Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa trong văn bản tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.03 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------***------------

PHẠM THỊ MINH THU

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
CỦA TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG VĂN BẢN
TẬP ĐỌC LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHẠM THỊ HÒA

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các
bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện để khóa luận
của em được hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Phạm Thị Hòa, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em để em hoàn
thành khóa luận này.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khóa luận của em vẫn còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017


Sinh viên

Phạm Thị Minh Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa
trong văn bản Tập đọc lớp 5” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Hòa. Đề tài này không
trùng lặp với bất kì đề tài nào của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Minh Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Cấu trúc ......................................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 4
1.1 Cơ sở ngôn ngữ ........................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về từ nhiều nghĩa. ................................................................... 4

1.1.2 Phân loại từ nhiều nghĩa ........................................................................... 5
1.1.2.1 Từ nhiều nghĩa biểu vật......................................................................... 5
1.1.2.2 Từ nhiều nghĩa biểu niệm ..................................................................... 5
1.1.3 Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa ................................................. 6
1.1.4 Mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa ..................................... 7
1.1.5 Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ................................................. 7
1.1.5.1 Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ............................... 7
1.1.5.2 Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ................................. 8
1.1.6 Các phương thức chuyển nghĩa................................................................ 9
1.1.6.1 Phương thức ẩn dụ ................................................................................ 9
1.1.6.2 Phương thức hoán dụ .......................................................................... 10
1.2 Cơ sở tâm lí ............................................................................................... 13
1.2.2 Đặc điểm sinh lí của học sinh lớp 5 ....................................................... 13


1.2.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 ........................................................ 13
1.3 Tiểu kết chương......................................................................................... 14
CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG CÁC VĂN BẢN
TẬP ĐỌC TIẾNG VIỆT LỚP 5 .................................................................. 16
2.1 Kết quả khảo sát ........................................................................................ 16
2.1.1 Bảng kết quả khảo sát từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập đọc trong
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1............................................................. 16
2.1.2 Bảng kết quả khảo sát từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập đọc trong
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2............................................................. 30
2.2 Nhận xét chung ......................................................................................... 39
2.3 Tiểu kết chương......................................................................................... 39
CHƢƠNG 3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG
CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC .......................................................................... 40
2.1 Hiệu quả sử dụng của từ nhiều nghĩa trong thơ ca ................................... 40
2.2 Hiệu quả sử dụng của từ nhiều nghĩa trong văn xuôi ............................... 46

2.3 Kết luận chương ........................................................................................ 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình tiểu
học. Nó là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất ở tiểu học. Mục tiêu của
môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành năng lực tiếng Việt cho học sinh bao
gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Học sinh có đọc được, hiểu được văn
bản thì học sinh mới biết được văn bản nói cái gì, có hiểu người khác nói gì
thì học sinh mới giao tiếp được với họ. Vì thế Tiếng Việt vừa được coi là môn
học công cụ để học sinh học tập các môn học khác và vừa giúp các em
phương tiện giao tiếp trong cuộc sống.
Thế nhưng làm thế nào để giúp học sinh sử dụng tiếng Việt có hiệu quả
trong học tập và giao tiếp? Chương trình phân môn Luyện từ và câu của môn
Tiếng Việt không chỉ bố trí các giờ mở rộng vốn từ cho học sinh mà còn chú
ý tới việc cung cấp kiến thức và thực hành về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
nhiều nghĩa cho học sinh. Nếu như các kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa
giúp học sinh hệ thống hóa vốn từ theo trường nghĩa dễ dàng hơn thì kiến
thức về từ nhiều nghĩa giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về thành phần nội dung
trừu tượng, khó nắm bắt trong từ. Nhưng đối với học sinh tiểu học, việc nhận
biết các nghĩa khác nhau của cùng một từ là công việc khó. Vì các em phải
chứng minh được giữa các nghĩa ấy có liên hệ với nhau không? Mặt khác,
trong các văn bản nghệ thuật, việc dùng một từ nào đó với nghĩa chuyển, nhất
là những nghĩa chuyển có tính chất lâm thời có tác dụng biểu hiện rất cao.
Học sinh phải nhận biết được nghĩa chuyển đó được dùng trong văn bản này
với nghĩa nào và tác dụng của việc dùng nghĩa đó ra sao. Công việc này thật
khó đối với học sinh nhỏ tuổi. Nhận thức được cái hay và cái khó của việc

dạy thực hành từ nhiều nghĩa cho học sinh, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm
hiểu giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa trong văn bản tập đọc lớp 5”.

