Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

skkn thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.43 KB, 28 trang )

Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I
1
2
3
4
5
6
7
8

9
II

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Huy
Ngày sinh: 23 – 11- 1975
Nam – nữ: Nữ
Địa chỉ: Tổ 12, khu phố 2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0986824994
Email:
Chức vụ: giáo viên
Nhiệm vụ được giao:
- Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12.
- Giảng dạy môn Ngữ Văn, lớp 12A3, 12A6, 11B1.
- Chủ nhiệm lớp 12A6
Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Trình độ chuyên môn: CỬ NHÂN NGỮ VĂN
THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC

III

- Năm nhận bằng: Đại Học năm 1998, Cao Học năm 2014
-Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ Văn
-Số năm kinh nghiệm: 19 năm

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 1


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

MỤC LỤC

I
II
III

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...............................................................Trang 03
CƠ SỞ LÝ LUẬN:........................................................................Trang 04
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP:.........................................Trang 06
1 Giải pháp 1: Cảm thụ tác phẩm văn học từ thuyết Lí Luận
Văn Học....................................................................................Trang 06
2 Giải pháp 2: Cách hệ thống một số kiến thức cơ bản của

Lí Luận Văn Học:.....................................................................Trang 08
3 Giải pháp 3: Cách xử lí đề thi học sinh giỏi từ thuyết
Lí Luận Văn .............................................................................Trang 17
4 Giải pháp 4: Cách vận dụng thuyết Lí Luận Văn Học

IV
V
VI

vào bài Nghị luận văn học của học sinh giỏi............................Trang 19
HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI:.....................................................................Trang 26
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:..............Trang 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................Trang 29

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 2


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Đề tài: “THUYẾT LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT”
I

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lí luận văn học là một môn học quan trọng của ngành Ngữ Văn. Đó là hệ

thống các phương pháp luận về văn học, cung cấp cho mọi người những phương
pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu Văn học cũng như cảm thụ tác phẩm văn

học. Lí luận văn học là nền tảng những tri thức cơ bản và khái quát về văn học
như: nguồn gốc của văn học, chức năng đặc trưng văn học, các đặc tính xã hội như
tính hiện thực, tính nhân dân, tính dân tộc, các thể loại văn học và tiến trình phát
triển của văn học với nhiều trường phái ở những chặng đường lịch sử khác nhau.
Lí luận văn học là một bộ môn chính trong khoa nghiên cứu văn học. Khoa
nghiên cứu văn học là ngành khoa học nghiên cứu về quan điểm, nội dung, nghệ
thuật, phương pháp, tư liệu…trong việc mô tả, giải thích, đánh giá các sự kiện văn
học từ bản chất đến quá trình, từ các hiện tượng đến quy luật nội tại của từng nền
văn học dân tộc qua các thời kì lịch sử và cả nền văn học thế giới. Khoa nghiên
cứu văn học không chỉ quan tâm đến sản phẩm, tức tác phẩm văn học – do người
nghệ sĩ sáng tạo ra mà còn hết sức quan tâm và chú ý đến chủ thể sáng tạo và
người tiếp nhận. Chỉ có được trong các mối quan hệ đa dạng liên hoàn ấy thì bản
chất văn học mới được bộc lộ một cách trọn vẹn nhất.
Vậy nên, khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt trong quá trình dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi môn học này, người giáo viên cần trang bị cho mình những
kiến thức cơ bản về Lí luận văn học.
Hơn nữa, cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THPT xưa nay đều
có một câu hỏi về lĩnh vực Lí luận văn học. Trong đó chủ yếu là đề thi lớp 12, câu
nghị luận văn học chiếm 12/20 điểm. Nếu giáo viên trong quá trình dạy bồi dưỡng
không dạy kĩ cho học sinh cách tiếp cận tác phẩm văn học từ thuyết lí luận văn học
thì học sinh sẽ rất khó để viết đạt câu nghị luận văn học này.
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 3


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn THPT cả ba lớp 10,11,12 đều
có đưa vào bài học về Lí luận văn học, nhưng chỉ gói gọn trong trong một bài ở

gần cuối học kì hai và số tiết rất ít nên sẽ rất hạn chế trong việc giúp học sinh vận
dụng thuyết Lí luận văn học ngay từ ban đầu để cảm thụ tác phẩm văn học một
cách khoa học nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và khát vọng tự thân của một người giáo
viên dạy Ngữ văn và đặc biệt là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn hệ
THPT, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi và học hỏi để từng bước đưa Thuyết lí luận
văn học vào phương pháp dạy Ngữ Văn cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
II

CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1 Trình bày tóm tắt các quan điểm:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Lí luận văn học là bộ môn nghiên cứu

văn học ở bình diện lý thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất
của sáng tác văn học , chức năng xã hội – thẩm mĩ của nó, đồng thời xác định
phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học”. [1,367]
Như đã viết ở phần lí do, Lí luận văn học là hệ thống các phương pháp luận
về nghiên cứu văn học. Về một mặt nào đó, Lí luận văn học là một bộ môn triết lí
cụ thể của văn học. Nó có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của văn học, trong đó có
nghiên cứu văn học.
Trước khi phương pháp luận nghiên cứu văn học ra đời, trong khoa học về
văn học có ba bộ môn chính đó là: Lí luận văn học, Lịch sử văn học và Phê bình
văn học. Lí luận văn học không những cung cấp những quan điểm về kiến thức,
hơn nữa từ đó có khả năng chuyển hoá thành phương pháp cho việc nghiên cứu
Lịch sử văn học và Phê bình văn học. Trước khi môn Phương pháp luận nghiên
cứu văn học ra đời, đã có nghiên cứu văn học và tất nhiên là với những phương
pháp nghiên cứu nhất định. Các phương pháp đó chính là sự chuyển hoá từ những
quan điểm và kiến thức chung về văn học được kết tinh qua một hệ thống khái
niệm có tính chất công cụ do Lí luận văn học nêu ra.
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong


Trang: 4


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Hạn chế:
Thứ nhất là vì bản chất của lí luận văn học là một vấn đề khô khan, mang
đậm chất triết lí, khó hiểu, khó yêu thích như các lĩnh vực khác của văn học. Bản
thân giáo viên dạy văn đã khó hiểu, với học sinh càng khó hiểu hơn.
Thứ hai, chương trình sách giáo khoa lớp 10, 11 và 12 chỉ có ba bài về lí
luận văn học rải đều ở cuối học kì hai của mỗi lớp nên kiến thức về lí luận văn
học chưa được trang bị cho học sinh kĩ được.
Thứ ba là trong các đề thi học kì, kiểm tra định kì, thậm chí cả kì thi THPT
Quốc Gia cũng không có những câu hỏi về lĩnh vực lí luận văn học. Chỉ duy nhất
trong câu nghị luận văn học 12/20 điểm của đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh là hỏi
vè vấn đề lí luận văn học.
Với giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chỉ chia sẻ một vài
kinh nghiệm nhỏ trong việc đưa thuyết lí luận văn học vào dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi Văn THPT và chủ yếu là lớp 12.
Đây chỉ là ý tưởng mang tính chủ quan, cá nhân của người viết nên chắc hẳn
sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành từ các quý đồng nghiệp để
đề tài trở nên thiết thực hơn.
2

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 5



Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT
III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP:
1 Giải pháp 1: Cảm thụ tác phẩm văn học từ thuyết Lí Luận Văn Học
1
Khái luận chung:
Kiến thức về lí luận văn học vốn rất mênh mông và khó hiểu, khó vận dụng,

ngay cả đối với giáo viên. Trong chương trình học đại học, sinh viên đã được trang
bị kiến thức về lí luận văn học nhưng phải khi áp dụng vào cảm thụ tác phẩm văn
học và sau này ra trường đi dạy rồi mới dần dần tích luỹ thêm những kinh nghiệm.
Hơn nữa, trong chương trình học ở trên lớp ít có giáo viên nào dạy kĩ học sinh về
vấn đề này.
Nhưng thực chất mà nói, cảm thụ tác phẩm văn học từ thuyết lí luận văn học
là một phương pháp nghiên cứu khoa học nhất và cơ bản nhất. Từ các vấn đề cơ
bản của lí luận văn học giúp chúng ta nắm được đặc trưng của văn học nghệ thuật.
Và từ các đặc trưng đó ta mới đi vào phân tích, khám phá mới cảm nhận hết được
cái hay cái đẹp ẩn sau các lớp vỏ ngôn từ của mỗi tác phẩm văn học.
2
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Lí luận văn học đặt ra vấn đề ghệ thuật và đời sống xã hội để giúp
người đọc cảm thụ tác phẩm văn học trong mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật và
hiện thực đời sống xã hội. Bởi như nhà thơ Tố Hữu đã nói “Cuộc đời là nơi xuất
phát cũng là nơi đi đến của văn học” , thì có nghĩa là khi cảm thụ tác phẩm văn
học người đọc phải trả nó về với hiện thực cuộc sống nơi nó ra đời (hoàn cảnh
sáng tác – có thời gian cụ thể) và cả hoàn cảnh xã hội nơi nó sống và tồn tại trong
lòng người đọc (hoàn cảnh thực tại – không có thời gian cụ thể).
Tìm hiểu văn học trung đại người đọc phải biết rằng đó là tiếng nói đại diện
cho một tầng lớp, một giai cấp và nó được ra đời trong xã hội phong kiến với nhiều

lễ giáo khắt khe ràng buộc cuộc sống con người, nhất là những người phụ nữ. Tìm
hiểu văn học việt nam giai đoạn 1930 – 1975 phải biết so sánh văn học trước và
sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Văn học thời chiến mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn anh hùng, còn văn học thời bình sau 1975 là nền văn
học theo cảm hứng thế sự đời tư …Bởi chính các mốc lịch sử này đã tạo nên sự
khác biệt lớn trong dòng chảy của văn học.
Ví dụ 2: Lí luận văn học cũng đặt ra vấn đề về thế giới quan và sáng tác văn
học giúp người đọc khi cảm thụ tác phẩm văn học nhận ra quan điểm nghệ thuật
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 6


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

của nhà văn. Cũng từ đó nhận ra các bài học nhân sinh ý nghĩa mà nhà văn muốn
gửi gắm thong qua tác phẩm, qua thế giới nhân vật và qua hình tượng nghệ thuật
mà nhà văn chọn lọc và xây dựng.
Tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Đôi mắt, quan
niệm nhân sinh của nhà văn Nam Cao qua Lão Hạc, Chí Phèo… Hay quan niệm
nghệ thuật và bài học nhân sinh mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua hai
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Bến Quê…
Ví dụ 3: Lí luận văn học cũng chỉ ra các chức năng văn học để định hướng
cho người đọc chứng minh các giá trị vô tận mà văn học mang đến cho con người
thông qua các tác phẩm văn học. Cụ thể như tác phẩm mang đến cho người đọc
những hiểu biết về vấn đề gì? Tác phẩm đó có giúp cho người đọc phân biệt đâu là
thiện – ác, tốt – xấu trong cái muôn màu của cuộc sống này không?. Và tác phẩm
văn học có làm giàu thêm đời sống tinh thần của con người không? Tác phẩm có
mang đến những giây phút thanh lọc cho tâm hồn con người và hướng họ dần đến
với một cuộc sống “trung thực vô ngần” mà nơi đó chỉ có cái Chân – Thiện – Mĩ

