Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá các nguy cơ gây suy thoái rừng tại xã nghinh tường thuộc khu bảo tồn thần sa phượng hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRÁNG A LẦU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUY CƠ GÂY SUY THOÁI RỪNG TẠI XÃ NGHINH
TƢỜNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA PHƢỢNG
HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: QLTNR
: Lâm Nghiệp
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRÁNG A LẦU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUY CƠ GÂY SUY THOÁI RỪNG TẠI XÃ NGHINH
TƢỜNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA


PHƢỢNG HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Lớp
Khóa học
GV hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lí Tài Nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 44 - QLTNR
: 2012 - 2016
: TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu rein của tôi. Các số liệu kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, các số liệu, bảng biểu được kế
thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.

Giảng viên hƣớng dẫn


TS. Đàm Văn Vinh

Sinh viên

Tráng A Lầu

Giảng viên phản biện


ii

LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập tại trường và sau hơn bốn tháng thực tập tốt nghiệp
tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình với tên đề tài: “Đánh giá các nguy
cơ gây suy thoái rừng tại xã Nghinh Tường thuộc khu bảo tồn Thần Sa Phượng Hoàng”. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám
hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp, cùng các Thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ
bản; giúp em có những kiến thức mới trong quá trình học tập tại cơ sở cũng
như ngoài xã hội.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đàm Văn
Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn,
người dân xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và các anh chị,
cô chú tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng Huyện Võ Nhai Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng
cao sự hiểu biết và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó
khăn để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về
kiến thức nên chuyên môn nên đề tài của em khó tránh khỏi những thiếu sót.

Kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày…..tháng…..năm......
Sinh viên

Tráng A Lầu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1: tình hình sản xuất nông nghiệp của xã năm qua 2
năm 2014 - 2015 ............................................................................... 14
Bảng 4.1.Diện tích các loại rừng tự nhiên ...................................................... 25
Bảng 4.2. Đặc điểm cấu trúc của các loại rừng tự nhiên ................................ 26
Bảng 4.3. Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 01 trạng thái rừng IIb
(Nà Hẩu) ............................................................................................ 27
Bảng 4.4. Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 02 trạng thái rừng IIb
(Thượng Lương) ............................................................................... 28
Bảng 4.5. Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 03 trạng thái IIb (Nà Hẩu) ...... 29
Bảng 4.6. Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 04 trạng thái rừng IIIa1
(Thượng Lương) ............................................................................... 30
Bảng 4.7 : Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 05 trạng thái rừng IIIa1
(Hạ Lương)........................................................................................ 31
Bảng 4.8: Đánh giá chỉ số quan trọng ở OTC 06 trạng thái rừng IIIa1
(Hạ Lương)........................................................................................ 32
Bảng 4.9 Các chỉ số đa dạng sinh học............................................................. 33
Bảng 4.10. Chỉ số tương đồng giũa các OTC ................................................. 34

Bảng 4.11: Những tác động chủ yếu vào rừng ............................................... 36
Bảng 4.12: Mục đích khai thác gỗ sử dụng..................................................... 37
Bảng 4.13: Bảng thành phần loại gỗ khai thác ............................................... 37
Bảng 4.14: Đánh giá thực trạng sử dụng gỗ củi.............................................. 38
Bảng 4.15: Đánh giá nguy cơ sự phát triển dân cư hay thương mại
trong KBT ......................................................................................... 39
Bảng 4.16: Đánh giá nguy cơ phát triển nông lâm nghiệp hay thủy sản
trong KBT ......................................................................................... 40


iv

Bảng 4.17: Đánh giá nguy cơ phát triển sản xuất năng lượng và khai khoáng
trong KBT ......................................................................................... 40
Bảng 4.18: Đánh giá nguy cơ phát triển giao thông và dịch vụ trong KBT ... 41
Bảng 4.19: Đánh giá nguy cơ sử dụng các nguồn sinh học và gây thiệt hại
trong KBT ......................................................................................... 42
Bảng 4.20: Đánh giá nguy cơ các sự thay đổi của hệ thống tự nhiên ............. 43
Bảng 4.21: Đánh giá nguy cơ sự thay đổi của khí hậu và thời tiết ................. 43
Bảng 4.22. Các nguồn sinh kế của người dân ................................................. 45


