Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chương 2 gioi thieu linh kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.95 KB, 27 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Chương II:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN VÀ IC
SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠCH
ĐIỆN TRỞ
Điện trở là một linh kiện điện tử được dùng rất phổ biến trong công nghiệp điện và
điện tử, trị số từ 1 ohm tới hàng chục M ohm.
Ký hiệu:
Các thông số kĩ thuật:
1.Trị số danh định:
Trị số này tính bằng ohm,thường được ghi ngay trên thân điện trở bằng những
chữ số hoặc bằng vòng màu.Trị số điện trở có thể từ vài ohm đến vài triệu ohm.
2.Công suất danh định:
Đó là công suất tiêu tán trên điện trở mà điện trở có thể chịu đựng được trong
thời gian dài, không bị quá nóng làm biến đổi hẳn trị số điện trở.
Trong công nghiệp,các điện trở được sản xuất có các trị số công suất danh
định:1/8w; 1/4w; 1/2w; 1w; 2w; 5w; 7,5w; 10w.
Điện trở có công suất tiêu tán lớn thì có kích thước lớn.
3.Điện áp làm việc tối đa:
Đó là trị số lớn nhất của điện áp một chiều hoặc trị số hiệu dụng của điện áp
xoay chiều có thể đặt vào hai đầu điện trở mà điện trở vẫn chịu đựng được và làm
việc bình thường.
4.Dung sai của điện trở:
Dung sai là độ sai số của điện trở. Cấp dung sai thường dùng là ±20%, ±10%,
±5%. Ngoài ra với những điện trở cần dùng trong những mạch yêu cầu độ chính
xác cao như mạch đo lường thì mức sai số nhỏ hơn: từ ±2% đến ±1%.
5.Đơn vị:
Đơn vị của điện trở là ohm với các bội số:


-Kilo ohm = 1000 ohm = 103 ohm
-Mega ohm = 1000000 =106 ohm
6.Ứng dụng và bảo quản:
a.Ứng dụng:
Điện trờ rất phổ biến trong kĩ thuật điện tử nhằm mục đích phân bố lại hiệu điện
thế trong mạch điện, hạn chế dòng điện, điều chỉnh điện áp…
b.Bảo quản:
Không dùng vượtt quá các trị số danh định và công suất danh định.
Tránh các tác dụng hoá học.
Để nơi thoáng mát.
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

3


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Phân loại và cấu tạo:
Người ta thường chia điện trở làm:
-Điện trở có trị số không đổi.
-Điện trở có trị số biến đổi được,còn gọi là biến trở.Tuỳ theo kết cấu của điện trở
mà người ta phân loại.
1.Điện trở than trộn:
Điện trở do bột than tán nhỏ trộn với chất cách điện và một thứ keo rồi ép lại
thành từng thỏi,hai đầu có dây dẫn ra để hàn chì.
2.Điện trở than phun:(điện trở màng than)
Điện trở này gồm một ống bằng sứ,chịu được nhiệt độ cao, người ta tạo màng
than lên lỏi sứ này. Người ta gọt lớp than trên theo hình xoăn ốc để tăng độ dài và

do đó tăng giá trị điện trở. Sau đó phủ bằng lớp sơn cách điện và in trên giá trị
điện trở hai đầu ống có bọc kim loại và có dây dẫn ra để hàn.
3.Điện trở màng than kim loại:
Cũng trên một thân màng sứ.Người ta tạo màng kim loại bằng hợp kim(NikenCrôm).
4.Điện trở dây quấn:
Làm bằng dây hợp kim có điện trở suất cao quấn trên lõi bằng sứ bên ngoài có
thể để trần hoặc phủ một lớp sơn cách điện để chóng ẩm, chóng va chạm có thể
làm đứt các vòng dây. Trị số điện trở được ghi trên lớp sơn này. Điện trở dây quấn
được dùng trong những trường hợp mạch điện có dòng điện lớn đi qua và công
suất tiêu tán trên điện trở lớn.
Ghép điện trở:
Nhiều khi người ta cần dùng một điện trở lớn hơn hay nhỏ hơn điện trở có sẵn,
hoặc cần dùng một công suất điện cao hơn, nên phải ghép nhiều điện trở lại bằng
những cách sau đây:
1.Ghép nối tiếp:
Điện trở chung: bằng tổng các điện trở ghép nối tiếp.
Rtổng =R1 +R2 +R3 + …
Cường độ chung:bằng dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
I =I1 = I2 = I3 = …
Điện thế chung:bằng tổng số điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
U=U1 + U2 + U3 …
Công suất chung: bằng tổng số công suất của các điện trở.
P=P1 + P2 + P3…
2.Ghép song song:

