Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Dế mèn phiêu lưu ký (tô hoài) và gió qua rặng liễu (kenneth grahame) từ góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.57 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGA

DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ (TƠ HỒI)
VÀ GIĨ QUA RẶNG LIỄU (KENNETH
GRAHAME) TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ NGA

DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ (TƠ HỒI)
VÀ GIĨ QUA RẶNG LIỄU (KENNETH
GRAHAME) TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CUỘC HỘI NGỘ VĂN CHƯƠNG GIỮA DẾ MÈN PHIÊU
LƯU KÝ VÀ GIÓ QUA RẶNG LIỄU ............................................................ 8
1.1. Khái quát chung ......................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh ..................................................................... 8
1.1.2. Vài nét về Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu............................ 9
1.2. Những nét tương đồng giữa Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu. 11
1.2.1. Cốt truyện phiêu lưu.............................................................................. 11
1.2.2. Thế giới loài vật được nhân cách hóa sinh động .................................. 15
1.2.3. Tính chất ngụ ngôn................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT ĐỘC ĐÁO GIỮA DẾ MÈN
PHIÊU LƯU KÝ VÀ GIÓ QUA RẶNG LIỄU ............................................ 29
2.1. Mục đích thực hiện cuộc phiêu lưu .......................................................... 29
2.1.1 Dế Mèn phiêu lưu ký - chặng đường thực hiện lý tưởng ....................... 29
2.1.2. Gió qua rặng liễu - hành trình khám phá thế giới ................................ 31
2.2. Quá trình thực hiện cuộc phiêu lưu .......................................................... 33
2.2.1. Dế Mèn phiêu lưu ký - vượt qua các trở ngại và thách thức ................. 33
2.2.2. Gió qua rặng liễu - cuộc giao lưu với bạn bè, mở rộng tầm mắt ......... 36
2.3. Ý nghĩa của những cuộc phiêu lưu .......................................................... 40



2.3.1. Dế mèn phiêu lưu ký - Trưởng thành qua từng bước đường phiêu lưu..... 40
2.3.2. Gió qua rặng liễu - Tận hưởng cuộc sống ............................................ 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp: “Dế mèn phiêu lưu ký (Tơ Hồi)
và Gió qua rặng liễu (Kenneth Grahame) từ góc nhìn so sánh” tơi xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cơ giáo Đỗ Thị
Thạch, cơ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tơi hồn thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
ln ở bên quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong khi thực hiện đề tài khóa
luận này.
Để hồn thành khóa luận này tơi đã cố gắng tìm hiểu, phát huy hết khả
năng của bản thân song thời gian và năng lực còn hạn chế nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ
giáo và các bạn để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp của tơi được hồn thành dưới sự hướng dẫn của
cô giáo Đỗ Thị Thạch. Trong khi thực hiện khóa luận tơi có tìm hiểu, tham
khảo các kết quả nghiên cứu của một số tác giả, các nhà khoa học. Tuy nhiên,
tôi xin cam đoan khóa luận: “Dế mèn phiêu lưu ký (Tơ Hồi) và Gió qua
rặng liễu (Kenneth Grahame) từ góc nhìn so sánh” là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi không trùng lặp với bất kì kết quả nào trước đó.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tơ Hồi (1920 - 2014) là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm
đạt kỷ lục trong văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông rất phong phú
về đề tài và đa dạng về thể loại. Từ truyện ngắn cho đến truyện dài, tiểu
thuyết, bút kí, truyện người lớn, truyện thiếu nhi gắn với nhiều đề tài: Hịa
bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn, lịch sử và
hiện đại,… Ở đề tài nào, thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công
và để lại tiếng nói của mình.
Dế mèn phiêu lưu ký được viết vào năm 1941, là truyện đồng thoại xuất
sắc của Tơ Hồi, được nhiều người trong và ngồi nước biết đến. Trong thời kì
đen tối của những năm tháng mà mỗi cuộc đời như bị thu hẹp và ngăn chặn lại
trong tù túng, bế tắc, thì cảm hứng giải thốt qua một hành trình phóng khống,
một chuyến phiêu lưu cũng có ý nghĩa tích cực. Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký
đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Cuốn sách đã khẳng định được tiếng nói đặc sắc
cũng như vị trí văn học của Tơ Hồi trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn
học thiếu nhi nói riêng. Khi đọc tác phẩm, người đọc sẽ bị lôi cuốn vào thế giới
cơn trùng đa dạng giàu kịch tính, li kì pha trộn cả hiện thực và tưởng tượng. Thế

giới ấy có: anh Dế Mèn khỏe mạnh, giàu lí tưởng; có chàng Dế Choắt yếu ớt,
cịm nhom; có anh Dế Trũi thủy chung, tài năng,… Bằng ngịi bút tài tình, nhà
văn đã vẽ lên một thế giới nhân vật thật gần gũi và ngộ nghĩnh, đáng yêu biết
bao. Qua Dế mèn phiêu lưu ký, ta thấy hiện lên chính là hình ảnh của Tơ Hồi và
cảnh sống của dân nghèo trong hồn cảnh xã hội đương thời. Tơ Hồi đã từng
tâm sự: “Mọi chuyện loài vật thực ra là vấn đề của nhân vật của con người. Chủ
đề và triết lí của truyện lồi vật hồn tồn là vấn đề của con người. Có điều đặc
biệt là tơi đều dựa trên thực tế chi tiết về từng con vật và sinh hoạt của con vật
chứ không phải tưởng tượng vu vơ” [9, tr.135].