luôn vẫy gọi họ…Từ thế giới muôn màu của văn học dân gian đến văn học viết
đều dạy con người những bài học về đạo lí, về cách đối nhân xử thế, về lối sống tốt
đẹp.
Ví dụ 4: Lí luận văn học cũng đặt ra vấn đề về nhà văn và quá trình sáng tác.
Nên khi cảm thụ tác phẩm văn học buộc người đọc phải hiểu biết về tác giả.
Những nhân tố quan trọng làm nên phong cách một nhà văn: xuất thân, tố chất, sự
nghiệp cuộc đời, sự nghiệp văn học…
Khi dạy các em học sinh về từng nhà thơ, nhà văn, bản thân tôi đã rất coi
trọng các vấn đề xung quanh tác giả: gia đình, quê hương, hoàn cảnh xã hội khi
sinh ra và lớn lên, sự nghiệp sáng tác, sự nghiệp cuộc đời… Có những nhà văn vốn
không phải là nhà văn, không lấy văn chương làm sự nghiệp chính cho cuộc đời,
nhưng thực sự họ đã trở thành một nhà văn nổi tiếng được nhiều người ngưỡng mộ
như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nam Cao, Lỗ Tấn, E.Hemingway…
3
Kết luận:
Nghiên cứu khoa học là một công việc luôn cần được soi từ ngọn đèn khoa
học. Nghiên cứu văn học cũng vậy, rất cần được dẫn dắt từ các kiến thức nền tảng
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 7


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

về hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu văn học. Điều đó chỉ có thể tìm thấy
trong thế giới mênh mông của thuyết lí luận văn học.
Càng đam mê văn học bao nhiêu càng thôi thúc chúng ta tìm đến với những
ngọn đèn về phương pháp để tìm ra cho mình những con đường ngắn nhất đến với
vẻ đẹp muôn màu của văn chương. Thuyết lí luận văn học mãi sẽ là một thế giới
đầy huyền bí mà cũng nhiều ma lực vẫy gọi mọi người.

2 Giải pháp 2: Cách hệ thống một số kiến thức cơ bản của Lí Luận Văn
Học.
Khái luận chung:

1

Xuất phát từ yêu cầu của các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở câu Nghị
luận văn học có bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực của Lí luận văn học. Mà các vấn
đề thuộc lĩnh vực này thì rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, đây lại là lĩnh vực
chuyên ngành khô khan, khó hiểu, nhất là đối với học sinh.
Vậy người giáo viên khi dạy bồi dưỡng cần định hướng cho học sinh cách
hệ thống một số kiến thức cơ bản bằng cách đưa ra các vấn đề cụ thể và yêu cầu
học sinh tự sưu tầm, chọn lọc và phân loại theo từng vấn đề. Công việc này còn
giúp các em tự tích luỹ cho mình vốn kiến thức về Lí luận văn học, giúp các em xử
lí đề thi nhanh và đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
Các vấn đề cơ bản của Lí luận văn học mà học sinh giỏi cần thiết nhất đối
với tôi đó là:
-

Nghệ thuật và đời sống xã hội.
Nghệ thuật – một hình thái ý thức xã hội đặc thù.
Văn học là một loại hình nghệ thuật.
Thế giới quan và sáng tác văn học.
Chức năng văn học.
Tính nhân dân, tính dân tộc của văn học.
Nhà văn và quá trình sáng tác.

Trong các vấn đề trên, tôi đi kĩ vào một số vấn đề thường gặp trong các đề
thi học sinh giỏi như: Thế giới quan và sáng tác văn học, chức năng văn học.
2


Ví dụ minh hoạ:

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 8


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Vấn đề thứ nhất: Thế giới quan và sáng tác văn học.
Trong ý nghĩa khái quát nhất, thế giới quan là hệ thống những quan điểm,
quan niệm của con người về thế giới xung quanh, trong đó chủ yếu là những quan
niệm về đời sống xã hội, được nhận biết từ các góc độ triết học, chính trị, đạo đức,
thẩm mĩ…Trong sáng tác văn học nghệ thuật,khi đề cập tới vấn đề thế giới quan,
trước hết cần quan tâm tới quan điểm thẩm mĩ của nhà văn và thời đại. Bởi vì đây
là yếu tố tư tưởng có ý nghĩa quyết định khuynh hướng nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
Quan điểm thẩm mĩ chính là yếu tố tạo nên nét đặc thù của thế giới quan
nghệ sĩ – đó là những người khám phá đời sống và sáng tạo thế giới theo quy luật
riêng của cái đẹp. Đặc biệt là khi nhà văn phải cầm bút trong những thời điểm
chuyển mình của lịch sử, khi đấu tranh giai cấp và những mâu thuẫn xã hội buộc
nhà văn phải chọn một thái độ dứt khoát, một lập trường vững vàng ở một tuyến
nào đó cụ thể và rõ ràng.
Trong văn học Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám năm 1945, mặc dù
nhiều nhà văn hiện thực chưa đứng hẳn trên lập trường cách mạng vô sản, nhưng ý
thức dân tộc và tinh thần dân chủ đã giúp cho sáng tác của họ tiếp cận tới những
vấn đề cơ bản nhất của hiện thực đời sống. Một bức tranh chân thực, sinh động và
rộng lớn của nông thôn Việt Nam trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô
Tất Tố, Nam Cao…Đó là một nông thôn đang quằn quại trong áp bức và bóc lột

giai cấp, một nông thôn đang sống trong “đêm trước của cuộc cách mạng”. Hình
ảnh nông thôn ấy hoàn toàn đối lập với những xóm làng thơ mộng với những cô
thôn nữ chất phác, huê tình trong các cây bút lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn
hay trong không khí tươi vui sôi nổi của cuộc sống mới con người mới trong văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa sau cách mạng.
Đề thi học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015, câu nghị
luận văn học cũng đã đề cập đến vấn đề này:
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 9