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

4



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi
R 1

...

R 2

R n

Cường độ chung:bằng tổng số cường độ các điện trở.
I =I1 + I2 + I3 + …
Điện thế chung:bằng điện thế đo ở hai đầu mỗi điện trở.
U =U1 = U2 = U3 = …
Công suất chung: bằng tổng số công suất của các điện trở nhóm.
P=P1 + P2 + P3…

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

5


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

TỤ ĐIỆN
Tụ điện là một linh kiện điện tử được dùng khá phổ biến biến trong công
nghiệp điện và điện tử.

Tụ điện dùng để chứa điện năng với hình thức điện tích bằng cách nạp
điệnvào.Điện tích có thể đổi thành dòng điện bằng cách xã điện ra. Sự nạp và xã
điện được thực hiện trong một thời gian tức khắc.
Theo nguyên tắc,một tụ điện gồm có hai má(phiến) bằng kim loại song song
thân cách nhau bằng một chất cách điện gọi là điện môi.
Thông số kỹ thuật:
1.Điện dung danh định:
Là giá trị ghi trên thân tụ bằng chữ số hoặc bằng màu.
2.Điện áp danh định:
Là điện áp tối đa cho phép áp dụng ở hai đầu tụ điện.Vượt qua trị số này tụ bị hư.
Thường điện thế này ghi trên thân tụ.
3.Điện trở cách điện:
Trị số này biểu thị chất liệu của chất điện môi và cũng là biểu thị dòng điện rĩ qua
tụ điện.
4.Đơn vị:
Đơn vị điện dung là Farad (F)
Farad là đơn vị rất lớn nên thường ta dùng các ước số sau:
-Micro Farad =1/1000000 F =10-6 F
-Nano Farad =1/1000 µF = 10-9 F
-Pico Farad =1/1000000 µF = 10-12 F
Phân loại và cấu tạo:
1.Phân loại:
Thường người ta phân loại tụ điện theo chất điện môi dùng trong tụ điện.
a.Tụ điện có điện dung cố định:
-Tụ sứ là tụ điện có điện môi làm bằng sứ.
-Tu mica là tụ điện có điện môi làm bằng mica.
-Tu giấy là tụ điện có điện môi làm bằng giấy.
-Tụ hoá là tụ điện có điện môi làm bằng chất hoá học.
b.Tụ điện có điện dung biến đổi:
-Tụ biến đổi.

-Tụ nửa biến đổi.
2.Cấu tạo:
a.Tụ sứ:
C

Ký hiệu:
Trên một miếng sứ đặc biệt hình vuông hay hình tròn dẹp và mỏng như chiếc
khuy áo làm chất điện môi, ở hai bên mặt có tráng kim loại bạc, hình thành hai má
của tụ điện.Trị số của tụ điện vào khoảng từ vài pF đến vài chục nghìn pF. Tụ này
thường dùng ở mạch có tần số cao.
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

