Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.74 KB, 14 trang )

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

BÀI DỰ THI
I.Tên tình huống:
“ Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”
Bầu trời ngày đông u ám, thi thoảng lại có những tia nắng len nhẹ qua tán
cây rừng, chiếu xuống những bậc đá đã in hằn dấu vết thời gian. Khung cảnh
tĩnh lặng, những học sinh ngày thường nghịch ngợm, líu lo vậy mà hôm nay
dường như cũng yên tĩnh hẳn đi. Tất cả chúng em như đang hòa vào sự linh
thiêng của chốn đất Tổ vua Hùng và như hòa vào trong câu chuyện cô kể - nghe
âm vang từ nơi nào tiếng Bác dặn dò các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong tại
đền Giếng năm xưa: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước!”

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 308 tại Đền Hùng, ngày 19/9/1954
(Ảnh tư liệu)
Bao nhiêu năm đã trải qua, đất nước đã thống nhất, chúng em được hưởng
niềm hạnh phúc hòa bình đem lại nhưng từ những câu chuyện của ông bà, những
bài học cô dạy, chúng em vẫn luôn tự hào và biết ơn đối với sự hi sinh của các
thế hệ ông cha đi trước. Vậy nên chuyến tham quan kết thúc mà trên khuôn mặt
các bạn còn vương lại rất nhiều sự xúc động: có chút bồi hồi, có chút phấn
chấn,...và với chúng em đó còn là gợi ý để hoàn thành tiết mục đặc biệt cho buổi
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

1


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

ngoại khóa sắp tới. Chúng em sẽ trở thành những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền
viên và với tinh thần của những người lính cụ Hồ, chúng em muốn truyền tới tất


cả các bạn học sinh trong trường niềm tự hào cũng như tình yêu, trách nhiệm
của bản thân với đất nước. Hi vọng đây sẽ là buổi ngoại khóa ý nghĩa kỉ niệm
ngày 22/12 – ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng là ngày ra đời
đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đồng thời kỉ niệm 60 năm Bác Hồ
về thăm đền Hùng – cột mốc đáng nhớ với những người con đất Tổ.
II. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Chúng em muốn trở thành những tuyên truyền viên cũng bởi hiện nay
những bài lịch sử dường như đã quá quen trong trường học nhưng lại chưa tạo
được sự hứng thú, hấp dẫn đối học sinh. Các bạn cũng mới chỉ coi lịch sử như
bao môn học khác, đi học, ghi bài và trả bài, còn những câu chuyện lịch sử hay,
những bài học lịch sử có ý nghĩa thực tế lại hầu như không biết. Học tập hôm
nay là để tương lai xây dựng đất nước, vậy nếu các bạn không biết lịch sử Việt
Nam, không có niềm tự hào về đất nước mình thì làm sao có tình yêu với quê
hương, đất nước? Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam” Đó chính là khởi nguồn tình yêu nước của Bác, khởi nguồn
cho những hi sinh, cho cuộc đời hết mình vì đất nước của Bác. Bác yêu lịch sử
Việt Nam, Bác yêu dân tộc Việt Nam, Bác phấn đấu quên mình cho đất nước
Việt Nam.
Vì vậy muốn có những thế hệ học tập, sống, làm việc và phấn đấu cho sự
phát triển của đất nước thì công việc đầu tiên đó là truyền cảm hứng, truyền tình yêu
quê hương qua niềm tự hào lịch sử Việt Nam đến những mầm non của Tổ quốc.
III. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để thực hiện tốt được mục đích đã nêu ra, ta cần để cho những kiến thức đã
học được khơi mở và liên kết vận dụng các kiến thức để giải quyết được vấn đề.
Môn Lịch sử là nền tảng để mở ra nhưng câu chuyện lịch sử có ý nghĩa, đi theo
dòng thời gian để thấy được Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với
niềm tự hào được xây dựng qua bao thế hệ và được cả thế giới ngưỡng mộ.
Những áng văn và những câu nói bất hủ được học qua môn Ngữ Văn đưa chúng
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân


2


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

em vào thế giới truyền thuyết, thế giới lịch sử với những tưởng tượng phong
phú, lịch sử trở nên gần gũi mà cũng thật sống động. Và càng hấp dẫn hơn khi có
thể tái hiện lại một số trận đánh lịch sử bằng các cơ chế, nguyên lý trong môn
Vật lý. Chúng em biết được đất nước Việt Nam đã trải qua bao cuộc chiến tranh
với niềm tự hào chiến thắng nhưng ở đó cũng có nỗi đau tàn phá của bom mìn,
nỗi đau dai dẳng của chất độc màu da cam. Những điều này càng được hiểu rõ
hơn qua tìm hiều về môn Sinh học và Hóa học. Các bài học Địa lý lại đưa chúng
em đến với những bản đồ nơi ghi dấu chủ quyền bất khả xâm phạm. Trên lãnh
thổ hình chữ S, những bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, niềm tự
hào về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam vẫn được vang lên trong
các buổi học Âm nhạc. Môn Mỹ thuật lại giúp chúng em thể hiện được những
tình cảm với quê hương theo một cách rất riêng mà không cần nói bằng lời. Hơn
nữa, ứng dụng những kiến thức trong Giáo dục công dân để rèn luyện tính tự
giác, tự tìm hiểu về lịch sử như một niềm vui, sự hứng thú trong học tập.
Đồng thời những thông tin về các những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử
được giới thiệu qua các trang báo, tạp chí và trên mạng internet chúng em cũng
hi vọng các bạn sẽ ngày càng yêu hơn lịch sử Việt Nam, yêu quê hương đất nước
và tích cực học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích góp sức cho sự
phát triển của Việt Nam.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Hiện nay ở các trường học đều chưa thực sự có đầu tư cho học sinh học
lịch sử. Điều đó một phần cũng do điều kiện và cơ sở để học tập môn Lịch sử
trong các nhà trường còn hạn chế, đồng thời đó còn do các hình thức tìm hiểu
lịch sử chưa phong phú, đa dạng, chưa khơi dậy được sự quan tâm hứng thú của
học sinh. Vì vậy để các bạn học sinh hăng hái, tự giác tìm hiểu lịch sử, khơi dậy

tình yêu và niềm tự hào lịch sử trong nhà trường, nhóm em có đưa ra một số biện
pháp thiết thực như sau:
- Nhà trường phát động các phong trào, chương trình ngoại khóa với chủ đề
lịch sử và cuộc sống, như một nội dung trọng điểm trong hoạt động của nhà
trường, tính điểm vào xếp loại thi đua của các lớp.
- Chúng em muốn đưa ra một hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mới: Học
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

3


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

lịch sử qua việc vận dụng kiến thức của các môn học khác. Lịch sử chính là
câu chuyện thời gian của cuộc sống, tất cả những tri thức của mọi môn khoa
học đều được phát triển từ lịch sử. Vì vậy khai thác lịch sử từ chính các môn
khoa học sẽ là cách nhìn, cách học lịch sử mới. Mỗi môn học tìm hiểu lịch sử
ở những khía cạnh và hình thức khác nhau, giúp học sinh hiểu rộng, hiểu cụ
thể hơn và khơi dậy được sự tò mò, thích thú.
- Trong các bộ môn: Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn,...có thể tích hợp việc sử dụng
các di sản văn hóa và tổ chức tham quan các di tích lịch sử kết hợp với các
đội tuyên truyền sẽ giúp học sinh liên hệ từ lý thuyết đến thực hành, học đi
đôi với hành sẽ là phương pháp học lịch sử tích cực.
- Các buổi ngoại khóa, trao đổi và hóa thân thành các nhân vật và các sự kiện
lịch sử cũng sẽ thu hút sự hứng thú của học sinh, được trở thành các nhân vật
lịch sử sẽ giúp chúng em thấy gần gũi hơn, các câu chuyện cũng trở nên dễ
hiểu, dễ nhớ và cũng giúp hình thành nhiều kĩ năng hơn.

