Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Văn nghị luận lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.4 KB, 12 trang )

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN

Bài làm
Tục ngữ xưa có câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm bản thân lưu giữ và
truyền lại trong đó: con người không chỉ học tập trong sách
vờ nhà trường mà còn phải học tập từ thực tế, từ bên ngoài
xã hội. Ước mơ, khát khao được mở rộng tầm mắt cũng gửi
gắm cả trorg đó. Nhưng có bạn lại đưa ra ý kiến: nếu không
có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Như vậy là
bạn đó chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ.
Học tập là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của mỗi người. Ngày
nay đến trường ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách
vở. Rồi ta còn tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh: báo chí,
truyền hình… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Thế giới bao la,
cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi người dù thông minh tới
đâu hiểu biết cũng chỉ có hạn. Cuộc đời, xã hội là môi trường
học tập hữu ích để ta nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm
nhận thức, phát huy trí thông minh của mình. Vì thế, lời
khuyên răn dạy bảo từ câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, sâu
sắc. Đi ở đây có nghĩa là đi đây, đi đó, cũng có nghĩa là tham
gia vào các hoạt động xã hội. Sàng khôn là tri thức, sự hiểu
biết, là những điều hay, điều mới lạ ta tiếp thu được – kết quả
của việc đi. Chịu khó mỗi ngày đi xa hơn, nhiều hơn thì sang
khôn ta nhận được ngày càng lớn càng đầy. Câu tục ngữ là
bài học về cách sống, tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết.
Chỉ có mõi trường xã hội phong phú đa dạng và sự ham hiểu
biết mới giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.
Chúng ta đừng vội nghĩ rằng chắc gì đã có sàng khôn nếu
chưa thử đi. Hãy cứ đi, đi xa, đi nhiều và đến một lúc nào đó,
dù ta không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra.


Cùng nội dung với câu tục ngữ, người xưa có câu ca dao rất
chí lí, chí tình:
Đi cho biết đó biết đây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.


Con người nếu cứ suốt ngày suốt năm chỉ chôn chân nơi bốn
bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết
bao. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử,
những vùng đất hoang sơ cần sự khám phá, đặt chân của con
người, có câu tai nghe không bằng mắt thấy. Kiến thức, thông
tin ta thu được từ sách vở, thầy cô, báo chí … chưa phải là tất
cả. Nếu được nghe trực tiếp, được chứng kiến tận mắt thực tế
cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống còn bao điều hay, mới lạ ta
chưa biết tới. Hãy nhớ lại những buổi tham quan mà nhà
trường vẫn tạo điều kiện tổ chức hàng năm cho chúng ta hay
ta đi cùng gia đình. Ta có dịp chứng kiến vẻ đẹp của thiên
nhiên đất nước, những điều được ngợi ca trong mỗi bài học
và so sánh với những điều được dạy bảo ở trường lớp. Đến
mỗi vùng miền khác nhau, ta lại hiểu thêm được nếp sống,
cách sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào nơi đó. Dù
chỉ là đi chơi dã ngoại nhưng ta thu lượm được bao điều bổ
ích, thú vị một cách rất tự nhiên.
Gần gũi hơn, ta hãy thả bộ trên con đường từ nhà tới trườngMỗi ngày có biết bao điều, bao sự việc khiến ta phải suy nghĩ.
Một cậu bé dắt tay một cụ già qua đường, một cô bé nhịn
bữa sáng để giúp đỡ người ăn xin… dạy ta vé lòng vị tha,
nhân ái. Song, xã hội không chỉ toàn điều tốt đẹp mà rất
phức tạp, tốt xấu đan xen. Bên cạnh những hành vi cử chỉ tốt
đẹp, ta còn chứng kiến nhiều điều ngang trái bất công. Song
tất cả những điều đó đều là những bài học về kinh nghiệm
cuộc sống, đối nhân xử thế cho ta. Tiếp xúc với thực tế ta

biết nhiều thứ mà trong sách vở chưa có dịp nhắc tới mà ta
cần phải học tập. Xã hội chính là môi trường lớn, vừa là
nguồn cung cấp tri thức, vốn sống trực tiếp, vừa là nơi để ta
thực nghiệm.
Ngày nay, khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước
có nhu cầu hội nhập với thế giới thì đi để học khôn càng trở
nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Vì thế, những năm gần
đây, việc du học nước ngoài không còn là chuyện xa lạ với
thanh niên Việt Nam. Vốn sống gián tiếp được cung cấp từ
sách vở nhà trường không thể phục vụ cho cuộc sống chúng
ta sau này. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải đi


