Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn tập môn Địa lý và Tài nguyên Du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.06 KB, 13 trang )

ÔN TẬP
MÔN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM
1. Chứng minh rằng phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm của hệ thống
lãnh thổ du lịch?
Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, có tính quyết định đối với các phân
hệ khác của hệ thống, bởi vì các phân hệ khác phụ thuộc vào nhiều đặc điểm (xã hội –
nhân khẩu, dân tộc, …) của khách du lịch. Các đặc trưng của phân hệ khách là sở
thích, động cơ, nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luồng khách du
lịch.
Phân hệ khách du lịch là yếu tố cầu trong du lịch, có cầu thì mới có cung, có
khách du lịch thì mới có nguồn cung du lịch. Các phân hệ khác trong hệ thống lãnh
thổ du lịch được sinh ra đều hướng đến mục đích là phục vụ tốt, làm hài lòng cho
khách du lịch. Không có khách du lịch thì không có tài nguyên du lịch, cũng không
cần các bộ phận hỗ trợ khác.
Ví dụ:
+ Đối với phân hê ̣ cơ sở vâ ̣t chấ t – ki ̃ thuâ ̣t du lich:
̣ đảm bảo cho cuô ̣c số ng bình
thường của khách. Cơ sở vâ ̣t chấ t – ki ̃ thuâ ̣t phải đáp ứng đầ y đủ nhu cầ u lưu trú, ăn
uố ng, vui chơi giải trí và đi la ̣i của khách mô ̣t cách tố t nhấ t; có sức chứa đủ và luôn
sẵn sàng để phu ̣c vu ̣; phải đa da ̣ng nhiề u chủng loa ̣i và thić h hơ ̣p với nhu cầ u sử du ̣ng
trong suố t chuyế n du lich.
̣
+ Phân hê ̣ cán bô ̣ nhân viên phu ̣c vu ̣: hoàn thành chức năng dich
̣ vu ̣ cho khách.
Tùy vào từng loa ̣i khách đế n từ các dân tô ̣c khác nhau, đấ t nước khác nhau, giới tính
khác nhau thì nhân viên phu ̣c vu ̣ có những cách phu ̣c vu ̣ khác nhau phù hơ ̣p. Cũng
dựa vào số lươ ̣ng khách du lich
̣ mà phân bổ cán bô ̣ nhân viên phu ̣c sao cho đầ y đủ,
hơ ̣p lý nhấ t đảm bảo sự hài lòng của khách du lich.
̣ Cán bô ̣n nhân viên phải có trin
̀ h


đô ̣ chuyên môn cao, số lươ ̣ng đủ để đáp ứng các nhu cầ u và sở thích hơ ̣p lý cơ bản của
khách.
2. Vùng du lịch là gì? Các cấp phân vị trong phân vùng du lịch?


- Vùng du lịch là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, có phạm vi và ranh giới
xác định, có những nét đặc thù về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), điều kiện
vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc trưng,… cho phép hình thành và
phát triển hiệu quả các hệ thống lãnh thổ du lịch dựa trên cơ sở các mối liên hệ nội
vùng và liên vùng.
- Các cấp phân vị trong phân vùng du lịch:
+ Điểm du lịch: là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị, là nơi tập trung một loại
tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại
công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
+ Trung tâm du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch, nguồn tài
nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ, có cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài.
+ Tiểu vùng du lịch: là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du
lịch (nếu có), quy mô bao trùm lãnh thổ một vài tỉnh, có nguồn tài nguyên tương đối
phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại.
+ Á vùng du lịch: tập hợp các điểm, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch
thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn,
các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng lớn.
+ Vùng du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ giữa các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung
tâm và điểm du lịch với những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng; là một hệ
thống thống nhất các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn – xã hội.
3. Phân biệt nội dung của Trung tâm du lịch và đô thị du lịch?
- Giống nhau:
+ Có TNDL hấp dẫn, có sự tập trung khai thác cao độ.

