. Khiến cho ông từ một chàng thanh niên bình thường nay trở
thành người có bộ da cóc, sần sùi, gớm ghiếc.
Mắc phải căn bệnh lạ, hạnh phúc lứa đôi tưởng chừng là giấc mơ quá
đỗi xa vời nhưng đã có một cô thôn nữ làng bên tình nguyện nên duyên vợ
chồng với ông. Cô là Vũ Thị Mơ. Một đám cưới nhỏ tại làng quê nghèo
diễn ra ấm cúng vào năm 1987. Và 2 cô con gái lần lượt chào đời,nhưng
hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, cách đây một năm, sau lần bị tai biến thứ

3, vợ ông Chiểu đã qua đời, ghánh nặng gia đình lại một lần nữa trút lên
đôi vai của người đàn ông đáng thương này. Cảnh gà trống nuôi con cơ
cực, buồn tủi không còn ai ở bên trò chuyện, chia se để bớt đi những gánh
nặng tinh thần mà ông đang phải chịu đựng.
Từ ngày bà Mơ ra đi, bữa cơm thiếu vắng bóng dáng người vợ, người
mẹ, trở nên trống trải, nhà chỉ còn lại một người mẹ già nay đã ngoài 80
tuổi và một cô con gái kém trí tuệ. Một bữa cơm đơn sơ, chỉ có một đĩa rau
luộc, một bát đậu trắng kho với thịt mỡ và một bát dưa muối. nhưng bấy
nhiêu thôi đã là cả một bữa ăn vô cùng quý giá mà ông Chiểu phải cố gắng
lăn lộn kiếm sống cả ngày không quản nắng mưa mới có thể có được. Tuy
bữa cơm ấy chẳng có j nhưng điều quan trọng hơn là không khí ấm cúng
vẫn tràn ngập trong gia đình nhỏ này.Sự hiếu thảo của ông với mẹ, tình yêu
thương của người cha dành cho đứa con gái thiệt thòi của mình. Nhìn nụ
6


cười hạnh phúc nở trên đôi môi họ chúng tôi thấy bữa cơm này còn
ngon hơn bất cứ bữa cơm có “cao lương mĩ vị” nào. Nụ cười phúc hậu
của người mẹ, của đứa con gái ngây dại đó dường như là món quà vô
giá, là niềm động viên, khích lệ tinh thần lớn lao đối với ông để ngày
qua ngày ông có thêm nghị lực sống. Bữa cơm tưởng chừng đơn giản
đối với một người bình thường nhưng lại là cả một nỗ lực, cố gắng vượt
lên chính mình của ông.
Mọi người xung quanh cảm thương cho số phận của ông, với sự giúp
đỡ của chính quyền địa phương, làng xóm tạo điều kiện nên ông Chiểu
cũng có một công việc đàng hoàng tử tế. Hàng ngày, ông kéo xe đi thu gom
rác thải của cụm dân cư trong khu vực này. Vẫn biết là một công việc vô
cùng độc haỊ, không đảm bảo sức khỏe nhưng đó là công việc duy nhất mà
một người đàn ông có hình hài kỳ dị như ông có thể làm để duy trì cuộc
sống cho gia đình. Với đôi tay trần, không một dụng cụ bảo hộ lao động,