Học sinh trường Việt Xuân hóa thân thành Trần Quốc Toản
- Quan trọng hơn cả là tính tự giác của mỗi học sinh, các bạn phải hiểu rõ được

việc học, tìm hiểu lịch sử Việt Nam không chỉ để học một môn học mà đó là
nguồn cội của bản thân mình, cây có gốc thì mới vươn cao, Bác Hồ đã nói
chúng ta là những mầm non tương lai của đất nước thì học không chỉ là để cho
riêng bản thân mà còn là sự phấn đấu để đất nước Việt Nam “sánh vai với các
cường quốc năm châu” .
V. Thuyết trình tiến hành giải quyết tình huống:
Nhằm đưa ra những giải pháp tích cực, mới mẻ để khơi dậy phong trào học
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

4


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

lịch sử, nâng cao tinh thần yêu nước, rèn luyện ý thức học tập cho các bạn học
sinh- những mầm non tương lai của đất nước, chúng em cũng muốn góp một
phần sức mình trở thành “Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”. Điều này sẽ
càng ý nghĩa hơn trong dịp kỉ niệm 22/12 ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân và cũng chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Khi hóa thân thành những người lính cụ Hồ cùng kể lại câu chuyện lịch sử
hào hùng của dân tộc Việt Nam, chúng em hi vọng sẽ lôi cuốn được các bạn,
giúp nhiều bạn có hứng thú hơn với lịch sử và yêu hơn đất nước, quê hương
mình. Đặc biệt nữa là chúng em muốn giới thiệu đến các bạn một cách học lịch
sử mới, đó là học lịch sử qua các môn học, các bạn sẽ được trải nghiệm những
nét rất riêng và thú vị :
- Trước hết lịch sử Việt Nam là lịch sử của một đất nước đã trải qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Câu chuyện dựng nước hiện lên trong tâm trí
của chúng ta với câu nói của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước”. Mười
tám đời vua Hùng đã đi vào lịch sử dựng nước ngàn năm qua những truyền
thuyết trong các bài học Ngữ Văn: đó là sự tích Sơn Tinh- Thủy Tinh, truyền

thuyết về Mị Châu – Trọng Thủy. Qua những câu chuyện đó chúng ta thấy cha
ông ta dựng nước đâu dễ dàng, những người dân Việt đầu tiên phải đối mặt với
bao khó khăn từ thiên nhiên, từ cả quân xâm lăng. Những tấm gương, những anh
hùng dân tộc đã xuất hiện khi đất nước cần, họ hiện lên rất hào hùng và thật hiên
ngang với những câu nói bất hủ còn ghi lại trong văn chương :” Tôi muốn cưỡi
cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân
Ngô, giành lại giang san”- (bà Triệu). Ngoài ra lịch sử Việt Nam còn thể hiện rất
hùng hồn qua những bài thơ, những áng văn mang đậm tinh thần và chí khí như:
“Nam quốc sơn hà “– bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, “Hịch tướng
sĩ “– Trần Quốc Tuấn với tinh thần yêu nước nồng nàn mà bất kì học sinh nào
cũng đã từng được đọc qua. Đó là những áng thiên cổ hùng văn thể hiện lịch sử
xa xưa thì những bài thơ của Bác Hồ trong “Nhật kí trong tù”, hay những bài thơ
của Tố Hữu... cũng đã ghi lại chân thực lịch sử chống thực dân của dân tộc Việt
Nam. Lịch sử Việt Nam tạo ra những anh hùng và cũng là nguồn cảm hứng tạo
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

5


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

ra những tài năng thơ văn của đất nước.
- Lịch sử đâu chỉ qua những con chữ, lịch sử còn được tái hiện qua những trận
đánh huy hoàng hay chính những trận đánh đã làm nên lịch sử. Vì vậy chúng em
còn muốn tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn các trận đánh qua việc thể hiện lại bằng
các mô hình, giải thích cơ chế, nguyên nhân thắng trận qua các môn học như Địa
lý, Toán học, Vật lý.