+ Có CSHT, CSVC-KT đồng bộ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du
lịch.
+ Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du lịch, điểm du lịch;
+ Có tỷ lệ GDP du lịch đáng kể trong kinh tế địa phương.
- Khác nhau:
TRUNG TÂM DU LỊCH

ĐÔ THỊ DU LỊCH


Tầm

quan Là hạt nhân tạo vùng, là cực hút Là cực hút các lãnh thổ trong

trọng

các vùng lân cận, có phạm vi ảnh phạm vi hẹp (thường là một địa
hưởng rộng (thường là nhiều địa phương)
phương)
Có lãnh thổ tương đương với một Có lãnh thổ tương đương với

Lãnh thổ

tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW

thành phố trực thuộc tỉnh

Theo quy hoạch và phân vùng lãnh Theo tiêu chí đô thị du lịch của

Pháp luật


Chính phủ quy định

thổ của Chính phủ

Rất cao, gấp nhiều lần của đô thị Cao

Doanh thu

du lịch
4. Tài nguyên du lịch là gì? Vẽ sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch?
Theo Luâ ̣t Du lich
̣ Viê ̣t Nam 2005, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yế u
tố tự nhiên, di tić h lich
̣ sử – văn hóa, công trình lao đô ̣ng sáng ta ̣o của con người và
các giá tri ̣nhân văn khác có thể đươ ̣c sử du ̣ng nhằ m đáp ứng nhu cầ u du lich,
̣ là yế u tố
cơ bản để hiǹ h thành các khu du lich,
̣ điể m du lich,
̣ tuyế n du lich,
̣ đô thi ̣du lich.
̣
TÀ I NGUYÊN DU LICH
̣
Tự nhiên
Điạ
hin
̀ h

Khí

hâ ̣u

Nhân văn

Nguồ n
nước

Sinh
vâ ̣t

Di tić h
văn hóa,
lich
̣ sử

DI SẢN TỰ NHIÊN

Lễ
hô ̣i

Dân
tô ̣c
ho ̣c

Nhân
văn
khác

DI SẢN VĂN HÓA


DI SẢN HỖN HỢP
Sơ đồ phân loại tài nguyên du li ̣ch
5. Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn? Lấy ví dụ ở nước ta.
- TNDLNV do chính con người tạo nên, chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và
chính con người.


- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí, tác
dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu.
VD: Nghê ̣ thuật Bài chòi ở một số tỉnh tiêu biểu như Phú Yên, Bình Định, Quảng
Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia (2014). Nghe những câu bài
chòi về tình cảm dân tình thế thái, đạo nghiã vợ chồ ng, cha me ̣, phê phán những
thói hư tật xấ u, giúp người nghe có những nhận thức tố t đe ̣p về cuộc số ng; đó là
ý nghiã trên hế t của nghê ̣ thuật bài chòi. Viê ̣c nghe hát không quá điể n hình, thứ
yế u.
- Ngoại trừ loại hình du lịch nghiên cứu, việc tham quan các đối tượng nhân tạo
thường diễn ra trong thời gian ngắn (kéo dài một vài giờ, thâm chí ít hơn).
- Trong một chuyến du lịch, người ta có thể tìm hiểu nhiều đối tượng nhân tạo, do đó
TNDLNV thích hợp nhất với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình.
- Khách du lịch quan tâm tới TNDLNV thường có trình độ văn hóa, thu nhập cũng
như yêu cầu nhận thức cao.
- TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư, và các thành phố lớn. Đây là các
đầ u mố i giao thông quan tro ̣ng nên đễ dàng tiế p câ ̣n với nguồ n tài nguyên này.
- TNDLNV không có tính mùa vụ, không bị phụ thuộc vào khí hậu: …
- Sở thích của người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và khác nhau, gây ra nhiều khó
khăn trong việc đánh giá loại TNDL này. Việc tìm hiểu TNDLNV chịu ảnh hưởng
mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, hứng thú, nghề nghiệp, thành
phần dân tộc, vốn tri thức, …
- TNDLNV được chia thành: TNDLNV vật thể và TNDLNV phi vật thể.
- TNDLNV ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng.