ngày ngày ông Chiểu phải tiếp xúc với đủ loại rác thải, bất chấp mọi mối
nguy hại với sức khỏe của mình ông vẫn cần mẫn nhặt nhạnh từng thứ mà
người ta bỏ đi và mang chúng đến bãi rác.
Làm việc vất vả suốt cả ngày dù chỉ có được những bữa ăn đơn sơ, ấy
vậy mà mỗi ngày ông Chiểu vẫn kéo đủ 2 xe rác đầy.
Bãi rác là nơi tập trung nhiều mối hiểm nguy tiềm tàng có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.Thế nhưng đối với ông Chiểu nó trở nên
quen thuộc lắm, gần gũi lắm.Bãi rác bẩn thỉu, hôi thối là nơi không ai muốn
đến gần thế nhưng một ngày hai buổi, người dân nơi đây đều bắt gặp bóng
dáng nhỏ bé của ông lọt thỏm so với bãi rác mênh mông. Người đàn ông ấy
không có bảo hộ lao động vẫn đang cần mẫn cào rác, xới rác cho khô để rồi
đốt chúng. Đôi tay trần sần sùi nhưng rắn chắc,đôi chân cứng cỏi vẫn đi
trong rác.Ngày ngày ông vẫn lầm lũi làm việc bất kể nắng mưa. Bỡi lẽ, rác
là thứ giúp ông có thể mưu sinh,không có chúng cuộc sống của ông sẽ cơ
cực đủ bề.
7


Sau khi đổ rác xong, ông còn cố nán lại, không quản ngại trời nắng,
mùi hôi thối bốc lên từ trăm ngàn thứ rác thải, nhưng ông cố gắng bới trong
đống rác lớn ấy xem có nhặt nhạnh được gì thêm như vài chiếc túi ni lông,
mấy tờ báo cũ, cái bao tải người ta đã vứt đi bởi mỗi thứ thêm thắt ấy là đã
có thêm mớ rau, mớ đậu cho bữa ăn tối của cả nhà. Người đàn ông đã đứng
tuổi nhưng đôi mắt ông còn sáng, còn nhanh nhạy, đôi mắt tìm kiếm và đôi
chân đi thoăn thoắt để nhặt rác. Những thứ người ta bỏ đi lại là thứ giúp gia
đình ông mưu sinh qua ngày. Lầm lũi làm việc đến khi đã bước qua cái dốc
bên kia của cuộc đời thế cuộc sống của ông vẫn là những chuỗi ngày cơ
cực. Cái ngưỡng của tuổi già đã cận kề và phải cần sự giúp đỡ nhưng ông
vẫn côi cút, le bóng một mình.
Sau một ngày làm việc vất vả nhưng ông Chiểu không vội trở về nhà

bởi con đường ấy đi qua nơi vợ ông đang yên nghỉ. Rẽ vào thắp nén hương
cho vợ, dọn dẹp vài mớ cỏ dại xunh quanh, ông đứng lại thật lâu như để nói
vài câu chuyện chia se những điều không thể nói với người vợ đã khuất. dù
người đã đi xa nhưng sự thiếu khuyết về tinh thần, tình cảm thì không gì có
thể bù đắp được.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, những người đàn ông khác trở về
với gia đình đã có vợ con lo cơm nước, quét dọn nhà cửa nhưng ông Chiểu
không được hưởng những sự chăm sóc nhỏ bé ấy. bà Mơ mất đi, ông phải
vừa đảm đương trách nhiệm của một người con, vừa làm vợ, vừa làm mẹ
trong gia đình nhỏ này. Mẹ thì đã quá già yếu còn đứa con gái của ông thì
ngớ ngẩn chỉ có thể phụ giúp được những công việc vặt trong giá đình. Thế
là mọi việc cơm nước, giặt giũ, quét dọn nhà cửa đều do một tay ông thu
vén.
Bữa cơm tối kết thúc là lúc gia đình được nghỉ ngơi sau một ngày làm
việc mệt nhọc nhưng một ngày làm với ông Chiểu một ngày làm việc chưa
kết thúc ở đó. Ông còn cố gắng làm thêm chút việc đó là phân loại những
chiếc túi nilong mà ông kiếm được cả ngày, giặt sạch để bán cho người ta
8