nhiều hơn, tiếp thu nhiều sàng khôn hơn nếu không muốn
bản thân và đất nước bị tụt hậu.
Chúng ta là những học sinh, là những người còn rất trẻ, cơ
hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi
hơn ông bà ta trước đây. Vì thế, chúng ta cần phải tận dụng
sức trẻ, thời cơ, điều kiện để không ngừng mở rộng tầm nhìn,
sự hiểu biết. Chỉ biết sống khép kín, tự thỏa mãn với bản
thân, chính là tự tách mình ra khỏi nhịp sống sôi động hiện
nay, tự đào thải mình khỏi xã hội


CHỨNG MINH BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG
CỦA CHÚNG TA

Bài làm
“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”…
Hàng trăm tít báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang

chúng ta đang đối diện khi môi trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội
phát triển, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người tiến cao
hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỉ công
nghiệp” là hàng ngàn hécta rừng đang bị hủy diệt, tầng ôzôn ngày
một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại sao
quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự
nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?
Có thể khẳng định chắc chắn: không có rừng, không có cây xanh
đồng nghĩa với sự hủy diệt của con người và tất cả các sinh vật trên
thế giới.
Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai
cũng sẽ biết: cây xanh hấp thủ CO2 và thải khí O2 ra môi trường,
cung cấp dưỡng khí co con người và toàn thể sinh giới.

Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hòa cân bằng khí
quyển: giải phóng O2 là dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định
lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Chỉ với cây xanh
mà con người được lợi cả đôi bề: có dưỡng khí để thở và chống lại
hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V.Pôlevoi
(1989) thì “mỗi năm cây xanh thải vào khí quyển lượng ôxi tf 70 – 120
tỉ tấn. Và dung lượng dưỡng khí ấy được dùng cung cấp cho tất cả
các cơ thể dị dưỡng thiếu khí như người, động vật…” Rừng – quần
thể cây xanh – có vai trò đặc biệt trong việc duy trì nồng độ cao của
ôxi trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng 1 ha rừng vào
mùa xuân và mùa hè trong thời gian một giờ thải vào khí quyển một
lượng ôxi đủ cho 200 người hô hấp. Bênh cạnh đó, sự quang hợp
giải phóng O2 còn góp phần rất quan trọng trong sự hình thành tầng
ôzôn được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác động của
bức xạ mặt trời. Tầng ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự hủy hoại của



tia tự ngoại… “Lí lẽ đơn giản ấy thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều
được học qua từ những ngày còn là học sinh tiểu họ. Ấy vậy mà có
nhiều người vẫn cố quên hay cố tình quên, để tự động viên hành vi
sai trái của mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn, chặt phá vài hécta
thì có là bao”. Điều đó thật không thể chấp nhận. Công nghiệp phát
triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng ngàn cánh
rừng. Đã vậy, khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện
đai lại góp phần không nhỏ trong việc phá hủy tầng ôzôn. Vừa bị
giảm đi đáng kể lượng dưỡng khí vì rừng bị tàn phá, con người phải
đối diện với biết bao hậu quả khôn lường của việc tầng ôzôn ngày
một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật
chẳng dám tưởng tưởng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng
ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn phá hoàn toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng
xuống trái đất… Khi ấy, liệu cuộc sống sẽ còn?
Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành
tinh thuộc Thái Dương hệ đều không còn có được màu xanh của
rừng, của biển, của sự sống, của niềm tin… như Trái Đất. Chính vì
thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây xanh, của
niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc
sống cho chúng ta.
Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lí do để chúng ta phải bảo vệ
rừng. Phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi
trường cho cây xanh quang hợp mà còn là thiên đường nơi cõi thế
cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa, chính Nguyễn Trãi đã
chấp nhận đánh đổi quyền thế, bổng lộc để trở về ở ẩn Côn Sơn, để
cảm nhận đươc phong vị trong lành của rừng xanh.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

…Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn…”
Ung dung, thanh thảnh và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà
cũng đầy thú vị ấy. Từng câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu
tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao cảm xúc thăng hoa, tự trong ta khẽ
khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cảm ơn Người vì đã cho đời những