6. Các vùng du lịch ở nước ta? Phân tích tài nguyên du lịch chính của mỗi vùng?
- Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ: Giá trị đặc trưng của vùng là cảnh quan
trên nền địa hình đa dạng kết hợp các giá trị về địa chất - địa mạo, khí hậu, sinh thái
và văn hóa truyền thống các dân tộc ít người.
-

Văn hóa: tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc. Các yếu tố dân tộc học đặc sắc:

là nơi tập trung rất đông các dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Thái, Mường, Tày, Nùng,..)
với các nét đẹp đặc sắc trong văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục đã tạo nên một
bức tranh đa sắc màu hấp dẫn du khách đến du lịch vùng để khám phá, trải nghiệm.


-

Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước cùng với các di tích lịch sử cách

mạng: đền Hùng (Phú Thọ), ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, khu di tích Pác Bó, ATK
Thái Nguyên, Tân Trào (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ (Điện Biên),… giúp du khách
ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc từ thuở dựng nước đến giữ nước.
-

Khí hậu và sinh vật: với hệ thống các khu rừng nguyên sinh và hồ mang vẻ đẹp
thơ mộng (hồ Ba Bể, hồ Thác Mơ, hồ Núi Cốc,…) cùng không khí trong lành,
mát mẻ, tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu cho du khách. Đặc biệt, Sa Pa là nơi
khó bỏ qua nếu du khách muốn được nghỉ dưỡng.

-

Địa hình: Không gian cảnh quan hùng vĩ, cảnh sắc vô cùng đặc biệt với hệ

thống các ngọn núi cao, những ngọn đồi ngoạn mục và thung lũng thơ mộng
tuyệt đẹp cùng với cảnh sắc núi rừng thoáng đạt, nét độc đáo của các hang
động karst tạo nên sức hấp dẫn lớn cho du lịch vùng. Ví dụ: cao nguyên đá
Đồng Văn, cao nguyên Mộc Châu, thung lũng Bắc Sơn, thung lũng Mai Châu,
đỉnh Fansipan,…) rất thích hợp để phát triển các hoạt động nghỉ dưỡng, leo núi
và các môn thể thao mạo hiểm khác.

- Vùng du lịch Đồng bằng sông sồng và duyên hải Bắc Bộ: Giá trị đặc trưng của
vùng là văn hóa trên nền văn minh lúa nước và lịch sử dân tộc kết hợp các giá trị về
cảnh quan địa chất – địa mạo, sinh thái vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc.
TNDL nhân văn của vùng là loại TNDL trọng tâm với hệ thống phong phú, đa dạng
chiếm hơn 80 % di tích lịch sử cả nước, là cái nôi của lễ hội truyền thống nông
nghiệp, hệ thống làng nghề và văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và hấp dẫn.
TNDL biển đảo là thế mạnh thứ hai của vùng: với vịnh Hạ Long là Kỳ quan thiên
nhiên mới thế giới đã tạo ra sức bật mạnh mẽ cho du lịch biển đảo ở đây. Ngoài ra, hệ
thống các bãi tắm dọc duyên hải của vùng cũng có tiềm năng khai thác du lịch rất cao.
(Đồ Sơn, Trà Cổ, Vân Đồn, Quan Lạn, Đồng Châu, Thịnh Long,…).
TNDL sinh thái nông nghiệp: với hình thức là các chuyến khám phá du khảo đồng
quê Bắc Bộ, tìm hiểu và khám phá những nét đẹp trong truyền thống của những người
dân đất Bắc sẽ tạo nét thú vị cho du khách khi được trải nghiệm sinh hoạt cùng cư dân
địa phương.


Đặc biệt, vùng ĐBSH&DHĐB còn là nơi tập trung các di sản thế giới có giá trị của
cả nước: Quần thể Danh thắng Tràng An-Ninh Bình, vịnh Hạ Long, Hoàng Thành
Thăng Long,…đã tạo nên sức hút to lớn cho du lịch của vùng.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Giá trị đặc trưng của vùng là hệ thống di sản thế giới
kết hợp các giá trị về lịch sử, sinh thái vùng ven biển và hải đảo.
Văn hóa gắn liền với hệ thống di sản quý giá (thành nhà Hồ, cố đô Huế, nhã nhạc
cung đình Huế) cùng với đó là nét đẹp trong con người, ẩm thực, lễ hội của đất cố đô.