Mô hình Trận thủy chiến lịch sử Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy
tại hệ thống trưng bày bảo tàng lịch sử Quốc gia (Nguồn: Internet)

Trong lịch sử ai cũng biết đến những chiến thắng lẫy lừng như chiến thắng trên
sông Bạch Đằng nhưng nếu hỏi cụ thể Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán
như thế nào thì không nhiều người trả lời được. Nếu biết vận dụng các kiến thức
về thủy triều trong môn Địa lý và nguyên lý lực đẩy Acsimet của nước trongmôn
Vật lýchúng ta sẽ hiểu được dễ dàng kế sách đánh giặc của Ngô Quyền chính là
nước có thể làm nổi thuyền nhưng cũng có thể khiến chìm thuyền. Sông Bạch
Đằng là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy
Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long khoảng 40 kilomet. Vì vậy sông Bạch
Đằng có chế độ thủy triều đặc biệt, trong ngày nước sẽ dâng lên và rút xuống.
Nắm được quy luật thủy triều, đo khoảng cách nước lên và nước rút, Ngô Quyền
đã cho người đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên
thì bãi cọc bị che lấp, lượng nước lớn đủ sức nâng để các thuyền lớn có thể đi vào,
còn khi triều xuống thì cọc bắt đầu lộ ra, nước rút đi, lực đẩy của nước lúc đó sẽ
không còn đủ để nâng những con thuyền lớn, chỉ thuyền nhỏ mới di chuyển được.
Cuộc chiến diễn ra khi thủy triều lên, các thuyền nhỏ của quân ta ra nhử những chiếc
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

6


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

thuyền chiến lớn của địch vào bãi cọc, và chờ khi triều rút xuống, bãi cọc với đầu bọc
sắt nhô lên phá hủy các chiến thuyền của địch, quân Ngô Quyền thừa cơ đánh cho
quân Nam Hán thua thảm bại. Vậy đấy, thông qua cách lý giải từ các môn học khác,
câu chuyện lịch sử trở nên rõ ràng và cũng hấp dẫn, thu hút hơn rất nhiều.
- Lịch sử hào hùng nhưng cũng thấm đẫm máu và nước mắt. Nhìn nhận
những nỗi đau này qua các con số của Toán học, chúng ta sẽ thấy những sự thật
khủng khiếp. Chiến thắng đế quốc Mĩ, đất nước hoàn toàn thống nhất nhưng đất
nước Việt Nam cũng phải chịu những tàn phá khó tưởng tượng mà theo chính

những thời báo uy tín của Mỹ phát biểu Việt Nam đã trở thành đất nước bị ném
nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới.

Máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm và những hố bom nhìn từ trên cao (Nguồn:
Internet)
Riêng quân đội Mĩ đã ném xuống Việt Nam 15 triệu tấn bom đạn, gấp bốn lần
số lượng bom đạn được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, với nhiều
loại: bom chùm, bom bi, bom Napan.... Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc,
bình quân một người dân phải chịu 45,5 kilogam bom đạn, cứ 1 km 2 chịu 4 tấn
bom đạn. Với khối lượng bom đạn khổng lồ đó, bao nhiêu con người đã ngã
xuống, bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã mất con, những gia đình tan hoang,
những mái nhà liêu xiêu. Gần bốn mươi năm qua đi nhưng những nỗi đau vẫn
còn dai dẳng và theo thống kê trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, bình quân mỗi năm ở Việt Nam có trên 1500 người chết và gần 2300
người bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có rất nhiều trẻ
em. Những con số không nói dối và những hậu quả nặng nề của chiến tranh thì
vẫn đang hiện hữu ngay cả khi đất nước ta đã hòa bình.
- Tuy nhiên có một nỗi đau khác dường như còn kéo dài vô tận, đó là nỗi
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

7


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

đau mang tên “chất độc màu da cam”. Qua môn Hóa học chúng ta sẽ được hiểu
rõ bản chất của nó qua thành phần hóa học: chất độc màu da cam có chứa dioxin,
là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất
lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô
nhiễm nặng.