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

“Cái kết của một tác phẩm văn học có vị trí quan trọng đối với toàn bộ tác
phẩm. Nó thể hiện tập trung thái độ, tư tưởng nghệ thuật và tài năng của người
nghệ sĩ. Anh / chị hãy chọn phân tích một vài kết thúc của các tác phẩm văn học để
làm sáng tỏ ý kiến trên.”
“Thái độ, tư tưởng nghệ thuật” của người nghệ sĩ chính là thế giới quan của
nhà văn vậy. Thông qua kết thúc tác phẩm đã thể hiện rõ thái độ, tư tưởng của nhà
văn đối với hiện thực cuộc sống, đối với nhân vật. điều đó tạo nên hai tuýp kết thúc
khác nhau: có hậu và không có hậu, bế tắc hay mở…
Hay như đề thi học sinh giỏi trong những năm trước đây với câu nghị luận
văn học:
“Bằng việc phân tích một số tác phẩm của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ nhận
định “có thể nói, vấn đề Đôi mắt là vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực Nam
Cao” (Nguyễn Đăng Mạnh)” [10,35-36]
“Vấn đề Đôi mắt” ở đây chính là thế giới quan, là quan điểm, quan niệm của
nhà văn về thế giới xung quanh, về hiện thực đời sống xã hội đương thời và về số
phận nhân vật…


Vấn đề thứ hai: Chức năng văn học.
Lí luận văn học xưa nay thường xác định chức năng văn học trên ba phương
diện: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, và coi đó là ba chức năng chủ yếu của văn
học.
Chức năng nhận thức: thế giới văn học luôn mang tới sự hiểu biết vô tận
cho con người. Mỗi tác phẩm văn học lớn từ xưa đến nay đều có ý nghĩa như một
cột mốc đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử nhận thức chung của nhân loại. Văn
học đưa ta tới những chân trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu hơn cuộc sống con người
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 10


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

trong hiện tại và cả trong quá khứ, không chỉ ở quê hương đất nước mình mà cả ở
những xứ sở, dân tộc xa xôi.
“Cuộc đời mỗi cá nhân con người luôn bị giới hạn về không gian và thời
gian. Văn học có khả năng phá vỡ cái giới hạn tồn tại ấy, giúp cho mỗi cá nhân
độc giả được sống dài hơn, sống nhiều hơn qua cuộc sống của các nhân vật, các
số phận, tính cách khác nhau trong tác phẩm”.[5,77]. Chính vì vậy mà Angghen
cho rằng, qua tiểu thuyết của Bandac, ông hiểu được xã hội Pháp nhiều hơn là qua
các tác phẩm của các sử gia, các nhà kinh tế cùng các nhà thống kê thời bấy giờ.
Và Bandac được mệnh danh là “nhà thư kí trung thành của thời đại”. Còn V.I.
Lenin cũng coi sự nghiệp văn học của L.Tolxtoi như là một “tấm gương phản
chiếu thực tế cách mạng Nga”.
Đề thi học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 năm 2011 – 2012, câu nghị
luận văn học 12 điểm cũng bàn về chức năng nhận thức của văn học:
Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính (1875 – 1921) có viết:

“Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các danh lam thắng cảnh trong
thiên hạ; xem trên trang giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế
gian; sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng
bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả.”
Hãy cho biết ý kiến của anh chị về nhận định trên.
Để giải quyết đề này đòi hỏi học sinh phải xác định được vấn đề lí luận văn
học được đặt ra từ ý kiến của đề là bàn về chức năng nhận thức của văn học. Từ đó
định hướng cho học sinh vận dụng các kiến thức văn học của mình để làm rõ ý
kiến.
Chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của văn học nghệ thuật tức là
giáo dục nhân cách, đạo đức con người. Văn học nghệ thuật có vai trò rất lớn trong
việc xây dựng nhân cách, bồi bổ tư tưởng tình cảm cho con người. Nhà văn khi mô
tả cuộc sống không thể không xuất phát từ quan niệm, lí tưởng của mình về đạo
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 11


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

đức nhân sinh, không thể không nhìn nhận hiện thực từ một lập trường đạo đức,
chính trị nhất định nào đó.
Những dòng thơ mở đầu Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Phải chăng Truyện Kiều được viết xuất phát từ nỗi “đau đớn lòng” của đại
thi hào Nguyễn Du trước “những điều trong thấy” trong “cuộc bể dâu”? Và phải
chăng đó chính là nhân tố quan trọng làm nên sức sống trường tồn của Truyện

Kiều? Một tác phẩm nghệ thuật ra đời đều xuất phát từ những nỗi niềm trăn trở của
người nghệ sĩ trước cuộc đời. Chỉ có như vậy thì văn học mới có chức năng giáo
dục cao. Nó sẽ gieo vào lòng người đọc những tình cảm đẹp, góp phần làm phong
phú thêm thế giới tâm hồn của con người. Dạy văn vì thế người giáo viên sẽ là cầu
nối quan trọng dẫn dắt học sinh đi đến với những bài học cuộc sống từ các tác
phẩm văn học, từ các nhân vật văn học cụ thể.
Chức năng thẩm mĩ: Sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo thể
hiện toàn vẹn nhất và tuân thủ tự giác nhất “quy luật của cái đẹp”. Do vậy, chức
năng thẩm mĩ là chức năng xuất phát từ bản chất thẩm mĩ của nghệ thuật. Lí do
đầu tiên cũng là sau cùng cho sự ra đời và tồn tại của văn học nghệ thuật chính là
sự thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Chức năng thẩm mĩ biểu hiện rõ nét nhất khi tác phẩm văn học đem lại cho
người đọc niềm vui, niềm khoái cảm trước cái đẹp của đời sống mà nhà văn khám
phá , thể hiện. Tác phẩm văn học là một bức tranh mà cái đẹp của cuộc sống được
kết tinh trong cái đẹp của nghệ thuật.
Sécnưsépxki, nhà Mĩ học người Nga cho rằng: “cái đẹp là cuộc sống”.
Nhưng cái đẹp cụ thể thì tản mác khắp nơi, tiềm ẩn khắp nơi trong hiện thực muôn
màu của đời sống. Chỉ có những nghệ sĩ tài năng mới phát hiện ra được. Còn
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 12


