Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

cong nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 14 trang )

BÀI 21
NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT
TRONG


I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1ĐIỂM CHẾT CỦA PIT-TÔNG

Xi lanh

ĐCT

ĐCD

Pit -tông
Thanh truyền
Trục khuỷu

Điểm chết của pit-tông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.


-

Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí của đỉnh pittong trong xilanh ở gần tâm trục khuỷu nhất
Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí của đỉnh pittong trong xilanh ở xa tâm trục khuỷu nhất

ĐCT

Điểm chết trên

ĐCD


Điểm chết dưới


2. Hành trình pit-tông(S)
Là quãng đường mà pit-tông đi được giữa 2 điểm chết. S
ĐCT

= 2R
(R: bán kính quay của trục khuỷu)
Khi pittông chuyển dịch được một hành trình thì trục

S

ĐCD

0
khuỷu sẽ quay được một góc 180 .

3. Thể tích toàn phần
Là thể tích không gian trong xilanh được giới hạn bởi nắp máy, xilanh và đỉnh pittông khi
pit-tông ở điểm chết dưới.


4. Thể tích buồng cháy (Vbc)

Vbc

Là thể tích trong xilanh được giới hạn bởi đỉnh pittong ở điểm
chết trên với nắp xi lanh.
ĐCT


5. Thể tích công tác (Vct).

Là thể tích trong xilanh giới hạn bởi đỉnh pitton
giữa 2 điểm chết.

2
2
Vct = πR S= πD S/4.

Vct
ĐCD

Vtp


6. Tỉ số nén(ε).
Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.
ε = Vtp / Vbc

- Động cơ xăng có: ε = 6 ÷ 10
- Động cơ điêzen có ε = 15 ÷ 21

*?Em nào có thể cho biết mục đích của việc xoáy nòng xe là gì?
- Làm cho xe mạnh hơn vì Vct tăng do D tăng.
*?Đôn zen là làm như thế nào?

- Đôn zên là làm tăng chiều dài của zên (tay biên, thanh truyền) => Thể tích buồng cháy của động
cơ giảm=> Tỉ số nén của động cơ tăng ( ε = Vtp/Vbc )=> Công suất động cơ tăng.



7. Chu trình làm việc của động cơ.
Là quá trình diễn biến nhiên liệu(nạp, nén, cháy –
giãn nở và thải) để sinh công cho động cơ.

8. Kì
Là một phần của chu trình diễn ra trong một hành
trình của pitton..
Động cơ 4 kì: 4S sinh công 1 lần
Động cơ 2 kì: 2S sinh công 1 lần


II NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 4 KÌ

1 Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì.
a).Kì nạp


Xu pap nạp

Xu pap thải

Pit-tông
Vòi phun

Thanh truyền
Xi lanh

Trục khuỷu



a. Kì nạp (kì hút).

0
- Trục khuỷu: quay nửa vòng thứ nhất (quay 180 )
- Pít-tông: đi từ ĐCT → ĐCD
- Thể tích xilanh : tăng , áp suất trong xilanh giảm.
- Không khí sạch trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi
vào xilanh


b.Kì nén.
- Trục khuỷu: quay nửa vòng tiếp theo nhờ lực quán tính của
bánh đà.
- Pít-tông: ĐCD→ ĐCT
- Hai xupap: đóng kín
- Thể tích xilanh : giảm, áp suất và nhiệt độ của khí trong
xilanh tăng.
- Cuối kì nén : vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen
với áp suất cao vào buồng cháy.


c. Kì cháy –giãn nở (kì nổ)
- Hai xupap: vẫn còn đóng kín.
- Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén)
hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và
nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao tạo
lực đẩy vào đỉnh pit-tông làm Pit-tông đi từ ĐCT → ĐCD, qua
thanh truyền làm trục khuỷu quay nửa vòng tiếp theo và sinh công.



d. Kì thải (kì xả).
- Trục khuỷu: quay nửa vòng tiếp theo..
- Pit-tông: đi từ ĐCD → ĐCT
- Hai xupap: xupap nạp đóng, xupap thải mở.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đẩy khí thải trong xilanh
qua cửa thải ra ngoài.
- Khi pit-tông đi đến ĐCT, xupap thải đóng, xupap nạp mở,
trong xilanh lại diễn ra kì nạp của chu trình mới.


CHÚC CÁC BẠN HÔM NAY CÓ BUỔI HỌC TỐT

HẸN GẶP LẠI



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×