Cấu trúc của dioxin
Mĩ sử dụng chất độc màu da cam như một chất diệt cỏ, hủy diệt bao nhiêu cánh
rừng xanh bạt ngàn, thế nhưng sự phá hủy đó không chỉ với tự nhiên mà còn tác
động nặng nề với cả con người. Những người bị phơi nhiễm dioxin có nguy cơ
sinh con bị dị tật cao gấp 14 lần người không bị ảnh hưởng chất độc này...

Chất độc màu da cam - nỗi đau của gia đình, gánh nặng của xã hội (Nguồn: Internet)
Vậy tại sao chất độc màu da cam gây ra những di tật? Câu hỏi này sẽ được
môn Sinh học trả lời cho chúng ta? Các dị tật chính là do chất độc màu da cam
có chứa dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào, có thể làm phá huỷ
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

8


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

các cấu trúc tế bào, các protein và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên
phân tử ADN, làm biến đổi gen, gây ra những đột biến, không chỉ các bệnh thông
thường như câm, mù, điếc, tâm thần... mà còn là hình hài dị dạng. Và điều đáng
nói hơn, chất độc màu da cam còn như một yếu tố di truyền gây ra nỗi đau cho
cả những thế hệ thứ hai, thứ ba.Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước nhưng
rất nhiều mầm non chưa kịp vươn lên phát triển cũng đã bị phá hủy, đây không
chỉ là nỗi đau của gia đình mà còn là nỗi đau của cộng đồng xã hội.

Những cánh rừng xanh tàn lụi dưới những cơn mưa chất độc hóa học(Ảnh tư liệu)
Trong 10 năm chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam
khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, lượng hoá chất độc hóa học này đến nay
gây ra hậu quả cho khoảng 3 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc hóa

học dioxin, trong đó có hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Đó là tội ác của
chiến tranh, tội ác của đế quốc Mĩ và việc các nạn nhân Việt Nam lên tiếng đòi
công lý là một hành động tất yếu thể hiện quyền được bảo vệ, được bồi thường
của mỗi cá nhân đối với các hậu quả của chất độc chiến tranh mà họ phải gánh
chịu qua nhiều thế hệ. Chính phủ Mĩ và các công ty hoá chất nên thừa nhận trách
nhiệm của mình trước các nạn nhân Việt Nam, giúp bồi thường thiệt hại và hợp
tác để cải tạo môi trường của những khu vực bị nhiễm độc. Đây không chỉ vì
công bằng và quyền lợi cho dân tộc chúng ta mà còn là hành động thiết thực để
không thảm họa nào tương tự như vậy diễn ra trong tương lai.
- Đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam ghi dấu bao chiến công và mất
mát, cũng bởi vậy với chúng ta, lãnh thổ này là thiêng liêng và niềm tự hào bất
khả xâm phạm. Đó là Trường Sa và Hoàng Sa yêu dấu, tuyến tiền tiêu thân yêu
của đất nước, nơi những con người vẫn đang tích cực lao động và bảo vệ cho sự
Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

9


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

yên bình trong đất liền. Hướng về biển đảo đó còn là hướng về những giá trị
trường tồn, những giá trị ghi dấu lịch sử, biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa được
chứng minh là phần lãnh thổ xác thực của Việt Nam qua những tấm bản đồ cổ và
qua cả lịch sử huy hoàng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Là người con Việt Nam chúng ta sẽ mãi ghi nhớ lời dạy của Bác:” Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
-Tình yêu nước và quyết tâm giữ nước của dân tộc Việt còn thể hiện qua
những lời ca tiếng hát. “Quốc ca” là lời hiệu triệu của những con tim yêu nước là
lời nhắc nhở đến mỗi thế hệ về những hi sinh để có hòa bình hôm nay. Trong