1


1.2. Kenneth Grahame (1859 - 1932) được biết đến là tác giả của hai cuốn
sách viết vào những năm 1890: Thời đại Hoàng kim và Những ngày mơ mộng.
Vào thời gian rảnh rỗi, ông là thư ký của Ngân hàng Anh quốc. Khi đọc những
trang viết tuyệt diệu về tuổi thơ của ơng, ta có lẽ phải ngạc nhiên là làm sao ơng
có thể hịa nhập được với một nơi chán ngắt như là ngân hàng, và có thể giả định
rằng tại ngân hàng đó người ta cũng cảm thấy ngạc nhiên không kém khi thấy
một viên chức mẫn cán như vậy lại có thể hịa nhập được với cái đẹp.
Gió qua rặng liễu là câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth
Grahame, lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1908. Kể từ đó đến nay,
những lần tái bản liên tục vẫn làm say đắm mọi thế hệ độc giả, đặc biệt là các
em nhỏ. Đó là câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của bốn người bạn: Chuột
Chũi, Chuột Nước, Lửng và Cóc trái khốy. Trên chiếc ơ tơ mới của Cóc ln
phát ra tiếng kêu píp píp píp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua dịng sơng, qua
bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao câu chuyện kỳ
thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuồn cuộn như một giấc mơ cổ
tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê. Nhan đề Gió qua rặng liễu đã có sức
hấp dẫn tới nhiều độc giả. Qua đây, có thể thấy được sự hiểu biết sâu sắc của

Kenneth Grahame về cuộc sống con người.
1.3. Tơ Hồi và Kenneth Grahame đều là hai tác giả của những câu
chuyện về loài vật. Khi đọc hai tác phẩm này chúng tơi nhận thấy nội dung
giữa chúng có những điểm tương đồng ngẫu nhiên và cả những nét khác biệt
rất độc đáo.
Thực tế văn học cho thấy, sức mạnh của văn học nói chung, tiểu thuyết
nói riêng khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một dân tộc mà nó cịn lan rộng trên
toàn thế giới. Khi mà việc nghiên cứu theo phương pháp so sánh đang phát
triển và có nhiều triển vọng thì việc đặt Dế Mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng
liễu đứng cạnh nhau để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm
này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

2


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này
với mong muốn góp phần tạo nên một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn trong
mỗi tác phẩm, đồng thời thấy được sự giao thoa của hai tác phẩm và hai nền
văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Tơ Hồi và Kenneth Grahame là những cây bút xuất sắc đã có những
đóng góp to lớn cho văn học của mỗi dân tộc. Dế Mèn phiêu lưu ký và Gió qua
rặng liễu là những tác phẩm xuất sắc của mỗi nhà văn, tác phẩm đã thu hút sự
quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình suốt nhiều thế hệ.
2.1. Trong cuốn Tơ Hồi, người sinh ra để viết, tác giả Nguyễn Đăng
Điệp đã nhận định: “Dế mèn phiêu lưu ký là truyện viết cho thiếu nhi nhưng
cũng là truyện viết cho người lớn vì ẩn chứa trong tác phẩm này là bài học
nhân sinh sâu sắc. Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút
hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật - biệt tài ấy cịn được Tơ
Hồi sắc mãi về sau” [6, tr.113].

Tơ Hồi có sở trường viết truyện lồi vật (cịn gọi là truyện đồng thoại),
hiện nay truyện của ông đã được tuyển chọn, in thành hai tập (Nhà xuất bản
Văn học năm 1996). Theo ơng, “Bất kì thể loại nào viết cho các em cần đẹp,
cần vui. Như vậy, đồng thoại là truyện có nội cung tung hồnh, về mặt đó vốn
đồng thoại đã lạ, lại càng hấp dẫn, càng đẹp, càng gợi cảm, càng thơ”. Điều
dễ nhận thấy tác phẩm về lồi vật ơng viết cho thiếu nhi là một thế giới nhân
vật đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, tính cách. Điều đó đã được
nhiều nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu văn học Vân Thanh đã nói: “Thế giới lồi vật là một
nội dung đặc sắc và độc đáo trong văn xi Tơ Hồi, sáng tác một nhân vật
trong thế giới của các nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Ở ngồi tuổi 20, Tơ
Hồi bộc lộ khả năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hóa thân vào sự

3


sống của nhân vật và đồng thời đưa lại thế giới nhân vật sự sống của con
người” [22, tr.13].
(Nhà Văn hiện đại - Tập 2 - NXB Khoa học xã hội, 1989).
Còn tác giả Vũ Ngọc Phan lại khẳng định: “Những truyện nhi đồng của
ơng có cái đặc sắc là linh động và dí dỏm”.
(Nhà Văn hiện đại - Tập 2 - NXB Khoa học xã hội, 1989).
Tác phẩm của nhà văn Tơ Hồi khơng chỉ hay, đặc sắc bởi thế giới lồi
vật sinh động mà cịn bởi bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả,… Viết cho
tuổi thơ, Tơ Hồi ln chú ý đến nghệ thuật miêu tả và kể chuyện. Và đây
cũng là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
phê bình.
2. Khi bàn về Gió qua rặng liễu, Alan Alexander Milne - tác giả viết
cho trẻ em nổi tiếng người Anh đã từng nhận xét: “Người ta có thể tranh luận
về giá trị của hầu hết các cuốn sách, và qua tranh luận hiểu được quan điểm