để kiếm thêm đồng ra đồng vào để tiếp tục cuộc sống. Nhìn bóng dáng cặm
cụi, mệt mỏi của ông ngồi ở góc sân với bàn tay chai sạn đang lần dở
những chiếc túi khiến chúng tôi không khỏi sót thương cho người đàn ông
giàu nghị lực này.
Ngày lại ngày người ta vẫn thấy trên con đường làng bóng dáng một
người đàn ông kỳ dị kéo chiếc xe chở rác . đằng sau những bước chân đều
đặn, mệt mỏi, bàn tay chai sạn, khuận mặt cháy nắng có biết bao điều muốn
nói. Mỗi ngày chiếc xe ấy lại lăn bánh đều đều và ông Chiểu lại cần mẫn
kiếm tìm, chắt chiu từng chút một cho sự tồn tại của cả gia đình. Nhưng rồi
thời gian cũng sẽ trôi dần, con người sẽ già đi thử hỏi ông sẽ còn có đủ sức

khỏe để làm công việc này bao lâu nữa. Nếu một ngày kia khi ông không
còn đủ sức để ghánh vác được gia đình này thì mẹ và cô con gái nhỏ biết
nương tựa vào ai. Một nỗi lo dài còn đang ở phía trước.!

9


Kịch bản phân cảnh chi tiết:
KỊCH BẢN PHÓNG SỰ TỐT NGHIỆP
Thể loại : Phóng sự truyền hình
Chủ đề: xã hội – con người
Đề tài: cuộc sống mưu sinh của những con người có số phận bất hạnh
Tên tác phẩm: Chuyện ông Chiểu
Thời gian dự tính: 11 phút 30 giây
Tên sinh viên: Nguyễn Mạnh Thắng
Lớp : Quay phim truyền hình K29
Giảng viên hướng dẫn :
Thạc sĩ.Nhà báo:
Nguyễn Hồng Hải
Hà Nội, 5/2013.GVHD ký tên:

STT

CỠ

NỘI DUNG

CẢNH
PHÂN CẢNH I:


1

2
3
4

Toàn

Thời

GHI CHÚ

lượng
NGOẠI – NGÀY : KHÔNG GIAN NHÀ CỦA NHÂN VẬT

Khung cảnh xung quanh nhà của 6s

Tổng

thời

nhân vật, hình ảnh con ngõ vào

gian là :45s

Trung

nhà…
Bắt trung cảnh ngôi nhà,sân.từ 6s


Lia máy

Cận

mái hiên lia máy xuống đến cửa.
Một số vạt dụng trong nhà.những 25s

Đặc tả

thứ mà nhân vật đã gắn bó:….
Đặc tả một số chi tiết nếu cần 15s
thiết

PHÂN CẢNH II : NGOẠI – NGÀY : HÌNH ẢNH VỢ LÚC CÒN SỐNG VÀ
NHÂN VẬT THẮP HƯƠNG LÚC VỢ ĐÃ MẤT ( nếu có album ảnh cũ)

5
6

Cận
Trung

Cận tấm ảnh cưới
5s
Hình ảnh nhân vật đi lại và ngồi 4s

Tổng

vo gạo.


gian là 36s

thời

(không tính
pv)
7
9
10

Cận

Khuôn mặt vợ nhân vật đang cắm 5s

Cận
Trung

cúi nhặt sạn trong gạo
Hình ảnh gà trống nuôi con
Nhân vật cho gà ăn
10

3s
5s


11

Toàn


Nhân vật ngôi có cả hình ảnh con 5s

12

hẹp
Cận-

gái trong đó.
Cận tay nhân vật thắp hương cho 10s

trung

vợ rùi zoom ra .