1


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Giáo trình ngôn ngữ học
Hiện tượng từ nhiều nghĩa từ lâu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học xem
xét, tìm hiểu, làm rõ những vấn đề cơ bản của từ nhiều nghĩa trên nhiều
phương diện như: khái niệm, phân loại, các nét nghĩa, phân biệt từ nhiều
nghĩa với từ đồng âm,… có thể kể đến một số tài liệu viết về vấn đề này:Từ
vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (NXB GD, 1999) của Đỗ Hữu Châu nói về việc
phân loại từ nhiều nghĩa, mối liên hệ giữa các nét nghĩa trong từ nhiều nghĩa.
Hai tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Trí trong Phương pháp dạy học Tiếng
Việt 2 (NXB ĐHSP, 2004) nói đến việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa, cách phân loại từ nhiều nghĩa,….
2.2. Khóa luận tốt nghiệp
Đã có một số khóa luận như:
- Lưu Thị Trang, Dạy học kiểu bài từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học
sinh tiểu học, ĐHSP HN2, 2009
- Nguyễn Thị Hằng, Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của
học sinh tiểu học, ĐHSP HN2, năm 2012
- Nguyễn Thị Tươi, Xây dựng một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học, ĐHSPHN2, Năm 2015
Hầu hết những nghiên cứu về từ nhiều nghĩa này đã đề cập đến việc tìm
hiểu bản chất của từ nhiều nghĩa, việc dạy từ nhiều nghĩa trong phân môn
luyện từ và câu. Tuy nhiên, chưa có công trình cụ thể nào dày công khảo sát
về hiện tượng từ nhiều nghĩa được dùng trong các văn bản tập đọc trong phân
môn Tiếng Việt lớp 5.

Vì vậy đề tài “Tìm hiểu giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa trong văn
bản Tập đọc lớp 5” là đề tài không trùng với các công trình nghiên cứu đã
công bố.

2


3. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh lớp 5 nâng cao năng lực nhận biết và cảm thụ giá trị sử
dụng từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập đọc để từ đó nâng cao năng lực
tiếng Việt cho các em.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lí thuyết về từ nhiều nghĩa.
- Khảo sát các nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập
đọc - sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5.
- Phân tích hiệu quả sử dụng các nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong
các văn bản tập đọc lớp 5.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng các nghĩa chuyển của từ
nhiều nghĩa trong văn bản tập đọc lớp 5.
- Giới hạn ngữ liệu nghiên cứu: các từ nhiều nghĩa trong các văn bản
tập đọc.
- Giới hạn phạm vi khảo sát nhận thức trên đối tượng học sinh lớp 5.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích.
Phương pháp miêu tả.
Phương pháp thống kê.
7. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài.

Chương 2. Khảo sát từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập đọc Tiếng Việt
lớp 5.
Chương 3. Hiệu quả sử dụng của từ nhiều nghĩa trong các văn bản Tập đọc.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm về từ nhiều nghĩa
Chúng ta có thể gặp hiện tượng từ nhiều nghĩa ở hầu hết tất cả các ngôn
ngữ trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,… Và cũng có rất
nhiều quan niệm về từ nhiều nghĩa như:
- Theo PGS. Phan Thiều - TS. Lê Hữu Tỉnh trong cuốn “Dạy học từ
ngữ ở tiểu học” quan niệm về từ nhiều nghĩa như sau: một từ nhưng có thể gọi
tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật,
hiện tượng,...) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa
(các nghĩa trong từ nhiều nghĩa khác nhau).
- Theo Lê Phương Nga: một từ (một hình thức ngữ âm) có thể gọi tên
nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật hiện
tượng) trong thực tế khách quan được gọi là từ đa nghĩa. Hiện tượng này được
gọi là hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
- Theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 quan niệm: từ nhiều nghĩa là từ
có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều
nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (Tiếng việt 5, tập 1, trang 67)
Như vậy, từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau, các
nét nghĩa có mối quan hệ với nhau trên ít nhất là một nét nghĩa chung.
Ví dụ: từ “chân” có các nét nghĩa sau:
1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng (chân

tay, đau chân,...)
2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật (chân bàn, chân ghế,...).
3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng
(chân compa,...).
4