mỗi sáng chào cờ, chúng ta hát vang lên bài quốc ca như một lời hứa của mỗi
học sinh về sự cố gắng, phấn đấu vì một tương lai ngày càng phát triển của đất
nước. Bên cạnh đó những bài hát ca ngợi vẻ đẹp quê hương cũng góp phần hun đúc
những những tình cảm bình dị, giản đơn với đất nước nhưng cũng sẽ ngày càng lớn
lao, nó sẽ “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn”... tiêu diệt mọi kẻ thù.
- Môn Mĩ thuật cũng sẽ dạy cho chúng em cách thể hiện tình yêu quê hương
đất nước qua những màu sắc và nét vẽ về cuộc sống, về vẻ đẹp tươi mới đang từng
ngày thay da đổi thịt trên quê hương chúng ta. Mĩ thuật còn là cách để chúng ta ghi
lại những con người, những câu chuyện lịch sử. Và những di tích lịch sử như một
bằng chứng hào hùng về những chiến công, tấm gương để giáo dục cho các thế hệ
đi sau.

Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

10


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

Tranh Đông Hồ: Bà Triệu đánh giặc(Nguồn: Internet)

Hoàng thành Thăng Long
Cố đô Huế
Những di tích lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
của thế giới
-Môn Giáo dục công dân: rèn luyện cho học sinh ý thức tự
giác và đoàn kết qua việc giúp nhau học tập, tìm hiểu lịch sử và cùng nhau thi
đua học tập và làm theo lời dạy của Bác để tương lai trở thành những công dân
có ích cho sự phát triển của đất nước. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của những
chiến công không chỉ là niềm tự hào mà còn trở thành bài học để giáo dục cho


Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

11


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

con người Việt Nam những phẩm chất đáng quý: đó là đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn”, là tín ngưỡng đã in sâu trong tâm trí người dân Việt:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Như vậy, từ việc trở thành những tuyên truyền viên nhí chúng em đã truyền cho
các bạn học sinh trong toàn trường tình yêu với đất nước, niềm tự hào về lịch sử
dân tộc và bên cạnh đó còn là sự say mê, thích thú khi học tập môn lịch sử từ
việc liên kết vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác vào tìm hiểu các nhân
vật và sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Lịch sử sẽ không còn xa xôi, mơ hồ mà
trở nên thật gần gũi, sống động. Và qua thực tế, chúng em nhận thấy các bạn ở
lớp, ở trường đã hăng hái với các tiết học lịch sử hơn, các buổi ngoại khóa về
lịch sử với những câu chuyện lịch sử hay đều được giới thiệu, kể theo cách của
chính các bạn học sinh cũng trở nên thật mới mẻ, hấp dẫn và được sự đón nhận
nhiệt tình. Từ đó góp phần xây dựng thành phong trào các lớp cùng thi đua học
tập và tìm hiểu lịch sử. Bên cạnh tuyên truyền chúng em cũng sẽ tích cực để trở
thành những chiến sĩ nhí thật sự, đội chiếc mũ tai bèo chúng em cũng sẵn sàng
giúp cổng trường giờ tan học được an toàn, không còn ùn tắc. Hi vọng với những
hành động nhỏ này, những chiến sĩ nhí mang trên mình tinh thần của những
người lính cụ Hồ, chúng em cũng đã góp sức mình vào lời dạy “giữ nước” của
Bác, sẽ thắp lên tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm học tập của các bạn
học sinh, học để đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới”

và hơn cả là:
“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Chiến sĩ nhí thi đua
Rèn đức và luyện tài
Chăm ngoan học tập tốt
Xứng danh cháu Bác Hồ”

Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

12


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

TƯ LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT
• Sách giáo khoa các môn học :
- Lịch sử

- Âm nhạc và mĩ thuật

- Ngữ văn

- Vật lý

- Địa lý

- Toán

- Sinh học


- Giáo dục công dân

- Hóa học
• Tạp chí khoa học
• Báo khoa học và đời sống
• Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết tình huống :
máy vi tính , mạng internet, tivi, phim tư liệu, máy chiếu, máy ảnh,....
(Một số bức ảnh được chụp trong các buổi ngoại khóa tổ chức tại trường THCS
Việt Xuân – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc)

Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

13


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn”Những chiến sĩ nhí làm tuyên truyền”

MỤC LỤC

Nhóm học sinh – Trường THCS Việt Xuân

14



×