6


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

b.Tụ giấy:
Gồm có hai lá kim loại đặt xen kẽ giữa hai bản giấy dùng làm chất cách điện
và cuộn tròn thành một ống. Ở hai đầu cuộn dây có dây dẫn nối với lá kim loại đưa
ra để hàn tụ này có thể có vỏ bọc bằng kim loại hay ống thuỷ tinh, ở hai đầu có đổ
nhựa bọc kín.
Tụ này có ưu điểm là tuy kích thước nhỏ nhưng có điện dung lớn. Khuyết
điểm của tụ là rò điện lớn, dễ bị chập.
c.Tụ mica:
Tụ gồm những lá kim loại đặt xen kẽ với những lá mica dùng làm điện môi. Tụ
mica co tính năng tốt hơn tụ giấy nhưng đắt hơn.
d.Tụ hoá:


Loại tụ này dùng một dung dịch hoá học đặt giữa hai lá bằng nhôm làm hai
cực của tụ. Khi có điện áp một chiều đặt giữa hai lá thì sinh ra một lớp oxit nhôm
mỏng làm chất điện môi. Khi dùng tụ hoá cần chú ý dấu các cực âm dương theo
đúng cực tính của điện áp.

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

7


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

DIODE
1.Nối P-N:
Chất bán dẫn P

chất bán dẫn N

Lỗ trống

điện tử

Nối P-N gồm hai miền bán dẫn loại P và loại N tiếp xúc nhau trong cùng một
tinh thể. Trước khi tiếp xúc hai miền P-N đều ở trạng thái trung hoà điện. Khi tiếp
xúc nhau hiện tượng khuyếch tán xảy ra, theo đó điện tử ở chất bán dẫn N qua mặt
nối và tái hợp với lỗ trống, ngược lại một số lỗ trống ở chất bán dẫn P qua mặt nối
và tái hợp với điện tử. Sự khuyếch tán đến một lúc thì ngưng lại bởi vì điện tích

dương nay không cho lỗ trống khuyếch tán qua mặt nối vào chất bán dẫn N và
điện tích âm nay không cho điện tử khuyếch tán qua mặt nối vào chất bán dẫn P.
Sự phân bố điện tích hai bên mối nối tạo thành một điện thế gọi là rào điện thế
và vùng này không có hạt dẫn điện gọi là vùng hiếm hay vùng điện tích không
gian.
2.Đặc tuyến Von-Ampere của tiếp xúc P-N:
I

3.Các loại Diode:
Khi thêm hai mặt tiếp xúc kim loại gắn liền với dây ra, ta được một diode bán
dẫn.
A.Diode chỉnh lưu:
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

8


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

a.Cấu tạo: là tiếp giáp P-N

b.Ký hiệu:
Anod
Catod
c.Công dụng:
Dùng để đổi điện xoay chiều, thường là 50Hz, 60Hz sang điện một chiều.
Diode chỉnh lưu chủ yếu là loại Silicium.
 Hai đặc tính cơ bản của Diode chỉnh lưu :

Dòng thuận tối đa :
Chịu được dòng từ vài trăm mA đến loại công suất cao chịu được vài trăm
Ampere.
Điện thế ngược tối đa:
Nếu chúng ta áp dụng một điện thế ngược trên điện thế ngược tối đa diode sẽ
dẫn điện theo chiều ngược( diode bị hỏng ). Diode được chế tạo có điện thế ngược
tối đa từ vài chục volt đến vài nghìn volt.
B.Diode tách sóng:
Cũng làm nhiệm vụ như diode chỉnh lưu nhưng chủ yếu là với tín hiệu biên độ
nhỏ và ở tần số cao hơn. Diode tách sóng có thể là loại Si hoặc Ge. Loại Ge được
dùng nhiều vì điện thế ngưỡng VT của nó nhỏ hơn diode Si.
C.Diode Zener:
a.Cấu tạo:
Khi tăng điện thế ngược lên đến trị số V Z làm cho các nối hoá trị của chất bán
dẫn bị phá vỡ và dòng điện nghịch tăng lên rất nhanh và có trị số lớn. Điện thế V Z
được gọi là điện thế zener.
b.Ký hiệu:
Anod
Catod
c.Công dụng:
Dùng cho mạch ổn định điện thế .
Các thông số chủ yếu của Diode Zener là:
Điện áp ổn định Vz
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