Cận

Khuôn mặt nhân vật thắp hương 5s

Trung

cho vợ
Nhân vật thắp hương lấy ở góc 6s

Phỏng

khác
Chị gái ông Chiểu: Bà Nguyễn 40s

13
14

15

vấn
Thị Thuần
PHÂN CẢNH III: NỘI – NGÀY : BỮA CƠM ĐƠN GIẢN CỦA GIA
ĐÌNH
16
Toàn

Nhân vật ngồi bên mâm cơm

4s

hẹp

Tổng

thời

gian khoảng
1p 10s

17
18

Cận
Toàn

Nhân vật chia đũa
4s

Nhân vật, con gái, bà mẹ ngồi 8s

19

hẹp
Cận

20
21
22

toàn hẹp
Cận
Trung
Cận
-

cả 3 người
Khuôn mặt bà mẹ
Cả nhà ăn cơm
Nhân vật gắp thức ăn cho mẹ

23

trung
Cận

Hình ảnh đĩa rau và bát nước 4s

24

25

Đặc tả
Toàn

chấm
Bát nước chấm
Con gái xới cơm

5s
6s

26

hẹp
Cận

Đĩa rau muống

6s

bên mâm cơm
– Tay con gái gắp thức ăn zoom ra 15s
5s
10s
5s

Chồng mờ từ
thức ăn và
chuyển cảnh

sang

11

phân


cảnh khác.
PHÂN CẢNH IV: NGOẠI – NGÀY : THEO CHÂN NHÂN VẬT ĐI
NHẶT
RÁC – BÃI RÁC (CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VẬT)
27
Toàn
Hình ảnh nhân vật đẩy xe đi nhặt 5s
28
29
30

Trung

rác
Khuôn hình từ tay nhân vật lên 6s

Tổng time

Cận

khuôn mặt
Bàn tay nhân vật nắm tay cầm xe 4s


4p
Góc

thấp lia từ

Trung

rác
Hình ảnh bánh xe, chân nhân vật, 7s
khuôn mặt khắc khổ. ( máy phíc

chân

hoặc lia)

vật

máy

bánh xe sang
nhân
lên

khuôn mặt
31
32

Cận

Góc máy thấp, tiền cảnh là xe 4s


Trung

rác, khuôn mặt nhân vật
POV hình ảnh con đường, tiền 5s

Máy vác vai

cảnh là xe rác.

động

theo

nhịp
33

Toàn

Cảnh bãi rác, hình ảnh nhân vật 6s

Trung

nhỏ bé so với nó
Nhân vật đang nhặt nhạnh, bới 5s

Cận
Cận

rác

Tay nhân vật đang cào, bới rác
6s
Khuôn mặt nhân vật đang tìm 5s

Đặc tả
Trung
Cận
Cận

kiếm
Rác đang bị sới lên
Nhân vật nhặt được thức gì đó
Túi đựng đồ nhặt được
Tay ném thức nhặt được vào túi

Đặc tả

( cái j đó để đựng)
Đặc tả thứ mới vừa được ném 4s

42

Trung

vào túi(giỏ)
Bước chân nhân vật trên đống rác 6s

43

hẹp

Trung

POV ánh mắt nhân vật đi tìm trên 7s

34
35
36
37
38
39
40
41

12

6s
7s
5s
3s

Máy vác vai


44

Toàn

đống rác.
Nhân vật đang tìm kiếm, đi lại 6s


hẹp
trên đống rác, ánh mắt nhìn ngó.
PHÂN CẢNH V: NHÂN VẬT THẮP HƯƠNG CHO VỢ KHI ĐI LÀM
VỀ
45

Toàn

46
47

là xe rác
Cận
Nhân vật đốt hương
Trung
Nhân vật vơ cỏ xung quanh mộ
Trung - nhân vật vái lạy

48

cân
Toàn

Nhân vật đi từ xa vào, hậu cảnh 5s

All time 20s

5s
5s
5s


Nhân vật đứng trầm ngâm nhìn 5s

hẹp
mộ vợ
49
Toàn
Nhân vật đi về
4s
PHÂN CẢNH VI: NGOẠI- CHIỀU, NỘI- TỐI(RIM TỐI) NHÂN VẬT
CHUẨN LÀM VIỆC Ở NHÀ VÀ VÀO BẾP
50
Toàn – Nhân vật quét sân, dọn nhà cửa