4) Địa vị, chức vị của một người (một chân chạy bàn...).
…………….
- Nét nghĩa chung giữa nghĩa 2, 3 với nghĩa 1 là: bộ phận dưới cùng, có
chức năng nâng đỡ.
- Nét nghĩa chung giữa nghĩa 4 và nghĩa 1 là: bộ phận (chân) thay thế
cho toàn thể (người).
1.1.2 Phân loại từ nhiều nghĩa
Trong thành phần nghĩa của từ có các nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu
niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp thì hiện tượng nhiều nghĩa cũng xảy ra
ở các thành phần nghĩa này. Để phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
lớp 5, chúng tôi xin trình bày hai loại từ nhiều nghĩa: từ nhiều nghĩa biểu vật
và từ nhiều nghĩa biểu niệm.
1.1.2.1 Từ nhiều nghĩa biểu vật
Ví dụ: mũi
1. Bộ phận của cơ quan hô hấp.
2. Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi súng, mũi dao
3. Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu, mũi thuyền
4. Phần đất nhô ra ngoài thềm: mũi đất, mũi Cà Mau
5. Năng lực cảm giá về mũi: con chó có cái mũi rất thính.
6. Đơn vị quân đội: mũi quân bên trái.
1.1.2.2Từ nhiều nghĩa biểu niệm
Ví dụ: Đứng:
1. Ở tư thế, thân hình thẳng vuông góc với mặt nền, trên hai chân: nhiều

người đứng trước nhà, đứng nghiêm.
2. Hoạt động, A tác động đến A, làm cho mình dừng lại: Đang đi bỗng đứng lại.
3. Đặc điểm, thẳng góc, không nghiêng lệch: cây cột chôn rất đứng, cắt cho
đứng áo.

5


1.1.3 Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa
Theo quan điểm lịch đại, các từ nhiều nghĩa được xem xét trong quá
trình phát triển và biến đổi nghĩa của từ. Theo cách này người ta chia từ nhiều
nghĩa thành nghĩa gốc và nghĩa phái sinh
+ Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên mà từ biểu thị. Ví dụ nghĩa gốc của từ
“đầu” là: phần trên cùng của cơ thể con người, hay phần trước nhất của thân
thể động vật nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
+ Nghĩa phái sinh là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành
trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ những nghĩa sau của từ đầu là nghĩa phái sinh.
- Theo quan điểm đồng đại, coi đối tượng để phân loại là các nghĩa
hiện dùng của từ nhiều nghĩa. Tiêu chí phân loại này dựa vào đặc trưng tính
chất của nghĩa từ về khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp
cao hay thấp, phạm vi sử dụng rộng rãi hay hẹp để chia các nghĩa của từ thành
nghĩa chính hay nghĩa phụ và nghĩa tu từ.
+ Nghĩa chính: là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa
của từ, là nghĩa hoạt động tự do, có tính độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào
văn cảnh, có khả năng kết hợp rộng nhất, là nghĩa được dùng nhiều nhất trong
một thời đại nhất định (thường được gọi là nghĩa đen) và nó thường đứng đầu
tiên trong Từ điển tiếng Việt. Ví dụ:
 Mắt: là cơ quan để nhìn của người hay động vật.
 Mũi: là bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hay động vật có xương sống, là
cơ quan dùng để thở và ngửi.

+ Nghĩa phụ: là loại nghĩa được cố định hóa, nên nó là loại nghĩa trong
ngôn ngữ, trong hệ thống. Nghĩa phụ còn được gọi là nghĩa bóng. Nó thường
đứng sau nghĩa chính trong Từ điển tiếng Việt. Ví dụ:
 Mắt na: nó có hình tròn và khi chín nó nứt ra giống như mắt người đang
mở.