9


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Dòng điện làm việc Iz và dòng điện làm việc lớn nhất cho phép Iz max.
Công suất tổn hao Pz=Vz.Izmax.
Điện áp ngang qua tải được cố định khi Vi hoặc RL thay đổi.
Vi cố định, RL thay đổi .
RL cố định Vi thay đổi.
D.Diode biến dung :
a.Cấu tạo:
Cũng là diode ứng dụng tính phân cực nghịch của nối P-N. Điện dung của tiếp
giáp P-N giảm khi điện áp phân cực tăng lên và điện dung này tăng khi điện áp
phân cực nghịch nhỏ đi.Người ta lợi dụng đặc tính đó để chế tạo ra diode biến
dung.
b.Ký hiệu:
Anod

Catod

c.Công dụng:
Được dùng như một tụ điện thay đổi trong các mạch cộng hưởng.
E.Diode phát quang :(LED)
Diode phát quang là loại diode bán dẫn có khả năng biến đổi
sang quang năng.
a.Cấu tạo:
Nguyên tử khi nhận được năng lượng sẽ phóng thích điện tử,
sự tái hợp của điện tử và lỗ trống sẽ phát sinh năng lượng.

điện năng
ngược lại


LED

b.Ký hiệu:
Đặc tuyến volt – ampere của led như sau:
I(A)

Ch©n - +
LEDϕ®¬n
=4
ϕ= 3
ϕ= 2
ϕ= 1

ϕ= 0
c.Công dụng:
U(V)
Led thường được
dùng
trong các mạch hiển
thị.Led có dòng điện làm việc từ 10mA đến 20mA, điện áp rơi ngang qua Led khi
đã dẫn điện khoảng từ 1,7V đến 2,4V.

F.Led bảy đoạn:

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

10


GVHD:Bùi Thị Kim Chi


a
b
c
d
e
f
g

.

U 1

vcc

Đồ Án Tốt Nghiệp

a.Ký hiệu:
Led 7 đoạn là loại chỉ báo thông dụng. Led 7 đoạn gồm co 7 thanh tên a, b, c,
d, e, f, g sắp theo hình số tám như hình vẽ ngoài ra còn có một chấm sáng phụ để
chỉ dấu phẩy thập phân. Tuỳ theo tổ hợp các đoạn sáng mà ta có các chữ và số
khác nhau. Led 7 đoạn được điều khiển bằng các loại IC giải mã như IC7447,
7448 họ Logic hay 4511, 4513 họ CMOS.
b.Về phương diện mạch, Led 7 đoạn có hai loại:
-Loại Anod chung.
-Loại Catod chung.
Các điện trở R dùng để giới hạn dòng qua led.

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương


11


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

TRANSISTOR LƯỠNG CỰC
( BJT: Bipolar Junction Transistor )
Cấu tạo và ký hiệu:
Transistor gồm hai mối nối P-N có chung một chất bán dẫn Silicium. Các cực
ra được lấy từ ba vùng và được gọi là cực nền (Base viết tắt là B ), cực phát
( Emitter viết tắt là E ), cực thu (Collector viết tắt là C).
1.Transistor PNP
Hai mối nối P-N có chung vùng N tạo nên một transistor PNP. Transistor PNP
có muỗi tên cực phát hướng vào cực nền.
*Ký hiệu:

2.Transistor NPN:
Hai mối nối P-N có chung vùng P tạo nên một transistor NPN. Transistor NPN
có muỗi tên cực phát hướng ra ngoài.
Ký hiệu:

Ba cách mắc mạch Transistor:
1.Mắc cực phát chung:( Common-Emitter viết tắt là C-E )