của đối phương mình. Người ta thậm chí có thể đi đến kết luận rằng rốt cuộc
thì bản thân mình vẫn đúng. Nhưng người ta khơng tranh luận về Gió qua
rặng liễu. Chàng trai trao cuốn sách đó cho cơ gái mình u, và nếu nàng
khơng thích, chàng địi nàng trả lại những bức thư của mình. Người già dùng
cuốn sách đó để thử thách đứa cháu trai, và theo đó mà sửa lại di chúc. Cuốn
sách đó là sự kiểm tra về tính cách. Chúng ta khơng thể phán xét nó, bởi vì
chính nó đang phán xét chúng ta. Đó là một Cuốn Sách Của Mọi Nhà, một
cuốn sách mà mọi người trong gia đình u mến, và trích dẫn liên tục, một
cuốn sách được đọc to cho mọi người khách mới nghe và được xem là tiêu
chuẩn để xác định giá trị của người đó”.
(Nguồn: />Tổng thống Hoa kỳ, Theodore Roosevelt từng viết: “Bây giờ, sau khi
đã đọc đi đọc lại cuốn sách ấy và đã bắt đầu thừa nhận các nhân vật như

4


những người bạn cũ, tơi hầu như lại thích nó hơn những cuốn trước của ông.
Quả thật, tôi cảm nhận được rất nhiều về chuyến đi Châu Phi như chú chuột
chuyên nghề đi biển đã cảm nhận khi mà chú ta suýt nữa đã khiến được chú
Chuột Nước từ bỏ mọi thứ để bắt đầu ngao du. Tôi cảm thấy phải tự cho mình
cái hân hạnh khẳng định với ơng việc cả gia đình tơi đã thích thú cuốn sách
của ông như thế nào”.
(Nguồn: />Còn The Merriam - Webster Encyclopedia of Literature thì khẳng định
đó là: “Tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Anh”.
(Nguồn: />The Cleveland Plain Dealer lại cho rằng: “Với những minh hoạ tuyệt
vời, Gió qua rặng liễu vẫn không ngừng đưa độc giả trẻ về với đồng cỏ, với
bờ sông và rừng hoang”.
(Nguồn: />Aladdin Paperbacks đưa ra lời nhận xét đó là: “Câu chuyện phi thời của
Cóc, Chuột Nước, Lửng và Chuột Chũi”.
(Nguồn: />2.3. Tóm lại, các bài viết, cơng trình nghiên cứu đều có đánh giá cao về

Tơ Hồi và Kenneth Grahame. Bên cạnh đó là những ý kiến khác nhau về nội
dung của hai tác phẩm mà đằng sau đó là tư tưởng, tình cảm sâu sắc của tác
giả đã gửi gắm vào những trang viết tâm huyết của mình. Những cơng trình,
bài viết nghiên cứu phong phú, đồ sộ của các tác giả trong và ngoài nước nêu
trên sẽ là một gợi ý thiết thực cho chúng tơi khi đi vào tìm hiểu đề tài này,
góp tiếng nói nhỏ ngày một hồn thiện hơn sự nghiệp nghiên cứu văn học ở
Việt Nam. Tuy nhiên, việc đặt hai tác phẩm trong sự đối sánh để thấy được
nét tương đồng và khác biệt là một đề tài mới mẻ. Đó chính là cơ sở để chúng
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu
từ góc nhìn so sánh”.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- So sánh Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu, chúng tơi muốn để
cho độc giả thấy được những nét chung giao thoa, những nét riêng biệt độc
đáo của hai tác phẩm này.
- So sánh hai tác phẩm thuộc hai nền văn học khác nhau, chúng tơi
mong muốn góp một tiếng nói nhỏ vào việc khẳng định ý nghĩa của văn học
so sánh đối với tiếp nhận văn học và giao lưu văn hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những tiền đề lý luận cơ bản về văn học so sánh, đặc biệt là
so sánh loại hình.
- Tập trung tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm
Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu chủ yếu ở phương diện nội dung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký (Tơ Hồi) và Gió qua rặng liễu

(Kenneth Grahame).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi, khuôn khổ của một khóa luận và do hạn chế về ngơn
ngữ, chúng tơi chỉ xem xét tác phẩm Gió qua rặng liễu của Kenneth Grahame
qua bản dịch tiếng Việt: Gió qua rặng liễu do Nguyên Tâm dịch - NXB Hội
Nhà Văn, Nhã Nam, 2006 và tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài, NXB
Giáo dục, 2006.
- Xem xét hai tác phẩm nhưng chỉ tập trung so sánh một số nét tiêu biểu
nhất như: sự tương đồng về cốt truyện phiêu lưu, thế giới lồi vật được nhân
cách hóa sinh động, tính chất ngụ ngơn và sự khác nhau về mục đích thực
hiện cuộc phiêu lưu, quá trình thực hiện cuộc phiêu lưu và ý nghĩa của những
cuộc phiêu lưu.