6


 Mũi dao: là bộ phận nhọn nhô ra của dao cũng giống như mũi là bộ phận
nhọn nhô ra trước khuôn mặt.
+ Nghĩa tu từ là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó
mang tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sơ nghĩa chính và
nghĩa phụ. Ví dụ: nghĩa chỉ Bác Hồ của từ “mặt trời” ở câu thứ hai trong câu
thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Tuy nhiên, mức độ ổn định các nghĩa tu từ trong từng trường hợp
không giống nhau. Nghĩa tu từ nào được nhiều người công nhận vàsử dụng
rộng rãi tức là nó đã được xã hội hóa thì dần dần sẽ đi vào ngôn ngữ và trở
thành các nghĩa phụ.
1.1.4 Mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa
Giữa các nét nghĩa của một từ nhiều nghĩa có mối tương đồng với
nhau. Chúng có ít nhất một nét chung về nghĩa. Quan hệnhiều nghĩa nảy sinh
khi xuất hiện một từ xuất hiện thêm một hoặc một sốnghĩa mới.
Ví dụ:
Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.
Từ xuân1 là mùa đầu tiên trong năm, cây cối đâm chồi nảy lộc căng tràn
sức sống.

Từ xuân2 là nói đến sự tươi trẻ, căng tràn sức sống của đất nước.
Giữa nghĩa 1 và nghĩa 2 của từ xuân có chung nét nghĩa tươi đẹp, căng
tràn sức sống.
1.1.5 Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
1.1.5.1 Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành theo quy luật tiết
kiệm của ngôn ngữ - dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều.Từ đồng âm

7


và từ nhiều nghĩa có điểm giống nhau là cùng một vỏ ngữ âm (giống nhau cả
về cách đọc và cách viết) nhưng ứng với các nghĩa khác nhau.
Ví dụ: từ “Bó” có các nghĩa biểu đạt như sau:
 Là động từ chỉ hoạt động tập hợp các vật lại cho chặt. Ví dụ: Bác Ba đang
bó rau.
 Là danh từ chỉ đơn vị được hình thành sau mỗi hành động bó. Ví dụ: Mẹ
em mua hai bó củi.
Ví dụ: về các từ đồng âm “đường”
 Bát chè này nhiều đường1 nên rất ngọt.
 Các chú công nhân đang sửa chữa đường2 dây điện thoại.
 Ngoài đường3, xe cộ đi lại nhộn nhịp.
Đường1 là danh từ, chất kết tinh vị ngọt
Đường2 là danh từ, vật nối liền hai đầu
Đường3 là danh từ, lối đi
1.1.5.2 Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 quan niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có
một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa
bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 67).
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 quan niệm: Từ đồng âm là những từ

giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. (Tiếng Việt lớp 5, tập 1,
trang 51).
So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Nội dung
Về hình
thức
Về ý

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

Là hai hay nhiều từ có cùng Là một từ nhưng có nhiều
hình thức ngữ âm.

nghĩa.

Ví dụ: Cây đậu và đậu xe

Ví dụ: cái mũi và mũi đất

Các nghĩa hoàn toàn khác biệt Các nghĩa có liên quan vói

8


nghĩa

nhau, không có bất cứ mối liên nhau.
hệ gì.


Ví dụ:

Ví dụ:

Cái mũi: là bộ phận nhô lên ở

Cây đậu: là loại cây nhỏ có mặt người và động vật, dùng
nhiều loài, tràng hoa gồm 5 để thở và ngửi.
cánh có hình bướm, quả dài, Mũi đất: là mỏm nhô ra biển
chứa một hay hai hạt, quả hay giống như mũi nhô lên ở mặt.
hạt dùng làm thức ăn.
Đậu xe chỉ hành động dừng xe
lại một chỗ, không di chuyển.
Cơ chế
hình

Không giải thích được bằng cơ Do cơ chế chuyển nghĩa theo
chế chuyển nghĩa.

phương thức ẩn dụ và hoán

thành

dụ tạo thành.

1.1.6 Các phƣơng thức chuyển nghĩa
1.1.6.1 Phƣơng thức ẩn dụ
+ Khái niệm
Cho A là một hình thức ngữ âm, x, y là những nghĩa biểu vật. A vốn là

tên gọi của x (tức x là nghĩa biểu vật chính của A).
Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để
biểu thị y), nếu như x, y giống nhau.
+ Phân loại
- Ẩn dụ hình thức là ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các
sự vật.Ví dụ: mũi thuyền, mũi đất, mũi dao, mũi quân,…
- Ẩn dụ cách thức là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực
hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. Ví dụ: Như khi nói “cắt hộ khẩu” là chỉ
rõ cách thức “chuyển hộ khẩu” cũng giống như cách thức chúng ta “cắt” một
sự vật vật lí cụ thể nào đó.