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ xã Nghinh Tường huyện Võ Nhai ..................................... 11
Hình 3.1: Ô dạng bảng .................................................................................... 21



vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

KBT

Khu bảo tồn

UBND

Ủy ban nhân dân

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

REDD

Cơ chế giảm phát thải khí nhà kính bằng hạn chế mất rừng
và suy thoái rừng

VQG

Vườn quốc gia

OTC


Ô tiêu chuẩn

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

LSNG

Lâm sản ngoai gỗ


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN ....................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu ...................... 11

2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 11
2.3.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 11
2.3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 12
2.3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 12
2.3.1.4. Thủy văn............................................................................................. 13
2.3.1.5. Địa chất thổ nhưỡng ........................................................................... 13
2.3.1.6. Rừng và thực vật ................................................................................ 13
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 14
2.3.2.1. Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng ..................... 14
2.3.2.3. Các hoạt động kinh tế trong khu vực ................................................. 14


viii

2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 15
2.3.3. Nhận xét những thuận lợi khó khăn ...................................................... 17
2.3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 17
2.3.3.2. Khó Khăn ........................................................................................... 17
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Xác định hiện trạng các loại rừng tự nhiên tại xã Nghinh Tường thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng. .......................... 18
3.3.2. Tìm hiểu sinh kế của người dân ............................................................ 18
3.3.3. Xác định các nguy cơ gây suy thoái rừng tại xã Nghinh Tường thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên Thầ Sa - Phượng Hoàng ........................................... 18
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp....................................................................... 19
3.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 19

3.4.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 19
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 19
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu .............................................................. 19
3.4.2.2. Phương pháp phân tích cảnh quan ..................................................... 19
3.4.2.3. Phương pháp PRA .............................................................................. 19
3.4.2.4. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn..................................................... 20
3.4.2.4.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu ........................................................... 20
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 22
3.4.3.1. Đánh giá chỉ số quan trọng IVI .......................................................... 22
3.4.3.2. Tính toán các chỉ số đa dạng sinh học ............................................... 24


ix

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25
4.1. Hiện trạng các loại rừng tự nhiên ............................................................. 25
4.1.1. Xác định hiện trạng diện tích các loại rừng tự nhiên ............................ 25
4.1.2. Đánh giá trạng thái các loại rừng tự nhiên ............................................ 26
4.2. Đánh giá hiện trạnh tài nguyên rừng và hiện trạng tài nguyên sinh học........ 27
4.2.1. Đánh giá chỉ số quan trọng ................................................................... 27
4.2.2. Tài nguyên rừng .................................................................................... 33
4.2.2.1. Đa dạng về thành phần loài ................................................................ 33
4.2.2.2. Đa dạng sinh học ................................................................................ 34
4.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu................ 36
4.2.3.1. Những tác động chủ yếu vào rừng ..................................................... 36
4.2.3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng gỗ ................................................... 37
4.2.3.3. Thực trạng khai thác và sử dụng củi .................................................. 38
4.3. Đánh giá các nguy cơ gây suy thoái rừng ................................................ 38
4.3.1. Các nguy cơ gây suy thoái rừng và suy giảm tính đa dạng sinh học .... 38
4.3.1.1. Sự phát triển cư dân hay thương mại bên trong khu bảo tồn ............. 39

4.3.1.2. Nông lâm nghiệp hay thủy sản bên trong khu bảo tồn ...................... 39
4.3.1.3. Sản xuất năng lượng và khai khoáng trong khu bảo tồn.................... 40
4.3.1.4. Giao thông và các dịch vụ trong khu bảo tồn .................................... 41
4.3.1.5. Sử dụng các nguồn sinh học và việc gây hại trong khu bảo tồn ........ 41
4.3.1.6. Các thay đôỉ của hệ thống tự nhiên .................................................... 42
4.3.1.7. Sự thay đổi khí hậu và thời tiết .......................................................... 43
4.3.2. Các nguyên nhân gây suy thoái rừng và suy giảm tính đa dạng sinh học... 44
4.3.3. Sinh kế của người dân ........................................................................... 44
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý .................................................................. 45
4.4.1. Các giải pháp quản lý ở cấp địa phương ............................................... 45
4.4.2. Các giải pháp quản lý ở cấp cộng đồng ................................................ 47