6


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả khóa luận chủ yếu thực hiện những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích văn bản.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận được triển khai
trong hai chương:
Chương 1: Cuộc hội ngộ văn chương giữa Dế mèn phiêu lưu ký và Gió
qua rặng liễu.
Chương 2: Những nét khác biệt độc đáo giữa Dế mèn phiêu lưu ký và
Gió qua rặng liễu.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CUỘC HỘI NGỘ VĂN CHƯƠNG
GIỮA DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ
VÀ GIÓ QUA RẶNG LIỄU
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh
Một định nghĩa về Văn học so sánh được nêu ra trong Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 10, 2006 như sau: “Văn học so sánh là sự nghiên cứu văn học
vượt ra ngoài sự giới hạn của một nước riêng lẻ, và là sự nghiên cứu những mối
quan hệ và những sự giống nhau giữa văn học một bên và các khu vực tri thức
và tín ngưỡng khác như các nghệ thuật… Tóm lại, nó là sự so sánh một nền văn
học này với một hoặc các lĩnh vực biểu hiện khác của con người” [23, tr.47].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên thì: “Văn học
so sánh là một chuyên ngành văn học sử nghiên cứu sự giống và khác nhau,
tương quan và tương tác liên hệ và ảnh hưởng của các nền văn học khác
nhau trên thế giới” [11, tr.208].
Theo GS.TS Nguyễn Văn Dân, Văn học so sánh là một bộ môn khoa
học nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc.
Cụ thể, Văn học so sánh sẽ bao hàm ba bộ phận nghiên cứu:
- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (những sự
ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học).
- Những điểm tương đồng (những điểm giống nhau giữa các nền văn
học sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử xã
hội giống nhau).
- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng
văn học dân tộc hay của các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng

phương pháp so sánh.

8


Trên cơ sở lý thuyết về Văn học so sánh như vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài so sánh hai tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng
liễu để thấy được những nét khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của hai nền
văn học dân tộc. Có lẽ hai tác phẩm khơng chịu ảnh hưởng của nhau nhưng
giữa hai tác phẩm lại có những nét tương đồng về cốt truyện phiêu lưu, thế
giới loài vật được nhân cách hóa sinh động, tính chất ngụ ngơn. Bên cạnh đó,
giữa chúng lại có những nét khác biệt độc đáo về mục đích phiêu lưu, q
trình thực hiện phiêu lưu, ý nghĩa của những cuộc phiêu lưu. Từ đó, ta cũng
thấy được những đóng góp của mỗi nhà văn cho hai nền văn học.
1.1.2. Vài nét về Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu
Dế mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của
Tơ Hồi viết về lồi vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là
Con dế mèn do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó
Tơ Hồi viết thêm, đồng thời lấy lại các đoạn cũ bị kiểm duyệt bỏ, sau đó cho
in ở nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội năm 1954 với tên mới Dế mèn phiêu
lưu ký. Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới
loài vật và lồi người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác,
chiến tranh và hịa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ
nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Cậy mình là chàng dế cường tráng, Mèn dương
dương tự đắc, cho mình là tay ghê ghớm. Trải qua hai bài học đắt giá là cái
chết của của dế Choắt và bị bác Xiến Tóc cắt đứt mất hai sợi râu mượt óng
mà Mèn mới tỉnh ngộ, hiểu ra thế nào là lòng nhân ái và cái giá phải trả cho
sự ngơng nghênh của mình. Từ đó Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, chí
hướng của Mèn càng được củng cố sau khi chú làm được việc có ích đầu tiên
trong đời đó là cứu giúp chị Nhà Trị yếu đuối thốt nạn lũ nhện hung ác,

khơng những thế chú cịn được sự ủng hộ hết lịng của mẹ kính u và kết
giao được với người bạn tri kỉ là Dế Trũi. Từ đây, cuộc đời Mèn rẽ lối sang

9


một trang hoàn toàn mới mẻ. Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế
giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước
Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí
tưởng của một chàng trai tráng đầu chân đội trời đạp đất. Chúng ta sẽ được
lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt
với đời sống thơn q dân dã như: bác Xiến Tóc, võ sĩ Bọ Ngựa, Châu Chấu
voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn… Tô Hồi chắc hẳn đã tốn khơng ít cơng sức
tìm hiểu về thế giới côn trùng nhỏ bé, lấy cái thực, cái sự hiểu biết chính xác
về đời sống và bản chất của từng con vật làm nền tảng chứ không phải tưởng
tượng vu vơ. Chính lí do này đã khiến cho tác phẩm của ông luôn mang đến
cho thiếu nhi một cảm giác đọc không bao giờ biết chán, mà càng đọc càng
thấy hấp dẫn và nhớ tác phẩm của ông hơn.
Gió qua rặng liễu là một câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth
Grahame, được xuất bản năm 1908. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của bốn
người bạn: Chuột Chũi, Chuột Nước, Lửng và Cóc trái khốy. Trên chiếc ơ tơ
mới của Cóc ln phát ra tiếng kêu píp píp píp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua
dịng sơng, qua bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao
câu chuyện kỳ thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuồn cuộn như
một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê. Chuột Chũi vốn làm
việc trong một căn hầm chật chội, tăm tối. Nhưng rồi khi mùa xuân đến với sự
chuyển mình của vạn vật, cậu chàng vứt bỏ tất cả để chạy ra ngoài. Cậu muốn
hưởng thụ cuộc sống tươi rói, tràn ngập sinh khí sau một thời gian dài im ỉm
cách xa mọi thứ. Chuột Chũi nhanh chóng kết bạn thân cùng Chuột Nước.
Chuột Nước ln gắn bó với dịng sơng, u con nước tha thiết, và cũng như

vậy, say mê chèo thuyền hơn tất cả. Bởi thế, Chuột Nước có tính cách phóng
khống, tốt bụng, u đời và ln ln vui vẻ, nhiệt tình. Sau khi kết thân, hai
người bạn cùng nhau thực hiện những hành trình thú vị. Đến mùa đơng, hai
cậu chàng đã khám phá ra ngôi nhà của Bác Lửng sống độc thân trong khu