9


- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật. Ví dụ:
“bến” trong “bến xe”, “bến tàu điện”,... Không giống về hình dạng, không
giống về vị trí... Với “bến sông”, “bến đò”,... Nó chỉ giống nhau về chức năng
là “đầu mối giao thông” mà thôi.
- Ẩn dụ kết quả là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự
vật đối với con người. Ví dụ: Như nói “ấn tượng nặng nề” là muốn nói tác
động của “ấn tượng” đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một
vật nào đó có trọng lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng
ta cử động khó khăn, đi đứng chậm chạp, không nhẹ nhàng, thanh thoát.
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải bao
giờ cũng tách bạch dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không phải chỉ một mà
thường là một số nét nghĩa cùng tác động.
1.1.6.2 Phƣơng thức hoán dụ
+ Khái niệm
Cho A là một hình thức ngữ âm, x, y là những nghĩa biểu vật. A vốn là
tên gọi của x (tức x là nghĩa biểu vật chính của A).

Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y
đi đôi với nhau trong thực tế.
+Phân loại
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận- toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x, y;
x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận.
- Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả người hay
cho cả toàn thể.
Ví dụ: chân là tên gọi của bộ phận cơ thể. Trong câu “có chân trong đội bóng
đá”: chỉ cả người, cả cơ thể trọn vẹn.
- Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng để gọi tên con vật.
Ví dụ: con tu hú, con tắc kè,…

10


- Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian. Ví dụ:
xuân, thu, đông,... có thể dùng để chỉ “năm” (Bác Hồ sống được 79 mùa xuân)
- Tên riêng được dùng thay cho tên gọi của loại. Ví dụ: Tam Đảo,
Thăng Long,... vốn là các tên riêng có khi được dùng để chỉ “thuốc lá”.
- Lấy tên gọi của, một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết hoặc lấy
tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định. Ví dụ: Trăm,
nghìn,… Trong câu “trăm miệng một lời”, “nghìn người một chí”… đều chỉ
một số lớn, nhiều hơn chúng gấp bội.
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa
Ví dụ: Nhà là “công trình kiến trúc … để ở”, tức là “vật chứa”. Nhưng
trong “Một nhà sum họp trúc mai” thì “nhà” là những người trong gia đình,
tức những người “được chứa đựng trong cái nhà”.
c. Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo ra từ
nguyên liệu.
Ví dụ: “thau” vốn là hợp kim đồng và thiếc, trong trường hợp “cái

thau” thì nó lại chỉ “đồ vật” được làm ra từ hợp kim đó.
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng. Ví dụ: cây
sáo, cây bút trẻ với nghĩa nhạc công hoặc nhà văn là những hoán dụ lấy tên
gọi của dụng cụ để chỉ người.
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề. Ví dụ: Sân khấulà nơi
biểu diễn của các ngành nghệ thuật như “tuồng”, “chèo”, “kịch”,…. Do đó từ
này có thể được dùng để tổng hợp các ngành đó: “Sân khấu thủ đô”,…
f. Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vật chất được chứa đựng. Ví
dụ: mấy thùng gạo, ba bồ sách,…
g. Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng
Trong hoán dụ này, tên gọi của các cơ quan được dùng để gọi cho các chức
năng, như đầu chỉ “trí tuệ”, “lí trí”, tim chỉ tình cảm, bụngchỉ tâm địa,…

11


h. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế. Ở đây
tên gọi các tư thế quan sát được dùng để chỉ các hành vi hoặc tình trạng sinh lí,
tâm lí đi kèm với chúng. Ví dụ: Tắt thở, nhắm mắt, xuôi tay,… chỉ cái chết,….
i. Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: trong những hoán dụ này
những tiếng động do hoạt động gây ra được dùng để gọi tên động tác. Như đét
(đánh bằng roi), bịch (đấm vào ngực), bợp (tát vào gáy).
j. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do hoạt
động đó. Ở trường hợp này tên gọi của hoạt động được dùng để gọi tên các
sản phẩm.
Điểm, chấm (“5 điểm”, “những chấm li ti trên tờ giấy”)… là những sản phẩm
do các hoạt động “điểm” (điểm vài nét), “chấm” (lấy ngòi bút chấm một
chấm)….tạo ra. Các sản phẩm này thường là tên gọi của những đơn vị đo
lường.
k. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ. Ở trường hợp này,