8s

trung –

Tổng

time

khoảng 30s

51

cận
Trung

Qua vai nhân vật đang hý húi với 6s


52
53
54
55
56

hẹp
Cận
Cận
Đăc tả
Trung
Cận

cái bếp củi.
Khuôn mặt nhân vật
Hình ảnh cái bếp
Tay nhân vật đun củi
Nhân vật và bếp lửa đang cháy
Khuôn mặt nhân vật chăm chú

4s
4s
3s
5s
5s

Chú ý ánh

sang bếp lửa

PHÂN CẢNH VII: NGOẠI – TỐI: NHÂN VẬT ĐANG PHÂN CHIA
CÁC THỨ NHẶT ĐƯỢC CẢ NGÀY TỪ BÃI RÁC
57
Toàn
Nhân vật đang ngồi cạnh những 6s
58
59
60
61
62

hẹp
Trung
Cận
Cận
Đặc tả
Trung

thứ nhặt được từ bãi rác
Nhân vật đang phân loại
Khuôn mặt nhân vật
Tay đang nhặt và phân loại
Ánh mắt nhân vật
Thứ được phân loại
13

Tổng

time


khoảng 45s
5s
5s
4s
6s
7s


63
64

Đăc tả
Toàn

Tay nhân vật
3s
Tiền cảnh là thứ được phân loại 6s

hẹp

đang vơi dần,nhân vật vẫn làm

việc
PHÂN CẢNH CUỐI : LẶP LẠI BƯỚC CHÂN NHÂN VẬT ĐI NHẶT
RÁC
65
Toàn

Nhân vật đẩy xe đi về


7s

Tổng

time

khoảng 50s
66
67
68
69

Cận
Trung
Cận
Trung

Bàn chân nhân vật
Những thứ nhân vật nhặt được
Khuôn mặt nhân vật
Nhân vật ngồi nghỉ dưới bong

5s
5s
4s
4s

70
71
72


rộng
Cận
Cận chặt
Toàn

mát, trời nắng
Khuôn mặt đăm chiêu
Ánh mắt nhìn xa xôi.
Không gian

5s
6+s
6s

Hình ảnh mờ

rộng
dần
PHỎNG VẤN DỰ KIẾN: NHÂN VẬT VÀ HÀNG XÓM
Nhân

-Mô tả về căn bệnh nhân vật mắc 35

Chèn phỏng

vật

phải và thái độ của mọi người


vấn sau phân

xung quanh.

đoạn IV- đầu

Hàng

-Dự kiến tương lai
-Cảm xúc khi chứng kiến hoàn 40s

phân đoạn V
Dự
kiến

xóm

cảnh -khó khăn của ông Chiểu

chèn phỏng

-Việc nhặt rác của ông Chiểu

vấn vào sau

Chị gái

-Việc khi ông Chiểu có vợ

phân đoạn


Ông

-Bệnh mà vợ nhân vật mắc phải

III- đầu phân

Chiểu

đoạn IV
HẾT

14


- Quá trình thực hiện tác phẩm:
Tác phẩm được thực hiện trong khoảng thời gian 15 ngày từ lúc lên
kế hoạch thực hiện đên lúc hoàn thành. Điều khó khăn nhất là quá trình tìm
hiểu và chọn góc độ để kể câu chuyện. Phóng sự truyền hình là tìm hiểu
góc độ và hình thành tác phẩm đến công chúng. Để có góc độ hay và ý
nghĩa chúng ta và bản thân em đã mất thời gian khá dài để nghiên cứu nhân
vật và tìm ra góc độ để kể chuyện. Đây là kỹ năng khó đối với bản thân em
đang còn là sinh viên trong trường. Qua tác phẩm này em đã dần hình
thành kỹ năng này. Trong quá trình thực hiện cũng gặp phải khá nhiều
những khó khăn bởi vì kịch bản trên giấy là một chuyện khi đi ra hiện
trường lại có nhiều điểm khác so với suy tính của bản thân. Em đã cố gắng
vận dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề hiện trường mà trong trường
cũng như kinh nghiệm thực tế trong quá trình đi thực tập ở cơ quan báo chí.
Trong quá trình thực hiện tác kỹ năng quay phim của em cũng đã hoàn
thiện hơn. Kỹ năng làm việc với máy quay cũng như chọn góc độ hình ảnh