10


rừng hoang. Bác có tính cách thật nghiêm nghị, chẳng thích ai phiền nhiễu, ưa
sống một mình và quyết chí không bao giờ rời căn nhà ấm cúng đi đâu cả.
Căn nhà của bác giữa khu rừng mới tuyệt làm sao, tựa thể ngọn lửa ấm áp,
thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh, tất cả đều khiến hai cậu Chuột mê mẩn.
Nhưng rồi, những cuộc phiêu lưu đang chờ hai cậu. Và Bác Lửng cũng không
thể nào ru rú mãi trong ngơi nhà êm ấm, khi ngồi kia, cuộc đời sống động
đang chờ. Người bạn đưa họ đi khắp nơi sẽ là Cóc trái khốy, và chiếc ơ tơ
mới píp-píp-píp bạt mạng của ngài ta. Tịa lâu đài của Cóc cũng đẹp nhất trên
đời. Đó là tịa lâu đài bên sơng khơng một ngơi nhà nào sánh kịp. Nhưng Cóc
thì vẫn thích chiếc ơ tơ hơn. Ở đó, mở ra cuộc phiêu lưu với ba người bạn
mới, trên những bờ sông, những khu rừng, những dặm đường mở ra bao câu
chuyện ly kỳ làm nức lòng độc giả.
1.2. Những nét tương đồng giữa Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu
1.2.1. Cốt truyện phiêu lưu
Bàn về vấn đề cốt truyện phiêu lưu, có rất nhiều ý kiến khác nhau của
các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình.
Lê Huy Bắc trong Từ điển văn học nhà trường (phần văn học nước
ngoài) cho rằng: “cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện tiêu biểu của tiểu thuyết
lãng mạn thời trung cổ có cấu trúc bằng một chuỗi các cuộc phiêu lưu, trong
đó nhân vật chính phải trải qua một loạt phiêu lưu, thử thách gay go trước
khi gặp được người trong mộng của mình. Tiếp đó hẳn xảy ra chia lìa, rồi sẽ
có những cuộc thử thách mới trước khi hai người đồn tụ [2, tr.31].

Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Sức hấp dẫn của cốt truyện phiêu lưu
được tạo bởi các yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ và chính điều này làm cho cốt
truyện có sức hút lớn với người đọc” [21, tr.55].
Theo quan niệm của Iu. M. Lotman, biến cố là đơn vị cơ sở của cốt
truyện. Biến cố ln là một sự vi phạm ngăn cấm nào đó. Cốt truyện có mối
quan hệ mật thiết với bức tranh thế giới, là yếu tố cách mạng nhất đối với bức

11


tranh thế giới. Trong một văn bản, bức tranh thế giới này ln là những hiện
thực mang tính khơng gian. Dấu hiệu không gian chỉ dẫn ranh giới phân biệt
giữa các thế giới. Những nhân vật hành động thì có quyền vượt qua ranh giới,
xoay chuyển hoàn cảnh, biến cố này, để rồi lại lâm vào những biến cố khác.
Điều đó cũng có nghĩa là nhân vật sẽ băng qua những khơng gian khác nhau
trong hành trình của mình. Do đó, cốt truyện được hiểu là hành trình của nhân
vật chính di chuyển qua các khơng gian khác nhau, tức các trường ngữ nghĩa
khác nhau.
Có thể nhận thấy rằng cả Dế mèn phiêu lưu ký và Gió qua rặng liễu đều
có cốt truyện phiêu lưu được tạo nên từ nhân vật (Dế Mèn, Dế Trũi, Chuột
Chũi, Chuột Nước, Lửng, Cóc) thích tự do, ưa khám phá. Chúng hiện lên một
mặt là những nhân vật chính mình trong mọi hồn cảnh nhưng không thể khác
đi được. Mặt khác là nhân vật luôn hành động, bằng cách này hay cách khác
vượt qua mọi hồn cảnh lâm phải của mình, để liên tục di chuyển trong không
gian mới, không gian xa lạ (cánh đồng, bờ sông, rừng hoang, đại khách sạn
thiên nhiên) vốn khơng phải của mình, tạo nên một cuộc sống mới mẻ, thú vị.
Do đó, diễn biến của hai câu chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi nhân vật ra đi.
Mỗi bước đi của nhân vật đều mở ra một thế giới mới. Khi ấy, khơng gian
đóng vai trị như một thứ vật cản chứa đầy nguy hiểm, gian nan, làm cho nhân
vật phải dừng “trị phiêu lưu” lại nếu khơng có những hành động cá biệt đầy

sáng tạo để khắc phục vật cản, thử thách. Khi nhân vật khắc phục được ranh
giới nó sẽ đi vào khơng gian mới lạ, ly kỳ. Ngược lại, nếu nhân vật không
vượt qua ranh giới mà hịa nhập vào khơng gian đó, nhân vật sẽ biến thành
người khơng hành động nữa, khơng cịn biến cố nữa thì những cuộc phiêu lưu
cũng kết thúc, cốt truyện kết thúc. Cốt truyện phiêu lưu luôn tạo ra xung
quanh mình những thế giới đối lập, nhân vật ở thế giới bên này, muốn đến thế
giới bên kia phải chấp nhận và vượt qua nhiều biến cố, thử thách.