tên gọi của hoạt động được dùng để gọi tên công cụ. Ví dụ: cuốc và cái cuốc,
đục và cái đục,….
l. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản
xuất. Trong trường hợp này, cả hai từ đều là động từ.
Ví dụ: “đóng bàn”, đóng là động tác “dùng búa, dùi đục vào một vật cho nó
gắn với vật khác”. Ở đây đóng có nghĩa là “làm, chế tạo ra cái bàn”.
m. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu
đó. Ví dụ: “muối dưa”, “thuốc chuột” (giết chuột bằng thuốc độc): “muối”,
“thuốc” là các nguyên liệu, chúng được chuyển nghĩa để gọi tên các hoạt
động.
n. Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc.Trong những hoán dụ này, tên
gọi của sự vật mang màu sắc được chuyển nghĩa gọi tên các màu sắc. Như
màu da lươn, da cam, da trời, nước biển, rêu, nõn chuối,…

12


o. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật,
trong những trường hợp này, tên gọi của tính chất, đặc điểm được dùng gọi
thay cho sự vật. Ví dụ: chất xám (năng lực trí tuệ, năng lực suy nghĩ, nhà trí
thức), chất khói, khói (thuốc lá),…
1.2 Cơ sở tâm lí
1.2.2 Đặc điểm sinh lí của học sinh lớp 5
Lớp 5 là giai đoạn cuối cùng của bậc tiểu học. Khi đó các em mới 1011 tuổi, cơ thể đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển.
Thể lực của các em phát triển khá đồng đều. Theo hằng số sinh học của
người Việt Nam (2003) thì học sinh lớp 5 có chiều cao trung bình khoảng 126
-> 130 cm và cân nặng trung bình đạt khoảng 24 kg.
Hệ vận động, học sinh lớp 5 đã tiến hành vận động một cách nhanh, chính
xác. Bộ xương phát triển chưa hoàn thiện.
Hệ thần kinh đang trong thời kì phát triển mạnh, não bộ đã cơ bản hoàn

thiện tuy nhiên hưng phấn vẫn còn mạnh dẫn đến khả năng ức chế của thần
kinh còn yếu các em dễ bị kích thích. Các em đã biết so sánh, đối chiếu tìm ra
các đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng. Đây là điều kiện thuận lợi khi
dạy kiến thức về từ nhiều nghĩa cho các em. Loại kiến thức đòi hỏi các em
phải có tư duy quan sát so sánh để tìm ra sự khác biệt và đồng nhất trong các
nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.
1.2.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5
Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi tâm lí của con người lại khác nhau, với
học sinh lớp 5 tâm lí của các em có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:
Tri giác của học sinh lớp 5 đã phát triển khá chính xác và đầy đủ, có sự
phân hóa và chọn lọc hơn, đối tượng tri giác mang tính trừu tượng hơn. Các
em đã biết phân biệt so sánh các sự vật để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của sự
vật. Tuy nhiên, tri giác về không gian và thời gian còn hạn chế, các em còn

13


khó khăn khi phải quan sát các vật có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Mặc
dù học sinh lớp 5 đã biết gọi tên phân biệt các hình hình học chính xác nhưng
các em vẫn nhầm lẫn giữa hình thể tích với hình thức mặt phẳng. Về thời gian
trẻ có xu hướng rút ngắn độ dài của phút so với thực tế. Các em khó khăn
trong việc tri giác các khoảng thời gian dài như ngày xưa, thế kỉ nhưng lại tri
giác tốt các khoảng thời gian ngắn như ngày, giờ, tuần.
Tư duy của học sinh lớp 5 mang dần tính trừu tượng, khái quát. Các em
đã biết phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng
dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng thành một hệ thống. Các em đã có khả
năng khái quát, phân biệt để tiến hành so sánh rút ra các dấu hiệu đặc trưng,
biết tìm ra được dấu hiệu giống nhau, khác nhau của những đối tượng quen
thuộc từ đó rút ra bản chất của sự vật hiện tượng. Dựa vào bản chất của sự
vật, hiện tượng đó để rút ra khái niệm của sự vật hiện tượng. Sự phát triển tư