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Pautopxki thì ví von công việc của nhà văn là quá trình người thợ cần mẫn miệt
mài đi tìm những “hạt bụi vàng”lẩn khuất đâu đó trong cuộc sống để tạo ra những
“bông hồng vàng nghệ thuật”. Cho nên người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học phải
được nhìn từ góc lăng kính thẩm mĩ, và thông qua đó, người đọc cũng được nâng
cao về trình độ thẩm mĩ cho chính mình. Văn học chân chính có tác dụng giáo dục

thẩm mĩ cho con người, sẽ định hướng con người hành động và sáng tạo theo quy
luật của cái đẹp. Khi nói nghệ thuật làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
con người thì cũng có nghĩa là nó giúp cho con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn
trong nhận thức và cảm nhận thế giới quanh mình. Hướng dẫn học sinh cảm thụ tác
phẩm văn học, biết vui, buồn, đồng cảm hay biết lên án, phê phán một cách tích
cực đó chính là thành công của người dạy văn vậy.
Từ những vấn đề Lí luận văn học trên, bản thân người viết trong qua trình
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đã đưa ra các bảng hệ thống và hướng dẫn học sinh tự
sưu tầm một số câu Lí luận hay để dễ nhớ và dễ vận dụng vào bài viết.

Hệ thống những câu lí luận văn học theo ba chức năng của văn học :
Chức
năng
văn học
Chức
năng
nhận
thức

Câu lí luận văn học
-“Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các danh lam
thắng cảnh trong thiên hạ; xem trên trang giấy mà tinh
tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh ở
sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được
nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn
năm, cũng là nhờ có văn chương cả.”(Phan Kế Bính)
- “Mỗi trang sách mở ra trước mắt tôi những chân trời
mới” (M.Gorki)

Chức


-“Văn học là nhân học’ (M.Gorki)

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Tác
phẩm
minh hoạ
Một số
tác phẩm
văn học
Việt
Nam, một
số tác
phẩm văn
học nước
ngoài
-Truyện
Trang: 13


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

năng
- “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước Kiều, Tắt
giáo dục lên tôi tách xa dần con thú để đến gần với con người hơn” Đèn, Lão
(M.Gorki)
Hạc, Chí
Phèo, Vợ
- “Một tác phẩm thực sự có giá trị phải là một tác phẩm

chồng A
chung cho cả loài người, nó ca tụng tình thương, lòng bác
Phủ…
ái, sự công bằng và nó làm cho người gần người hơn”
(Nam Cao)
- “Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hoá con
người”
Chức - “Các nhà văn nhân đạo thường gửi vào sáng tác của -Truyện
năng
mình một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này Kiều,
thẩm mĩ hướng đến nội tâm và cảm xúc của người đọc” (Voltair)
Đọc Tiểu
Thanh
- “Cái đẹp không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ
Kí, Đời
mà ở đôi mắt của kẻ si tình” (Arixtov)
thừa,
- “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn Trăng
nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai sáng…
cũng biết cả rồi”(Nguyễn Đình Thi)
Hệ thống những câu lí luận văn học theo các đối tượng của văn
học :
Đối
Tác
tượng
Câu lí luận văn học
phẩm
của văn
minh hoạ
học

Nhà văn -“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người
cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn
con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn
và thể xác bị hắt hủi và đoạ đày đến ê chề, hoàn toàn mất
hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho
những con người không có ai để bênh vực.”(Nguyễn Minh
Châu)
- “Andrsen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của
những người dân cày, mang về ấp ủ nơi trái tim ông rồi
gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 14


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

bông hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người
cùng khổ.”(Pautopxki)
- “Mỗi thi nhân là một con chim hoạ mi đậu trong bóng
đêm hoan hỉ hót ca nỗi cô đơn của mình bằng những tiếng
ngọt ngào.” (Selley)
Tác
phẩm

-“Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên
trên bờ cõi và giới hạn; phải chứa đựng một cái gì vừa lớn
lao vừa mạnh mẽ, lại vừa đau đớn, phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người

gần người hơn” (Nam Cao)
- “Tác phẩm nghệ thuật chân chính không kết thúc ở trang
cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể
chuyện.”(C.Aimatov)
-“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống
chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau
hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu
hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.”(Belinxki)

Người
đọc

-“Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa
người đọc và người viết là trên hết” (Bùi Hiển)

Mối
-“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là
quan hệ ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ
giữa
kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao)
nghệ
-“Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà
thuật và
tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu)
hiện
thực
-“Thoát li hiện thực, nghệ thuật sẽ khô héo”(Nam Cao)
Sự sáng -“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay
tạo của làm theo vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp
nhà văn được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những

nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.”
(Nam Cao)
- “Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện mới về hình thức và
khám phá mới về nội dung.” (Lê-ô-nốp)
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 15


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

-“Nhà văn không có phép thần thong để vượt ra ngoài thế
giới này nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có
một hình sắc riêng.” (Hoài Thanh)

3

Kết luận:

Kiến thức lí luận văn học vốn mênh mông và khó hiểu. Vậy nên khi dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần đưa ra bảng hệ thống theo vấn đề cụ thể và yêu
cầu học sinh tự sưu tầm và vận dụng vào bài nghị luận văn học.
Nói thế giới quan của nhà văn được thể hiện trong sáng tác văn học thực sự là
một vấn đề lớn của Lí luận văn học. Tuy nhiên, ở học sinh giỏi, giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu thế giới quan của từng nhà văn cụ thể qua một số tác phẩm
văn học, thông qua một số vấn đề cụ thể như: cái kết, đề tài, chi tiết nghệ thuật,
kết cấu, giọng văn, hình ảnh nghệ thuật…

3


Giải pháp 3: Cách xử lí đề thi học sinh giỏi từ thuyết lí luận văn học.
1
Khái luận chung:
Lí luận văn học là hệ thống các phương pháp luận về nghiên cứu văn học. Lí

thuyết về lí luận văn học sẽ cung cấp phương pháp cho người đọc tiếp nhận tác
phẩm văn học. Đối với học sinh giỏi khi tham dự các kì thi, kiến thức lí luận văn
học sẽ giúp các em có được định hướng ban đầu khi xử lí đề thi. Đồng thời cũng
giúp các em xác định chuẩn xác vấn đề được đặt ra trong đề bài và giải quyết vấn
đề đúng trọng tâm khi viết bài.
2
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1. Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp Tỉnh năm 2011-2012, câu nghị
luận văn học như sau:
Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính (1875-1921)