để diễn tả câu chuyện. Tất cả những kỹ năng đó đã tạo cho em sự hoàn
thiện về phẩm chất của một phóng viên quay phim.
- Bài học kinh nghiệm trong quá trình làm tác phẩm:
Trong trường chúng em được nhà trường đào tạo về mặt lý thuyết về
kỹ năng làm truyền hình. Nhưng khi đi ra hiện trường bản thân em hoàn
thiện thêm kỹ năng làm việc. Hiện trường là toàn bộ những diễn biến nội
dung trong tác phẩm mình đã chọn. Nó có nhiều điểm khác biệt so với lý
thuyết mà chúng em được đào tạo, ngoài ra thời tiết cũng là vấn đề mà
chúng ta cần quan tâm, để có chất lượng tác phẩm tuyệt vời chúng ta không
những học tập sâu về chuyên môn mà còn phải rèn luyện cơ thể khỏe mạnh
để làm việc với thời tiết khắc nghiệt. Những khó khăn mà chúng ta đã vượt
qua đó là những mốc mà chúng ta trưởng thành trong kỹ năng nghề nghiệp.
Những kinh nghiệm em có được sau khi hoàn thành tác phẩm tốt nghiệp:
- Kỹ năng lên kế hoạch sản xuất bao gồm:
15


+ Kỹ năng viết kịch bản, lời bình
+ Kỹ năng làm việc với nhân vật: Trao đổi, phỏng vấn…
+ Kỹ năng làm việc với máy quay
+ Kỹ năng chiếu sáng
+ Kỹ năng lên bối cảnh
+ Kỹ năng làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt
+ Kỹ năng làm việc độc lập
+ Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm
+ Kỹ năng làm hậu kỳ: Kỹ thuật dựng, chỉnh âm thanh, chọn nhạc…
Đó là những kỹ năng cần và đủ cho một phóng viên quay phim sau
khi tốt nghiệp và đi làm.
- Kiến nghị đối với Học viện và khoa Phát thanh- Truyền hình:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường đào tạo đội ngũ nhà

báo và phóng viên cho đất nước. Khoa phát thanh – Truyền hình là cái nôi
của sinh ra những phóng viên, nhà báo suốt sắc đang công tác trong lĩnh
vực truyền hình. Bản thân em được học trong Học viện và khoa Phát thanh
– Truyền hình là một vinh dự lớn. Qua 4 năm học tập trong trường, môi
trường đào tạo báo chí chuyên nghiệp em đã hình thành những bước đầu
trong kỹ năng nghề nghiệp. Em xin có một số ý kiến đóng góp cho chuyên
ngành Quay phim truyền hình mà em đang chuẩn bị tốt nghiệp. Tất cả sinh
viên trong nghành truyền hình đều biết đến chuyên nghành quay phim
truyền hình chúng em là chuyên nghành mới nên còn khá non nớt và chưa
thể “vượt mặt” được với các sinh viên chuyên nghành quay phim học ở các
trường ĐH Sân khấu điện ảnh hay Cao đẳng Truyền hình. Họ có kỹ năng
hơn mình là vì sao? Không phải họ học giỏi hơn mình mà họ được đào tạo
quay phim chuyên nghiệp hơn vì họ có truyền thống đào tạo chuyên
nghành quay phim lâu hơn chúng ta. Hơn nữa, họ có được sự chuyê nghiệp
là vì họ có cơ sở hạ tầng, thiết bị đa dạng, sinh viên được làm việc với
nhiều loại máy móc và cường độ bài tập quay dày hơn so với sinh viên
16