Sinh thái gắn với các khu VQG (độc đáo nhất là VQG Phong Nha-Kẻ Bàng) cùng với
biển đảo gắn với các bãi biển nổi tiếng (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô,…)
tạo nên những nơi rất hấp dẫn du khách trong những ngày mùa hè.
- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ: Giá trị đặc trưng của vùng là các bãi biển
đẹp kết hợp các giá trị di sản thế giới, sinh thái và cảnh quan vùng ven biển và hải
đảo.
Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên nhiều kỳ
quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng, nắng vàng thơ
mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch
mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.
Biển đảo: với dạng địa hình khúc khuỷa, nhiều vũng vịnh, lại nằm xa ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc và thiên tai khác, vùng này được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ
thống các bãi biển, vịnh biển đẹp nhất cả nước và có giá trị du lịch cao (Nha Trang,
Đà Nẵng, Phan Thiết, Mũi Né,…)
Văn hóa Chăm: dân tộc Chăm chiếm một phần không nhỏ trong dân số của vùng.
Dân tộc Chăm với màu sắc văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc luôn là yếu tố thu hút
khách chính của vùng. Văn hóa Chăm nổi bật với hệ thống các tháp Chăm huyền bí và
linh thiêng (thánh địa Mỹ Sơn, và hệ thống tháp Chăm phân bố khắp vùng), các lễ hội
đặc sắc (lễ hội Kate), các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm và trang phục
mang đậm nét Chăm.
- Vùng du lịch Tây Nguyên: Giá trị đặc trưng của vùng là văn hóa các dân tộc trong
“không gian văn hóa cồng chiêng”đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi


vật thể đại diện của nhân loại kết hợp các giá trị sinh thái và cảnh quan vùng cao
nguyên.
Tây Nguyên sở hữu một kho TNDL thiên nhiên vô cùng thuận lợi, đặc biệt là rừng
và hồ. Với khí hậu mát mẻ và hệ thống rừng nguyên sinh cùng với vô số các thác nước
hùng vĩ và hồ thơ mộng. Tây Nguyên chính là thiên đường cho những ai muốn được
thư giãn, nghỉ dưỡng và khám phá.

Các yếu tố dân tộc học: Tây Nguyên là nơi tập trung của các dân tộc thiểu số với
nền văn hóa núi rừng cao nguyên cực kỳ độc đáo và hấp dẫn với hệ thống các buôn
làng, nhà rông, lễ hội, đặc sắc là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại).
- Vùng du lịch Đông Nam Bộ: Giá trị đặc trưng của vùng là cảnh quan đa dạng của
địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên đến vùng đồng bằng và ven biển kết hợp các giá
trị sinh thái và hoạt động đô thị.
Vùng Đông Nam Bộ có một hệ thống TNDL nhân văn khá độc đáo, trong đó
-

Quan trọng là các công trình kiến trúc vừa mang tính lịch sử, vừa mang giá trị

nghệ thuật, sâu sắc. (Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, hệ thống các bảo tàng,…)
-

Các di tích lịch sử cách mạng: Củ Chi, Chiến khu D,…

Đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, sôi nổi nhất nước ta. Vùng sở hữu
một kết cấu cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật khá phát triển và hiện đại rất phù hợp cho
các hoạt động của du lịch MICE phát triển.
Du lịch biển đảo: vùng sở hữu các bãi tắm có giá trị khai thác nghỉ dưỡng, tắm biển tại
Vũng Tàu và Côn Đảo.
- Vùng du lịch Tây Nam Bộ: Giá trị đặc trưng của vùng là cảnh quan sinh thái sông
nước châu thổ kết hợp các giá trị sinh thái vùng ven biển, sinh hoạt truyền thống cộng
đồng và văn hóa dân tộc Khmer.
Với hệ thống sông ngòi dày đặc, địa hình đồng bằng với đất đai màu mỡ đã tạo nên
cho vùng những vườn trái cây trĩu quả cùng với hệ thống rừng và sinh vật phong phú
đa dạng (rừng tràm, rừng ngập mặn,…) rất thích hợp cho du khách muốn trải nghiệm
cảm giác đồng quê yên tĩnh, bình dị. Đây là điều kiện giúp vùng phát triển du lịch sinh
thái miệt vườn sông nước.