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 16


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

“Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các danh lam thắng cảnh trong thiên
hạ; xem trên trang giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian;
sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn
bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả.”
Hãy cho biết ý kiến của anh chị về nhận định trên.
Đọc qua nhận định trên, rất dễ để chúng ta thấy được nội dung bàn về chức
năng của văn chương nghệ thuật, cụ thể nhất đó chính là chức năng nhận thức của

văn học. Văn học luôn mang đến cho người đọc sự hiểu biết vô tận, vượt qua cả sự
giới hạn của không gian và thời gian. Khi xác định được vấn đề trọng tâm này rồi
thì học sinh chỉ còn việc viết nhanh ra các tác phẩm tiêu biểu sẽ chọn làm dẫn
chứng minh hoạ và các luận điểm cơ bản sẽ triển khai trong phần thân bài.
Ví dụ 2. Đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 12 Tỉnh năm 2014-2015 ở câu
nghị luận văn học như sau:
“Cái kết của một tác phẩm văn học có vị trí quan trọng đối với toàn bộ tác
phẩm. Nó thể hiện tập trung thái độ, tư tưởng nghệ thuật và tài năng của người
nghệ sĩ”
Anh (chị) hãy chọn phân tích một vài kết thúc của các tác phẩm đã học để làm
sáng tỏ ý kiến trên.
Với đề này thì yêu cầu học sinh chọn dẫn chứng là kết thúc của một số tác
phẩm văn học, nhưng vấn đề cần làm rõ ở đây chính là thế giới quan và sáng tác
văn học của nhà văn. Cách kết thúc tác phẩm văn học thể hiện tập trung thái độ, tư
tưởng nghệ thuật và tài năng của người nghệ sĩ. Kết thúc có hậu hay không có hậu?
Cách kết thúc đó có đặt ra và giải quyết các vẫn đề mà xã hội luôn quan tâm nhất.
Bởi như C.Aimatov đã từng quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính không
kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.”
Ví dụ 3. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh lớp 12 năm 2007-2008 với câu
nghị luận văn học:
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 17


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hoá con người?
Liên hệ với thực tế văn học.
Khi học sinh đã được trang bị kiến thức cơ bản của Lí luận văn học và đặc

biệt là các chức năng của văn học, thì rất dễ dàng để nhận ra vấn đề trọng tâm mà
đề yêu cầu làm rõ ở đây chính là chức năng giáo dục của văn học.
Ví dụ 4. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh lớp 12 năm 2007-2008 với câu
nghị luận văn học:
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có
dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều
sâu chưa nói hết.”
Anh (chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Vấn đề lí luận văn học được đề cập ở đề nghị luận văn học này chính là bàn
về yếu tố làm nên sự thành công của tác phẩm văn học. Đó là chi tiết nghệ thuật
trong truyện ngắn. Từ đó học sinh có thể tự tìm chọn các dẫn chứng chi tiết nghệ
thuật để phân tích làm rõ ý kiến.
Kết luận:
Từ lí thuyết đến thực hành là một khoảng cách nói lên sự thành công của cả
3

người dạy và người học. Khi đi thi học sinh xử lí đề, xác định đúng trọng tâm yêu
cầu của đề là một việc làm vô cùng quan trọng. Nó như một kim chỉ nam định
hướng cho cả các bước tiếp theo của bài làm. Nếu bước đầu tiên này sai thì các
việc làm tiếp theo cũng sẽ vô nghĩa.
Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Văn là dạy cho các em kĩ năng xử lí đề nhanh mà
hiệu quả. Xác định đúng vấn đề lí luận văn học mà đề văn đặt ra là khâu đầu tiên
mà cũng là xuyên suốt cả bài viết.
Trong quá trình dạy giáo viên cũng cho các em thực hành xử lí với nhiều dạng đề
khác nhau để rèn luyện kĩ năng cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong việc vận
dụng thuyết lí luận văn học vào xử lí đề thi học sinh giỏi.

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 18



Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT
4

Giải pháp 4: Cách vận dụng thuyết Lí Luận Văn Học vào bài nghị luận
văn học của học sinh giỏi.
1
Khái luận chung:
Sự thành công của cả người dạy và người học đều thể hiện ở khâu sau cùng:

viết bài nghị luận văn học có vận dụng thuyết lí luận văn học. Một bài văn có vận
dụng thuyết lí luận văn học vào sẽ khác hẳn một bài văn viết thông thường. Một
học sinh được trang bị kiến thức lí luận văn học viết sẽ hay hơn các học sinh thông
thường khác. Văn phong sẽ uyên bác hơn, thuyết phục hơn và đặc biệt là mang
đậm chất văn chương hơn. Giáo viên khi đọc đến những bài văn này sẽ rất dễ dàng
để nhận ra sự khác biệt.
Vậy nên, nếu giáo viên chỉ truyền dạy cho các em kiến thức lí luận văn học
mà không dạy kĩ năng vận dụng vào bài viết thì cũng khó thành công. Qua quá
trình bản thân tôi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì đã nhận ra rằng đây là một việc
làm khá khó và cần phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Vận dụng thuyết lí luận văn học vào bài nghị luận văn học thực chất là đưa
các câu lí luận văn học hay, các lời phê bình bình luận văn học hay vào bài viết của
mình. Có thể dẫn vào trực tiếp và nguyên văn, có thể trích từng phần, hay cũng có
thể tóm lược ý chính. Điều quan trọng là học sinh phải biết chọn lọc phù hợp, tiêu
biểu và được phân tích để làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu làm rõ.
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ từ bài viết của học sinh đã vận dụng thuyết
lí luận văn học vào bài văn nghị luận của mình. Tuy chưa hay nhưng đó là bước
đầu cho thấy học sinh đã biết vận dụng.
2

Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1.
Đề: “Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá để sáng
tạo thực tại xã hội”. (Phạm Văn Đồng)
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
Mở bài:
Nhà phê bình Lê Ngọc Trà từng viết: “Văn học vừa để thưởng thức, vừa để
nhận thức và yêu thương”. Thật vậy, giống như những chiếc lá được thả trôi trên
dòng thời gian, văn học nghệ thuật như những con thuyền chở theo những cái hay,
cái đẹp của ngôn từ và những cái như “tình yêu khát vọng hay nỗi đau mà nhà văn
gửi gắm vào hình ảnh, âm thanh của câu chữ”. Văn chương không phải một loài
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 19


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

hoa vô hương vô sắc, càng không là những chữ ép khô trên trang giấy nghệ thuật.
Văn chương chân chính phải là những nấc thang như để cho người đọc khi khép lại
một trang sách phải được bước lên bậc tiếp theo của con đường đi đến điều tốt đẹp
nhất. Chẳng vậy mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng: “Văn học, nghệ
thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xạ hội”.
Thân bài:
Cuộc đời mỗi chúng ta từ khi sinh ra đã được đắm mình vào trong bầu
không khí của văn học. Từ thuở nằm nôi tâm hồn ta đã được nuôi dưỡng bằng
những lời ru ân tình tha thiết với những câu ca dao quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn”

Chập chững tập đi tập nói ta lại được sống trong giới nghệ thuật thần tiên
với những chàng hoàng tử, những nàng công chúa. Một thiên đường chỉ có tốt đẹp
và yêu thương nở ra trong tâm hồn ta từ thuở ấy. Lớn lên, ta được đến trường được
tiếp xúc với sách vở và càng thấm nhuần hơn giá trị của văn chương, nghệ thuật.
Không phải ngẫu nhiên mà đại văn hào Max-xin-got-ki của nước Nga xa xôi, đứa
con yêu quý của dòng sông Vôn-ga lại nói rằng: Sách mở ra trước mắt tôi những
chân trời mới”. Cuộc đời của nhà văn ấy, một tuổi thơ không có tuổi thơ, mà chỉ có
nước mắt và đòn roi và những bất hạnh ê chề. Không có ai bầu bạn ngoài những
cuốn sách. Thế nên ngay từ thuở thiếu thời Max-xin-got-ki đã nhận ra giá trị khôn
cùng của sách, đặc biệt là sách văn học. Phải đến với những trang sách của “thời
thơ ấu” và “những trường học đại học của tôi” ta mới cảm nhận hết được những
tình cảm thiêng liêng của nhà văn. Qua từng trang sách M. Gotki từng bước nhận
ra đời mình cần những gì và phải làm những gì. Cứ khép lại mỗi cuốn sách, ta như
khám phá hết một khoảng trời và đến cuốn khác một thế giới mới nữa lại mở ra.
Vậy nên, ta mới hiểu sao Phạm Văn Đồng lại viết : văn học là công cụ để hiểu biết
và khám phá.
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 20


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

Con người của chúng ta sống trên đời này đều bị giới hạn bởi không gian địa
lí và thời gian tồn tại. Không ai có thể sống mãi mãi với non sông, không ai có thể
đặt chân đến hết những miền đất mà mình mơ ước. Cuộc đời này rộng lớn lắm, bao
la lắm, đến khi nào con người ta mới chinh phục hết những đỉnh cao của nhân loại?
Văn chương có khả năng giúp con người làm được điều ấy: “qua một nổi lòng,
một cảnh ngộ, một tình huống” nhà văn muốn đem đến cho người đọc một thế
giới, một điều mới mẻ diệu kì. Cũng vì lẽ ấy, văn chương giúp con người ta sống

lâu hơn, nhiều hơn cùng với mỗi nhân vật. Nhà phê bình văn học Phan Kế Bính đã
từng nhận xét: “Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các danh lam thắng cảnh
trong thiên hạ; xem trên trang giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở
của thế gian; sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được
nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn
chương cả.” Thật kì diệu, văn chương đem đến cho ta một cái nhìn, một cái nhận
toàn vẹn nhất về những nơi ta chưa hề đến. Đó không phải là công cụ “để hiểu
biết” đó sao? Và hơn thế nữa, văn chương trở thành chiếc cầu nối tri âm cho ta trở
về quá khứ không chỉ cung cấp cho ta những kiến thức chân thực mà còn khơi gợi
ở ta những tình cảm thiêng liêng mà không một trang sử nào làm được. Có văn
chương ta biết rằng có những sức mạnh phi thường làm nên lịch sử. Ấy là bài thơ
thần năm nào vang vọng trên dòng sông Như Nguyệt:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Văn chương là thế, là thế vũ khí công dụng không cần đến vũ lực. Cũng nhờ
có thơ ca ta mới biết nhân dân ta có những ngày vẻ vang như thế:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muôn”
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 21


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

(Lý Thường Kiệt)
Văn chương nghệ thuật là công cụ hữu hiệu cho con người hiểu biết và
khám phá cuộc sống này. Đến với một tác phẩm văn học ta nhận được cái hay, cái