trường ta, vậy có vài đóng góp riêng với khoa Phát thanh – Truyền hình
trong việc đào tạo chuyên nghành quay phim truyền hình:
Nhà trường và khoa phát thanh truyền hình cần đầu tư cơ sở hạ tầng,
máy móc và thiết bị phong phú hơn như: Máy quay hiện đại, hỗ trợ động
tác máy như: Ray, cẩu, các loại chân hỗ trợ cho máy di chuyển: handdy
cam, stredy cam, fly cam…
Đào tạo một đội ngũ giảng viên chuyên nghành quay phim chuyên
nghiệp trực tiếp giảng dạy trong trường thay bằng việc mời các giảng viên
ở trường ngoài vào dạy. Giáo viên ở ngoài không phải họ không có kỹ năng
hay mặn mà với sinh viên trường ta mà họ còn bị áp lực về thời gian bên
trường hay cơ quan của họ. Vì vậy, sinh viên chuyên nghành quay phim sẽ

được nghỉ khá nhiều dẫn đến hổng kiến thức và kém kỹ năng.
Kỹ năng đào tạo nên đổi mới. Thay vì dạy lý thuyết hãy tạo cơ hội cho
sinh viên làm việc thực tế và chữa bài tập và hướng dẫn kỹ năng quay. Hãy
tạo một áp lực không nặng nề đủ để cho sinh viên phải sáng tạo bằng các
bài tập quay thực tế dày đặc hơn thay vì họ được nghỉ ngơi khá dài.
Đầu tư nhiều hơn thiết bị chiếu sáng. Trường ta thiết bị chiếu sáng hay
cụ thể hơn là các loại đèn số lượng còn rất hạn chế. Ánh sáng là yếu tố tạo
nên sắc thái biểu cảm của hình ảnh. Vì vậy học chiếu sáng và làm việc với
các loại đèn chiếu là kỹ năng mà các sinh viên từ khi trong trường phải biết
khi còn học trong trường. Có thiết bị khi học môn ánh sáng sẽ dễ hiểu hơn.
Trên đây là những đóng góp chân thành từ bản thân em. Hi vọng nhà
trường và khoa sẽ có xem xét và tào điều kiện tốt hơn cho các bạn sinh viên
khóa sau học chuyên nghành quay phim được học tập trong môi trường
chuyên nghiệp và đầy đủ thiết bị hơn.

17


III. KẾT LUẬN
Những nội dung của bản báo cáo:
1. Phần mở đầu
a.Mục đích và nhiệm vụ đặt ra:
- Mục đích: Thực hiện một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự truyền
hình. Nội dung chủ đề và đời sống xã hội, cụ thể là đề tài về con người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân vật chính trong tác phẩm là ông
Nguyễn Đình Chiểu đang sinh sống tại Cụm 9, thôn Vương Điện, xã Nhật
Tảo, Phúc Thọ, Tp Hà Nội.
- Nhiệm vụ đặt ra:
- Ngày đầu tiên đi liên hệ với nhân vật, xin phép họ để làm phóng sự.
- Ngày thứ 2, đến thật sớm và chờ họ đi làm để mình đi theo xem công

việc cụ thể và lên kịch bản quay chi tiết.
- Tranh thủ khi họ rảnh rỗi sẽ ngồi nghe họ nói chuyện, tập trung khai
thác các góc độ câu chuyện mình cần để tiện cho việc sắp xếp phân cảnh và
lời bình cũng như phỏng vấn.
- Phương pháp thực hiện:
Tất cả phải có trong bản kế hoạch công việc mà mình đã đề ra trước
đó. Tóm lại, để có buổi làm việc hiệu quả và tác phẩm thành công cần phải
có kế hoạch cụ thể và chi tiết.
- Mô tả chung về tác phẩm tốt nghiệp:
Tác phẩm thuộc thể loại phóng sự truyền hình có đề tài là cuộc sống
mưu sinh của những con người có số phận bất hạnh. Nội dung của tác
phẩm là nhân vật ông Nguyễn Đình Chiểu sống tại xã Nhật Tảo, Phúc Thọ,
Hà Nội. Ông mắc phải căn bệnh kỳ lạ khi toàn cơ thể nổi nhiều mụn thịt
trông rất xấu xí và kinh hãi đối với những người khi tiếp xúc lần đầu. Con
người xấu xí là vậy nhưng ông có tấm lòng hết mực yêu thương mọi người
và là người nông dân thật thà và chất phác.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm:
18