12


Tơ Hồi và Kenneth Grahame đều dùng khơng gian trong truyện để
biến chúng thành đối tượng thẩm mỹ mang tính quyết định cấu trúc cốt truyện
của hai tác phẩm.
Ở Dế Mèn phiêu lưu ký, nhân vật Dế Mèn vốn sinh sống trong một cái
hang đất nơi bờ ruộng, ở không gian ấy chú ta ln được bình n và có cuộc
sống yên ổn, vui nhộn cả ngày “Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tơi chui vào
trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường
ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang
sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách
thượng, phịng khi gặp nguy hiểm, có thể thốt thân ra lối khác được. Chập
tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm
quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn, vừa hát một bài hát hồng hơn chào tạm biệt
ơng mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tơi, các bơ lão dế lụ khụ
già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông
tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và
những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình
đến tận sáng bạch, lúc ơng mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng
đơng mới tan cuộc ai về nhà nấy” [16, tr.2]. Tuy nhiên, Mèn ý thức được một
điều rất rõ: không gian trong hang đất vơ cùng chật hẹp, ở đó hằng ngày, hàng

tháng, hàng năm, cuộc sống này cứ nhàm chán, vô vị và khơng có gì lý thú “Ngày
nào, đêm nào, sớm và chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi. Kể đến mà được
như thế cũng khá an nhàn, nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm
dần” [16, tr.3]. Và rồi Dế Mèn đã quyết định lên đường, đi khám phá thế giới vốn
không thuộc về chú ta: không gian nơi cánh đồng hoang, bờ giậu, bãi cỏ…Vượt
qua ranh giới này, Mèn sẽ gặp sự biến. Sáu lần gặp thử thách là sáu lần trong cuộc
đời Mèn có những thay đổi và dịch chuyển lớn lao. Mỗi lần vấp ngã lại để lại cho
Mèn những bài học sâu sắc về tình đồng loại, thái độ sống…

13


Cũng giống với Dế mèn phiêu lưu ký, bốn nhân vật của Gió qua rặng
liễu: Chuột Chũi, Chuột Nước, Lửng và Cóc cũng sống trong khơng gian chật
hẹp, nhỏ bé và tăm tối. Đó là khơng gian “nằm trong sự chuyển động của
khoảng không bên trên và dưới mặt đất khắp xung quanh” [10, tr.15]. Thậm
chí nó cịn xâm nhập cả vào căn nhà nhỏ bé, tầm thường và tối om của chúng
bằng khí thế của nỗi bất bình và cả sự khát khao thần thánh. Hằng ngày, trong
không gian ấy, chúng làm việc rất chăm chỉ suốt buổi sáng để quét dọn cái tổ
nhỏ bé của mình vào dịp mùa xuân “Thoạt đầu là dùng chổi, sau đó là khăn
lau, tiếp đó nó trèo lên thang, lên các bậc cửa và những cái ghế với chiếc bàn
chải và một xơ nước vơi cho tới khi cổ và mắt nó dính đầy bụi và khắp bộ lơng
đen của nó vấy đầy nước vôi, cái lưng đau nhừ và đôi tay rã rời” [10, tr.15].
Nhưng khi đến một ngày, chúng chợt nhận thấy quá nhàm chán. Và rồi Chuột
Chũi bỗng ném bàn chải xuống sàn nhà mà nói “Bực thật!” và “Điên cả ruột”
và cịn nói “Cái trị dọn dẹp vào dịp mùa xuân chết tiệt” rồi lao vọt ra khỏi nhà
mà thậm chí khơng kịp mặc áo khốc [10, tr.16]. Có thể thấy một điều gì đó
phía trên kia đang khẩn thiết mời gọi chúng, và chúng bước tới những lối đi trải
sỏi của những con vật cư trú gần với mặt trời và khơng khí hơn. Chúng cùng
nhau hối hả đi dạo chơi tới những vùng không gian mới lạ, hấp dẫn, đầy ly kỳ.

Đó là khơng gian của những đồng cỏ, dọc theo các bờ giậu, băng qua những
hàng cây thấp, nơi nào cũng thấy chim chóc làm tổ, hoa hé nở vạn vật đều vui
tươi. Thế giới vốn thuộc về chúng là không gian bên trong (căn hầm). Vượt qua
ranh giới này, chúng đã đi tới thế giới mới (không gian khu rừng hoang, bờ
sông, đại khách sạn thiên nhiên) để khám phá cuộc sống. Hành trình ấy đã giúp
cho Chuột Nước, Chuột Chũi, Lửng và Cóc có những bài học sâu sắc về tình
bạn, sự cảm thơng, gắn bó, sẻ chia trong cuộc sống.
Như vậy, với việc sử dụng cốt truyện phiêu lưu trong Dế Mèn phiêu lưu
ký và Gió qua rặng liễu thì Tơ Hồi và Kenneth Grahame đã gửi gắm nhiều

14


suy tư của mình qua những nhân vật lồi vật, đưa độc giả trở về với đồng cỏ,
rừng hoang, bờ sông, bãi giậu.... Một cảm giác phiêu lưu và trôi bềnh bồng
trong những câu chuyện siêu thực, tinh khôi nhưng khơng thiếu sóng ngầm.
Những sinh vật hoang dã cuối cùng trở thành những người anh hùng vĩ đại
của đồng cỏ hoang. Đó là chiến thắng tất yếu và mãnh liệt của những cuộc
đấu tranh sinh tồn. Người anh hùng - có thể là những người bình thường nhất,
ở một nơi xa lạ nhất...
1.2.2. Thế giới loài vật được nhân cách hóa sinh động
Thế giới là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết
học thì thế giới được hiểu:
- Theo nghĩa rộng, là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại
ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người).
- Thế giới là nguồn gốc của nhận thức.
- Theo nghĩa hẹp, thế giới được dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học.
Nghĩa là bộ phận thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta chia
bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực nhưng khơng có ranh giới
tuyệt đối: Thế giới vĩ mô và thế giới vi mơ.