duy của các em phụ thuộc vào việc dạy học ở trường tiểu học.
Tưởng tượng của các em đã phát triển, ít phụ thuộc vào các hình ảnh
trực quan, phụ thuộc vào hình ảnh đã tri giác từ trước. Hình ảnh tưởng tượng
mạch lạc hơn, sát thực hơn, gắn với nội dung bài học. Nhưng tưởng tượng của
các em còn đơn giản dễ thay đổi.
Trí nhớ có chủ định đã phát triển, các em đã nhớ được ý nghĩa của từ
ngữ nhưng chủ yếu là ghi nhớ máy móc. Các em nhớ lâu những gì tạo cho các
em cảm xúc mạnh. Các em chưa biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ cũng như
khó khăn trong việc tái hiện những gì đã ghi nhớ.
1.3 Tiểu kết chƣơng
Trên đây chúng tôi đã trình bày các quan niệm về khái niệm, phân loại,
giá trị sử dụng từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm cùng
với đó là cơ sở tâm sinh lí của học sinh tiểu học và bảngkết quả khảo sát các
từ nhiều nghĩa trong các văn bản Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp

14


5. Từ đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh phát hiện các từ nhiều nghĩa trong
môn tiếng việt đặc biệt là trong các văn bản tập đọc và việc dạy học sinh sử
dụng các từ nhiều nghĩa trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học rất quan
trọng, đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 5 khi các em đã có kiến thức nền tảng
về Tiếng Việt, là cơ sở để các em tìm hiểu sâu hơn khi học ở cấp trung học cơ
sở. Chính vì những lí do này là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu các
chương tiếp theo.

15


CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG CÁC VĂN BẢN
TẬP ĐỌC TIẾNG VIỆT LỚP 5
2.1 Kết quả khảo sát
Dựa vào các văn bản tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đưa ra được bảng khảo sát về các từ nhiều
nghĩa được sử dụng trong các văn bản tập đọc của Tiếng Việt lớp 5.
2.1.1Bảng kết quả khảo sát từ nhiều nghĩa trong các văn bản tập đọc
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1
Stt

1

Tên bài

Câu chứa từ nhiều

Từ nhiều

Nghĩa của từ nhiều

nghĩa

nghĩa

nghĩa

Thư gửi các Ngày hôm nay là Đầu tiên Thời điểm sự việc xảy
học sinh

ngày khai trường


ra trước nhất, so với

đầu tiên của nước

những sự việc tiếp sau

Việt Nam Dân chủ

đó giống như đầu ở vị

Cộng hòa.

trí đầu tiên của cơ thể.

Nhưng sung sướng

Di chuyển của thời

hơn nữa, từ giờ phút

gian từ thời điểm này

này giở đi, các em

dến thời điểm khác

bắt đầu được nhận

cũng như hoạt động đi


một nền giáo dục

của

hoàn

chuyển từ nơi này đến

toàn

Việt

con

người

di

nơi khác.

Nam.
2

đi

Quang cảnh Có lẽ bắt đầu từ Hơi cứng Từ ngữ dùng miêu tả
làng

mạc những đêm sương


ngày mùa

sa thì bóng tối đã
hơi cứng và sáng

16

trạng thái của người
lại dùng để chỉ vật.


ngày ra thì trông
thấy màu trời có
vàng hơn thường
khi.
Trong vườn, lắc lư Lắc lư

Từ ngữ dùng miêu tả

những

chùm

quả

hoạt động của người

xoan


vàng

lịm

lại dùng để chỉ vật.

không trông thấy
cuống, như những
chuỗi tràng hạt bồ
đề treo lơ lửng.
Những tàu lá chuối Đuôi áo, Đuôi áo: Phần cuối
vàng ối xõa xuống

Xõa

cùng của cái áo cũng

như những đuôi áo,

giống như cái đuôi ở

vạt áo.

vị trí cuối cùng của
con vật.
Xõa: Từ ngữ dùng
miêu tả hoạt động của
người lại dùng để chỉ
vật.