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

12



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi
15v

1k

18k

Cv

3,6k

Uv= 10mVpp

240

Ce

2.Mắc cực nền chung:( Common-Base viết tắt là C-B )
6V

12V

3,3k

3,3k

Cv

Ce

Uv=10Vpp

33k

3.Mắc cực thu chung:( Common-Collector viết tắt là C-C )
15v

4.7k

Cv

Ce

Uv= 1Vpp

5.6k

1k

10k

Các trạng thái hoạt động của Transistor:
Transistor có ba trạng thái hoạt động :
-Trạng thái ngưng dẫn: còn gọi là trạng thái ngắt dòng. Điện thế V BE < V của mối
nối BE tức là hai mối nối B-E và B-C đều phân cực nghịch.
-Trạng thái khuyếch đại : mối nối B-E phân cực thuận và mối nối B-C phân cực
nghịch.
-Trạng thái bão hoà: cả hai mặt B-E và B-C đều phân cực thuận.

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

13


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Phân cực cho BJT:
Mạch phân cực cơ bản:
Nguồn UBB cung cấp điện áp phân cực thuận cho
diode B-E để đạt được UBE =0,7V, RB để chọn dòng
cực base IB . Nguồn UCC cung cấp điện áp phân cực
ngược cho diode B-C với điện trở RC để hạn chế dòng
colector IC . Với transistor loại NPN ta cần đạt được
điều kiện UC> UB > UE ,còn với BJT loại PNP cần có
UC< UB < UE ở đây UC , UB UE là các điện thế một
chiều tương ứng trên các cực của BJT.

5V

56K

1K

Phân cực bằng dòng base:
15V

180k


1K

Ta có thể chỉ dùng 1 nguồn U CC làm cả hai nhiệm vụ
phân cực cho base và colector. Khi đó dòng I B được
xác định từ hệ thức:
IB = ( UCC – UBE )/RB.

Phân cực dùng mạch chia áp:
15V

R 1=27K
1K

R 2 = 5 ,1 K

240K

Ở đây dùng cặp điện trở R 1 R2 để cung cấp điện áp 1
chiều tới cực base, giả thiết dòng điện trên các điện trở này chọn đủ lớn hơn
dòng base ( IR1 , IR2 >> IB ) ta có:
UB = R2 . UCC ( R1 + R2 ).
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

14


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi


Phân cực bằng dòng emitor:
10V

1K

1K

Mạch phân cực bằng dòng IE thường gặp khi
nguồn nuôi 1 chiều có 2 cực tính U CC > 0 và UEE <0.
Loại phân cực này, giống như cấu trúc loại dùng bộ
chia nhờ có sự tham gia của điện trở RE trong mạch
Emitor thực hiện hồi tiếp âm dòng điện một chiều
nên tính chất ổn định về nhiệt được nâng cao rõ rệt.

2 ,2 K

Phân cực kiểu hồi tiếp điện áp:
15V

330K

2 ,2 K

Điện trở RB thay vì nối tới nguồn UCC , như mạch phân cực
bằng dòng base lại được nối tới colector. Có thể coi đây là một
dạng cải tiến của kiểu phân cực bằng dòng I B , tuy nhiên nhờ có
đường liên hệ trực tiếp qua RB từ cực C về cực B cả thành phần
1 chiều và xoay chiều tức là có thực hiện hồi tiếp âm về điện áp
1 chiều nên chất lượng ổn định của điểm làm việc một chiều Q

được nâng cao rõ rệt.

Phân cực đảo:
Chế độ phân cực đảo được sử dụng khi cần phân cực cho
BJT loại PNP bằng một nguồn UCC cực tính dương, điều
này phù hợp với môi trường làm việc của nhiều BJT
khác loại NPN mà không cần phải dùng nguồn nuôi cực
tính âm riêng cho loại PNP.

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

15


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

LED MA TRẬN
Led matrix là led ma trận hiển thị bao gồm nhiều led nhỏ kết hợp lại tạo thành một
ma trận gồm m cột và n hàng (led ma trận m×n). Led ma trận 8×8 là led ma trận
gồm có 8 cột và 8 hàng. Led ma trận này có hai loại: loại thứ nhất là common
cathode (cathode chung – cột cathode, hàng anode), loại thứ hai là common anode
(anode chung – cột anode, hang cathode).