Các yếu tố dân tộc học đặc sắc với văn hóa Khmer Nam Bộ, văn hóa người Hoa và
của người Việt khẩn hoang bên cạnh đó là các lễ hội mang giá trị tâm linh cao (lễ hội
Bà Chúa xứ Núi Sam, lễ hội Gò Tháp, lễ hội Okk Om Bok,…), cùng với chợ nổi là
những nét độc đáo để du khách có thể trải nghiệm khám phá thú vị tại đây.
Ngoài ra, vùng cũng sở hữu một lượng đáng kể các di tích, công trình kiến trúc tôn
giáo rất độc đáo. Tuy vùng có ba mặt giáp biển, nhưng giá trị cho khai thác du lịch chỉ
có tại khu vực Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc).
7. CMR: Điều kiện Địa hình nước ta vừa là tài nguyên du lịch vừa là hạn chế ảnh
hưởng đến quá trình phát triển du lịch?
- Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng
với việc thu hút khách.
+ Địa hình Đồng bằng là nơi dân cư tập trung đông đúc tạo nên các nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc, là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích
lịch sử văn hoá. Cho nên đồng bằng gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển du lịch nước
ta.
+ Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối
đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo,
tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
+ Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, tập trung nhiều dạng địa
hình khác nhau từ thác nước, thung lũng, rừng cây, hang động, sông suối… tạo nên vẻ
đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên; đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức
loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái .v.v….
+ Địa hình Karst tạo nên nhiều phong cảnh đẹp vì núi non kỳ vĩ và nhiều dáng địa
hình độc đáo, đặc biệt là các hang động karst với những măng đá, cột đá, bức bích
họa, đẹp lung linh huyền ảo rất hấp dẩn khách du lịch. Ở Việt Nam, đô ̣ng Sơn Đoòng
(Bố Trạch – Quảng Bình) được coi là hang lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta
còn phải kể tới như động Phong Nha (Quảng Bình), động Tiên Cung, Đầu Gỗ (Hạ
Long), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây) .v.v… đang rất thu

hút khách du lịch.


+ Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển; do quá trình bồi tụ sông
ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều .v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp
với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.
-

Nhưng địa hình cũng là hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển du
lịch:

+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh, ít gây cảm hứng cho khách
du lịch trừ trường hợp khách quốc tế.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại trong việc
phát triển hệ thống giao thông vận tải, xây dựng các công trình phục vụ khách du lịch,
giao lưu các vùng khó khăn.
+ Chính địa hình đã mang đến cho khí hâ ̣u nước ta có sự phân hóa khác nhau từ Bắc
chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Địa hình tác động đến khí hậu mang tính thất
thường và chu kì diễn biến khá phức tạp. Thiên tai như mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ
nguồn, lũ quét, xói mòn, sương muố i, rét ha ̣i tác đô ̣ng trực tiế p đế n tin
́ h mùa vu ̣ trong
hoa ̣t đô ̣ng du lich.
̣

I wish nothing but the best for you too.
"Sometimes it lasts in love but sometimes it hurts instead."
(Đôi khi tình yêu là maĩ maĩ nhưng đôi khi nó la ̣i khiế n ta tổ n thương)
/>8. Kể tên các đô thị du lịch ở Việt Nam? Phân tích thế mạnh du lịch của mỗi đô thị
du lịch đó. (Mỗi vùng chọn 1 đô thị du lịch để phân tích)?
Việt Nam hiện có 12 đô thị du lịch, bao gồm:

1.

Sa Pa (Lào Cai): du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng núi

2.

Hạ Long (Quảng Ninh): du lịch tổng hợp

3.