Nắng vườn chuối

Vạt áo

Vạt áo nắng: ánh nắng

đương có gió lẫn

nắng,

trải dài trông như vạt áo.

với lá vàng như

đuôi áo

Đuôi áo nắng: phần

những vạt áo nắng,

nắng

dưới của ánh nắng

đuôi áo nắng, vẫy

giống như phần đuôi

vẫy.


của áo.

Hơi thở của đất trời, Hơi thở

Từ ngữ dùng miêu tả

17


mặt

nước

thơm

hoạt động của người

thơm, nhè nhẹ.
3

Nghìn năm
văn hiến

Đến

thăm

lại dùng để chỉ vật.
Văn Đầu tiên


Thời điểm sự việc xảy

Tử

ra trước nhất, so với

Giám ở Thủ đô Hà

những sự việc tiếp sau

Miếu-

Nội,

Quốc
ngôi

trường

đó giống như đầu

được coi là trường

người ở trước nhất.

đại học đầu tiên của
Việt Nam, khách
nước ngoài không
khỏi ngác nhiên khi
biết rằng từ năm

1075, nước ta đã mở
khoa thi tiến sĩ.
4

Sắc màu em Em yêu màu đỏ
yêu

Lá cờ

Vật có hình tấm mảnh

Như máu con tim

nhẹ hoặc giống như

Lá cờ Tổ quốc

hình cái lá.

Khăn

quàng

đội

viên.
5

Lòng dân


Thôi, trói lại dẫn đi.

đi

Dời chỗ có hướng
nhưng không có cách

(tiếp theo)

thức.
6

Bài ca về
trái đất

Bồ câu ơi, tiếng

Vờn

Từ ngữ dùng miêu tả

chim

sóng

hoạt động của người

biển

lại dùng để chỉ vật.




thương

mến
Hải âu ơi, cánh
chim vờn sóng biển.

18


7

Một chuyên Đó là một buổi sáng

Đầu

Thời điểm thứ nhất

gia máy xúc đầu xuân.

xuân

của mùa xuân. Giống
nghĩa của từ đầu ở chỗ
ở vị trí trên.

Chiếc máy xúc của


Hối hả,

Điểm tâm: chỉ hoạt

tôi hối hả “điểm

“điểm

động ăn hàng của máy

tâm”

tâm”

xúc. Giống nghĩa của

những

gầu

chắc và đầy.

từ ăn ở chỗ cùng đưa
hoặc hàng hoặc thức
ăn vào cơ thể
Hối hả: Từ ngữ dùng
miêu tả hoạt động của
người lại dùng để chỉ
vật.


Bộ quần áo xanh Phút đầu Thời điểm thứ nhất
màu

công

nhân,

của phút. Giống nghĩa

thân hình chắc và

của từ đầu ở vị trí trên.

khỏe, khuôn mặt to
chất phác… tất cả
gọi nên ngay từ phút
đầu những nét giản
dị, thân mật.
Tôi cho máy xúc Tay gầu

Phần nhô ra, dài như

vun đất xong đâu

tay của người dùng để

vào đấy, hạ tay gầu

xúc các vật của máy


rồi nhảy ra khỏi

xúc.

buồng lái.

19


Cuộc tiếp xúc thân Mở đầu

Thời điểm thứ nhất

mật ấy đã mở đầu

giống như đầu ở vị trí

cho tình bạn thắm

trên cùng.

thiết giữa tôi và Alếch-xây.
8

Ê-mi-li,
con…

Giôn-xơn!

bay


Tội ác của giặc Mĩ rất

Tội ác bay chồng

nhiều, lan tràn khắp

chất

mọi nơi như gió bay đi
khắp mọi nơi.

Khi đã sáng bùng Ngọn lửa Dùng để chỉ đơn vị.
lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến
tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ
và hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói dùm
với mẹ: cha đi vui
xin mẹ đừng buồn!
9

Sự sụp đổ Ở nước này, người
của chế độ da trắng chỉ chiếm
a-pác-thai

1/5 dân số, nhưng
lại nắm gần 9/10 đất

trồng trọt, 3/4 tổng
thu nhập và toàn bộ
hầm mỏ, xí nghiệp,
ngân hàng,…

20

Nắm

Cầm giữ. Giống như
hoạt động của tayđể
cầm giữ các vật.


×