Về mặt lý luận:
Ông Chiểu là nhân vật kém phần may mắn hơn chúng ta. Cả cuộc
đời ông là một chuỗi dài của sự bất hạnh nhưng ông không từ bỏ cuộc sống
này. Ông vẫn sống và sống có ích khi gách vác nhiệm vụ trụ cột trong gia
đình. Tất cả tình yêu ông giành cho gia đình ,đặc biệt là cho vợ đó là điều
chúng ta đáng khâm phục.
Về mặt thực tiễn:
Nghề nào cũng có ý nghĩa nhưng mà nhặt rác để nuôi cả gia đình điều
này thì thật phi thường. Công việc này của ông đã tạo cơ hội cho ông lo
được cơm áo, gạo tiền cho gia đình 4 người của ông. Vậy qua tiếp xúc thực

tế ,không những em biết được ý nghĩa của con người, lòng vị tha, trách
nhiệm mà là ý nghĩa của tất cả những công việc. Các bạn hãy thử trải
nghiệm điều này đi, ắt hẳn chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.
2. Nội dung:
- Quá trình thực hiện tác phẩm:
Tác phẩm được thực hiện trong khoảng thời gian 15 ngày từ lúc lên
kế hoạch thực hiện đên lúc hoàn thành. Để có góc độ hay và ý nghĩa chúng
ta và bản thân em đã mất thời gian khá dài để nghiên cứu nhân vật và tìm ra
góc độ để kể chuyện. Em đã cố gắng vận dụng những kỹ năng giải quyết
vấn đề hiện trường mà trong trường cũng như kinh nghiệm thực tế trong
quá trình đi thực tập ở cơ quan báo chí.
- Bài học kinh nghiệm trong quá trình làm tác phẩm:
Nhưng khi đi ra hiện trường bản thân em hoàn thiện thêm kỹ năng làm
việc. Hiện trường là toàn bộ những diễn biến nội dung trong tác phẩm mình
đã chọn. Nó có nhiều điểm khác biệt so với lý thuyết mà chúng em được
đào tạo, ngoài ra thời tiết cũng là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, để có
chất lượng tác phẩm tuyệt vời chúng ta không những học tập sâu về chuyên
môn mà còn phải rèn luyện cơ thể khỏe mạnh để làm việc với thời tiết khắc
nghiệt.
19


- Kiến nghị đối với Học viện và khoa Phát thanh- Truyền hình:
Tất cả sinh viên trong nghành truyền hình đều biết đến chuyên
nghành quay phim truyền hình chúng em là chuyên nghành mới nên còn
khá non nớt và chưa thể “vượt mặt” được với các sinh viên chuyên nghành
quay phim học ở các trường ĐH Sân khấu điện ảnh hay Cao đẳng Truyền
hình. Họ có kỹ năng hơn mình là vì sao? Không phải họ học giỏi hơn mình
mà họ được đào tạo quay phim chuyên nghiệp hơn vì họ có truyền thống
đào tạo chuyên nghành quay phim lâu hơn chúng ta. Hơn nữa, họ có được

sự chuyê nghiệp là vì họ có cơ sở hạ tầng, thiết bị đa dạng, sinh viên được
làm việc với nhiều loại máy móc và cường độ bài tập quay dày hơn so với
sinh viên trường ta. Nhà trường cần đào tạo một đội ngũ giảng viên chuyên
nghành quay phim truyền hình, đầu tư thiết bị máy móc, đèn chiếu sáng và
tạo cho sinh viên điều kiện để thực hành nhiều hơn.

20


MỤC LỤC

21



×