x

4.4.3. Các giải pháp cải thiện sinh kế.............................................................. 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2 Kiến nghị. .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Rừng có vai trò to lớn
đối với con người, không những cung cấp gỗ, củi mà còn là cơ sở phát triển

kinh tế - xã hội, giữ chức năng sinh thái quan trọng, rừng tham gia vào quá
trình đièu hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khac
trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn
hán, ngăn chặn xói mòn đất, rửa trôi,... làm giảm nhẹ sức tàn phá của các
thiên tai, bảo tồn nguồn nước và chông ô nhiêm không khí bảo vệ môi trường.
Rừng tự nhiên của nước ta hiện nay hầu hết đều la rừng thứ sinh ở
những mức độ thoái hóa khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do con người
khai thac lạm dụng, đốt nương làm rẫy. Độ che phủ của rừng 43% năm 1943
đến nay chỉ còn 40,0% năm 2014. Nhưng chủ yếu là rừng trồng mới, trữ
lượng và chất lượng kém, tính đa dạng sinh học giảm.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách để
làm tăng diện tích rừng.
Từ khi Chính Phủ có chỉ thị 286/TTg (02/05/1997) về tăng cường các
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, cấm khai thác rùng tự nhiên
nên tốc độ phục hồi rừng đã khả quan hơn. Để đạt được những kết quả trên,
Chính Phủ đã giao quyền sủ dụng đất rừng cho các tổ chức, cá nhân, các hộ
gia đình trồng chăm sóc và quản lý bảo vệ. Những chính sách này đã góp
phần tích cực trong việc tăng diện tích rừng, giảm diện tích đất chống đồi núi
trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Có được những kết quả đó là do những
cơ chế chính sách trên của chính phủ đã bước đầu tạo dudowdj sự chuyển


2

biến theo hướng xã hội hóa nghề rừng, làm cho rừng có chủ và người dân chủ
động tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa bàn huyện
Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên là một khu rừng nguyên sinh đặc dụng, được nhà
nước công nhận la khu di tích khảo cổ.
Khu bảo tồn thiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập ngày tháng

12 năm 1999 với diện tích là 17.474,9 ha theo quyết định số 3841/QĐ - UB
cua Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Khu vực này có hệ thống sinh thái
núi đá vôi độc đáo, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều nguồn gen động
thực vật quý hiếm, là nơi lưu trữ và la nơi cư chú của nhiều loài động thực vật
hiếm như: Vọoc đen má trắng, khỉ lông vàng, cu li lớn, nhiều loài cây như:
Đinh, Lát hoa, Nghiến và nhiều hệ sinh thái cũng như các loài hoang dã khác
mang tính đặc trưng của núi đá vôi. Theo số liệu thống kê của các nhà khoa
học, khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng không những đa dạng về các kiểu
sinh thái rừng mà hệ thực vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng về thành
phần loài, về thuần loài thực vật có mạch ở đây lên đén 1.096, về động bước
đầu ghi nhận được 56 loài thú, 117 loài chim, 28 loài bò sát và 11 loài lưỡng
cư. Trong đó cả thực vật và động vật rừng có trong sách đỏ Việt Nam và
IUCN thế giới. Nhưng thực trạng tài nguyên rừng của khu bảo tồn đang dần
suy thoái do những tác động của con người như: Đốt nương làm rẫy, chăn thả
gia súc khai thác gỗ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Kết quả
là dẫn đến làm giảm diện tích rừng các loài động; thực vật rừng đang dần bị
giảm đi.
Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ,
phục hồi và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết,
trong đó đánh giá các nguy cơ gây suy thoái rừng là một khâu cơ bản không
thể thiếu.