Đồ Sơn (Hải Phòng): du lịch nghỉ mát và vui chơi giải trí cao cấp

4.

Sầm Sơn (Thanh Hóa): du lịch nghỉ mát và vui chơi giải trí cao cấp

5.

Cửa Lò (Nghệ An): du lịch biển đảo và nghỉ mát

6.

Huế (Thừa Thiên - Huế): du lịch cố đô - di sản văn hóa

7.

Hội An (Quảng Nam): du lịch phố cổ - di sản văn hóa

8.


Nha Trang (Khánh Hòa): du lịch biển và vui chơi giải trí tổng hợp


9.

Phan Thiết (Bình Thuận): du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng ven biển

10.

Đà Lạt (Lâm Đồng): du lịch nghỉ mát

11.

Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu): du lịch biển và vui chơi giải trí tổng hợp

12.

Hà Tiên (Kiên Giang): du lịch nghỉ biển

Phân tích thế mạnh du lịch của mỗi đô thị ở 7 vùng
+ Sapa một trong những đô thị du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng cả nước với vẻ đẹp
huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Thế mạnh chính của Sa Pa là khí hậu và các yếu tố
dân tộc học. Sa Pa là một thung lũng rộng, tựa lưng vào dãy Hoàng Liên Sơn có khí
hậu hết sức lý tưởng. Khí hậu Sa Pa quanh năm mát mẻ, hội tụ đủ bốn mùa trong
ngày, mùa đông thường lạnh và có tuyết rơi là điểm nhấn du lịch độc đáo của Sa Pa.
Bên cạnh khí hậu dễ chịu, Sa Pa còn sở hữu những rừng hoa của núi, những thửa
ruộng bậc thang đẹp như tranh thủy mặc. Không chỉ vậy, Sa Pa còn rực rỡ sắc màu
bởi nét văn hóa của các dân tộc thiểu số Mèo, Thái, Mông, Tày, Nùng (điệu nhạc sáo
kèn, chợ tình, trang phục và các món đặc sản hương vị núi rừng).
Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư khá đồng

bộ, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của du khách.
+ Hạ Long là đô thị du lịch biển nổi tiếng bậc nhất ở nước ta với vịnh Hạ Long –
một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, đã hai lần được UNESCO công
nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất – địa mạo, là thế
mạnh quan trọng nhất trong phát triển du lịch.
Vịnh Hạ Long là một vịnh biển kín được bao bọc bởi hàng nghìn nhóm đảo lớn
nhỏ, bên trong là vô số các hang động karst tuyệt đẹp. Vịnh Hạ Long được xem như là
tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ của tạo hóa có giá trị thẫm mỹ và địa chất vô cùng độc đáo.
Non nước Hạ Long rất hoành tráng, duyên dáng và thơ mộng. Nhờ đó, Hạ Long trở
thành một điểm đến du lịch lý tưởng.
Bên cạnh đó là hệ thống các TNDL nhân văn ở trung tâm thành phố gắn liền với
biển đảo Hạ Long có giá trị tín ngưỡng và nghiên cứu sâu sắc.
Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ du lịch ở Hạ Long khá phát triển với hệ thống các
khách sạn 4-5*, nhà hàng,… phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.


+ Huế là một trung tâm văn hóa - du lịch của Việt Nam. Thế mạnh của đô thị du
lịch này là văn hóa Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, trong đó quần thể di tích cố đô Huế và
nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Đặc biệt, Festival Huế cứ hai năm diễn ra một lần, là sự kiện văn hoá - du lịch có quy
mô quốc gia và quốc tế; Thừa Thiên Huế đang xây dựng để trở thành thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam.
+ Nha Trang là đô thi ̣du lich
̣ biể n và vui chơi giải trí tổ ng hơ ̣p. Nha Trang là thành
phố biển với nhiều khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa. TNDL quan trọng nhất
tại đây chính là biển. Nha Trang quanh năm bờ biển lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng.
Một vịnh biển với nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, đảo xanh đầy nắng gió,
sinh vật biển đa dạng. Vịnh Nha Trang được bình chọn là một trong vịnh biển đẹp
nhất thế giới.