Như thế có thể nói, thế giới là một phạm trù rất rộng, một vũ trụ rộng
lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người.
Từ quan niệm trên, có thể nhận thấy, thế giới nhân vật cũng là một
phạm trù rộng. Có thể hiểu đó là một tổng thể những hệ thống nhân vật được
xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác
giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà
văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ
sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh
thần, là kết quả từ trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong
tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mơ hình nghệ thuật,

15


có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý,
không gian, thời gian, xã hội… gắn liền với một quan niệm nhất định về
chúng của tác giả.
Thế giới nhân vật còn là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu
sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối
quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ
trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình… Thế giới
nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong
văn học chẳng những không giống với con người thực tại về tâm lý, hoạt
động mà cịn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng.
Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả đều có thế
giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy
luật riêng của nó. Giống như các tác phẩm tự sự khác, thế giới nhân vật trong
tác phẩm của Tơ Hồi và Kenneth Grahame viết cho thiếu nhi cũng được sắp
xếp, gắn kết theo ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn.
Có thể thấy, thế giới loài vật phong phú, đa dạng đã từng hấp dẫn bao

nhiêu nhà văn trên thế giới và ở cả Việt Nam: Laphôngten, Anđécxen,
L.Tônxtôi,…, Kim Lân, Võ Quảng, Phạm Hổ,…Viết về thế giới lồi vật, mỗi
nhà văn có một thế mạnh riêng, một sở trường riêng. Nếu Laphôngten đến với
thế giới lồi vật bằng những bài thơ ngụ ngơn; Kim Lân tìm thấy “tài năng” của
những con vật đáng yêu ở nhiều vùng nơng thơn thuần phác Việt Nam: Chó Săn,
chim Bồ Câu, gà Chọi… thì Tơ Hồi và Kenneth Grahame lại đến với thế giới
loài vật trong sự cảm nhận đặc biệt - cảm nhận như đời sống con người.
Thế giới loài vật ấy cùng sống với thế giới người, ln ln có một thế
giới người, hữu hình hoặc vơ hình cùng hiện diện, chia sẻ. Tơ Hồi và
Kenneth Grahame không viết về những con vật xa xôi mà hai ông chú ý nhiều
đến những con vật quen thuộc, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người.

16


Tơ Hồi và Kenneth Grahame ln tìm sự mới mẻ, độc đáo riêng khi
viết về nhân vật loài vật: cách đặt tên, tính cách… Điều đầu tiên ta chú ý rằng
ngay cách đặt tên nhân vật loài vật của hai ông cũng mang nét riêng biệt. Nhân
vật được gọi tên bằng những danh từ mang tính cá thể của từng giống loài. Đây
là nét khác biệt so với những tác giả cùng viết về loài vật hầu hết nhân vật đều
xuất hiện với cái tên chung hay nói cách khác nhân vật khơng có tên riêng.
Chẳng hạn trong thơ ngụ ngơn của Laphơngten khi viết về lồi vật,
cách định danh “nhân vật khơng tên” được xác định bằng tiêu chí duy nhất
“con” ví như con Đại bàng, con Cú, con Sư Tử, con Cáo… Nhân vật trong
sáng tác của hai nhà văn được gọi tên bằng những danh từ chung hay nói cách
khác, nhân vật khơng có tên riêng.
Cách đặt tên của Tơ Hồi và Kenneth Grahame cũng thật đặc biệt, các
lồi cơn trùng, thú trong tác phẩm của hai ông đều có tên, chúng là Dế Mèn,
là Dế Trũi, là Dế Choắt, là Cào Cào, là Xiến Tóc, là Bọ Ngựa, là Bướm. Hay
đó cịn là Chuột Chũi, là Chuột Nước, là Chuột Biển, là Chuột Đồng, là

Cóc,… Ngồi ra, chính cái tên của từng con cơn trùng, con thú trong truyện
cùng dành để khu biệt, định danh cho từng nhân vật. Ta thấy mỗi con vật đều
có cách riêng để biểu lộ tình cảm của chúng.
Nhân vật trong Dế mèn phiêu lưu ký hết sức gần gũi, quen thuộc với trẻ
thơ. Anh chàng Dế Mèn khỏe mạnh nhưng kiêu ngạo, hung hăng đã gây ra cái
chết của Dế Choắt. Vì cậy khỏe bắt nạt kẻ yếu, chú Mèn bị bác Xiến Tóc cắt
cụt hai sợi râu. Gã Bọ Ngựa ln hunh hoang, khốc lác lúc nào cũng ra vẻ
ta đây con nhà võ. Lão Bói Cá già rồi mà luôn tỏ vẻ hơ hớ trai lơ... Dế Choắt
ốm yếu, hiền lành người dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dế
Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuột bốn mùa mặc áo gi lê trần.
Cùng việc miêu tả từng con vật riêng lẻ, tác giả còn chú ý tả con vật
trong quan hệ bầy đàn. Bọn Nhện đông đúc, nhiều thế hệ: Nhện mẹ, Nhện