Nguyên tắc làm sáng led trên ma trận :
Khi muốn làm sáng led đơn, ta cần đưa điện áp dương vào chân Anode và điện áp
âm vào chân Cathode với giá trị thích hợp, khi đó led sáng. Giá trị điện áp và dòng
điện tùy thuộc vào màu sắc từng loại led. Dòng chảy qua Led để đảm bảo độ sáng
bình thường là từ 10mA đến 25mA. Về điện áp ta có bảng sau:

Màu sắc\Điện áp
Đỏ

Vmin(voltage)
1.88

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

V(voltage)
1.9

Vmax(voltage)
1.93
16


Đồ Án Tốt Nghiệp
Xanh
Vàng

GVHD:Bùi Thị Kim Chi
2.08
1.98

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

2.1
2.0

2.12

2.02

17


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

CÁC IC LIÊN QUAN:
IC TPIC6B595:
TPIC6B595 là thanh ghi dịch. Dùng để giải mã cột, hàng led ma trận, được
tích hợp bởi IC 74HC595 với IC đệm dòng ULN2803.

Hình 3.10 – Sơ đồ chân TPIC
6B595
Chức năng các chân của IC như sau:
• VCC, GND: hai chân này dùng để cấp nguồn nuôi cho IC, VCC nối
với +5V, GND được nối mass.
• NC: No Connection, chân này không sử dụng đến.
• RCK: Chân phát xung clock đầu ra
• SER_IN: Serial Data In, ngõ vào dữ liệu nối tiếp.
• SER_OUT: Serial Data Out, ngõ ra dữ liệu nối tiếp.
• /SRCLK: Xóa thanh ghi
• SRCK: Chân phát xung clock đầu vào.
• /G: output enable, chân cho phép xuất dữ liệu. Khi chân này ở mức
logic thấp thì dữ liệu ở ngõ ra của Flip-Flop được đưa ra ngoài. Ngược
lại, khi chân này ở mức logic cao thì dữ liệu không được phép đưa ra
ngoài.
• DRAIN0– DRAIN7: outputs, các ngõ ra của IC.

Đặc tính của 6B595:
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

18


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

 Là IC ghi dịch chế tạo theo cộng nghệ CMOS
 Tốc độ truyền tín hiệu 20ns
 Phạm vi điện áp hoạt động: 4-5.5V
 Phạm vi dòng điện chịu được: 500mA
Sơ đồ khối TPIC6B595:

Hình 3.11 – Sơ đồ khối TPIC 6B595

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

19


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Nguyên lý hoạt động

Hình 3.12: Nguyên lý hoạt động của 6B595

Chân SER_In là đường dữ liệu vào (bit dữ liệu nối tiếp). Một xung SRCK sẽ
làm bit này đi vào thanh ghi dịch trong bụng con TPIC6B595. Sau 8 bit liên tục thì
thanh ghi dịch này lại là bit đầu tiên của IC tiếp theo (chân SER_OUT nối với chân
SER_IN của IC sau). Ta đưa liên tục để xuất đủ dữ liệu cho hai màu xanh, đỏ.
Thanh ghi dịch mới chỉ thay đổi trong bụng IC thôi chứ chưa đưa ra các
chân .Muốn đưa dữ liệu từ các thanh ghi dịch này ra chân TPIC 6B595 thì cần đưa
một xung kích vào chân RCK (chân số 12). Chân G là chân cho phép chọn led đỏ
hay led xanh

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

20


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

IC 74HC573:
74HC573 là mạch chốt tín hiệu tốc độ cao được chế tạo theo công nghệ
CMOS. IC 74HC573 sử dụng để giải mã khi kết nối vi xử lý với bộ nhớ ngoài. IC
74HC573 gồm 8 mạch chốt là các Flip-Flop cùng với 8 bộ đệm ngõ ra 3 trạng thái.
IC này có hai chân điều khiển: chân cho phép nhập dữ liệu (LE) vào IC, chân còn
lại (/OE) quyết định việc xuất dữ liệu của IC, cả hai chân này làm việc độc lập với
nhau.
20