Hiện nay, trong vịnh Nha Trang đã hình thành nhiều khu nghĩ dưỡng cao cấp đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của du khách như khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc Việt (VinPearl
Land) trên đảo Hoàn Tre, khu nghỉ dưỡng Evason Hideaway Hideaway cùng với hệ
thống khách sạn chất lượng đạt chuẩn quốc tế 4 sao, 5 sao.
Đặc biệt Nha Trang sở hữu một hệ thống tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa
dạng. Trong đó các rạn san hô được xem là tài nguyên đặc biệt hút khách của thành
phố.
+ Đà Lạt là đô thi ̣du lich
̣ nghỉ mát nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên, khí hậu mát
lạnh, rừng thông bạt ngàn cùng khoảng 90 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn
hóa, một hệ thống khoảng 2.500 biệt thự kiến trúc đa dạng, phong phú... cùng kho
tàng tài nguyên nhân văn phong phú là các nhóm cư dân bản địa với nền văn hóa đặc
trưng. Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng miền núi là sản phẩm du lịch đặc thù và có sức
hấp dẫn du khách lớn nhất khi đến với Đà Lạt. Đà Lạt được đánh giá là một
trong những trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước, và
một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Đà Lạt đó là Hoa.


+ Vũng Tàu là thành phố ven biển nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
Đây còn là vùng đất có truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời.
Vũng Tàu sở hữu những bãi biển dài và đẹp, chạy uốn lượn quanh thành phố. Nổi
tiếng nhất là Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dứa, Bãi Dâu.
Vũng Tàu không chỉ có biển mà núi đồi cũng là những thắng cảnh không thể bỏ
qua như Núi Lớn (thăm tượng Thích Ca Phật Đài), hay Núi Nhỏ (tham quan Tượng
chúa Kito), núi Hòn Sụp, núi Vũng Mây. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc độc đáo
như Bạch Dinh.
+ Hà Tiên là một đô thị du lịch nghỉ biển trọng điểm của vùng Tây Nam Bộ
Lợi thế phát triển du lịch Hà Tiên xuất phát từ biển đảo. Hà Tiên có nhiều vũng,
vịnh, và nhiều đảo là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển ở Tây Nam Bộ.
Các khu du lịch sinh thái cũng là thế mạnh du lịch mà Hà Tiên đang đẩy mạnh khai

thác. (Mũi Nai-Núi Đèn, Thạch Động, đầm Đông Hồ, núi Tô Châu, quần đảo Hải
Tặc…)
Các yếu tố dân tộc học cũng là một thế mạnh du lịch của Hà Tiên. Là nơi sinh sống
của người Kinh, Hoa, Khmer trong những ngày đầu khẩn hoang nên lưu giữ khá nhiều
nét đẹp truyền thống và các công trình kiến trúc có giá trị (lăng Mạc Cửu, chùa Phù
Dung, đình Thành Hoàng,…)
9. Địa bàn hoạt động du lịch chính của mỗi vùng du lịch?
- Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ: Sơn La – Điê ̣n Biên, Phú Tho ̣, Lào Cai, Hà
Giang, Thái Nguyên – La ̣ng Sơn.
- Vùng du lịch Đồng bằng sông sồng và duyên hải Bắc Bộ: Hà Nô ̣i và vùng phu ̣ câ ̣n,
Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Bin
̀ h.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Vinh – Cửa Lò – Nam Đàn, Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế .
- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng – Quảng Nam, Bình Đinh
̣ – Phú
Yên – Khánh Hòa, Biǹ h Thuâ ̣n.
- Vùng du lịch Tây Nguyên: Đà La ̣t và phu ̣ câ ̣n, Buôn Ma Thuột và phu ̣ câ ̣n, Pleiku –
Kon Tum.
- Vùng du lịch Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh và phu ̣ câ ̣n, Vũng Tàu, Tây Ninh.


- Vùng du lịch Tây Nam Bộ: Cầ n Thơ, Tiề n Giang – Bế n Tre, Kiên Giang, Cà Mau.



×