17


con, Nhện già, Nhện trẻ, Nhện nước, Nhện tường, Nhện võng, Nhện cây, Nhện
đá, Nhện ma… công phu chăng tơ chằng chịt, trùng trùng điệp điệp để bắt
Nhà Trò. Bọn ếch Nhái, ếch Ương thì cãi nhau ịm sịm vang động cả một
vùng đầm ao. Lũ Cóc ồn ào khốc lác lúc nào cũng tự xưng ta đây là cậu ông
trời. Chi họ Chuồn Chuồn đông đúc nhiều chủng loại. Chuồn Chuồn
Ngô nhanh thoăn thoắt, Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót,
Chuồn Chuồn Tương có đơi cánh kép vàng điểm đen, anh Kim Kim lẩy bẩy
như mẹ đẻ thiếu tháng, bốn mẩu cánh tí tẹo, đi bằng chiếc tăm dài nghêu,
đôi mắt lồi to hơn đầu. Thế giới lồi kiến với Kiến Gió xây đắp rất giỏi, Kiến
Lửa quần áo vàng khè, Kiến Bọ Dọt to khỏe hơn cả…
Tơ Hồi đã dày cơng quan sát đời sống các con vật và lựa chọn những
chi tiết tiêu biểu để miêu tả. Vì vậy, mỗi nhân vật trong tác phẩm vừa mang
những đặc điểm chung giống loài, vừa là những cá thể sinh động. Dế Mèn
được miêu tả với dáng hình chắc khỏe, cường tráng, đơi càng mẫm bóng

những cái vuốt ở chân ở kheo nhọn hoắt. Dế Choắt đôi càng bè bè, nặng nề
trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu. Bọ Muỗm người xanh rực, vạm
vỡ, bắp chân, bắp càng bóng nhẫy, mập mạp.
Tơ Hồi đã quan sát các con vật hết sức kỹ lưỡng, từ hình dáng bên
ngồi, đến từng chi tiết, từng hoạt động. Ông khéo léo vận dụng các giác
quan, chọn góc nhìn phù hợp, trình tự quan sát hợp lý để khắc họa nhân vật
đúng với đặc điểm giống lồi, hợp với cái nhìn trong trẻo, thơ ngây đầy khám
phá của trẻ thơ. Tơ Hồi có khả năng hóa thân vào sự sống của loài vật đồng
thời lại thổi vào thế giới loài vật sự sống của con người. Sự chung sống, hòa
trộn của hai thế giới ấy tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt của tác phẩm. Mỗi nhân
vật trong Dế mèn phiêu lưu ký vừa là con vật ở đặc điểm sinh học, thói quen
sinh hoạt lại vừa là những loại người khác nhau trong xã hội. Nhân vật mang
tính nhân hóa khi được khắc họa có hành động, ngơn ngữ, có đời sống nội
tâm và được đặt trong những mối quan hệ mang tính xã hội.

18


Cũng giống như Dế mèn phiêu lưu ký, Gió qua rặng liễu được Kenneth
Grahame miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ. Nhân vật trong Gió qua rặng liễu đi vào
lịng độc giả khơng chỉ vì nội dung phiêu lưu kì thú mà còn bởi vẻ đẹp của
những câu, đoạn miêu tả loài vật sinh động, biểu cảm. Nhờ vậy, khi đọc Gió
qua rặng liễu, chúng ta được chứng kiến cả một thế giới lồi vật phong phú
nơi chốn sơng nước, đồng cỏ, rừng hoang… Tất cả đều được nhà văn miêu tả
một cách chi tiết, chân thực cả về dáng vẻ bên ngồi lẫn tính cách, thế giới
tình cảm bên trong. Chúng ta có thể thấy Kenneth Grahame đã làm cho con
vật hiện ra như chính nó trong thực tế. Nhưng bản thân những con vật là nhân
vật này lại không hề khô khan bởi chúng đã được định hướng như một con
người trong xã hội, được mô tả trong sự vận động, phát triển.
Đó là hình ảnh Chuột Chũi “hì hục đào bới nạo vét rồi lại nạo vét đào

bới, vừa hối hả bằng những bàn chân nhỏ bé của mình vừa lẩm bẩm một
mình, “Chúng ta lên nào!” mãi cho tới khi nghe đánh “bốp” một cái! Mũi nó
thị ra bên ngồi đầy nắng và nó thấy mình lăn tròn trên thảm cỏ ấm áp của
một đồng cỏ rộng lớn” [10, tr.16]. Hay hình ảnh của chú Chuột Nước được
hiện lên qua cái nhìn của Chuột Chũi: “một khn mặt nhỏ màu nâu, có
những cái ria. Một khn mặt tròn nghiêm nghị, vẫn với ánh mắt nhấp nháy
mà thoạt đầu nó đã để ý. Đơi tai nhỏ gọn ghẽ và bộ lơng dày mượt mà. Đó là
một chú Chuột Nước” [10, tr.20]. Anh Rái Cá với “một cái mõm to bè lóng
lánh phía trên mép bờ đê” [10, tr.20] và anh ta “nhảy vọt ra và giũ sạch nước
trên áo khốc của mình” [10, tr.20]. Đó cịn là hình ảnh một chú Cóc “đang
ngồi n trên một chiếc ghế gấp đan bằng liễu gai, mặt đầy vẻ băn khoăn lo
lắng, và có một tấm bản đồ lớn trải rộng trên đầu gối” [10, tr.46].
Riêng từng đối tượng loài vật, Kenneth Grahme cũng không đề cập đến
nhiều đặc điểm, không sử dụng quá nhiều chi tiết để miêu tả, mà ngược lại
nhà văn chỉ tập trung lựa chọn những từ ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình kết

19


×