19

18


17

VCC

O1

O2

O3

16
O4

15

14

13

12

11

O5

O6

O7


O8

LE

74573
/OE

D1

D2

D3

D4

D5

D6

D7

D8 GND

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

Hình 3.5 – Sơ đồ chân 74HC573
Chức năng các chân của IC như sau:
• VCC, GND: hai chân này dùng để cấp nguồn nuôi cho IC, VCC nối
với +5V, GND được nối mass.
• LE: Latch Enable, chân cho phép chốt dữ liệu. Khi chân này ở mức
logic cao thì dữ liệu mới được phép nhập vào IC, khi nó ở mức logic thấp thì dữ
liệu mới không được phép nhập vào và dữ liệu cũ (đã được đưa vào trước đó) vẫn
còn ở ngõ ra của nó.
• /OE: Output Enable, chân cho phép xuất dữ liệu. Khi chân này ở
mức logic thấp thì dữ liệu ở ngõ ra của Flip-Flop (bên trong IC) được đưa ra
ngoài. Ngược lại, khi chân này ở mức logic cao thì dữ liệu không được phép đưa
D8
D1 ra đều ở trạng D
ra ngoài và tất cả cá ngõ
thái
tổng trở cao.
2

• D1 – D8: Data Inputs, các ngõ vào của IC. Dữ liệu được đưa vào IC
D
D
D
thông qua các ngõ này.
• O1 – O8: Out Puts, các ngõ ra tương ứng với các ngõ vào trên. Cụ
LATCH
O
thể là ngõ ra O1 tương ứng với Ongõ vào D1,GO2Otương ứng với D2,… G
O8 tương
G
ENABLE
ứng với D8.
LE
Sơ đồ khối:
OUTPUT
ENABLE
OE

O1
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

O2

Hình 3.6: Sơ đồ khối 74HC573

O21
8



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Đặc điểm của vi mạch:
 Tốc độ truyền tín hiệu từ đầu vào sang đầu ra chỉ có 18ns.
 Phạm vi điện áp hoạt động: 2 – 5.5V.
 Dòng điện đầu vào thấp nhất: 1uA.
Nguyên tắc hoạt động của IC 74573:
Dựa vào bảng trạng thái ta nhận thấy dữ liệu mới chỉ được phép truyền qua
IC khi cả hai chân điều khiển (LE và OE) ở mức logic thích hợp: LE ở mức logic
cao, OE ở mức logic thấp. Khi cả hai chân điều khiển ở trạng thái này thì dữ liệu ở
ngõ vào sẽ được đưa vào bên trong IC (truyền qua các Flip-Flop) và đưa thẳng ra
ngoài thông qua các cổng đệm ngõ ra 3 trạng thái.
Khi chân OE ở mức logic thấp (cho phép) mà chân LE cũng ở mức logic
thấp (cấm) thì dữ liệu ở ngõ ra của IC là dữ liệu cũ (vừa mới được truyền qua IC).
Lúc này dữ liệu mới ở ngõ vào sẽ không được phép nhập vào IC.
Ngược lại, khi chân OE ở mức logic cao thì ngõ ra của IC sẽ ở trạng thái
tổng trở cao, bất chấp trạng thái logic của các ngõ vào còn lại. Mặc dù ngõ ra ở
trạng thái tổng trở cao nhưng dữ liệu ở ngõ vào (nếu có) vẫn được phép đưa vào
IC (đưa đến ngõ ra của các Flip-Flop ở bên trong IC). Dữ liệu này sẽ được phép
truyền đến ngõ ra khi chân OE về lại mức logic thấp.
Khi cả hai chân điều khiển đều ở trạng thái cấm (chân OE ở mức logic cao,
chân LE ở mức logic thấp) thì ngõ ra sẽ ở trạng thái tổng trở cao và ngõ vào sẽ
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