3

Bên cạnh đó viêc áp dụng những kiến thức học được để giải quyết
những vấn đề thực tiễn cụ thể là rất quan trọng.
Xã Nghinh Tường là một xã nằm trong trung tâm của khu bảo tồn, với
12 xóm thì có 5 xóm nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn, các tác động của
người dân có ảnh hưởng trực tiếp đến khu bảo tồn.

Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá các
nguy cơ gây suy thoái rừng tại xã Nghinh Tường thuộc khu bảo tồn thiê
Thần Sa - Phượng Hoàng ” làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và bảo vệ
khu bảo tồn. Từ đó đề xuất ra các biện phát nhằm khắc phục các nguy cơ gây
suy thoái rừng, phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo
tồn tài nguyên đa dạng sinh học theo hướng bền vững tại địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được tính đa dạng sinh học (ĐDSH) và xác định được các
nguy cơ suy thoái rừng tại xã Nghinh Tường thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hiện trạng các loại rừng tự nhiên tại xã Nghinh tường
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Đánh giá các nguy cơ gây suy thoái rừng, làm ảnh hưởng tới diện tích
và tính đa dạng sinh học của rừng.
- Đề xuất các giải phát quản lý, sử dụng nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững tính đa dạng sinh học, các biện phát làm giảm nguy cơ gây suy thoái
rừng tại khu vực nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Giúp sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học biết
vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.


4

Đề tài thực hiện nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc
đánh giá tính đa dạng sinh học các loài thực vật và nguy cơ gây suy thoái
rừng. Đề ra công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương nói riêng và các KBT,
VQG nói chung.

- Trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài góp phần đánh giá được tính đa dạng, nguy cơ gây
suy thoái rừng, hiện trạng sử dụng rừng, tiềm năng phát triển rừng. Đồng thời
đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển quản lý rừng tại khu bảo tồn Thần
Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã
hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng
mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng thực tiễn
trong sản xuất nông lâm nghiệp, là một cấu thành quan trọng trong chiến lược
đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc khai thác quá
mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phat triển chưa hợp lý đã tác
động to lớn tới đa dạng sinh học, gây suy thoái đa dạng sinh học.
- Đa dạng về gen di truyền được thể hiện bởi sự đa dạng về gen trong
mỗi loài.
- Đa dạng về loài sự đa dạng phong phú của các loài khác nhau cùng
sinh sống trên một khu vực nhất định.
- Đa dạng về hệ sinh thái sự khác nhau giữa các hệ sinh thái
Suy thoái đa dạng sinh học dẫn tới mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất.
Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực làm
cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo suy giảm nguồn gen và
đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa
cuộc sống của con người (4); (5).

Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái,
nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa
dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm
cấp bách.


6

Suy thoái rừng là một trong những vấn đề mấu chốt chưa được giải
quyết trong cuộc tranh luộn nhằm đi đến thỏa thuận cho cơ chế REDD tại hội
nghị thượng đỉnh các quốc gia thành viên lần thứ 15 về biến đổi khí hậu
(COP15). Các vấn đề sau đây đã có tác động chính đến những kết quả của
tranh luận này và xác định triển khai thực thi chính sách REDD+:
Định nghĩa suy thoái rừng: hiện thế giới vẫn chưa có định nghĩa thống
nhất mang tính toàn cầu cho suy thoái rừng. Điều này cẳn trở nỗi lực công
nhận và đo lường tác động của nó vì các định nghĩa được dùng trong REDD+
có ảnh hưởng tới cường độ suy thoái rừng đóng góp vào tổng lượng phát thải
khí nhà kính. Do vậy các đại biểu của hội nghị đã nhất trí suy thoái rừng được
định nghĩa là hiện tượng suy giảm đo được do con người gây ra làm suy giảm
trữ lượng dự trữ cacbon tại các vùng rừng tại một thời gian nhất định (3).
Cường độ suy thoái rừng: Suy thoái đang diễn ra đang diễn ra bất kể độ
che phủ rừng có giảm đi, ổn định hay đang tăng lên. Ở một số nước có độ che
phủ cao, suy thoái rừng có thể là xuc tác cho việc mất rừng và làm tăng phát
thải, giảm trữ lượng cacbon. Tại những nước có độ che phủ thấp, rừng suy
thoái không bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Những trường hợp này có thể có khả năng phục hồi lại trữ lượng cacbon (4).
Đánh giá suy thoái rừng: suy thoái rừng là nguyên nhân gây giảm dự
trữ cacbon, ảnh hưởng đến trạng thái chung của rừng một cách khó nhận thấy
hơn so với việc mất rừng. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp đo
lường, giám sát trực tiếp để biết được rõ hơn về những tác động này.