Côn Sơn, những rừng xanh… Cảnh đẹp này liệu có bất kì máy móc
công nghệ nào tự tạo ra được chăng?
Rời Côn Sơn và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn
chưa “vướng đục bụi… công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm
đầu thế kỉ XX. Chao ôi, làm sao Tố Hữu lại may mắn chứng kiến bức
tứ tình lỗng lẫy đến thế của núi rừng:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo canh ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”
Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vữ
từ chốn bồng lai chứ chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó
là thật đấy, và nhờ nhà thơ ta chứng kiến bốn mùa xoay chuyển ở
Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của thiên nhiên. Và cũng
tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục mà cái hồn, cái thần sắc
của cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng… Đọc

những dòng thơ mà tư thấy lòng đang sống trong cảnh đang thưởng
ngoạn núi rừng với tất cả niềm say mê. Sao mà kì vĩ thế chốn rừng
sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu xanh của chồi non lộc biếc.
Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn
hay màu trắng tinh khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những
hoa cùng người. Có thể tình dân Việt Bắc vẫn nồng ấm thủy chung
nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc phương nào. Đau xót
biết bao nhiêu!
Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm
rẫy. Chẳng lẽ tâm hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn lá phổi
xanh của mình quặn đau? Chẳng lẽ trước màu xanh bạt ngàn ấm áp
của rừng, họ không thấy lòng se lại những cảm xúc ngổn ngang? Đó
là một hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lí do nào.
Cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc hủy hoại môi
trường sống, hủy hoại cả tương lai của con người. Bởi rừng không


chỉ là lá phổi, là nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi bảo vệ ta khỏi
hiểm họa hiệu ứng nhà kính… mà hơn hế rừng còn là người bạn
trung thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi dưỡng ta cả thể
xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi cuộc sống ngày càng vội vã, hay một lần
đến hòa mình vào thảm thực vật của rừng xanh. Chính nơi ấy sẽ cho
ta cảm giác yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm
phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh.
Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn
màu xanh của lá cây, rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ
rừng, bảo vệ nguồn sống của con người. Hãy giữ mãi sắc xanh hi
vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho “lá phổi” của Mẹ Thiên nhiên luôn
trong lành…


“Mùa xuân là Tết trồng cây/
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Bác Hồ muốn dạy gì qua hai dòng thơ, vì sao công việc trồng cây trong
mùa xuân lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Bài làm


Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng
mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào
“trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm
cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây
cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh
nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời
điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều
kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là
mùa để trồng cây.
Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa
bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày
càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc
trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước?
Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và
sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí
ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các
bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của
cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc
trong một bầu không khí trong lành.
Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ
sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong

môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại
ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì
những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc
trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô
cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành
rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là
những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của
giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh
tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ
dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta
mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.
Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa
xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn
ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng


cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.
Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời
dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm
nên mùa xuân của đất nước.

Đề bài: Ca dao có câu:


Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Theo em, câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào?
Bài làm

Trái bầu xanh, trái bí xanh theo gió trong lành cất tiếng hát vui
chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn... Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi như
một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền
thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân
trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung
một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung
một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường
quấn quýt với nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa
bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để
rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Vì sao vậy? Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung
một họ.Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh
ngộ,chung ố phận.Mưa thuận gió hòa, bầu bí chung hưởng. Gặp khi
nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng.Nếu chẳng may gặp cơn
gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt
như xưa.
Câu ca dao nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyệ con
người, chuyện cuôc đời. Ông cha ta đã khuyên con cháu một lời
khuyên chân thành, kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao
này.
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc,
hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những
chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa
cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng
xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện
làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê
hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với

người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi,
cảm thông. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu, đùm
bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt


đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo
tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu, sự
chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc
sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, người Việt
Nam dù có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh
phúc, kẻ bất hạnh... nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi
nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy, mọi
người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất để chống quân
cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện
sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù.
Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không
chung sức đắp đê chống lụt, trông rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ
được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Trong
điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn
nhau thì làm sao tồn tại nổi. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng
thương người nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là một truyền
thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác.
Tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên
sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý
nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết,

nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta
thêm đẹp, thêm ý nghĩa.

Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong học tập!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×