22


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD:Bùi Thị Kim Chi

không được phép nhập dữ liệu mớivào. Như vậy, ở trạng thái này thì IC hoàn toàn
không giao tiếp với bất kỳ linh kiện nào khác ở cả ngõ vào và ngõ ra.
Output Enable
(OE)
L
L
L
H

Latch Enable
(LE)
H
H
L
X

D

Output Q

H
L
X
X

H
L

Q0
Z

Bảng 3.13:Trạng thái hoạt động74HC573
L:Trạng thái thấp
H:Trạng thái cao

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

Z: Trở kháng mức cao
Q0: Điều kiện trước

23


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

IC HM6264:
Vi mạch 6264 là SRAM 32Kbyte, dùng làm bộ nhớ dữ liệu ngoài cho vi
điều khiển.

Hình 3.7 : Sơ đồ chân SRAM 6264
Chức năng các chân của IC như sau:
• Vcc: chân cấp nguồn cho SRAM
• Vss: nối mass cho SRAM.
• A0-A12: Là 13 bit dùng để xác định địa chỉ của các vùng nhớ trong
Ram.
• /WE: Write Enable, chân cho phép ghi dữ liệu vào Ram.

• /OE: Out put Enable, chân cho phép xuất dữ liệu từ Ram.
• /CS: Chipset Enable , chân dùng chọn chip.
• I/O0 _ I/O7: Là các chân nối vào Data Bus của hệ thống.
Bảng trạng thái:
CS

OE

WE

MODE

Vcc Current

O/I pin

H

X

X

No Selected

Isb,Isb1

High Z

L


L

H

Read

Icc

Dout

L

H

L

Write

Icc

Din

L

L

L

Write


Icc

Din

Bảng 3.14: Trạng thái hoạt động của 6264
SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

24


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Đặt tính của SRam 6264:
 Tốc độ hoạt động: 85-100ns
 Điện áp chịu được: 5V
 Dòng điện chịu được: 15mA
Quá trình ghi dữ liệu vào RAM:

Hình 3.8: Quá trình ghi dữ liệu vào RAM.
Quá trình đọc dữ liệu từ Ram:

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

25


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD:Bùi Thị Kim Chi

Hình 3.9 : Quá trình đọc dữ liệu từ RAM
IC MAX 232:
Max 232 là một dòng IC khá phổ biến được phát triển bởi nhiều hãng sản xuất
chip .đây là IC chuyên dụng rất hay được dùng trong việc chuyển đổi mức logic
khi ta ghép nối một IC có tín hiệu chuẩn TTL( 5v) với cổng COM( RS232) trên
máy tính có các mục đích giao tiếp khác nhau.
Trên cổng COM của máy tính ,mức logic 0 và 1 có điện áp thay đổ tronh khoảng
-15v đến +15v. trong khi đó phần lớn các IC mà cụ thể là dòng vi điều khiển trong
thực tế có mức điện áp theo chuẩn TTL( mức 0 là 0v, mức 1 là 5v) .do đó khi
muốn ghép nối IC này với máy tính ta cần dùng các IC đệm để chuyển đổi giữa 2
mức điện áp này. Max232 là 1 trong số các IC đó.
Max232 có 2 bộ chuyển đổi điện áp cho phép cùng lúc ghép 2 thiết bị tới 2 cổng
COM của máy tính. khi hoạt động IC này có thêm một số tụ mắc ngoài.

SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

26


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD:Bùi Thị Kim Chi

IC 7805
IC 7805 là một IC thuộc họ 78xx với các dòng 7805 ổn áp 5v, 7809 ổn áp 9v, 7812
ổn áp 12v . IC này được sử dụng trong mạch để tạo ra điện áp 5v ổn định cung cấp
cho mạch .khi đặt một điện áp ở đầu vào của IC ( thường khoảng 9 đến 35v) đầu
ra IC sẽ cho điện áp ổn định 5v .dòng cung cấp 1-2 A tùy loại.


SVTH:Lê Minh Tâm-Lê Ngọc Thương

27


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×