Giải quyết các suy thoái rừng: Suy thoái rừng chỉ được giải quyết nếu
hệ thống quản trị rừng và thị trường đưa ra các động lực thích hợp cho việc
quản lý rừng bền vững và nếu quyền của các bên liên quan, đặc biệt là người
sử dụng rừng ở địa phương được chỉ ra rõ ràng. Tại mỗi quốc gia nguyên
nhân trực tiếp và tiềm ẩn của nguyên nhân suy thoái rừng cần phải được xác


7

định để đảm bảo rằng các quyết định và ưu đãi tạo thuận lợi cho việc quản lý
rừng bền vững hơn là để rừng bị mất và tiếp tục suy thoái (3).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Theo tài liệu công bố của quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF , 1998)
trong thời gian 30 năm (1960 - 1990) độ che phủ của toàn thế giới đã giảm đi
gần 13% tương đương với diện tích rừng đã giảm từ 37 triệu km2 xuống còn
32 triệu km2, với tốc độ giảm 160.000 km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra
ở các vùng nhiệt đới, ở amzonne (Brasin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp
19.000km2 trong suất 20 năm qua. Bốn loại rừng bị mất nhiều nhất là rừng
hỗn giao và rừng ôn đới lá rộng 60% , rừng lá kim là khoảng 30% , rừng ẩm
nhiệt đới là 45% và rừng khô nhiệt đới cao nhất là khoảng 70%. Châu Á là
nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến mất rừng trên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực , trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân chủ yếu.
Theo Rowe (1992 ), có đến 60% rừng nhiệt đới hàng năm bị mất do nguyên
nhân này. Hiện nnay tốc độ mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở châu Á và
châu Phi đang xảy ra mạnh hơn so với châu Mỹ La Tinh (9).
- Nhu cầu lấy củi: lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn
kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ làm chất đốt trên thế giới đã
tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 leen.1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện

nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người sống chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu
này làm chất đốt (9).
- Chăn thả gia súc: Hoạt động chăn thả gia súc phải mở rộng các đồng
cỏ chăn thả cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở châu Mỹ La
Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp
nhỏ. Phần còn lại do chăn thả gia súc. Ở Mỹ La Tinh việc mở diện tích đồng


8

cỏ với tốc độ 20.000 km2/năm trong giai đoạn 1950 - 1980. Ở Brasin 3/4 diện
tích bị phá hủy ở vùng Amazone đến năm 1980 có liên quan trực tiếp đến việc
chăn bò (9).
- Khai thác và các sản phẩm rừng: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng
như các lâm sản khác tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất
khẩu cũng là nguyên nhân làm tăng tốc độ mất rừng ở nhiều nước. Hiện nay
việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ nhất ở các nước Đông Nam Á chiếm gần
50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích
rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các loại cây
đặc sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Mục đích để thu được lợi nhuận cao
mà không cần quan tâm đến môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích rừng lớn
đã được phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trông côca để sẳn xuất socola. Ở
Pêru nhân dân phá rừng để trồng côca, ước tính diên tích trồng côca chiếm
1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng
dần thay thế các khu rừng nguyên sinh ở nhiều nước trên thế giới (9).
- Cháy rừng: Là nguyên nhân làm mất rừng nhanh chóng của một số
nước trên thế giới. Ở nhiều nước trên thế giới cháy rừng đã hủy diệt hàng
nghìn diện tích rừng mỗi năm. Vi dụ như : năm 1977 cháy rừng đã hủy diệt
gần 1 triệu ha rừng, năm 2000 ở Mỹ có 2,16 triệu ha rừng bị cháy (9).

Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên thì còn có nhiều nguyên nhân khác
cũng đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình mất rừng trên thế giới.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có điều kiện tốt cho sự
phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ
sinh thái khac nhau. Theo thống kê của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.256


9

chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% số chi, 57% tổng số họ thực vật trên
thế giới), 69 loài thực vật hạt trần , 12.000 loài thực vật hạt kín, 2.200 loài
nấm, 2.176 loài tảo, 481 loài rêu, 691 loài dương sỉ và hơn 100 loài khác.
Trong đó 50% số loài thực vật bậc cao là các loài mang tính chất bản địa, các
loài di cư vào khoảng 39% (1); (3).
Tuy nhiên do khai thác quá mức, mà những tài nguyên quý giá đó đang
bị suy thoái. Trong vòng 50 năm trở lại đây diện tích, độ che phủ ở Việt Nam
đã giảm 30% rừng nguyên sinh chỉ còn chưa đến 10% nhiều loài động vật
quý hiếm đang đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong hội nghị môi trường toàn quốc diễn ra ở Hà Nội, các chuyên gia
cho rằng sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở sự suy giảm của diện
tích rừng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài sinh vật hoang dã, các
nguồn gen hoang dã.
Gần đây diện tích và độ che phủ của Việt Nam có sự tăng lên nhưng
chủ yếu là rừng trồng mới. trong khi đó diện tích rừng tự nhiên và tính đa
dạng sinh học giảm đi so với trước đây.
Rừng ở nước ta chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới trồng, rừng đang phục
hồi chiếm 2/3 tổng diện tích rừng của nước ta.Rừng nguyên sinh chỉ còn
khoảng 0,57 triệu ha, khả năng phục hồi rất thấp. Rừng ngập mặn đang có xu
hướng suy thoái nhanh, mỗi năm mất khoảng 4.400 ha. Rừng ngập mặn

nguyên sinh chỉ còn khỏng chưa đầy 60% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện
nay là rừng trồng thuần loài (1).
Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học là tác động trực tiếp
và gián tiếp của con người. Phá đất rừng để mởi rộng diện tích đất canh tác
nông nghiệp, đất ở và các công trình khổng lồ do con người xây dựng, các
hình thức du canh, du cư. Các vùng ven biển nông dân phá rừng ngập mặn để
lấn biển lấy đất trồng lúa, làm ao nuôi cá, tôm đã làm nhiều diện tích rừng


10

ngập mặn bị mất. Khai thác gỗ trái phép, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con
người đã tác động mạnh mẽ làm mất rừng, cạn kiệt rừng nhanh chóng. Khai
thac lâm sản để suất khẩu, cháy rừng ngày càng phổ biến, xây dựng các công
trình đường xá, trường học khu dân cư… đều làm suy giảm tài nguyên rừng
và tính đa dạng sinh học của tài nguyển rừng.
Hiện nay ở nước ta rừng đang suy giảm cả về diện tích và chất lượng.
Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên (rừng tự nhiên 26%, rừng
trồng 4%). Theo tổng cục thống kê cho biết, 3 tháng đầu năm 2009, cả nước
bị mất 489ha rừng, tăng 70% so với kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị
cháy là 244ha (tăng 68% ), còn diện tích rừng bị chặt phá là 245ha. Như vậy
trung bình mỗi ngày mất 5,5ha rừng (3).
Theo như một số đề tài nghiên cứu về hiện trạng rừng Việt Nam thì
diện tích rừng tăng nhưng chất lượng giảm nhiều và nó đang bị tàn phá khắp
nơi trên cả nước, có thể nói vấn đề cần được quan tâm nhất ở Việt nam là vấn
đề mất rừng. Đối với điều kiện tự nhiên của Việt Nam thì diện tích rừng phải
chiếm lên đến 50% tổng diện tích lãnh thổ. Mặc dù chính phủ đã có nhiều
chinh sách trồng mới rừng, phục hồi rừng nhưng rừng tự nhiên vẫn bị tàn phá.
Hiện nay rừng tự nhiên chỉ con che phủ khoảng 9% lãnh thổ.
Hậu quả của suy thoái rừng ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới, do

những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà đa dạng sinh học
ở Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng mà đặt biệt là suy thoái rừng và
những hậu quả từ suy thoái rừng.