đẹp của cuộc sống, cho ta bài học sâu sắc về nhân sinh.
(Bài viết của em Dương Thị Thanh Huyền, học sinh lớp 12A8, trường THPT Lê
Hồng Phong, năm học: 2011-2012)
Nhận xét: Ở bài viết này học sinh đã có sự vận dụng những câu lí luận văn học
vào bài viết. bài viết có chất văn, giàu cảm xúc, tuy đôi chỗ còn hơi nặng nề.
Ví dụ 2:
Đề. Bàn về thơ, Đuyblay đã nói: “Thơ là người thư kí trung thành của những
trái tim”
Bằng những trải nghiệm thơ ca của mình, anh (chị) hãy cùng bàn luận với
Đuyblay về vấn đề này.
Mở bài 1:
Một ngày nào đó khi cập bến bờ của sự trưởng thành, ta vội vàng nhìn lại
miền tuổi thơ xinh đẹp đã qua. Cảm ơn dòng sữa mẹ ngọt lành đã nuôi con khôn
lớn. Cảm ơn những lời ru mang theo cả những cánh cò mơ ước đi vào trong giấc
mơ thơ dại của con, để từ đó tâm hồn con được rộng mở, trái tim con được chắp
cánh với những tình cảm yêu thương, nhân ái chân thành. Đó là những vần thơ hoá
thân trong lời ru của mẹ, trong câu chuyện kể của cô, trong những bài học theo con
cùng năm tháng. Thơ luôn khơi dậy trong con những tình cảm vẹn nguyên và tinh
khôi nhất. Phải chăng “thơ là là nơi dừng chân đẹp nhất của tinh thần”? Thơ là cái
đặc biệt trong những cái đặc biệt nhất? Nếu như theo Raxun Gawmzatov “Thơ
sinh ra từ những giọt nước mắt đắng cay” thì Đuyblay lại cho rằng: “Thơ là người
thư kí trung thành của những trái tim”. Dù là“trái tim” hay “giọt nước mắt” đều
là kết tinh của những tình cảm đẹp của người nghệ sĩ gửi vào thơ vậy.
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 22


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT


(Nguyễn Anh Tâm Trang, lớp 12A1, trường THPT Lê Hồng Phong (năm học 20122013)
Nhận xét: Mở bài này khá hay khi đã thể hiện xác định đúng được vấn đề trọng
tâm của đề và đã dẫn dắt vào đề một cách tự nhiên và mượt mà. Mở bài cũng có
mượn câu lí luận văn học của Gawmzatov cùng bàn về đặc trưng của thơ là tiếng
nói của tình cảm nhưng không làm cho bài viết nặng nề.
Ví dụ 3:
Đề: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết:
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
Anh (chị ) hãy bình luận ý kiến trên.
Bài làm
Những vần thơ Andersen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ,
nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím
nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt:
“Anđécxen(Andersen) đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ
chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những
bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ
kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là
gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu
triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến xao ? Phải
chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học Nga V.Bêlinxki vào thế kỉ
mười chín”:
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
(Đinh Thị Mĩ Huỳnh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP Hồ Chí Minh)
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 23


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT


Ví dụ 4:
Đề: Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Hành động sáng tạo trong thơ ca là
một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ”
Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mở bài:
Hơn 2000 năm trước, Trang Tử đã có một triết lí rất hay về biển cả: “biển cả
là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không
vơi, và nó cũng là nơi nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học
cũng như những nguồn nước đều được đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hằng ngày
tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở nguồn nước ấy có bao giờ ngừng
nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để
chở nắng gió cuộc đời tưới mát muôn cây. Thơ ca được viết ra từ cảm xúc của
người thi sĩ, gắn mình vào nguồn mạch cuộc sống và nhịp nối giữa thơ với cuộc
đời chính là tâm hồn và trí tuệ của nhà thơ. Phải chăng “hành động sáng tạo trong
thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ”?(Sưu
tầm)
Nhận xét: đây là một mở bài khá hay khi đã dẫn dắt vấn đề thật khéo léo, đã
đưa những câu nói rất hay và phù hợp vấn đề tạo nên một giọng văn xúc cảm và
thuyết phục.
3
Kết luận:
Cách vận dụng thuyết Lí Luận Văn Học vào bài Nghị luận văn học của học
sinh giỏi theo bản thân tôi đó sẽ mãi là một quá trình. Không có chuẩn mực nào
để cho rằng đó là bài văn đạt nhất, hay nhất. Vậy nên, cả giáo viên và học sinh
đều phải luôn cố gắng và học hỏi để vận dụng kiến thức lí luận văn học vào bài
viết để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Học sinh ngày nay sống trong một xã hội quá phát triển về công nghệ thông
tin, về khoa học tiên tiến hiện đại, làm sao để những chất văn vẫn chảy mãi trong
những trang vở học trò, đó là điều không phải dễ. Từ lí thuyết đến thực hành và
áp dụng vào cuộc sống thực tế trong cuộc sống hiện đại…Tất cả rất cần tâm

huyết và tình yêu thương của những người “kĩ sư tâm hồn”.

Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 24


Thuyết lý luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI:
4.1. Bảng thống kê kết quả dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 qua các
năm:

IV

Khối lớp bồi
dưỡng
11

STT

Năm học

1

2001-2002

2

2002-2003


3

2003-2004

4

2006-2007

5

2007-2008

12

6

2008-2009

12

7

2009-2010

12

8

2010-1011


12

9

2011-2012

12

10

2012-2013

12

11

2013-2014

12

12

2014-2015

12

13

2015-2016


14

2016-2017

11
12
12

12
12

Kết quả đạt
được

Áp dụng giải
pháp

2 giải KK

Chưa áp dụng

3 giải KK

Giải pháp 1

1 giải ba, 2 giải
KK

Giải pháp 1,2


4 giải KK

Giải pháp 1,2

3 giải KK
1 giải ba, 2 giải
KK
1 giải ba, 3 giải
KK
2 giải ba, 2 giải
KK
3 giải ba, 2 giải
KK
1 giải nhì, 2 giải
ba, 4 giải KK
3 giải ba, 2 giải
KK
2 giải ba, 2 giải
KK
2 giải 3, 4 giải
KK
7 giải KK

Giải pháp
1,2,3
Giải pháp
1,2,3
Giải pháp
1,2,3,4

Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4
Giải pháp
1,2,3,4

4.2. Nhận xét:
Kết quả thi học sinh giỏi tất nhiên không hoàn toàn lệ thuộc vào việc áp
dụng các giải pháp từ thuyết lí luận văn học như đã nêu ở trên. Kết quả đó còn
quyết định bởi khâu tuyển chọn học sinh, năng lực của giáo viên và học sinh và cả
sự tâm huyết của thầy trò trong cả một quá trình học.
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY – Trường THPT Lê Hồng Phong

Trang: 25


×