11

2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Bản đồ xã Nghinh Tường huyện Võ Nhai
Nghinh Tường là một xã vùng cao huyện Võ Nhai. Cách trục đường
quốc lộ 1B 30km và cách trung tâm huyện Võ Nhai 60km về phía Đông, địa
bàn của xã như sau:
-

Phía Đông giáp xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

-

Phía Tây giáp xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

-

Phía Nam giáp xã Vũ Chấn và xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.



12

Phía Bắc giáp xã Tân Hòa huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và giáp xã

-

Liêm Thủy, huyên Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Xã có diện tích tự nhiên là 84,296km2, dân số 3.082 nhân khẩu, mật độ
nhân khẩu là 27,351 người/km2 được chia thành 12 xóm. Là vị trí cửa ngõ
giao thông của 6 xã phía Bắc, có vai trò khá quan trọng để góp phần thúc đẩy
của xã cũng như các xã trong khu vực.
2.3.1.2. Địa hình
Nghinh Tường là một xã vùng cao huyện Võ Nhai với độ cao trên 120m,
địa hình tương đối đa dạng và núi đá vôi chạy dọc theo chiều dài của xã. Địa
hình bị chia cắt bởi hệ thống khe suối quanh co uốn khúc bắt nguồn từ phái
Bắc chảy về.
2.3.1.3. Khí hậu
Nghinh Tường nằm trong tiểu vùng I thuộc vùng núi huyên Võ Nhai
mang đặc điểm vùng núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Nhiệt độ trung bình về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
khoản 200C, khoảng thời điểm lạnh nhất là tháng 1,2 có nhiệt độ khoảng 80 130C, đặc biệt có thời điểm rét đậm, rét hại nhiệt độ có thể giảm xuống đến 3
độ C. Từ tháng 4 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình khoảng 200, tháng 6,7
nhiệt độ trung bình là 28 - 290C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức
1555mm, phân bố đồng đều được chia thành 2 mùa:
+

Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 88,5% tổng lượng

mưa cả năm.
+


Mùa mưa ít: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 11,5% tổng

lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng chính của 2 loại gió mùa Đông Bắc vào
mùa Đông và gió Nam vào các mùa còn lại.


13

2.3.1.4. Thủy văn
- Về thủy văn sông ngòi: Địa bàn xã bị chia cắt bởi hệ thống các khe suối
quanh co, uốn khúc được bắt nguồn từ các dãy núi và từ thượng nguồn phía
bắc về, có đặc điểm là cặn về mùa Đông và nhiều nước vào mùa Hè, nhưng
do địa hình đồi núi dốc nên dễ xảy ra lũ quét nhanh với cường độ mạnh, lại
thiếu nước tưới vào mùa khô.
2.3.1.5. Địa chất thổ nhưỡng
Địa hình của xã tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi với độ dốc lớn
và núi đá vôi.
Diện tích đất canh tác chiếm tỷ lệ không nhiều so với tổng diện tích đất
tự nhiên, chủ yếu nằm rải rác trong các thung lũng hẹp là yếu tố ảnh hưởng
không tốt tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt cung như hoat động giao thông,
thương mại và dịch vụ... Do đó trong những năm gần đây chính quyền xã đã
chú trọng việc sử dụng đất hợp lý để khắc phục những khó khăn đó.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong dời sống của con
người, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp đất là nguồn tư liệu sản
xuất không thể thay thế được.
Với một xã có nền kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, đất đai là vấn
đề quan trọng. Diên tích đất của xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp.
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã tăng nhanh chóng trong những năm

trở lại đây do được sự quan tâm của các cấp chinh quyền địa phương. Phương
hướng tương lai của xã sẽ đặt nền sản xuất lâm nghiệp lên hàng đầu do có 5
xóm nằm trong vùng rừng đặt dụng của khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
2.3.1.6. Rừng và thực vật
Là một xã có cấu trúc địa hình là đồi núi cộng với khí hậu nhiệt đới gió
mùa, độ ẩm cao. Lượng mưa nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển nông lâm


×